Kỳ Huy Nguyệt bị Dương thẩm quanh năm làm việc nhà nông nặng nhọc, dáng người lại phốp pháp khỏe mạnh kéo đến lảo đảo.
Dương thẩm kéo y ngồi trên cái băng ghế gỗ dài dưới mái hiên, thẩm tỏ ra niềm nở lại thân thiết mà đối đãi với Kỳ Huy Nguyệt.
Đổi lại Kỳ Huy Nguyệt tuy không quen nhưng không hề từ chối thẩm, y còn là một đối tượng rất thích hợp để tám chuyện đấy, cho dù từ người già đến trẻ nhỏ dường như không có ai có thể làm khó được y, đặc biệt có kinh nghiệm!
Kỹ năng xã giao thiên phú làm Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao thời hiện đại cũng phải ghen tị!
Dương thẩm thấy y ngoan ngoãn như thế thì càng thích trong lòng, hứng thú lôi kéo y trò chuyện đủ thứ, từ Đoạn Gia cho đến một nhà thẩm bên kia.
Kỳ Huy Nguyệt chăm chú lắng nghe, thi thoảng góp vài câu, y thành công lấy được khá nhiều tin tức từ trong thôn đến tình hình bên ngoài ở thời đại này.
Dương thẩm năm nay bốn mươi tuổi, thẩm là người thôn bên cạnh, cách thôn Đoạn Gia nơi này mấy chục dặm, thôn của thẩm so với Đoạn Gia thôn thì khá hơn rất nhiều. Đất đồi, núi đá cũng ít hơn, diện tích đất ruộng có thể trồng trọt cũng nhiều hơn. Năm đó, thẩm đi chợ phiên trên trấn trên cùng nương và các ca ca trong nhà thì tình cờ gặp được Dương thúc. Hai người vừa gặp đã thấy vừa ý nhau, Dương thúc về nhà nhờ bà mai mối đến Điền Gia thôn đánh tiếng, sau đó thú thẩm về đây làm dâu. Dù thành thân bao năm Dương thẩm mãi mới hoài thai lại chỉ sinh được một nữ nhi năm nay mười năm tuổi, tên là Dương Đào nhưng Dương thúc không hề ghét bỏ hay chê trách nửa lời, hai phu thê sinh hoạt hàng ngày dù trải qua khá vất vả nhưng lại rất hạnh phúc.
Dương thẩm và Đoạn lão thái trước kia còn sống chính là quan hệ rất tốt, còn thân thiết hơn thân tỷ muội. Sau khi chuyện thương tâm nhà Đoạn gia xảy ra, Dương thúc và Dương thẩm vẫn cố gắng hết khả năng của mình thường xuyên qua lại khuyên nhủ, hy vọng Đoạn Hành Vân sớm ổn định lại nỗi đau mất cả cha lẫn mẹ, sống tiếp đi xuống.
Chỉ tiếc —— năm năm này Vân tiểu tử cứ như biến thành một người khác, cho dù là vậy thì Dương gia cũng không hề xa lánh Đoạn Hành Vân như thôn dân trong thôn đã làm, bọn họ chỉ là ít trò chuyện cười nói hơn xưa nhưng ngày qua ngày Dương thẩm vẫn sang bên này dọn dẹp nấu cơm cho hắn mỗi lần hắn sang núi bên đi săn, đôi khi hai ba ngày hắn mới trở lại thì thẩm lại trông nom nhà cửa giúp hắn.
Dương thẩm vô tình hay hữu ý khéo léo giới thiệu với Kỳ Huy Nguyệt về một ngàn lẻ một cái tốt của Đoạn Hành Vân, cố gắng hết sức lực làm nổi bật các ưu điểm biết làm ruộng, săn thú và kiếm bạc của hắn, chỉ thiếu điều nói rằng "Đoạn Hành Vân ngay cả sinh con cũng sinh được" ra mà thôi!
Nếu mà nói ra câu này thì quả thật hù chết người!
Nói tóm lại, thẩm thật là một "bà mai" đặc biệt xứng chức!
Đoạn Hành Vân không sinh được nhưng Kỳ Huy Nguyệt y sinh được a, nhưng điều này không thể không biết ngại ngùng mà nói ra.
Dương —— bà mai—— thẩm vừa nói vừa chú ý biểu tình của Kỳ Huy Nguyệt, còn sợ y vẫn không ưng ý với Đoạn Hành Vân mà thay đổi chủ ý muốn kết hôn với hắn.
Điều này làm Kỳ Huy Nguyệt có chút ngại ngùng lại có chút dở khóc dở cười.
Chẳng lẽ nói —— y rất ưng ý với Đoạn Hành Vân đóa!
Trái ngược với Đoạn gia bên này, Kỳ gia bên kia hiện tại lại là một mảnh hỗn loạn gà bay chó chạy.
Sau khi biết được "chuyện tốt" đêm qua của một nhà mình đã bị lộ ra, Kỳ lão gia tử Kỳ Chấn quả thật sắc mặt âm trầm một mảnh. "Thật là hồ đồ!". Lão ta nhìn về phía Kỳ lão thái —— tức phụ của lão nói một câu.
Ngay cả lão Đại Kỳ gia cũng đã bị gọi về từ trấn trên ngay lập tức.
Đám con trai con dâu ngồi chật trong nhà chính càng là dùng thái độ chán nản nhìn về phía Kỳ lão gia tử, một câu thật là hồ đồ như vậy là xong sao?
Nói vậy thì có ích lợi gì cơ chứ?
Kỳ lão thái lại không cảm thấy chuyện này có gì mà đáng lo cả, dù không chạm tay vào được của hồi môn mà Đoạn Hành Vân hứa chuẩn bị cho Kỳ Huy Nguyệt nhưng bà ta sắp có được đám sính lễ hắn mang đến, mấy tháng tới trong nhà sẽ có thịt ăn, quần áo mới cũng phải may hai bộ, bà ta đã mấy tháng nay không được mặc đồ mới hay mua thêm trang sức mới rồi.
Lão Đại Kỳ gia liếc Kỳ lão thái —— thân nương của ông ta một cái, thấy khuôn mặt bà ta vui sướng tươi cười, ông ta hiểu rất rõ nương mình đang nghĩ gì, càng đối với bà ta chán ghét cực kỳ. Vốn đã bàn bạc mọi chuyện thật tốt, không ngờ kết cục lại như thế này, thanh danh một nhà Kỳ gia bọn họ cũng trở lên thối nát theo nương của ông ta. Ông ta cũng bị kéo xuống nước, con trai con gái ông ta đến nay còn chưa thú thê gả chồng, bây giờ chỉ mong thôn trên xóm dưới sẽ không ai biết được chuyện này. Nếu không hậu quả thật không tưởng được!
Cả một nhà Kỳ gia cũng là giống hệt nhau, quăng cho Kỳ lão thái một cái sắc mặt, cảm thấy rất khó chịu với bà ta rồi. Nương và nãi nãi bọn họ càng sống càng thụt lùi, càng sống càng vô dụng, chỉ biết kéo chân sau con cháu trong nhà.
Một nhà lão Nhị Kỳ gia không giống một nhà lão Đại mà quyết định làm đến càng ầm ỹ hơn, chỉ trích Kỳ lão thái không biết suy xét mọi chuyện, lẽ ra nên kéo Kỳ Huy Nguyệt về nhà rồi giải quyết mọi chuyện trong âm thầm chứ không phải cứ lấy được sính lễ vào tay là được. Căn bản bọn họ cũng không nghĩ sâu xa đến đâu hay quan tâm cái gì gọi là thanh danh, chỉ nghĩ đến việc cho dù Đoạn Hành Vân sắp mang sính lễ đến Kỳ gia thì bọn họ cũng không chiếm được vào tay, rồi cuối cùng cũng bị Kỳ lão thái ăn tiêu hết. Kỳ lão thái dùng bạc trong nhà sắm sửa ăn uống không tiếc tay, mua trang sức quần áo mới bao năm nay, rồi coi đó như của riêng trong tay của mình, hàng tháng chỉ bớt ra chút ít gọi là của chung cả nhà. Sau này, nếu bọn họ phân gia, Kỳ lão gia tử và Kỳ lão thái sẽ ở cùng một nhà lão Đại, không còn ở chung với bọn họ nữa. Lúc đó, liệu Kỳ lão thái có bỏ của riêng ra chia cho bọn họ một phần không?
Hiện tại, có cơ hội để dành riêng ra cho chính mình chút bạc thì cớ gì bọn họ lại buông tha.
Vì thế, sính lễ của Kỳ Huy Nguyệt nhận được lần này, bọn họ cũng phải được chia một phần, nếu không bọn họ cũng không chịu để yên.
"Bây giờ thanh danh tướng công và nhi tử ta đều đã bị ảnh hưởng, còn không mau lấy ra bạc để tìm hôn sự tốt cho bọn chúng thì còn chờ đến bao giờ nữa. Chờ đến khi thôn trên xóm dưới đều biết chuyện tốt mà đêm qua ngài đã ra chủ ý à? Nương, ngài không thể bất công đến thế được! Cháu trai của ngài từ lớn đến nhỏ còn chưa có thú thê đâu. Cha, ngài nói một câu a!". Nhị bá nương Tần thị vừa khóc vừa hô ầm ỹ nhà chính.
"Sao muội lại có thể ép cha nương như vậy được?". Đại bá nương Dương thị giả bộ mềm mỏng trách móc Tần thị.
Dương thị biết rõ của riêng trong tay Kỳ lão thái không hề ít, vì thế bao năm qua cũng mặc sức bà ta ăn tiêu, dù sao sau này phân gia rồi thì của riêng trong tay Kỳ lão thái cũng chính là của một nhà bọn họ.
"Đại Tẩu nói thì hay lắm, ta không tin tẩu có lòng tốt nghĩ như vậy đâu! Tam đệ muội, muội nói thử xem?". Tần thị lôi Lưu thị vào.
"Đúng là nên làm như lời Nhị Tẩu nói!". Lưu thị gật đầu mỉm cười nói, ánh mắt lom lom lóe lên tia tính kế, hiển nhiên suy nghĩ y như Tần thị và biết thừa Dương thị đang nghĩ gì.
Kỳ lão thái nghe nhà lão Nhị, nhà lão Tam đòi chia sính lễ thì tức giận đến ánh mắt đen xì, muốn trách móc nhưng lại không biết phải nói gì, dù sao lão Nhị và lão Tam không giống lão Tứ, bọn họ cũng là hài tử mà bà ta yêu thương, nhưng bắt bà phải chia bạc ra thì giống như cầm dao găm chọc vào tim bà.
"Được rồi! Đừng có gào khóc nữa". Kỳ lão thái đầu đau muốn nứt ra nhưng còn chưa nghĩ được cách nào hay. Cuối cùng bà ta quắc mắt nhìn con dâu thứ hai và thứ ba của mình. "Thối lắm! Cái gì mà chia bạc cho các ngươi? Bây giờ các ngươi còn không có ở riêng đâu, toàn bộ bạc này đều là của trong nhà, do ta quản lý. Đâu tới lượt dâu con như các ngươi đến vung tay múa chân. Đứng yên ở một bên đó đi! Còn không thì đi về phòng hết cho ta!".
Kỳ lão thái nghĩ nghĩ, trong nhà này bà vẫn làm chủ, ngay cả Kỳ lão gia tử cũng phải nghe theo bà, bà muốn làm cái gì thì liền là cái đó, sao tới phiên một hai đứa con dâu hướng về bà gào thét như vậy. Sính lễ ít cũng trị giá sáu bảy lượng bạc, chia đều ra thì bà ta còn được cầm vào tay bao nhiêu nữa? Ngày ngày mua thịt ăn lại là ai ra tiền, không lẽ lấy từ phần của bà ta và Kỳ lão gia tử ra mua sao?
Lời của Kỳ lão thái thành công làm Trưởng tức Dương thị thấy rất hài lòng nhưng đồng thời cũng làm lửa giận của đám con trai con dâu một nhà lão Nhị và lão Tam Kỳ gia bùng lên, một đám gia nhập cãi nhau chí chóe.
Đúng là một gia đình kiểu mẫu!
Đoạn Hành Vân còn chưa mang hai con nai bào sính lễ sang Kỳ gia, mà đã bị một đám bọn họ tính toán chia chác nhau, chia đến inh ỏi còn kém điều trở mặt lao vào đánh nhau nữa.
Nếu để Kỳ Huy Nguyệt biết "chuyện hay" này của Kỳ gia thì chắc chắn y sẽ thấy hớn hở rồi vỗ tay khen ba chữ "hay" đấy!
Rồi cuối cùng —— có khi y sẽ không còn cảm thấy tiếc hai con nai bào bốn mươi cân còn nợ kia cho lắm đâu!
Cực phẩm cỡ này thật sự hiếm gặp được nha!
Ở Đoạn Gia thôn nơi này, mỗi hộ gia đều không có giếng nước riêng để sử dụng, khi nấu cơm, tắm rửa sẽ phải cầm thùng đến gánh nước ở giếng chung trong thôn trở về. Mùa hè việc đi gánh nước còn đỡ, nếu là mùa đông thì tuyết rơi đường trơn rất là bất tiện.
Cũng may, Đoạn gia vì ở gần bờ sông, đường đi lại giữa giếng nước thôn và nhà bọn họ cách nhau quá xa, cho nên Đoạn lão gia tử khi còn sống đã bỏ bạc ra thuê người đến đào một giếng nước nhỏ để trong nhà dùng cho việc nấu nướng, tắm rửa. Còn giặt giũ quần áo thì vẫn sẽ ra bờ sông phía trước giống các nhà trong thôn, nước sông chảy qua thôn khá trong xanh không đến nỗi bị ô nhiễm hay vẩn đục không sử dụng được.
Ở Kỳ gia vài ngày thì Kỳ Huy Nguyệt cũng đã có kinh nghiệm giặt quần áo cho một đám người Kỳ gia đủ ba ngày.
Dọn cỏ dại cho ba mảnh đất nhỏ xong, y lại thu thập tất cả chăn màn dự phòng trong nhà ra thay một lượt, rồi mang đồ bẩn ra bờ sông trước nhà giặt giũ mọi thứ sạch sẽ.
Đảm đang đến mức làm người cảm thấy không bằng!
Hiện tại, Kỳ Huy Nguyệt mới có thời gian ngắm nghía địa hình xung quanh Đoạn gia, từ cổng chính đi ra, rẽ sang bên phải, men theo một con đường đất nhỏ, khoảng chừng trăm mét là đến bờ sông cạn.
Mấy ngày trước, khi Kỳ Huy Nguyệt ra sông giặt quần áo cũng chính là đi theo con đường này.
Vậy mà cư nhiên không gặp được tình đầu của y đến một lần!
Kỳ Huy Nguyệt rẽ về phía bên phải nhưng ánh mắt lại nhìn chăm chú vào một mảng xanh tươi phía bên tay trái, đó là nơi dòng sông chia ra thành một nhánh nhỏ tiện cho dòng nước chảy vào. Y nheo mắt lại, đang ngẫm nghĩ đến mảng cây xanh tươi mọc bên bờ dòng chảy kia, không biết có phải là cỏ Bàng* hay không?
(*Cỏ Bàng: là loại cây thân tròn lẳn, ruột rỗng, có rễ chùm, mình to gần bằng đầu đũa, cao từ 1-2m, nhìn thô cứng nhưng thực ra lại rất mềm, dẻo dai.)
Cuối cùng vẫn là không nhìn rõ, y tính toán khi có thời gian sẽ qua đó xem thử.
Cách Đoạn Gia thôn chừng một canh rưỡi giờ đi bộ về phía Nam, có một ngọn núi tên là núi Lĩnh. Núi Lĩnh hầu như được coi là nơi có cây cối sum suê, tươi tốt nhất nơi này, sâu bên trong núi là địa bàn của rắn độc, sói sống thành bầy, những động vật cỡ lớn như gấu, hổ cũng không phải là hiếm. Thôn dân bảy thôn trên tám thôn dưới xung quanh bán kính tám mươi dặm, nếu muốn săn thú thì đều tìm đến nơi này.
Các hán tử sống gần đây đều hiểu rõ núi Lĩnh có bao nhiêu nguy hiểm tiềm ẩn, vì thế cho dù có đến núi Lĩnh đi săn thì bọn họ cũng phải lập đội vài người mà đi cùng nhau nhưng cũng chỉ dám đi vòng quanh bên ngoài, Đoạn Hành Vân lại khác, hắn dùng một thân thủ nhanh nhẹn dám một mình đi thẳng vào sâu bên trong.
Mục tiêu lần này của hắn là —— nai bào trả nợ sính lễ a!
Đoạn Hành Vân đã tìm được một con nai cái trưởng thành, nặng ước chừng cả trăm cân. Ánh mắt hắn hiện tại đang tập trung nhìn mục tiêu cách đó không xa, một loạt hành động nước chảy mây trôi nhanh chóng diễn ra, nhẹ nhàng giương cung lên, hướng mũi tên vào mục tiêu, đuôi tên được gài chặt vào dây cung, buông tay —— "phập" một tiếng vang lên, nai cái không kịp phát hiện ra nguy hiểm đã gục xuống.
Nghĩ đến ai kia còn ở nhà một mình, Đoạn Hành Vân một đường này vội vã, cõng đầy sọt tre hai con huơu và một lượng lớn gà rừng đi bộ theo đường lớn trở về.
Thời tiết mùa hè tháng Năm, mặt trời xuống núi tương đối muộn.
Khi mặt trời dần buông xuống, tựa như một quả cầu lửa rơi xuống dãy núi phía xa, lan tỏa ánh sáng vàng cam khắp bầu trời. Đồng thời, cái ráng chiều đỏ rực phía Tây nổi bật trên cánh đồng lúa xanh ngắt trải dài bên dưới.
Kỳ Huy Nguyệt vội vàng thu dọn vào phòng bếp chuẩn bị nguyên liệu nấu ăn cho tối nay.
Buổi chiều y đã dọn dẹp qua một lần trong phòng bếp nhỏ và cũng thật rầu rĩ khi phát hiện ra một chuyện, dường như gia vị dùng trong các món ăn ở thế giới này rất phong phú không thiếu thứ gì.
Nếu một thế giới cổ đại có đủ từ gạo, dầu, muối, tương, dấm, trà thì tương đương với việc nghành ẩm thực của họ rất phong phú và phát triển.
Vài ngày trước ở Kỳ gia, y chỉ thấy bọn họ dùng muối trắng, đường nâu, nước tương nấu ăn cho nên cứ nghĩ các món ăn nơi này rất đơn điệu. Hôm nay thấy mọi thứ đầy đủ trong này, vậy mới biết là do Kỳ gia —— keo kiệt!
Vậy là bước đầu của kế hoạch dùng gia vị mới lạ phối ra để đột phá trong nghành ẩm thực của Kỳ Huy Nguyệt y chết non rồi sao?
Buồn!
Sau này sẽ xem xét sau vậy!
Đoạn Hành Vân đã chuẩn bị sẵn đủ nguyên liệu nấu ăn trong một ngày cho nên phân lượng rất nhiều, Kỳ Huy Nguyệt trưa nay lại ăn đồ ăn mà Dương thẩm mang cho, vì thế bữa tối y mới vào bếp nấu nướng.
Nhìn nguyên liệu, Kỳ Huy Nguyệt theo thói quen tính toán các món ăn sẽ làm và phân lượng cần sử dụng.
Sau đó, y nhanh chóng bắt tay vào làm, nếu không đợi khi mặt trời thật sự xuống núi thì sẽ là một mảnh tối đen.
Trước hết làm thịt heo xào cay, dưa leo trộn dấm ớt và một tô canh trứng cà chua.
Kỳ Huy Nguyệt ngồi xổm xuống bên bếp lò bằng đất, cầm đá đánh lửa lên, hì hụi quẹt hai viên đá vào nhau vài cái, sau một lát tia lửa bắn ra bén lên cỏ và lá khô trong bếp lò, lửa bùng lên nhanh chóng, y bỏ thêm mấy thanh củi dễ cháy vào trong.
Không gian biến dị thật khổ không thể tả!
Dùng đá đánh lửa —— y như mấy thổ dân trong hang động thời nguyên thủy!
Thùng gạo không còn nhiều, Kỳ Huy Nguyệt suy nghĩ nên tiết kiệm một chút, nhà hai người bọn họ hiện tại rất nghèo. Y bèn dùng một bát gạo và khoai lang có sẵn ở góc bếp làm một nồi cơm độn khoai. Cách làm cơm độn khoai rất đơn giản, khoai lang gọt vỏ, cắt nhỏ và cho vào tô nước hòa muối loãng để ngâm sơ qua, sau khi vo gạo sạch sẽ thì cho khoai và gạo vào nồi trộn lên, đổ mực nước vừa đủ một nóng tay vào nồi, đun lớn trên bếp, khi cơm cạn nước thì đảo đều tay một lần nữa, canh nhỏ lửa để cơm và khoai chín đều là được.
Bữa cơm hàng ngày của các hộ trong Đoạn Gia thôn đa số là dùng lương thực phụ, chỉ đến ngày Lễ Tết mới dùng đến chút ít gạo trắng. Tính ra, hai người ăn cơm độn khoai, lại có đủ thịt heo và canh trứng gà nếu để thôn dân trong thôn thấy được có khi còn bị coi là sinh hoạt "quá hoang phí" rồi ấy chớ!
Dương thẩm kéo y ngồi trên cái băng ghế gỗ dài dưới mái hiên, thẩm tỏ ra niềm nở lại thân thiết mà đối đãi với Kỳ Huy Nguyệt.
Đổi lại Kỳ Huy Nguyệt tuy không quen nhưng không hề từ chối thẩm, y còn là một đối tượng rất thích hợp để tám chuyện đấy, cho dù từ người già đến trẻ nhỏ dường như không có ai có thể làm khó được y, đặc biệt có kinh nghiệm!
Kỹ năng xã giao thiên phú làm Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao thời hiện đại cũng phải ghen tị!
Dương thẩm thấy y ngoan ngoãn như thế thì càng thích trong lòng, hứng thú lôi kéo y trò chuyện đủ thứ, từ Đoạn Gia cho đến một nhà thẩm bên kia.
Kỳ Huy Nguyệt chăm chú lắng nghe, thi thoảng góp vài câu, y thành công lấy được khá nhiều tin tức từ trong thôn đến tình hình bên ngoài ở thời đại này.
Dương thẩm năm nay bốn mươi tuổi, thẩm là người thôn bên cạnh, cách thôn Đoạn Gia nơi này mấy chục dặm, thôn của thẩm so với Đoạn Gia thôn thì khá hơn rất nhiều. Đất đồi, núi đá cũng ít hơn, diện tích đất ruộng có thể trồng trọt cũng nhiều hơn. Năm đó, thẩm đi chợ phiên trên trấn trên cùng nương và các ca ca trong nhà thì tình cờ gặp được Dương thúc. Hai người vừa gặp đã thấy vừa ý nhau, Dương thúc về nhà nhờ bà mai mối đến Điền Gia thôn đánh tiếng, sau đó thú thẩm về đây làm dâu. Dù thành thân bao năm Dương thẩm mãi mới hoài thai lại chỉ sinh được một nữ nhi năm nay mười năm tuổi, tên là Dương Đào nhưng Dương thúc không hề ghét bỏ hay chê trách nửa lời, hai phu thê sinh hoạt hàng ngày dù trải qua khá vất vả nhưng lại rất hạnh phúc.
Dương thẩm và Đoạn lão thái trước kia còn sống chính là quan hệ rất tốt, còn thân thiết hơn thân tỷ muội. Sau khi chuyện thương tâm nhà Đoạn gia xảy ra, Dương thúc và Dương thẩm vẫn cố gắng hết khả năng của mình thường xuyên qua lại khuyên nhủ, hy vọng Đoạn Hành Vân sớm ổn định lại nỗi đau mất cả cha lẫn mẹ, sống tiếp đi xuống.
Chỉ tiếc —— năm năm này Vân tiểu tử cứ như biến thành một người khác, cho dù là vậy thì Dương gia cũng không hề xa lánh Đoạn Hành Vân như thôn dân trong thôn đã làm, bọn họ chỉ là ít trò chuyện cười nói hơn xưa nhưng ngày qua ngày Dương thẩm vẫn sang bên này dọn dẹp nấu cơm cho hắn mỗi lần hắn sang núi bên đi săn, đôi khi hai ba ngày hắn mới trở lại thì thẩm lại trông nom nhà cửa giúp hắn.
Dương thẩm vô tình hay hữu ý khéo léo giới thiệu với Kỳ Huy Nguyệt về một ngàn lẻ một cái tốt của Đoạn Hành Vân, cố gắng hết sức lực làm nổi bật các ưu điểm biết làm ruộng, săn thú và kiếm bạc của hắn, chỉ thiếu điều nói rằng "Đoạn Hành Vân ngay cả sinh con cũng sinh được" ra mà thôi!
Nếu mà nói ra câu này thì quả thật hù chết người!
Nói tóm lại, thẩm thật là một "bà mai" đặc biệt xứng chức!
Đoạn Hành Vân không sinh được nhưng Kỳ Huy Nguyệt y sinh được a, nhưng điều này không thể không biết ngại ngùng mà nói ra.
Dương —— bà mai—— thẩm vừa nói vừa chú ý biểu tình của Kỳ Huy Nguyệt, còn sợ y vẫn không ưng ý với Đoạn Hành Vân mà thay đổi chủ ý muốn kết hôn với hắn.
Điều này làm Kỳ Huy Nguyệt có chút ngại ngùng lại có chút dở khóc dở cười.
Chẳng lẽ nói —— y rất ưng ý với Đoạn Hành Vân đóa!
Trái ngược với Đoạn gia bên này, Kỳ gia bên kia hiện tại lại là một mảnh hỗn loạn gà bay chó chạy.
Sau khi biết được "chuyện tốt" đêm qua của một nhà mình đã bị lộ ra, Kỳ lão gia tử Kỳ Chấn quả thật sắc mặt âm trầm một mảnh. "Thật là hồ đồ!". Lão ta nhìn về phía Kỳ lão thái —— tức phụ của lão nói một câu.
Ngay cả lão Đại Kỳ gia cũng đã bị gọi về từ trấn trên ngay lập tức.
Đám con trai con dâu ngồi chật trong nhà chính càng là dùng thái độ chán nản nhìn về phía Kỳ lão gia tử, một câu thật là hồ đồ như vậy là xong sao?
Nói vậy thì có ích lợi gì cơ chứ?
Kỳ lão thái lại không cảm thấy chuyện này có gì mà đáng lo cả, dù không chạm tay vào được của hồi môn mà Đoạn Hành Vân hứa chuẩn bị cho Kỳ Huy Nguyệt nhưng bà ta sắp có được đám sính lễ hắn mang đến, mấy tháng tới trong nhà sẽ có thịt ăn, quần áo mới cũng phải may hai bộ, bà ta đã mấy tháng nay không được mặc đồ mới hay mua thêm trang sức mới rồi.
Lão Đại Kỳ gia liếc Kỳ lão thái —— thân nương của ông ta một cái, thấy khuôn mặt bà ta vui sướng tươi cười, ông ta hiểu rất rõ nương mình đang nghĩ gì, càng đối với bà ta chán ghét cực kỳ. Vốn đã bàn bạc mọi chuyện thật tốt, không ngờ kết cục lại như thế này, thanh danh một nhà Kỳ gia bọn họ cũng trở lên thối nát theo nương của ông ta. Ông ta cũng bị kéo xuống nước, con trai con gái ông ta đến nay còn chưa thú thê gả chồng, bây giờ chỉ mong thôn trên xóm dưới sẽ không ai biết được chuyện này. Nếu không hậu quả thật không tưởng được!
Cả một nhà Kỳ gia cũng là giống hệt nhau, quăng cho Kỳ lão thái một cái sắc mặt, cảm thấy rất khó chịu với bà ta rồi. Nương và nãi nãi bọn họ càng sống càng thụt lùi, càng sống càng vô dụng, chỉ biết kéo chân sau con cháu trong nhà.
Một nhà lão Nhị Kỳ gia không giống một nhà lão Đại mà quyết định làm đến càng ầm ỹ hơn, chỉ trích Kỳ lão thái không biết suy xét mọi chuyện, lẽ ra nên kéo Kỳ Huy Nguyệt về nhà rồi giải quyết mọi chuyện trong âm thầm chứ không phải cứ lấy được sính lễ vào tay là được. Căn bản bọn họ cũng không nghĩ sâu xa đến đâu hay quan tâm cái gì gọi là thanh danh, chỉ nghĩ đến việc cho dù Đoạn Hành Vân sắp mang sính lễ đến Kỳ gia thì bọn họ cũng không chiếm được vào tay, rồi cuối cùng cũng bị Kỳ lão thái ăn tiêu hết. Kỳ lão thái dùng bạc trong nhà sắm sửa ăn uống không tiếc tay, mua trang sức quần áo mới bao năm nay, rồi coi đó như của riêng trong tay của mình, hàng tháng chỉ bớt ra chút ít gọi là của chung cả nhà. Sau này, nếu bọn họ phân gia, Kỳ lão gia tử và Kỳ lão thái sẽ ở cùng một nhà lão Đại, không còn ở chung với bọn họ nữa. Lúc đó, liệu Kỳ lão thái có bỏ của riêng ra chia cho bọn họ một phần không?
Hiện tại, có cơ hội để dành riêng ra cho chính mình chút bạc thì cớ gì bọn họ lại buông tha.
Vì thế, sính lễ của Kỳ Huy Nguyệt nhận được lần này, bọn họ cũng phải được chia một phần, nếu không bọn họ cũng không chịu để yên.
"Bây giờ thanh danh tướng công và nhi tử ta đều đã bị ảnh hưởng, còn không mau lấy ra bạc để tìm hôn sự tốt cho bọn chúng thì còn chờ đến bao giờ nữa. Chờ đến khi thôn trên xóm dưới đều biết chuyện tốt mà đêm qua ngài đã ra chủ ý à? Nương, ngài không thể bất công đến thế được! Cháu trai của ngài từ lớn đến nhỏ còn chưa có thú thê đâu. Cha, ngài nói một câu a!". Nhị bá nương Tần thị vừa khóc vừa hô ầm ỹ nhà chính.
"Sao muội lại có thể ép cha nương như vậy được?". Đại bá nương Dương thị giả bộ mềm mỏng trách móc Tần thị.
Dương thị biết rõ của riêng trong tay Kỳ lão thái không hề ít, vì thế bao năm qua cũng mặc sức bà ta ăn tiêu, dù sao sau này phân gia rồi thì của riêng trong tay Kỳ lão thái cũng chính là của một nhà bọn họ.
"Đại Tẩu nói thì hay lắm, ta không tin tẩu có lòng tốt nghĩ như vậy đâu! Tam đệ muội, muội nói thử xem?". Tần thị lôi Lưu thị vào.
"Đúng là nên làm như lời Nhị Tẩu nói!". Lưu thị gật đầu mỉm cười nói, ánh mắt lom lom lóe lên tia tính kế, hiển nhiên suy nghĩ y như Tần thị và biết thừa Dương thị đang nghĩ gì.
Kỳ lão thái nghe nhà lão Nhị, nhà lão Tam đòi chia sính lễ thì tức giận đến ánh mắt đen xì, muốn trách móc nhưng lại không biết phải nói gì, dù sao lão Nhị và lão Tam không giống lão Tứ, bọn họ cũng là hài tử mà bà ta yêu thương, nhưng bắt bà phải chia bạc ra thì giống như cầm dao găm chọc vào tim bà.
"Được rồi! Đừng có gào khóc nữa". Kỳ lão thái đầu đau muốn nứt ra nhưng còn chưa nghĩ được cách nào hay. Cuối cùng bà ta quắc mắt nhìn con dâu thứ hai và thứ ba của mình. "Thối lắm! Cái gì mà chia bạc cho các ngươi? Bây giờ các ngươi còn không có ở riêng đâu, toàn bộ bạc này đều là của trong nhà, do ta quản lý. Đâu tới lượt dâu con như các ngươi đến vung tay múa chân. Đứng yên ở một bên đó đi! Còn không thì đi về phòng hết cho ta!".
Kỳ lão thái nghĩ nghĩ, trong nhà này bà vẫn làm chủ, ngay cả Kỳ lão gia tử cũng phải nghe theo bà, bà muốn làm cái gì thì liền là cái đó, sao tới phiên một hai đứa con dâu hướng về bà gào thét như vậy. Sính lễ ít cũng trị giá sáu bảy lượng bạc, chia đều ra thì bà ta còn được cầm vào tay bao nhiêu nữa? Ngày ngày mua thịt ăn lại là ai ra tiền, không lẽ lấy từ phần của bà ta và Kỳ lão gia tử ra mua sao?
Lời của Kỳ lão thái thành công làm Trưởng tức Dương thị thấy rất hài lòng nhưng đồng thời cũng làm lửa giận của đám con trai con dâu một nhà lão Nhị và lão Tam Kỳ gia bùng lên, một đám gia nhập cãi nhau chí chóe.
Đúng là một gia đình kiểu mẫu!
Đoạn Hành Vân còn chưa mang hai con nai bào sính lễ sang Kỳ gia, mà đã bị một đám bọn họ tính toán chia chác nhau, chia đến inh ỏi còn kém điều trở mặt lao vào đánh nhau nữa.
Nếu để Kỳ Huy Nguyệt biết "chuyện hay" này của Kỳ gia thì chắc chắn y sẽ thấy hớn hở rồi vỗ tay khen ba chữ "hay" đấy!
Rồi cuối cùng —— có khi y sẽ không còn cảm thấy tiếc hai con nai bào bốn mươi cân còn nợ kia cho lắm đâu!
Cực phẩm cỡ này thật sự hiếm gặp được nha!
Ở Đoạn Gia thôn nơi này, mỗi hộ gia đều không có giếng nước riêng để sử dụng, khi nấu cơm, tắm rửa sẽ phải cầm thùng đến gánh nước ở giếng chung trong thôn trở về. Mùa hè việc đi gánh nước còn đỡ, nếu là mùa đông thì tuyết rơi đường trơn rất là bất tiện.
Cũng may, Đoạn gia vì ở gần bờ sông, đường đi lại giữa giếng nước thôn và nhà bọn họ cách nhau quá xa, cho nên Đoạn lão gia tử khi còn sống đã bỏ bạc ra thuê người đến đào một giếng nước nhỏ để trong nhà dùng cho việc nấu nướng, tắm rửa. Còn giặt giũ quần áo thì vẫn sẽ ra bờ sông phía trước giống các nhà trong thôn, nước sông chảy qua thôn khá trong xanh không đến nỗi bị ô nhiễm hay vẩn đục không sử dụng được.
Ở Kỳ gia vài ngày thì Kỳ Huy Nguyệt cũng đã có kinh nghiệm giặt quần áo cho một đám người Kỳ gia đủ ba ngày.
Dọn cỏ dại cho ba mảnh đất nhỏ xong, y lại thu thập tất cả chăn màn dự phòng trong nhà ra thay một lượt, rồi mang đồ bẩn ra bờ sông trước nhà giặt giũ mọi thứ sạch sẽ.
Đảm đang đến mức làm người cảm thấy không bằng!
Hiện tại, Kỳ Huy Nguyệt mới có thời gian ngắm nghía địa hình xung quanh Đoạn gia, từ cổng chính đi ra, rẽ sang bên phải, men theo một con đường đất nhỏ, khoảng chừng trăm mét là đến bờ sông cạn.
Mấy ngày trước, khi Kỳ Huy Nguyệt ra sông giặt quần áo cũng chính là đi theo con đường này.
Vậy mà cư nhiên không gặp được tình đầu của y đến một lần!
Kỳ Huy Nguyệt rẽ về phía bên phải nhưng ánh mắt lại nhìn chăm chú vào một mảng xanh tươi phía bên tay trái, đó là nơi dòng sông chia ra thành một nhánh nhỏ tiện cho dòng nước chảy vào. Y nheo mắt lại, đang ngẫm nghĩ đến mảng cây xanh tươi mọc bên bờ dòng chảy kia, không biết có phải là cỏ Bàng* hay không?
(*Cỏ Bàng: là loại cây thân tròn lẳn, ruột rỗng, có rễ chùm, mình to gần bằng đầu đũa, cao từ 1-2m, nhìn thô cứng nhưng thực ra lại rất mềm, dẻo dai.)
Cuối cùng vẫn là không nhìn rõ, y tính toán khi có thời gian sẽ qua đó xem thử.
Cách Đoạn Gia thôn chừng một canh rưỡi giờ đi bộ về phía Nam, có một ngọn núi tên là núi Lĩnh. Núi Lĩnh hầu như được coi là nơi có cây cối sum suê, tươi tốt nhất nơi này, sâu bên trong núi là địa bàn của rắn độc, sói sống thành bầy, những động vật cỡ lớn như gấu, hổ cũng không phải là hiếm. Thôn dân bảy thôn trên tám thôn dưới xung quanh bán kính tám mươi dặm, nếu muốn săn thú thì đều tìm đến nơi này.
Các hán tử sống gần đây đều hiểu rõ núi Lĩnh có bao nhiêu nguy hiểm tiềm ẩn, vì thế cho dù có đến núi Lĩnh đi săn thì bọn họ cũng phải lập đội vài người mà đi cùng nhau nhưng cũng chỉ dám đi vòng quanh bên ngoài, Đoạn Hành Vân lại khác, hắn dùng một thân thủ nhanh nhẹn dám một mình đi thẳng vào sâu bên trong.
Mục tiêu lần này của hắn là —— nai bào trả nợ sính lễ a!
Đoạn Hành Vân đã tìm được một con nai cái trưởng thành, nặng ước chừng cả trăm cân. Ánh mắt hắn hiện tại đang tập trung nhìn mục tiêu cách đó không xa, một loạt hành động nước chảy mây trôi nhanh chóng diễn ra, nhẹ nhàng giương cung lên, hướng mũi tên vào mục tiêu, đuôi tên được gài chặt vào dây cung, buông tay —— "phập" một tiếng vang lên, nai cái không kịp phát hiện ra nguy hiểm đã gục xuống.
Nghĩ đến ai kia còn ở nhà một mình, Đoạn Hành Vân một đường này vội vã, cõng đầy sọt tre hai con huơu và một lượng lớn gà rừng đi bộ theo đường lớn trở về.
Thời tiết mùa hè tháng Năm, mặt trời xuống núi tương đối muộn.
Khi mặt trời dần buông xuống, tựa như một quả cầu lửa rơi xuống dãy núi phía xa, lan tỏa ánh sáng vàng cam khắp bầu trời. Đồng thời, cái ráng chiều đỏ rực phía Tây nổi bật trên cánh đồng lúa xanh ngắt trải dài bên dưới.
Kỳ Huy Nguyệt vội vàng thu dọn vào phòng bếp chuẩn bị nguyên liệu nấu ăn cho tối nay.
Buổi chiều y đã dọn dẹp qua một lần trong phòng bếp nhỏ và cũng thật rầu rĩ khi phát hiện ra một chuyện, dường như gia vị dùng trong các món ăn ở thế giới này rất phong phú không thiếu thứ gì.
Nếu một thế giới cổ đại có đủ từ gạo, dầu, muối, tương, dấm, trà thì tương đương với việc nghành ẩm thực của họ rất phong phú và phát triển.
Vài ngày trước ở Kỳ gia, y chỉ thấy bọn họ dùng muối trắng, đường nâu, nước tương nấu ăn cho nên cứ nghĩ các món ăn nơi này rất đơn điệu. Hôm nay thấy mọi thứ đầy đủ trong này, vậy mới biết là do Kỳ gia —— keo kiệt!
Vậy là bước đầu của kế hoạch dùng gia vị mới lạ phối ra để đột phá trong nghành ẩm thực của Kỳ Huy Nguyệt y chết non rồi sao?
Buồn!
Sau này sẽ xem xét sau vậy!
Đoạn Hành Vân đã chuẩn bị sẵn đủ nguyên liệu nấu ăn trong một ngày cho nên phân lượng rất nhiều, Kỳ Huy Nguyệt trưa nay lại ăn đồ ăn mà Dương thẩm mang cho, vì thế bữa tối y mới vào bếp nấu nướng.
Nhìn nguyên liệu, Kỳ Huy Nguyệt theo thói quen tính toán các món ăn sẽ làm và phân lượng cần sử dụng.
Sau đó, y nhanh chóng bắt tay vào làm, nếu không đợi khi mặt trời thật sự xuống núi thì sẽ là một mảnh tối đen.
Trước hết làm thịt heo xào cay, dưa leo trộn dấm ớt và một tô canh trứng cà chua.
Kỳ Huy Nguyệt ngồi xổm xuống bên bếp lò bằng đất, cầm đá đánh lửa lên, hì hụi quẹt hai viên đá vào nhau vài cái, sau một lát tia lửa bắn ra bén lên cỏ và lá khô trong bếp lò, lửa bùng lên nhanh chóng, y bỏ thêm mấy thanh củi dễ cháy vào trong.
Không gian biến dị thật khổ không thể tả!
Dùng đá đánh lửa —— y như mấy thổ dân trong hang động thời nguyên thủy!
Thùng gạo không còn nhiều, Kỳ Huy Nguyệt suy nghĩ nên tiết kiệm một chút, nhà hai người bọn họ hiện tại rất nghèo. Y bèn dùng một bát gạo và khoai lang có sẵn ở góc bếp làm một nồi cơm độn khoai. Cách làm cơm độn khoai rất đơn giản, khoai lang gọt vỏ, cắt nhỏ và cho vào tô nước hòa muối loãng để ngâm sơ qua, sau khi vo gạo sạch sẽ thì cho khoai và gạo vào nồi trộn lên, đổ mực nước vừa đủ một nóng tay vào nồi, đun lớn trên bếp, khi cơm cạn nước thì đảo đều tay một lần nữa, canh nhỏ lửa để cơm và khoai chín đều là được.
Bữa cơm hàng ngày của các hộ trong Đoạn Gia thôn đa số là dùng lương thực phụ, chỉ đến ngày Lễ Tết mới dùng đến chút ít gạo trắng. Tính ra, hai người ăn cơm độn khoai, lại có đủ thịt heo và canh trứng gà nếu để thôn dân trong thôn thấy được có khi còn bị coi là sinh hoạt "quá hoang phí" rồi ấy chớ!
Danh sách chương