Phiêu Miểu – Cầm đèn
Tác giả: Bạch Cơ Quán
Dịch: Quá khứ chậm rãi
Phần 6: Cá mang đèn
Chương 1: Minh Đăng
Tháng ba thanh minh, cỏ dài chim bay.
Trong Phiêu Miểu Các, Nguyên Diệu đang lau một chiếc bình hoa sứ men màu, Bạch Cơ mang hai chiếc đèn giấy đi ra, nói: “Hiên Chi, tiết Thanh Minh sắp đến rồi, đi treo những chiếc đèn này ngoài cửa đi.”
Nguyên Diệu đổ mồ hôi lạnh: “Phiêu Miểu Các đâu phải là mộ phần, sao phải treo đèn giấy ở cửa chứ?”
“Tháng ba thanh minh, linh hồn đi đem, đèn giấy có thể soi đường cho linh hồn lạc lối.”
“Tại sao phải soi đường cho linh hồn?”
“Soi sáng đường đi có thể giúp linh hồn trở về nơi cần về, không còn quanh quẩn ở nhân gian.”
“Ồ, ra là vậy. Xem r, treo đèn giấy cũng là làm việc tốt nhỉ. Ta sẽ đi treo ngay.” Nguyên Diệu mỉm cười nhận lấy đèn giấy, lấy một cây sào tre ra ngoài treo đèn.
Nguyên Diệu treo xong một chiếc đèn ở bên trái Phiêu Miểu Các, lại đi sang bên phải treo tiếp.
Nguyên Diệu vừa treo xong chiếc đèn bên phải, thì phía sau có người nói: “Treo lệch rồi. Dịch sang phải chút nữa.”
Nguyên Diệu quay đầu, thấy rõ người đến, cười nói: “Đan Dương, sao ngươi lại đến đây?”
Vi Ngạn đứng ngoài Phiêu Miểu Các, nói: “Ta đến đi dạo. Vẫn lệch, dịch sang phải chút nữa.”
Nguyên Diệu lại dịch thêm chút nữa, Vi Ngạn vẫn thấy lệch. Nguyên Diệu đành phải dịch thêm chút nữa, Vi Ngạn vẫn không hài lòng. Cuối cùng Vi Ngạn không kiên nhẫn, giật lấy sào tre của Nguyên Diệu tự mình treo.
Vi Ngạn treo đèn giấy rất nhanh, đối xứng hai bên, vô cùng hoàn hảo.
Vi Ngạn vỗ vai Nguyên Diệu, cười nói: “Hiên Chi, ta treo không tệ chứ?”
Nguyên Diệu nói: “Đan Dương treo rất đẹp. Nhưng ngươi không thấy lạ tại sao lại treo đèn giấy à?”
Vi Ngạn không để ý: “Có gì lạ đâu, ta rảnh rỗi cũng thường hay treo đèn giấy ở lầu Nhiên Tê chơi.”
Nguyên Diệu đổ mồ hôi lạnh. Hắn chưa bao giờ dám khen ngợi sở thích quái dị của Vi Ngạn.
Vi Ngạn và Nguyên Diệu bước vào Phiêu Miểu Các, Bạch Cơ đang sắp xếp kệ hàng. Bạch Cơ thấy Vi Ngạn đến thì cười nói: “Hôm nay, Vi công tử muốn mua bảo vật gì?”
Vi Ngạn thở dài, nói: “Hôm nay ta chỉ đến đi dạo, không mua bảo vật. Ta bị phạt ba tháng bổng lộc, phụ thân cũng đang giận ta, gần đây không có tiền tiêu.”
Nguyên Diệu lo lắng hỏi: “Đan Dương đã xảy ra chuyện gì thế? Tại sao ngươi bị phạt bổng lộc?”
Vi Ngạn lấy một miếng gỗ thô ra, nói: “Chính vì nó.”
Nguyên Diệu nhận lấy miếng gỗ nhìn kỹ. Miếng gỗ là gỗ sam, to cỡ bàn tay, khô mục ngả vàng, còn có vết bẩn do khói ám. Nói chung là rất bình thường, không có gì đặc biệt. Nguyên Diệu không hiểu tại sao Vi Ngạn lại bị phạt ba tháng bổng lộc vì miếng gỗ này.
Bạch Cơ ghé qua, ngửi thử: “Có mùi nước biển. Đây là ván tàu?”
Vi Ngạn gật đầu: “Chính xác là tàn tích của ván tàu.”
Nguyên Diệu ngạc nhiên hỏi: “Tàn tích của ván tàu có liên quan gì đến bổng lộc của Đan Dương?”
Vi Ngạn thở dài, nói: “Ba tháng trước sứ giả từ Phù Tang* trở về nước, Thái hậu phái ta phụ trách mọi việc liên quan đến việc họ trở về, như chuẩn bị các quà và quà tặng từ Đại Đường cho Thiên Vũ Thiên Hoàng, cũng như kiểm kê các sách cổ, pháp điển, kinh văn và vật phẩm mà sứ giả sẽ mang về từ Trường An. Ta tự cho rằng mình đã làm rất chu đáo. Ai ngờ, họ không may gặp bão trên biển, tàu chìm người mất, không ai sống sót. Hai ngày trước tin dữ đến Trường An, sứ giả báo tang mang về vài mảnh tàn tích của tàu, Thái hậu rất đau buồn, tâm trạng không tốt. Tên Bùi Tiên lợi dụng cơ hội này dâng tấu, nói rằng tàu của sứ giả gặp nạn, ta cũng có trách nhiệm không thể chối bỏ. Thái hậu lập tức phạt ta ba tháng bổng lộc. Tên Bùi Tiên thật đáng ghét, ta chắc chắn phải đánh hắn một trận để xả giận!”
*Nhật Bản
Bùi Tiên là biểu huynh của Vi Ngạn, hiện là Đại tướng quân Tả Kim Ngô Vệ, hai người từ nhỏ lớn lên cùng nhau nhưng rất không hợp nhau, là kẻ thù không đội trời chung. Bùi Tiên không thích Vi Ngạn, nhưng lại rất thích Nguyên Diệu và thường kết giao với Nguyên Diệu.
Nguyên Diệu nói: “Trung Hoa là võ tướng, Đan Dương ngươi không thể đánh được hắn.”
Vi Ngạn hận thù nói: “Dù sao ta cũng không thể bỏ qua cho hắn!”
Bạch Cơ thở dài: “Đúng là bất hạnh. Những người Phù Tang này cuối cùng có thể trở về quê hương nhưng lại chết trên đường về.”
Vi Ngạn nói: “Đúng vậy, thật bất hạnh. Lần này trở về là những tu sĩ đến Đại Đường học Phật pháp và những lưu học sinh đến học luật pháp, Tứ thư Ngũ kinh, họ đã ở Trường An nhiều năm rồi. Người ở lâu nhất là một họa sĩ già đã đến từ thời Thái Tông, đã hơn năm mươi năm rồi. Ta nhớ khi chuẩn bị khởi hành họ rất vui mừng, còn xúc động đến bật khóc, đặc biệt là vị họa sĩ già tóc bạc trắng, ông ấy khóc nhiều nhất.”
Nguyên Diệu cũng khóc, nước mắt lưng tròng: “Lưu lạc nơi đất khách quê người, nói không nhớ nhà không nhớ người thân là điều không thể. Giờ đây, có thể trở về quê nhưng lại chết trên biển, họ thật quá đáng thương.”
Bạch Cơ nói: “Người có lúc gặp may, lúc gặp rủi, chuyện đã xảy ra rồi cũng không có cách nào khác.”
Vi Ngạn nói: “Mặc dù ta cũng thấy tiếc cho họ, nhưng ta còn tiếc ba tháng bổng lộc đã theo nước trôi đi của ta hơn.”
Nguyên Diệu an ủi Vi Ngạn: “Đối với Đan Dương, ba tháng bổng lộc này bị phạt thật oan uổng, nhưng chuyện đã đến nước này cũng không còn cách nào khác. Ngươi hãy rộng lòng một chút. Hôm nay thời tiết không tệ, tiểu sinh sẽ cùng ngươi ra ngoài dạo chơi một chút?”
Vi Ngạn nói: “Mượn Hiên Chi một ngày phải tốn mười lạng bạc. Gần đây ta không dư dả, vẫn nên ở Phiêu Miểu Các uống trà trò chuyện với Hiên Chi thôi. Bạch Cơ có trà mới không? Pha một tách trà ngon nào.”
Bạch Cơ nói: “Trà mới không có, trà cũ thì có một ít. Ly Nô, pha cho Vi công tử một ấm trà.”
Ly Nô pha trà, Vi Ngạn ngồi trò chuyện cùng Nguyên Diệu suốt một buổi chiều, tâm trạng khi trở về rất tốt.
Ly Nô không hài lòng nói: “Mọt sách, ngươi lại lười biếng suốt một buổi chiều rồi.”
Bạch Cơ nói: “Lần sau, mượn Hiên Chi trò chuyện cũng phải thu tiền.”
Nguyên Diệu nói: “Các ngươi thật không có lòng cảm thông gì cả? Đan Dương vừa mất ba tháng bổng lộc, tâm trạng rất buồn bực.”
Ly Nô nói: “Mọt sách lười biếng không làm việc, gia cũng rất buồn bực.”
Bạch Cơ nói: “Không kiếm được tiền ta cũng rất buồn bực.”
Vi Ngạn để lại mảnh tàn tích của tàu ở Phiêu Miểu Các, Bạch Cơ và Ly Nô muốn Nguyên Diệu vứt đi. Nguyên Diệu suy nghĩ một lúc, vẫn không vứt, hắn lén giấu nó vào hốc cây liễu ngoài Phiêu Miểu Các. Tiền mà hắn cất công tích cóp được ba xâu, viên dạ minh châu mà Dận tặng cũng giấu ở đó.
Nguyên Diệu tâm sự về những phiền muộn gần đây với hốc cây rồi cầu nguyện một câu: “Hy vọng Bạch Cơ và Ly Nô lão đệ mãi mãi không phát hiện ra hốc cây này.” Rồi đi ngủ.
Sáng hôm sau, Nguyên Diệu thức dậy, rửa mặt chải tóc xong, mở cửa Phiêu Miểu Các. Dưới ánh sáng buổi sáng, một nam nhân mặc trang phục Hỏa Nguyệt Lam, đầu đội mũ Lập Ô* đang đứng bên cây liễu, ngẩng đầu nhìn chiếc đèn giấy treo ngoài Phiêu Miểu Các. Người này khoảng hai mươi bốn, hai mươi lăm tuổi, dáng vẻ thanh tú như ngọc, trong sáng như nước thu, toàn thân toát lên vẻ ôn hòa nhã nhặn.
*dưới cmt
Nguyên Diệu ngẩn ngơ, vị khách này đến thật sớm, trang phục của hắn hơi kỳ lạ, giống như không phải người Đại Đường.
Nguyên Diệu đi ra, cười nói với nam nhân: “Vị huynh đài này đến thật sớm, có phải đến Phiêu Miểu Các mua đồ không?”
Nam nhân rời mắt khỏi chiếc đèn giấy: “Phiêu Miểu Các? Đây là Phiêu Miểu Các ư?”
“Đúng vậy, đây là Phiêu Miểu Các.” Nguyên Diệu hơi kỳ lạ, bảng hiệu bên cạnh đèn giấy không phải viết ba chữ lớn “Phiêu Miểu Các” sao? Chẳng lẽ, hắn không biết chữ ư?
Nam nhân dường như nhìn thấu suy nghĩ của Nguyên Diệu, mỉm cười giải thích: “Tại hạ là người Phù Tang, đã đến Trường An của quý quốc nhiều năm rồi, tuy ngôn ngữ không trở ngại, cuộc sống cũng quen thuộc, nhưng vẫn không biết được mấy chữ phức tạp. Khiến huynh đài chê cười rồi.”
Nguyên Diệu cười nói: “Hóa ra là khách quý từ phương Đông. Không biết huynh đài xưng hô thế nào?”
Nam nhân cười đáp: “Tên Hán của tại hạ là Dư Nhuận Chi. Huynh đài xưng hô thế nào?”
Nguyên Diệu cười nói: “Hóa ra là Dư huynh. Tiểu sinh họ Nguyên, tên Diệu, tự Hiên Chi. Dư huynh gọi tiểu sinh là Hiên Chi là được.”
Dư Nhuận Chi cười nói: “Nguyên Diệu, Hiên Chi, đúng là cái tên hay.”
“Đâu có, đâu có.” Nguyên Diệu nghĩ đến việc công chúa Thái Bình luôn gọi hắn là “Yêu Duyên”, hắn rất muốn đổi tên: “Dư huynh vào trong đi, muốn mua gì, tiểu sinh sẽ tìm giúp.”
Dư Nhuận Chi bước vào Phiêu Miểu Các, nhìn xung quanh rồi đến kệ bày bút lông và giấy tuyên. Hắn cười nói: “Ở Phù Tang, tại hạ là họa sĩ ngự dụng của Thiên hoàng Thiên Vũ*, vẽ tranh cho bệ hạ tôn quý. Thiên Hoàng rất đánh giá cao tranh của tại hạ, biết tại hạ muốn nâng cao kỹ thuật vẽ nên cử tại hạ đến Đại Đường để học hỏi mở mang kiến thức, học những kỹ thuật vẽ cao siêu hơn.”
* Thiên hoàng Thiên Vũ (⒅天皇, Thiên hoàng Thiên Vũ (631-686), Hoàng tử Đại Hải, là Thiên hoàng thứ 40 của Nhật Bản được ghi lại trong Hoàng phổ.
Nguyên Diệu nói: “Dư huynh chắc hẳn là vẽ rất đẹp nhỉ.”
Dư Nhuận Chi khiêm tốn nói: “Ở Bình Thành kinh, tại hạ tự hào cho rằng mình là bậc thầy vẽ tranh, không ai sánh kịp. Đến Trường An, tại hạ mới hiểu mình chỉ là ếch ngồi đáy giếng, làm trò cười cho thiên hạ. Các họa sĩ Đại Đường mới thực sự là bậc thầy vẽ tranh, kỹ thuật tô màu, điểm tô của họ khiến tại hạ kinh ngạc. Những năm qua, tại hạ học hỏi không ngừng, mỗi ngày luyện tập, từng dành mười mấy năm đi khắp Đại Đường, quan sát sông núi, thăm các bậc thầy danh tiếng. Giờ đây, kỹ thuật vẽ của tại hạ mới tạm có thể ra mắt.”
Nguyên Diệu cảm thấy lời nói của Dư Nhuận Chi hơi không đúng nhưng cũng không suy nghĩ kỹ. Hắn cười nói: “Dư huynh quá khiêm tốn rồi.”
Dư Nhuận Chi chọn hai tờ giấy lụa La Văn, ba cây bút lông ngọc bích khác nhau, rồi lấy ra một thỏi vàng đưa cho Nguyên Diệu.
Nguyên Diệu gãi đầu, khó xử nói: “Hai tờ giấy tuyên thượng hạng cộng thêm ba cây bút lông ngọc bích cũng chỉ đáng hai lượng bạc, Dư huynh đưa thỏi vàng thế này, tiểu sinh không có đủ tiền để trả lại.”
Bạch Cơ đi từ đêm hôm qua vẫn chưa về, sau quầy chỉ còn hai, ba xâu tiền, không đủ bạc để trả lại Dư Nhuận Chi.
Dư Nhuận Chi đặt thỏi vàng xuống, cười nói: “Không sao, cứ để thỏi vàng lại đây. Khi nào có đủ tiền trả lại thì huynh đài đưa đến cho tại hạ là được.”
Nguyên Diệu nói: “Cũng được. Đợi Bạch Cơ về tiểu sinh sẽ mang số tiền thừa đến Tứ Phương Quán* cho Dư huynh.”
*Tứ phương quán: Tứ phương quán, tên quan thự. Thời Tùy Dương đế bố trí, dùng để tiếp đãi các dân tộc thiểu số đông, tây, nam, bắc và sứ thần nước ngoài, phân bố bốn sứ giả, mỗi người chủ quản các chuyện song phương qua lại và mậu dịch, thuộc Hồng Lư tự. Thời Đường, do Thông Sự Xá Nhân chủ quản, thuộc tỉnh Trung Thư.
Dư Nhuận Chi nói: “Tại hạ không ở Tứ Phương Quán, hiện tạm trú tại Đương Quy Sơn Trang gần chùa Từ Ân.”
Dư Nhuận Chi nói rõ địa chỉ rồi rời đi.
Ly Nô từ bên trong bước ra, ngái ngủ nói: “Mọt sách, mới sáng ra mà ngươi đã nói chuyện với ai vậy?”
Nguyên Diệu nói: “Một họa sĩ từ Phù Tang đến. Hắn đến mua giấy tuyên và bút lông.”
“Mới giờ Thìn thôi, người Phù Tang này dậy sớm thật. Ủa, sao lại có một thỏi vàng ở đây?”
Nguyên Diệu nói: “Khách để lại. Sau này tiểu sinh phải mang tiền thừa trả cho hắn.”
Ly Nô bĩu môi: “Người Phù Tang thật giàu có, mua giấy bút cũng dùng vàng.”
Bạch Cơ trở về kịp lúc ăn sáng. Nguyên Diệu kể lại việc Dư Nhuận Chi đến mua giấy bút, đưa thỏi vàng lên.
Bạch Cơ cầm thỏi vàng xem, cười nói: “Thỏi vàng này thú vị thật.”
Nguyên Diệu nói: “Thỏi vàng có gì thú vị đâu? Mau trả lại số tiền thừa cho Dư huynh mới là chính đáng.”
Bạch Cơ tiện tay ném thỏi vàng vào sau quầy, vào lấy bạc đưa cho Nguyên Diệu, bảo hắn mang đến cho Dư Nhuận Chi.
Nguyên Diệu cầm bạc lên đường.
Khi ra khỏi Trường An, đến gần chùa Từ Ân thì đã qua giờ trưa. Chùa Từ Ân nằm ở ngoại ô phía nam Trường An, xung quanh là núi xanh nước biếc. Nguyên Diệu đi qua một con đường núi, thấy một trang viên lớn, là Đương Quy Sơn Trang.
Ngoài Đương Quy Sơn Trang có hai tiểu đồng mặc áo đơn trắng đứng đó.
Nguyên Diệu nói rõ lý do đến, một tiểu đồng vào báo tin.
Chẳng bao lâu sau, tiểu đồng ra nói: “Chủ nhân mời Nguyên công tử vào.”
Nguyên Diệu thay giày sạch rồi được tiểu đồng dẫn vào Đương Quy Sơn Trang. Bố cục, trang trí bên trong trang viên không giống phong cách Đại Đường, các sân viện, phòng ốc, hành lang, cửa lùa, bình phong, bàn ghế, dụng cụ trà đều mang đậm phong cách nước ngoài.
Tiểu đồng dẫn Nguyên Diệu đi qua hành lang, từ chính sảnh phía trước vọng lại tiếng nhạc. Nguyên Diệu lắng tai nghe, không giống âm điệu Cung Thương Giác Chủy Vũ của Đại Đường* mà là một giai điệu chậm rãi và đơn giản. Có nam nhân dùng tiếng nước ngoài hát theo giai điệu, giọng hát mang vẻ buồn man mác.
* https://tiengtrungcamxu.com/goc-kham-pha-am-nhac-trung-hoa-co.html vào đây để rõ hơn ạ
Khi Nguyên Diệu theo tiểu đồng vào chính sảnh, hắn mới phát hiện nơi đây đang có một buổi tiệc. Dư Nhuận Chi với vài chục nam nữ đang dự tiệc trong đại sảnh. Trang phục, dáng vẻ và cử chỉ của những người này đều mang đậm phong cách ngoại tộc, các nam nhân đội mũ Lập Ô, mặc áo Thú có sọc, cầm quạt dơi. Các nữ nhân mặc váy nhiều lớp hoa văn rực rỡ, tóc đen bóng như lụa. Da họ trắng như ngọc, môi đỏ như anh đào, nhưng khi cười với Nguyên Diệu thì thấy răng họ nhuộm đen.
Dư Nhuận Chi đứng dậy, cười nói với Nguyên Diệu: “Hiên Chi đến thật đúng lúc, chúng ta đang mở hội hát, ngươi vào uống cùng một chén đi?”
Nguyên Diệu đưa một cái bọc nhỏ, cười nói: “Tiểu sinh đến để trả lại số tiền thừa buổi sáng cho Dư huynh. Tiểu sinh không rành phong cách Phù Tang…”
Dư Nhuận Chi nhận bọc tiền tiện tay ném sang một bên, kéo Nguyên Diệu ngồi xuống: “Không rành cũng không sao, cùng uống một chén, vui chơi một chút đi.”
Nguyên Diệu không tiện từ chối lòng hiếu khách của Dư Nhuận Chi, đành ngồi xuống.
Dư Nhuận Chi giới thiệu các khách mời, họ đều là sứ giả từ Phù Tang đến Đại Đường. Trong số đó có quan lại, tăng nhân, âm dương sư, văn sĩ, nhạc công, nghệ nhân. Họ đều biết nói tiếng Hán và rất thân thiện, không khí buổi tiệc vui vẻ và hòa hợp. Nguyên Diệu cùng một văn nhân tên Hán là Lữ Dật Sĩ thảo luận về Tam phần Ngũ điển, Tứ thư Ngũ kinh, kiến thức rộng lớn của Lữ Dật Sĩ khiến Nguyên Diệu vô cùng khâm phục.
Thời gian vui vẻ luôn trôi qua rất nhanh, bất tri bất giác đã sắp giờ Thân. Nguyên Diệu muốn cáo từ trở về, nhưng Dư Nhuận Chi giữ lại nói: “Bây giờ dù Hiên Chi rời đi cũng không kịp trở về Phiêu Miểu Các trước giờ giới nghiêm. Không bằng, tối nay ở lại đây đi? Tại hạ phái tiểu đồng cưỡi ngựa đến Phiêu Miểu Các nói thay ngươi một tiếng.
Khách dự tiệc cũng đều cực kỳ nhiệt tình giữ Nguyên Diệu lại.
Nguyên Diệu lại không thể từ chối thịnh tình của mọi người, bèn đồng ý.
Dân ca Phù Tang lại vang lên, lần này đổi thành làn điệu vui vẻ, mọi người vừa cười to vừa uống rượu.
Buổi tối tiệc tùng mới giải tán.
Tất cả mọi người nghỉ ngơi ở Đương Quy sơn trang.
Nguyên Diệu ngủ trong phòng khách, bên tai truyền đến tiếng côn trùng kêu, tiếng gió, xa xa có ai đó đang ngâm thơ:
Thường nhớ cố viên xuân đến sớm, mười năm sương mai về muộn.
Ước chừng canh ba, Nguyên Diệu tỉnh lại một lần để đi nhà xí. Trên đường trở về, từ xa xa hắn nhìn thấy Dư Nhuận Chi từ bên ngoài trở về, trong lòng thấy hơi kỳ quái, đêm hôm khuya khoắt thế này, hắn ra ngoài làm cái gì?
Thế nhưng Nguyên Diệu là khách, cũng không tiện hỏi, bèn trở về tiếp tục ngủ.
Ngày hôm sau, Dư Nhuận Chi chiêu đãi Nguyên Diệu ăn điểm tâm xong rồi đưa hắn rời đi. Dư Nhuận Chi nói: “Cửa hàng bán giấy Tuyên Thành dùng rất tốt, tại hạ còn muốn mua mấy tờ. Nhưng gần đây tại hạ không tiện vào thành, có thể phiền Hiên Chi đưa tới giúp không?”
Nguyên Diệu nói: “Tất nhiên là được. Dư huynh muốn bao nhiêu? Khi nào muốn?”
Dư Nhuận Chi cười nói: “Trong quý tiệm có bao nhiêu thì đưa bấy nhiêu. Tại hạ không vội, Hiên Chi lúc nào rảnh thì đưa tới.”
Nguyên Diệu nói: “Được.”
Nguyên Diệu cáo từ rời đi.
Tác giả: Bạch Cơ Quán
Dịch: Quá khứ chậm rãi
Phần 6: Cá mang đèn
Chương 1: Minh Đăng
Tháng ba thanh minh, cỏ dài chim bay.
Trong Phiêu Miểu Các, Nguyên Diệu đang lau một chiếc bình hoa sứ men màu, Bạch Cơ mang hai chiếc đèn giấy đi ra, nói: “Hiên Chi, tiết Thanh Minh sắp đến rồi, đi treo những chiếc đèn này ngoài cửa đi.”
Nguyên Diệu đổ mồ hôi lạnh: “Phiêu Miểu Các đâu phải là mộ phần, sao phải treo đèn giấy ở cửa chứ?”
“Tháng ba thanh minh, linh hồn đi đem, đèn giấy có thể soi đường cho linh hồn lạc lối.”
“Tại sao phải soi đường cho linh hồn?”
“Soi sáng đường đi có thể giúp linh hồn trở về nơi cần về, không còn quanh quẩn ở nhân gian.”
“Ồ, ra là vậy. Xem r, treo đèn giấy cũng là làm việc tốt nhỉ. Ta sẽ đi treo ngay.” Nguyên Diệu mỉm cười nhận lấy đèn giấy, lấy một cây sào tre ra ngoài treo đèn.
Nguyên Diệu treo xong một chiếc đèn ở bên trái Phiêu Miểu Các, lại đi sang bên phải treo tiếp.
Nguyên Diệu vừa treo xong chiếc đèn bên phải, thì phía sau có người nói: “Treo lệch rồi. Dịch sang phải chút nữa.”
Nguyên Diệu quay đầu, thấy rõ người đến, cười nói: “Đan Dương, sao ngươi lại đến đây?”
Vi Ngạn đứng ngoài Phiêu Miểu Các, nói: “Ta đến đi dạo. Vẫn lệch, dịch sang phải chút nữa.”
Nguyên Diệu lại dịch thêm chút nữa, Vi Ngạn vẫn thấy lệch. Nguyên Diệu đành phải dịch thêm chút nữa, Vi Ngạn vẫn không hài lòng. Cuối cùng Vi Ngạn không kiên nhẫn, giật lấy sào tre của Nguyên Diệu tự mình treo.
Vi Ngạn treo đèn giấy rất nhanh, đối xứng hai bên, vô cùng hoàn hảo.
Vi Ngạn vỗ vai Nguyên Diệu, cười nói: “Hiên Chi, ta treo không tệ chứ?”
Nguyên Diệu nói: “Đan Dương treo rất đẹp. Nhưng ngươi không thấy lạ tại sao lại treo đèn giấy à?”
Vi Ngạn không để ý: “Có gì lạ đâu, ta rảnh rỗi cũng thường hay treo đèn giấy ở lầu Nhiên Tê chơi.”
Nguyên Diệu đổ mồ hôi lạnh. Hắn chưa bao giờ dám khen ngợi sở thích quái dị của Vi Ngạn.
Vi Ngạn và Nguyên Diệu bước vào Phiêu Miểu Các, Bạch Cơ đang sắp xếp kệ hàng. Bạch Cơ thấy Vi Ngạn đến thì cười nói: “Hôm nay, Vi công tử muốn mua bảo vật gì?”
Vi Ngạn thở dài, nói: “Hôm nay ta chỉ đến đi dạo, không mua bảo vật. Ta bị phạt ba tháng bổng lộc, phụ thân cũng đang giận ta, gần đây không có tiền tiêu.”
Nguyên Diệu lo lắng hỏi: “Đan Dương đã xảy ra chuyện gì thế? Tại sao ngươi bị phạt bổng lộc?”
Vi Ngạn lấy một miếng gỗ thô ra, nói: “Chính vì nó.”
Nguyên Diệu nhận lấy miếng gỗ nhìn kỹ. Miếng gỗ là gỗ sam, to cỡ bàn tay, khô mục ngả vàng, còn có vết bẩn do khói ám. Nói chung là rất bình thường, không có gì đặc biệt. Nguyên Diệu không hiểu tại sao Vi Ngạn lại bị phạt ba tháng bổng lộc vì miếng gỗ này.
Bạch Cơ ghé qua, ngửi thử: “Có mùi nước biển. Đây là ván tàu?”
Vi Ngạn gật đầu: “Chính xác là tàn tích của ván tàu.”
Nguyên Diệu ngạc nhiên hỏi: “Tàn tích của ván tàu có liên quan gì đến bổng lộc của Đan Dương?”
Vi Ngạn thở dài, nói: “Ba tháng trước sứ giả từ Phù Tang* trở về nước, Thái hậu phái ta phụ trách mọi việc liên quan đến việc họ trở về, như chuẩn bị các quà và quà tặng từ Đại Đường cho Thiên Vũ Thiên Hoàng, cũng như kiểm kê các sách cổ, pháp điển, kinh văn và vật phẩm mà sứ giả sẽ mang về từ Trường An. Ta tự cho rằng mình đã làm rất chu đáo. Ai ngờ, họ không may gặp bão trên biển, tàu chìm người mất, không ai sống sót. Hai ngày trước tin dữ đến Trường An, sứ giả báo tang mang về vài mảnh tàn tích của tàu, Thái hậu rất đau buồn, tâm trạng không tốt. Tên Bùi Tiên lợi dụng cơ hội này dâng tấu, nói rằng tàu của sứ giả gặp nạn, ta cũng có trách nhiệm không thể chối bỏ. Thái hậu lập tức phạt ta ba tháng bổng lộc. Tên Bùi Tiên thật đáng ghét, ta chắc chắn phải đánh hắn một trận để xả giận!”
*Nhật Bản
Bùi Tiên là biểu huynh của Vi Ngạn, hiện là Đại tướng quân Tả Kim Ngô Vệ, hai người từ nhỏ lớn lên cùng nhau nhưng rất không hợp nhau, là kẻ thù không đội trời chung. Bùi Tiên không thích Vi Ngạn, nhưng lại rất thích Nguyên Diệu và thường kết giao với Nguyên Diệu.
Nguyên Diệu nói: “Trung Hoa là võ tướng, Đan Dương ngươi không thể đánh được hắn.”
Vi Ngạn hận thù nói: “Dù sao ta cũng không thể bỏ qua cho hắn!”
Bạch Cơ thở dài: “Đúng là bất hạnh. Những người Phù Tang này cuối cùng có thể trở về quê hương nhưng lại chết trên đường về.”
Vi Ngạn nói: “Đúng vậy, thật bất hạnh. Lần này trở về là những tu sĩ đến Đại Đường học Phật pháp và những lưu học sinh đến học luật pháp, Tứ thư Ngũ kinh, họ đã ở Trường An nhiều năm rồi. Người ở lâu nhất là một họa sĩ già đã đến từ thời Thái Tông, đã hơn năm mươi năm rồi. Ta nhớ khi chuẩn bị khởi hành họ rất vui mừng, còn xúc động đến bật khóc, đặc biệt là vị họa sĩ già tóc bạc trắng, ông ấy khóc nhiều nhất.”
Nguyên Diệu cũng khóc, nước mắt lưng tròng: “Lưu lạc nơi đất khách quê người, nói không nhớ nhà không nhớ người thân là điều không thể. Giờ đây, có thể trở về quê nhưng lại chết trên biển, họ thật quá đáng thương.”
Bạch Cơ nói: “Người có lúc gặp may, lúc gặp rủi, chuyện đã xảy ra rồi cũng không có cách nào khác.”
Vi Ngạn nói: “Mặc dù ta cũng thấy tiếc cho họ, nhưng ta còn tiếc ba tháng bổng lộc đã theo nước trôi đi của ta hơn.”
Nguyên Diệu an ủi Vi Ngạn: “Đối với Đan Dương, ba tháng bổng lộc này bị phạt thật oan uổng, nhưng chuyện đã đến nước này cũng không còn cách nào khác. Ngươi hãy rộng lòng một chút. Hôm nay thời tiết không tệ, tiểu sinh sẽ cùng ngươi ra ngoài dạo chơi một chút?”
Vi Ngạn nói: “Mượn Hiên Chi một ngày phải tốn mười lạng bạc. Gần đây ta không dư dả, vẫn nên ở Phiêu Miểu Các uống trà trò chuyện với Hiên Chi thôi. Bạch Cơ có trà mới không? Pha một tách trà ngon nào.”
Bạch Cơ nói: “Trà mới không có, trà cũ thì có một ít. Ly Nô, pha cho Vi công tử một ấm trà.”
Ly Nô pha trà, Vi Ngạn ngồi trò chuyện cùng Nguyên Diệu suốt một buổi chiều, tâm trạng khi trở về rất tốt.
Ly Nô không hài lòng nói: “Mọt sách, ngươi lại lười biếng suốt một buổi chiều rồi.”
Bạch Cơ nói: “Lần sau, mượn Hiên Chi trò chuyện cũng phải thu tiền.”
Nguyên Diệu nói: “Các ngươi thật không có lòng cảm thông gì cả? Đan Dương vừa mất ba tháng bổng lộc, tâm trạng rất buồn bực.”
Ly Nô nói: “Mọt sách lười biếng không làm việc, gia cũng rất buồn bực.”
Bạch Cơ nói: “Không kiếm được tiền ta cũng rất buồn bực.”
Vi Ngạn để lại mảnh tàn tích của tàu ở Phiêu Miểu Các, Bạch Cơ và Ly Nô muốn Nguyên Diệu vứt đi. Nguyên Diệu suy nghĩ một lúc, vẫn không vứt, hắn lén giấu nó vào hốc cây liễu ngoài Phiêu Miểu Các. Tiền mà hắn cất công tích cóp được ba xâu, viên dạ minh châu mà Dận tặng cũng giấu ở đó.
Nguyên Diệu tâm sự về những phiền muộn gần đây với hốc cây rồi cầu nguyện một câu: “Hy vọng Bạch Cơ và Ly Nô lão đệ mãi mãi không phát hiện ra hốc cây này.” Rồi đi ngủ.
Sáng hôm sau, Nguyên Diệu thức dậy, rửa mặt chải tóc xong, mở cửa Phiêu Miểu Các. Dưới ánh sáng buổi sáng, một nam nhân mặc trang phục Hỏa Nguyệt Lam, đầu đội mũ Lập Ô* đang đứng bên cây liễu, ngẩng đầu nhìn chiếc đèn giấy treo ngoài Phiêu Miểu Các. Người này khoảng hai mươi bốn, hai mươi lăm tuổi, dáng vẻ thanh tú như ngọc, trong sáng như nước thu, toàn thân toát lên vẻ ôn hòa nhã nhặn.
*dưới cmt
Nguyên Diệu ngẩn ngơ, vị khách này đến thật sớm, trang phục của hắn hơi kỳ lạ, giống như không phải người Đại Đường.
Nguyên Diệu đi ra, cười nói với nam nhân: “Vị huynh đài này đến thật sớm, có phải đến Phiêu Miểu Các mua đồ không?”
Nam nhân rời mắt khỏi chiếc đèn giấy: “Phiêu Miểu Các? Đây là Phiêu Miểu Các ư?”
“Đúng vậy, đây là Phiêu Miểu Các.” Nguyên Diệu hơi kỳ lạ, bảng hiệu bên cạnh đèn giấy không phải viết ba chữ lớn “Phiêu Miểu Các” sao? Chẳng lẽ, hắn không biết chữ ư?
Nam nhân dường như nhìn thấu suy nghĩ của Nguyên Diệu, mỉm cười giải thích: “Tại hạ là người Phù Tang, đã đến Trường An của quý quốc nhiều năm rồi, tuy ngôn ngữ không trở ngại, cuộc sống cũng quen thuộc, nhưng vẫn không biết được mấy chữ phức tạp. Khiến huynh đài chê cười rồi.”
Nguyên Diệu cười nói: “Hóa ra là khách quý từ phương Đông. Không biết huynh đài xưng hô thế nào?”
Nam nhân cười đáp: “Tên Hán của tại hạ là Dư Nhuận Chi. Huynh đài xưng hô thế nào?”
Nguyên Diệu cười nói: “Hóa ra là Dư huynh. Tiểu sinh họ Nguyên, tên Diệu, tự Hiên Chi. Dư huynh gọi tiểu sinh là Hiên Chi là được.”
Dư Nhuận Chi cười nói: “Nguyên Diệu, Hiên Chi, đúng là cái tên hay.”
“Đâu có, đâu có.” Nguyên Diệu nghĩ đến việc công chúa Thái Bình luôn gọi hắn là “Yêu Duyên”, hắn rất muốn đổi tên: “Dư huynh vào trong đi, muốn mua gì, tiểu sinh sẽ tìm giúp.”
Dư Nhuận Chi bước vào Phiêu Miểu Các, nhìn xung quanh rồi đến kệ bày bút lông và giấy tuyên. Hắn cười nói: “Ở Phù Tang, tại hạ là họa sĩ ngự dụng của Thiên hoàng Thiên Vũ*, vẽ tranh cho bệ hạ tôn quý. Thiên Hoàng rất đánh giá cao tranh của tại hạ, biết tại hạ muốn nâng cao kỹ thuật vẽ nên cử tại hạ đến Đại Đường để học hỏi mở mang kiến thức, học những kỹ thuật vẽ cao siêu hơn.”
* Thiên hoàng Thiên Vũ (⒅天皇, Thiên hoàng Thiên Vũ (631-686), Hoàng tử Đại Hải, là Thiên hoàng thứ 40 của Nhật Bản được ghi lại trong Hoàng phổ.
Nguyên Diệu nói: “Dư huynh chắc hẳn là vẽ rất đẹp nhỉ.”
Dư Nhuận Chi khiêm tốn nói: “Ở Bình Thành kinh, tại hạ tự hào cho rằng mình là bậc thầy vẽ tranh, không ai sánh kịp. Đến Trường An, tại hạ mới hiểu mình chỉ là ếch ngồi đáy giếng, làm trò cười cho thiên hạ. Các họa sĩ Đại Đường mới thực sự là bậc thầy vẽ tranh, kỹ thuật tô màu, điểm tô của họ khiến tại hạ kinh ngạc. Những năm qua, tại hạ học hỏi không ngừng, mỗi ngày luyện tập, từng dành mười mấy năm đi khắp Đại Đường, quan sát sông núi, thăm các bậc thầy danh tiếng. Giờ đây, kỹ thuật vẽ của tại hạ mới tạm có thể ra mắt.”
Nguyên Diệu cảm thấy lời nói của Dư Nhuận Chi hơi không đúng nhưng cũng không suy nghĩ kỹ. Hắn cười nói: “Dư huynh quá khiêm tốn rồi.”
Dư Nhuận Chi chọn hai tờ giấy lụa La Văn, ba cây bút lông ngọc bích khác nhau, rồi lấy ra một thỏi vàng đưa cho Nguyên Diệu.
Nguyên Diệu gãi đầu, khó xử nói: “Hai tờ giấy tuyên thượng hạng cộng thêm ba cây bút lông ngọc bích cũng chỉ đáng hai lượng bạc, Dư huynh đưa thỏi vàng thế này, tiểu sinh không có đủ tiền để trả lại.”
Bạch Cơ đi từ đêm hôm qua vẫn chưa về, sau quầy chỉ còn hai, ba xâu tiền, không đủ bạc để trả lại Dư Nhuận Chi.
Dư Nhuận Chi đặt thỏi vàng xuống, cười nói: “Không sao, cứ để thỏi vàng lại đây. Khi nào có đủ tiền trả lại thì huynh đài đưa đến cho tại hạ là được.”
Nguyên Diệu nói: “Cũng được. Đợi Bạch Cơ về tiểu sinh sẽ mang số tiền thừa đến Tứ Phương Quán* cho Dư huynh.”
*Tứ phương quán: Tứ phương quán, tên quan thự. Thời Tùy Dương đế bố trí, dùng để tiếp đãi các dân tộc thiểu số đông, tây, nam, bắc và sứ thần nước ngoài, phân bố bốn sứ giả, mỗi người chủ quản các chuyện song phương qua lại và mậu dịch, thuộc Hồng Lư tự. Thời Đường, do Thông Sự Xá Nhân chủ quản, thuộc tỉnh Trung Thư.
Dư Nhuận Chi nói: “Tại hạ không ở Tứ Phương Quán, hiện tạm trú tại Đương Quy Sơn Trang gần chùa Từ Ân.”
Dư Nhuận Chi nói rõ địa chỉ rồi rời đi.
Ly Nô từ bên trong bước ra, ngái ngủ nói: “Mọt sách, mới sáng ra mà ngươi đã nói chuyện với ai vậy?”
Nguyên Diệu nói: “Một họa sĩ từ Phù Tang đến. Hắn đến mua giấy tuyên và bút lông.”
“Mới giờ Thìn thôi, người Phù Tang này dậy sớm thật. Ủa, sao lại có một thỏi vàng ở đây?”
Nguyên Diệu nói: “Khách để lại. Sau này tiểu sinh phải mang tiền thừa trả cho hắn.”
Ly Nô bĩu môi: “Người Phù Tang thật giàu có, mua giấy bút cũng dùng vàng.”
Bạch Cơ trở về kịp lúc ăn sáng. Nguyên Diệu kể lại việc Dư Nhuận Chi đến mua giấy bút, đưa thỏi vàng lên.
Bạch Cơ cầm thỏi vàng xem, cười nói: “Thỏi vàng này thú vị thật.”
Nguyên Diệu nói: “Thỏi vàng có gì thú vị đâu? Mau trả lại số tiền thừa cho Dư huynh mới là chính đáng.”
Bạch Cơ tiện tay ném thỏi vàng vào sau quầy, vào lấy bạc đưa cho Nguyên Diệu, bảo hắn mang đến cho Dư Nhuận Chi.
Nguyên Diệu cầm bạc lên đường.
Khi ra khỏi Trường An, đến gần chùa Từ Ân thì đã qua giờ trưa. Chùa Từ Ân nằm ở ngoại ô phía nam Trường An, xung quanh là núi xanh nước biếc. Nguyên Diệu đi qua một con đường núi, thấy một trang viên lớn, là Đương Quy Sơn Trang.
Ngoài Đương Quy Sơn Trang có hai tiểu đồng mặc áo đơn trắng đứng đó.
Nguyên Diệu nói rõ lý do đến, một tiểu đồng vào báo tin.
Chẳng bao lâu sau, tiểu đồng ra nói: “Chủ nhân mời Nguyên công tử vào.”
Nguyên Diệu thay giày sạch rồi được tiểu đồng dẫn vào Đương Quy Sơn Trang. Bố cục, trang trí bên trong trang viên không giống phong cách Đại Đường, các sân viện, phòng ốc, hành lang, cửa lùa, bình phong, bàn ghế, dụng cụ trà đều mang đậm phong cách nước ngoài.
Tiểu đồng dẫn Nguyên Diệu đi qua hành lang, từ chính sảnh phía trước vọng lại tiếng nhạc. Nguyên Diệu lắng tai nghe, không giống âm điệu Cung Thương Giác Chủy Vũ của Đại Đường* mà là một giai điệu chậm rãi và đơn giản. Có nam nhân dùng tiếng nước ngoài hát theo giai điệu, giọng hát mang vẻ buồn man mác.
* https://tiengtrungcamxu.com/goc-kham-pha-am-nhac-trung-hoa-co.html vào đây để rõ hơn ạ
Khi Nguyên Diệu theo tiểu đồng vào chính sảnh, hắn mới phát hiện nơi đây đang có một buổi tiệc. Dư Nhuận Chi với vài chục nam nữ đang dự tiệc trong đại sảnh. Trang phục, dáng vẻ và cử chỉ của những người này đều mang đậm phong cách ngoại tộc, các nam nhân đội mũ Lập Ô, mặc áo Thú có sọc, cầm quạt dơi. Các nữ nhân mặc váy nhiều lớp hoa văn rực rỡ, tóc đen bóng như lụa. Da họ trắng như ngọc, môi đỏ như anh đào, nhưng khi cười với Nguyên Diệu thì thấy răng họ nhuộm đen.
Dư Nhuận Chi đứng dậy, cười nói với Nguyên Diệu: “Hiên Chi đến thật đúng lúc, chúng ta đang mở hội hát, ngươi vào uống cùng một chén đi?”
Nguyên Diệu đưa một cái bọc nhỏ, cười nói: “Tiểu sinh đến để trả lại số tiền thừa buổi sáng cho Dư huynh. Tiểu sinh không rành phong cách Phù Tang…”
Dư Nhuận Chi nhận bọc tiền tiện tay ném sang một bên, kéo Nguyên Diệu ngồi xuống: “Không rành cũng không sao, cùng uống một chén, vui chơi một chút đi.”
Nguyên Diệu không tiện từ chối lòng hiếu khách của Dư Nhuận Chi, đành ngồi xuống.
Dư Nhuận Chi giới thiệu các khách mời, họ đều là sứ giả từ Phù Tang đến Đại Đường. Trong số đó có quan lại, tăng nhân, âm dương sư, văn sĩ, nhạc công, nghệ nhân. Họ đều biết nói tiếng Hán và rất thân thiện, không khí buổi tiệc vui vẻ và hòa hợp. Nguyên Diệu cùng một văn nhân tên Hán là Lữ Dật Sĩ thảo luận về Tam phần Ngũ điển, Tứ thư Ngũ kinh, kiến thức rộng lớn của Lữ Dật Sĩ khiến Nguyên Diệu vô cùng khâm phục.
Thời gian vui vẻ luôn trôi qua rất nhanh, bất tri bất giác đã sắp giờ Thân. Nguyên Diệu muốn cáo từ trở về, nhưng Dư Nhuận Chi giữ lại nói: “Bây giờ dù Hiên Chi rời đi cũng không kịp trở về Phiêu Miểu Các trước giờ giới nghiêm. Không bằng, tối nay ở lại đây đi? Tại hạ phái tiểu đồng cưỡi ngựa đến Phiêu Miểu Các nói thay ngươi một tiếng.
Khách dự tiệc cũng đều cực kỳ nhiệt tình giữ Nguyên Diệu lại.
Nguyên Diệu lại không thể từ chối thịnh tình của mọi người, bèn đồng ý.
Dân ca Phù Tang lại vang lên, lần này đổi thành làn điệu vui vẻ, mọi người vừa cười to vừa uống rượu.
Buổi tối tiệc tùng mới giải tán.
Tất cả mọi người nghỉ ngơi ở Đương Quy sơn trang.
Nguyên Diệu ngủ trong phòng khách, bên tai truyền đến tiếng côn trùng kêu, tiếng gió, xa xa có ai đó đang ngâm thơ:
Thường nhớ cố viên xuân đến sớm, mười năm sương mai về muộn.
Ước chừng canh ba, Nguyên Diệu tỉnh lại một lần để đi nhà xí. Trên đường trở về, từ xa xa hắn nhìn thấy Dư Nhuận Chi từ bên ngoài trở về, trong lòng thấy hơi kỳ quái, đêm hôm khuya khoắt thế này, hắn ra ngoài làm cái gì?
Thế nhưng Nguyên Diệu là khách, cũng không tiện hỏi, bèn trở về tiếp tục ngủ.
Ngày hôm sau, Dư Nhuận Chi chiêu đãi Nguyên Diệu ăn điểm tâm xong rồi đưa hắn rời đi. Dư Nhuận Chi nói: “Cửa hàng bán giấy Tuyên Thành dùng rất tốt, tại hạ còn muốn mua mấy tờ. Nhưng gần đây tại hạ không tiện vào thành, có thể phiền Hiên Chi đưa tới giúp không?”
Nguyên Diệu nói: “Tất nhiên là được. Dư huynh muốn bao nhiêu? Khi nào muốn?”
Dư Nhuận Chi cười nói: “Trong quý tiệm có bao nhiêu thì đưa bấy nhiêu. Tại hạ không vội, Hiên Chi lúc nào rảnh thì đưa tới.”
Nguyên Diệu nói: “Được.”
Nguyên Diệu cáo từ rời đi.
Danh sách chương