Sở dĩ Ngô Công Sơn bị Thương Kiến Hùng mắng là loạn thần tặc tử, chỉ vì Ngô Công Sơn là thuộc hạ cũ của Ninh vương, cũng giống như Thiệu Đăng Vân. Đối mặt với sự thanh tẩy của triều đình, ông ta không thể không tự lập để bảo đảm. Chỉ là, ông ta không còn tìm được chỗ dựa cứng như Thiệu Đăng Vân lúc trước, đành nhờ vào thế lực phản quốc bên ngoài mà thôi.

Ngô Công Sơn bám vào đùi Đồng Tiên các, ăn nhịp với Đồng Tiên các. Do có quan hệ với Đồng Tiên các, được Tử Kim động ngầm đồng ý, cho nên ông ta đã chiếm được quân đội độc lập ở Thương châu.

Vốn Đồng Tiên các cũng chẳng khác gì Thiên Ngọc môn, đả thông quan hệ ba Đại Phái, chiếm một địa bàn nhỏ ở phía Đông và phía Tây nước Yến, phạm vi ảnh hưởng cũng vì thế mà phân nhỏ.

So với Thiên Ngọc môn, địa bàn của Đồng Tiên các chiếm nhiều hơn, thực lực cũng mạnh hơn, nhưng những địa bàn lẻ tẻ này đã sớm không thỏa mãn được khẩu vị của Đồng Tiên các, nhưng bởi vì có Tử Kim động đè ép, Đồng Tiên các cũng không dám làm loạn.

Binh lính dưới trướng Ngô Công Sơn đều là người của Ninh vương lúc trước, binh cường mã tráng, đủ để bao trùm một phương, tạo cho Đồng Tiên các tiền vốn để tự lập.

Đồng Tiên các nhanh chóng thông qua mối quan hệ với Tử Kim động, sau đó gom địa bàn thành một nhóm, đổi lấy Thương châu để làm nơi tự lập.

Đồng Tiên các có thể thành công làm như vậy, cố nhiên nhờ lực ảnh hưởng của Chưởng môn tiền nhiệm Tử Kim động. Xét theo một trình độ nào đó, ba Đại Phái cũng cần có một lực lượng thế tục ngăn được hoàng quyền thế tục. Bởi vậy, có một vài thế lực giống như Đồng Tiên các ở nước Yến, cũng là vì có quan hệ với ba Đại Phái.

Không có ba Đại Phái ngầm đồng ý, thế lực đó rất khó đặt chân. Ví dụ như Thiên Ngọc môn muốn lấy được Nam châu, trước đó phải nhận được sự tán thành của ba Đại Phái.

Về phần quân đội tự lập của Ngô Công Sơn, trên cơ bản đều là thuộc hạ cũ của Ninh vương ở nước Yến.

Khi Ninh vương còn sống, chuyên trị các phương không phục bên trong cảnh nội nước Yến. Quân đội tự trị sớm đã bị Ninh vương Nam chinh Bắc chiến thu phục. Môn phái tu hành các nơi cũng ngoan ngoãn tuân thủ nghiêm ngặt quy củ, giúp nước Yến nhất thời cường thịnh, khiến các quốc gia xung quanh phải e ngại.

Quốc nội nhất thống, cảm thấy không còn gì lo lắng, cộng thêm một số người trong triều không cam tâm bị Ninh vương áp chế, cực lực xui khiến Thương Kiến Hùng, ví dụ như phái Đồng Mạch, khiến Thương Kiến Hùng ngo nghoe muốn động Ninh vương. Kết quả, Ninh vương vừa chết, thuộc hạ cũ của Ninh vương không cam tâm đền tội, tự thành lập quân đội của riêng mình ở phía Đông và Tây, mới biến nước Yến thành bộ dạng như bây giờ.

Ba Đại Phái ngầm trách Thương Kiến Hùng vô năng. Thương Kiến Hùng lại đổ cho ba Đại Phái là nguyên nhân sâu xa của thảm họa.

Người và người, lợi ích và lợi ích liên quan lẫn nhau, cực kỳ phức tạp. Sự việc bên trong không phải dăm ba câu là có thể nói rõ.

Mặc kệ vừa rồi bị ba Đại Phái bức bách, chịu nhục như thế nào, vừa nghe Khúc Vân Không gặp chuyện, Thương Kiến Hùng cũng cảnh giác cao độ, ý thức được vấn đề không đơn giản.

Dù sao ông ta cũng là Hoàng đế nước Yến, là người trông coi cơ nghiệp của tổ tông. Ông ta là người không hy vọng nhìn thấy nước Yến sụp đổ nhất.

Trong lúc kẻ địch bên ngoài đang nhìn chằm chằm vào, Thương châu lại xảy ra chuyện, đây tuyệt đối không phải chuyện tốt.

Bầu không khí bên trong đại điện trong nháy mắt đã thay đổi. Ba Đại Phái hành động, Thương Kiến Hùng cũng ra lệnh cho Điệp Báo ti hành động luôn, nhanh chóng điều tra tình huống bên phía Thương châu.

Ba vị Chưởng môn tạm thời ở lại hoàng cung, là vì tiện liên lạc với Thương Kiến Hùng, kịp thời phân tích tình huống một cách toàn diện.

Kết quả, chưa đến hai ngày, không cần phân tích, câu trả lời cũng đã có.

Thương châu làm phản!

Ngô Công Sơn chết một cách kỳ lạ như thế nào thì không nói, em trai Ngô Công Sơn là Ngô Công Lĩnh, vốn là Phó tướng của Ngô Công Sơn, đang nắm giữ binh quyền không nhỏ trong tay, cũng đã từng là thuộc hạ của Ninh vương, lúc này đã toàn diện tiếp quản binh quyền Thương châu. Sau khi giết một vài thân tín của Ngô Công Sơn, y đã xua binh đánh Nguyên châu nước Yến.

Một vị Trưởng lão của Đồng Tiên các là Đan Đông Tinh đã tạm thời tiếp nhận chức Chưởng môn Đồng Tiên các, đồng thời tru sát vợ con và đệ tử thân tín của Chưởng môn tiền nhiệm Khúc Vân Không.

Lý do tru sát là để báo thù cho Chưởng môn Khúc Vân Đông, nói thê tử Khúc Vân Không có ý đồ đoạt chức Chưởng môn, hiệp mưu với một số người mưu hại Khúc Vân Sơn.

Mặc kệ người ngoài có tin vào lý do này hay không, nội bộ Đồng Tiên các lại tin. Để báo thù cho Chưởng môn, bọn họ đã phối hợp với đại quân của Ngô Công Lĩnh, tiến hành công phạt Nguyên châu.

Nói đến cũng có liên quan đến Ngưu Hữu Đạo.

Tham gia vào việc này chính là Huynh trưởng kết bái Toàn Thái Phong và tỷ tỷ kết bái Huệ Thanh Bình của hắn.

Hai người không được như ý ở Nam châu, chuyển đến Thương châu lại đắc thủ, thành công nhấc lên sóng gió bên trong nước Yến.

Đối mặt với tập kích, Nguyên châu phản kháng trước tiên tất nhiên là không nói.

Nhưng Nguyên châu cũng như Định châu, vừa điều rất nhiều người chống đỡ, vừa tham gia phòng ngự quân đội do hai nước Hàn, Tống bố trí. Trong tình huống này, lại đối mặt với thuộc hạ cũ thân kinh bách chiến của Ninh vương, Nguyên châu làm sao có thể là đối thủ, liên tục bị đánh lui, chỉ có thể dùng chiến thuật tập kích quấy rối để kéo dài, chờ viện binh của triều đình.

Việc Nam châu tiến đánh Định châu đã khiến kinh thành xôn xao một thời gian, một làn sóng bất ổn vừa mới được san bằng, một làn sóng khác lại nổi lên. Thương châu bắt đầu tạo phản, khiến kinh thành bạo động.

Trước khi triệu tập quần thần để nghị sự, Thương Kiến Hùng triệu tập Đồng Mạch đến ngự thư phòng.

Đồng Mạch có thể ổn định ở nước Yến, tất nhiên rất được Thương Kiến Hùng tín nhiệm. Phàm là chuyện lớn, Thương Kiến Hùng sẽ triệu tập ông ta đến bàn luận trước để có được chủ ý đại khái.

Quân thần mật đàm, Đồng Mạch lo lắng trước có sói, sau có hổ. Chuyện Định châu còn chưa giải quyết xong, Thương châu đã xảy ra loạn, hỏi Thương Kiến Hùng đã giải quyết chuyện ở Định châu như thế nào?

Thương Kiến Hùng cũng không giấu diếm, đem chuyện ba Đại Phái bức bách ông ta cắt nhường lại ba quận, việc này khiến cho Thương Kiến Hùng rất hận.

Nghe xong, Đồng Mạch suy nghĩ một lát, sau đó nói: “Quân đội tập trung ngoài biên quan phòng ngự trọng binh hai nước Hàn Tống chính là nền tảng của đất nước. Mặc kệ phát sinh chuyện gì, tuyệt đối không thể dao động. Một khi thả lỏng, Đại Yến nhất định sẽ bị loạn thành một bầy.”

Thương Kiến Hùng nói: “Thuộc hạ cũ của Ninh vương chính là hổ lang chi sư, người của Nguyên châu khó mà cản được. Người xung quanh cũng không thể làm gì, chỉ có thể ngồi nhìn, sợ là sẽ sinh kịch biến.”

Đồng Mạch nói: “Cho nên, lúc này ba Đại Phái cần phải xuất lực.”

Thương Kiến Hùng không hiểu, hỏi: “Mau nói rõ hơn?”

Đồng Mạch đáp: “Bọn gọ trách bệ hạ gây ra nạn binh ở Nam châu, bệ hạ không thể trách bọn họ sao? Thương châu vốn là hậu hoạn Tử Kim động nuôi ra, bệ hạ có thể dùng lý do này để chỉ trích Tử Kim động. Thương châu đã trắng trợn tạo phản, khi bệ hạ nói rõ lý lẽ, bọn họ khó mà trốn tránh được trách nhiệm. Đến lúc này, cũng nên bắt những đội quân tự lập mà bọn họ đã dung túng xuất lực.” Nói đến đây, hai mắt ông ta nheo lại, thấp giọng nói tiếp: “Trọng binh đang tập trung tại biên ải tuyệt không thể động. Chúng ta thừa dịp này suy yếu thế lực của ba Đại Phái ở thế tục.”

Thương Kiến Hùng như có điều suy nghĩ, hiểu ý của Đồng Mạch, khẽ gật đầu: “Biên quân bất động, nhân mã xung quanh Nguyên châu toàn lực trì hoãn phản quân Thương châu, bức đám quân đội tự lập của ba Đại Phái phải xuất binh để bình định, để bọn họ và phản quân lưỡng bại câu thương!”

Đồng Mạch gật đầu: “Không phải Thương Triều Tông có thể đánh sao? Đây cũng là lý do tốt nhất. Nếu tình hình chiến đấu không ổn, chúng ta lại bức ba Đại Phái ép người Nam châu đến để bình định, có thể nhân cơ hội này tiêu diệt đám dư nghiệt của Ninh vương.”
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện