Thiên dục kỳ vong, tất lệnh kỳ cuồng[1].
Muốn nhanh chóng diệt trừ một người, cách tốt nhất chính là để cho hắn đạt được những thứ hắn muốn một cách dễ dàng. Khi nàng vẫn còn là Tiêu Hàm, từng gặp một vị bác sĩ tâm lý có suy nghĩ như thế, đương nhiên sau đó đối phương đã bị nàng đưa đến nơi mà hắn nên ở trong vài thập niên.
Nhưng suy nghĩ này ít nhiều gì cũng để lại dấu ấn trong lòng Triệu Hâm, hơn nữa hiện tại nàng không ngại thí nghiệm một chút.
Lâm Vận hiển nhiên là vật thí nghiệm không may mắn ấy.
Chỉ trách hắn không biết lượng sức mình, tự tìm đường chết.
Có đôi khi Triệu Hâm sẽ nghi hoặc, rốt cuộc Lâm Vận tự tin đến mức nào mà dám xem nàng như mục tiêu. Chẳng qua, Triệu Hâm lười đi tìm hiểu nguyên nhân, người duy nhất tương đối tò mò về chuyện này có lẽ là 9526.
So sánh với việc đó, nàng càng nguyện ý giải quyết vấn đề nhanh hơn một chút.
Muốn huỷ diệt một người, phương pháp tốt nhất chính là thoả mãn ước nguyện của hắn,
Không phải hắn vẫn luôn hy vọng bản thân có thể bình bộ thanh vân sao? Vậy Triệu Hâm sẽ cho hắn hưởng hết vinh hoa phú quý[2].
Hắn thích làm thơ, vậy để cho hắn trở thành ngự dụng nhàn nhân[3] đi, đỡ phải ba ngày hai bữa lại đến làm phiền nàng một lần.
Lâm Vận nhận được thánh chỉ, là bởi vì Triệu Hâm có nói với hoàng đế Triệu Tấn một câu, "Nếu hoàng huynh thưởng thức hắn, thì cứ triệu kiến hắn tiến cung, tuỳ thời hầu hạ ngự giá là được."
Triệu Tấn suy nghĩ một chút liền đồng ý chấp thuận, kỳ thực khi hắn xem những bài thơ tinh diệu tuyệt luân kia cũng nhịn không được động tâm, muốn gặp mặt vị Lâm công tử Lâm Vận danh chấn kinh thành này một lần. Còn về chuyện tuỳ thời hầu hạ ngự giá, cùng lắm chỉ là một chức quan không có thực quyền thôi, hơn nữa đây là đề nghị của Lạc Hà, Triệu Tấn đương nhiên không có khả năng từ chối.
Thật ra Lâm Vận tính toán không tồi, với địa vị của Lạc Hà công chúa, giúp đỡ hắn bình bộ thanh vân quả thực là chuyện dễ như trở bàn tay, Triệu Hâm không chỉ vừa có công tích vừa có nghĩa tình gắn bó nhiều năm cùng hoàng đế, mà còn từng không màng danh lợi, chủ động rời khỏi kinh thành ba năm, nên vị trí của nàng ở trong lòng hoàng đế Triệu Tấn không giống như những người khác, cơ hồ có thể so sánh với Hoàng Hậu.
Đáng tiếc Lâm Vận đã mắc hai sai lầm, một là dùng sai thủ đoạn, hai là tài hoa của hắn vốn không có thật.
Chỉ cần một trong hai sai lầm đó thôi, cũng đủ khiến cho Triệu Hâm coi thường hắn.
Tiến cung với hai bàn tay trắng, tuỳ thời hầu hạ ngự giá, đây là trường hợp chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, nhưng hoàng cung là nơi nào, quy quy củ củ, ngôn ngữ cử chỉ đều bị câu thúc, bất cẩn một chút là sẽ rước hoạ vào thân[4], chẳng qua Lâm Vận có thể cự tuyệt chiếc bánh từ trên trời rơi xuống này sao?
Đáp án đương nhiên là không, sau khi đọc xong thánh chỉ, nội thị liền thân thiện đưa thánh chỉ cho Lâm Vận, mọi người xung quanh khiếp sợ không thôi, Lâm Vận quả thực là một bước lên trời[5], có thể tuỳ thời hầu hạ, làm bạn với thiên tử, sau này tiền đồ vô lượng nha.
Đến Tống Vương cũng phái người dặn dò thế tử phải quan tâm Lâm Vận hơn một chút, hiện tại người ta là ngự dụng nhàn nhân của hoàng đế, nói không chừng tương lai sẽ là thân tín của hoàng đế, tuy rằng bọn họ là hoàng tộc, nhưng không thể tuỳ tiện kết thù.
Lâm Vận hưởng thụ ánh mắt hâm mộ kính sợ của những người khác, trong lòng thập phần thoả mãn, quả nhiên hắn là vai chính của thế giới này, được trời cao chiếu cố.
Nội thị truyền thánh chỉ nhắc nhở Lâm Vận tiến cung vào ngày mai xong liền rời đi, sau đó, Lâm Vận nghiễm nhiên trở thành nhân vật chính của yến hội, Tống Vương thế tử không những không tức giận, mà còn xưng huynh gọi đệ với Lâm Vận, có trời mới biết bọn họ chỉ vừa quen biết nhau hôm nay.
Người vây quanh tâng bốc Lâm Vận nhiều không đếm xuể, hầu hết tất cả mọi người đều có suy nghĩ giống như Tống Vương, cho dù không thể giao hảo cũng tuyệt đối không được trở mặt, lỡ như có một ngày Lâm Vận được thiên tử coi trọng, thì chẳng phải bọn họ sẽ bị thua thiệt sao.
Các gia tộc quyền quý ở kinh thành, không ai không biết đưa đẩy, tiểu tâm sử đắc vạn niên thuyền[6], còn lâu bọn họ mới chủ động cho người khác cơ hội vả mặt mình.
Chẳng qua những người này vẫn tương đối rụt rè, có một số người đã bắt đầu xem Lâm Vận như mục tiêu, nghe nói hắn chưa có thê tử, còn trẻ nhưng đã là cử tử, tiền đồ vô lượng như vậy, không phải là đối tượng hoàn hảo cho vị trí hiền tế à.
Từ khi Lâm Vận xuyên không đến nay, có bao giờ từng trải qua chuyện như thế, thiếu chút nữa rơi vào bẫy của bọn họ, cũng may hắn không quá mơ hồ, chưa có đồng ý với loại hôn ước bằng miệng đó.
Đương nhiên nguyên nhân chính là do hắn chướng mắt thiên kim của mấy quan viên tứ phẩm ngũ phẩm này, phải biết rằng mục tiêu của hắn chính là muội muội của đương kim hoàng đế Đại Hi, Lạc Hà công chúa, cho dù không thành công, hắn cũng không thể nghênh thú một người thua kém công chúa chứ.
Lâm Vận không cảm thấy hắn không xứng với công chúa, nếu bỏ qua hắn, công chúa chắc chắn sẽ hối hận, mà thê tử tương lai của hắn, tuyệt đối phải xuất sắc hơn công chúa, bằng không chẳng phải là khiến cho người ta chê cười à.
Lâm Vận không cho rằng hắn sẽ thất bại, hắn không cho phép cuộc đời của hắn có một vết nhơ như vậy tồn tại.
Chẳng qua, là chưa đến lúc thôi, Lâm Vận trở về trong cơn say chuếnh choáng, vừa mở cửa liền nhìn thấy Kim Sơn Hải với thái độ vừa kích động vừa cung kính, cùng Phù Cừ dịu dàng tiến lên dìu hắn, đôi mắt tràn đầy sự sùng bái, mỹ nhân dưới ánh trăng, càng nhìn càng thấy đẹp.
Chuyện thánh chỉ đã sớm lan truyền khắp kinh thành, trong quá khứ chưa từng có ai có vinh dự như vậy, được thiên tử đích thân điểm danh, triệu kiến tiến cung.
Tuy Kim Sơn Hải vô cùng kích động, nhưng cũng không định quấy rầy Lâm công tử, Lâm Vận ôm eo Phù Cừ, giọng nói trầm thấp, "Ta nạp ngươi làm thiếp được không."
Đôi mắt xinh đẹp của Phù Cừ ngấn đầy nước mắt, khiến cho Lâm Vận càng thêm thương tiếc.
Dù sao thì hắn cũng đã đạt được mục đích, không cần phải cố gắng câu dẫn Lạc Hà công chúa nữa.
***
Việc Triệu Hâm tiến cử Lâm Vận làm ngự dụng nhàn nhân, người khác không biết, nhưng Hoàng Hậu biết, lúc nghe nói nàng còn nhịn không được cảm thấy kinh ngạc, trước đây thái độ của Hâm Nhi thập phần lãnh đạm, không quá để ý đến Lâm Vận, cũng không để bụng mấy lời đồn đãi ngoài kia, tại sao bây giờ lại đột nhiên nói giúp cho hắn.
"Bởi vì ta thưởng thức những bài thơ đó nha." Triệu Hâm cười nói,
Hoàng Hậu nghe vậy liền trêu chọc, "Thưởng thức những bài thơ đó, chẳng qua chỉ là không nguyện ý gặp mặt hắn thôi, đúng không."
Đừng tưởng nàng không biết, Triệu Hâm chưa từng liếc mắt nhìn đối phương dù chỉ một lần, huống chi là cho phép người bước chân vào phủ công chúa, có một số kẻ lắm mồm lắm miệng[7] còn lén lút mắng Lạc Hà kiêu căng vô tình.
Đôi mắt của Triệu Hâm hàm chứa ý cười, "Thích thơ, liên quan gì đến chuyện gặp mặt người làm thơ?"
"Nói không chừng hơn trăm năm sau, ngàn năm sau, hậu nhân sẽ chỉ nhớ rõ những bài thơ này, chứ không nhớ rõ người làm thơ thì sao."
Hoàng Hậu bất đắc dĩ lắc đầu, tuy rằng nàng đang mang thai, nhưng công việc bề bộn, không thể không có người giải quyết, nếu Triệu Hâm thật sự vô tâm, vậy nàng cũng không cần chú ý tới vị cử tử kia nữa, chuyên tâm xử lý chính vụ đi.
Hiện tại Lâm Vận thập phần xuân phong đắc ý[8], mặc dù không đạt được mục đích ban đầu, nhưng tốt xấu gì cũng được hoàng đế coi trọng, trở thành "ngự dụng nhàn nhân", tuỳ thời hầu hạ hoàng đế, chẳng phải là sẽ có rất nhiều cơ hội kiến công lập nghiệp[9] à.
Trong kinh thành ngược lại có không ít người thật lòng ái tài tích tài[10] cảm thấy tiếc hận,
Người đã tiến cung, e rằng sau này bọn họ khó có thể giao lưu thơ ca với Lâm công tử, hơn nữa tuy ngự dụng nhàn nhân có vẻ dễ nghe, nhưng chẳng qua cũng chỉ là một chức vụ làm văn làm thơ để Hoàng Thượng giải trí mà thôi, hoàn toàn không có thực quyền, chưa kể tuỳ thời hầu hạ hoàng đế, ngôn ngữ cử chỉ đều bị câu thúc, có lẽ sẽ không thể ngẫu nhiên làm ra những bài thơ tinh diệu tuyệt luân như trong quá khứ được.
Thái độ của các nhà nho chính thống trong Quốc Tử Giám, Hàn Lâm Viện[11] đối với Lâm Vận cũng nhanh chóng thay đổi, từ thưởng thức biến thành ghét bỏ, làm văn làm thơ để nổi danh không sai, nhưng làm văn làm thơ vốn chỉ là một loại lạc thú, tham gia khoa cử, sử dụng học thức tài hoa của mình xây dựng đất nước mới là chính đồ.
Nếu ngày hôm đó Lâm Vận uyển chuyển từ chối thánh ý, thì bọn họ còn tán thưởng hắn một chút, cho dù hoàng đế không vui cũng không sao, bởi vì bọn họ sẽ thay hắn cầu tình, đáng tiếc hiện thực lại hoàn toàn trái ngược, Lâm Vận vô cùng vui vẻ tiến cung làm ngự dụng nhàn nhân, dáng vẻ ấy của hắn có khác gì đám nịnh thần trong lịch sử đâu.
Tiêu biểu nhất là trước đây từng có một vị đại nho ở Quốc Tử Giám không ngừng khen ngợi những bài thơ của Lâm Vận trước mặt học trò, hiện tại trực tiếp biến sắc, không chỉ nghiêm cấm học trò đàm luận về những bài thơ của Lâm Vận, mà còn cảnh cáo học trò không được tham luyến phong hoa tuyết nguyệt[12], phải sử dụng học thức tài hoa của mình xây dựng đất nước.
Lâm Vận đang ở trong cung, nên vẫn chưa biết thanh danh của hắn trong tầng lớp sĩ phu đã bị huỷ hoại, thư sinh trọng thể diện, nói dễ nghe là khí khái, nói khó nghe là tự cao. Bây giờ tận mắt chứng kiến Lâm Vận nổi danh "tài hoa tuyệt thế" rơi đài, bọn họ không vui sướng khi người gặp hoạ mới là lạ.
Xây lên thì khó, đập bỏ thì rất dễ. Không có ai nói cho hắn biết chuyện này, đơn giản là do bản thân Lâm Vận không có nhân mạch, không có bằng hữu, các mối quan hệ xung quanh hầu như đều chỉ có vẻ bề ngoài phù phiếm xa hoa, hai người thân cận với hắn nhất là Kim Sơn Hải và Phù Cừ, trong đó một người là thương nhân, tầm nhìn không quá sâu sắc, một người đã sớm chủ động đoạn tuyệt quan hệ với mạng lưới nhân mạch trong quá khứ, toàn tâm toàn ý[13] phó thác cho công tử nhà nàng, cam tâm tình nguyện[14] trở thành thị thiếp của Lâm gia, thành ra Lâm Vận không biết gì là việc đương nhiên.
Mà với tính cách của hắn, cho dù biết, có lẽ cũng sẽ không thèm để ý, hắn là người xuyên không, trong đầu hắn có hàng trăm hàng ngàn bài thơ lưu danh thiên cổ[15], nếu cần thiết thì làm ra vài bài vả mặt bọn họ là được rồi.
Chẳng qua không lâu sau đó người bị vả mặt lại là Lâm Vận.
Triệu Hâm dám tiến cử hắn, hiển nhiên là bởi vì nàng thấu hiểu con người của hoàng huynh Triệu Tấn, khoảng cách sản sinh ra cái đẹp, trước đây chỉ có thể nghe thấy mọi người nhắc đến, và hiện tại người ở bên cạnh, gần ngay trước mắt như thế, vô luận là ưu điểm hay khuyết điểm đều sẽ bị phóng đại.
Đối với những thứ đẹp đẽ, hầu hết con người sẽ có mong muốn được nhìn ngắm, thưởng thức, thơ ca cũng vậy, nhưng sau khi thưởng thức "tài hoa" của Lâm Vận, Triệu Tấn liền nhanh chóng thấy được khuyết điểm của hắn.
Từ xưa đến nay, phẩm chất chính là một trong những điều kiện quan trọng để quân vương suy xét có nên sử dụng một người hay không.
Huống chi bản thân Triệu Tấn lại không phải là một vị quân vương bình thường, hắn là vị quân chủ tài đức sáng suốt của thần dân Đại Hi, luận năng lực nhìn người, Triệu Hâm không cảm thấy Triệu Tấn sẽ thua kém người đã từng xuyên không vài lần như nàng.
Qua thời gian dài, Triệu Tấn cũng phát giác được, ngoại trừ làm văn làm thơ, Lâm Vận hoàn toàn không thể gánh vác trọng trách gì, hắn không hiểu chính sự, không biết nỗi khổ của thế gian, kiến thức về tứ thư ngũ kinh[16] thập phần qua loa sơ sài, trong đầu chỉ có đủ loại kỹ xảo, nếu là đồ vật có lợi cho đất nước thì Triệu Tấn còn có khả năng coi trọng, nhưng mấy thứ Lâm Vận làm ra, lập phương Rubik[17] xếp quân bài gì đó, căn bản đều là đồ chơi của tiểu hài tử.
Triệu Tấn là một vị thiên tử nói được làm được, phong hoa tuyết nguyệt, ca công tụng đức, nhàn hạ đủ đầy, không phải là những điều hắn muốn, nên sự hứng thú của hắn đối với Lâm Vận cũng dần phai nhạt.
Còn thuận tiện giảm bớt cả thời gian hầu hạ ngự giá của Lâm Vận, người này quả thực có hơi không biết tiến lùi, làm thơ không lựa chọn từ ngữ, đi quá giới hạn không chỉ một lần, nếu không phải hoàng đế nhân từ, thì hắn đã sớm bị trượng trách rồi.
Triệu Tấn thực lòng suy nghĩ cho Lâm Vận, cảm thấy bản thân vừa chủ động triệu kiến người ta tiến cung, không được nửa tháng liền đuổi người ta ra ngoài, có vẻ không quá phúc hậu, chưa kể mấy bài thơ do hắn làm ra thực sự không tệ, hoàng cung lại không nghèo đến mức không nuôi nổi một người rảnh rỗi.
Nguyên nhân chân chính khiến cho Lâm Vận bị đuổi ra khỏi hoàng cung nhanh như vậy, còn phải nhắc tới chuyện hắn lưu luyến Tần lâu Sở quán[18].
Từ khi chặt đứt ý niệm theo đuổi Lạc Hà công chúa, Lâm Vận chẳng những nạp Phù Cừ làm thiếp, mà còn không hề từ chối những lời mời khác, dù sao thì với thân phận ngự dụng nhàn nhân của hắn, sẽ không có ai dám làm khó dễ, ỷ quyền ỷ thế[19] ép buộc hắn phải làm thơ.
Danh lợi hiển quý bất ngờ ập đến, cùng các mỹ nhân muôn màu muôn vẻ[20], che mờ đôi mắt của Lâm Vận.
Hoàng cung câu thúc, hoàng đế hiếm khi triệu kiến, Lâm Vận chờ mãi, chờ mãi, nhưng cuối cùng chỉ chờ được ánh mắt khác thường của mọi người xung quanh.
Bởi vì cảm thấy bị đè nén lúc ở trong cung, nên sau khi xuất cung Lâm Vận càng thêm phóng túng, thuyền hoa thuỷ tạ, Tần lâu Sở quán, đêm này qua đêm khác, ngay cả Phù Cừ trong nhà cũng bị hắn vứt ra sau đầu.
Hơn nữa gần đây hắn còn có một thú vui mới, đó chính là viết thơ làm phú cho các vị mỹ nhân.
"Kim phong ngọc lộ nhất tương phùng, tiện thắng khước nhân gian vô số[21]......"
"...... Dương liễu ngạn, hiểu phong tàn nguyệt[22]."
"...... Y đới tiệm khoan chung bất hối, vị y tiêu đắc nhân tiều tuỵ[23]."
Không bao lâu sau, Lâm Vận liền nổi danh là lãng tử lang thang, những chuyện này còn lan truyền đến chỗ của Triệu Tấn.
Lâm Vận không biết, Triệu Tấn có thiện cảm với hắn, một nửa là bởi vì "tài hoa" của hắn, một nửa còn lại là do hắn làm thơ ca ngợi Lạc Hà công chúa.
Nhưng hiện tại thì sao, hiện tại hắn trầm mê sắc đẹp, phóng túng ngông cuồng, chỉ một điều thôi đã đủ huỷ hoại ấn tượng ban đầu của Triệu Tấn về hắn.
Hơn nữa hắn thân là ngự dụng nhàn nhân, vậy mà lại đi làm thơ cho nữ tử nơi Tần lâu Sở quán, nếu như tiếp tục giữ người này bên cạnh, chẳng phải sẽ khiến cho người khác xem nhẹ hoàng gia, ngự sử cũng thượng tấu, nói tâm tính của Lâm Vận bại hoại, không thể cống hiến sức lực cho bệ hạ.
Nên khi Lâm Vận vừa tỉnh lại tại chỗ của một mỹ nhân nào đó, liền nhận được đạo thánh chỉ thứ hai.
Là thánh chỉ trục xuất hắn ra khỏi hoàng cung.
Lâm Vận kinh ngạc trợn tròn mắt: "......"
Không chỉ một mình hắn, rất nhiều người đều không nghĩ tới Lâm Vận sẽ bị thất sủng nhanh như vậy. Chẳng qua mấy hành động gần đây của Lâm Vận, có ai không nhìn thấy chứ, đặc biệt là các gia tộc huân quý,
Có thể nói, Lâm Vận là ví dụ tiêu biểu cho câu đắc thắng mà kiêu.
Đứng trước mỹ nhân mỹ tửu, bản chất chân thực của hắn đã hoàn toàn bại lộ, không chỉ thế, hắn còn đắc tội với không ít người.
Mấy ngày trước, hắn bởi vì tranh giành mỹ nhân với một vị hậu duệ quý tộc, làm thơ mỉa mai châm chọc đối phương trước mặt quần chúng, vị hậu duệ quý tộc kia biết hắn là ngự dụng nhàn nhân của Thánh Thượng, tuy bề ngoài không nói gì, nhưng trong lòng đã nhớ kỹ thù này rồi.
Càng không cần phải nhắc đến những trường hợp cố ý vả mặt khác.
Cho nên Lâm Vận bị thất sủng, có rất nhiều người vui sướng khi người gặp hoạ, không phải là chỉ có một chút tài hoa thôi sao? Đồng thời cũng có không ít người cảm thấy trời cao bất công, để cho một kẻ có phẩm tính đức hạnh như vậy sở hữu tài hoa như thế.
9526 tận mắt chứng kiến quá trình Lâm Vận rơi đài, mơ hồ hiểu được lời nói lúc ấy của ký chủ,
Triệu Hâm ngồi câu cá bên hồ, tuỳ ý lên tiếng, "Tâm tính không xứng với tài hoa, năng lực không xứng với địa vị, sớm muộn gì cũng sẽ tự rước hoạ vào thân."
9526 tự dưng nhớ đến một câu, muốn huỷ hoại một người, thì phủng sát[24] là phương thức trí mạng nhất.
Nó không rõ bản thân nên chán ghét Lâm Vận hơn hay là đồng tình với hắn hơn. Dù sao nó cũng cảm thấy đối phương rơi vào kết cục như vậy là đáng đời, ai bảo hắn dám trêu trọc ký chủ, còn muốn giẫm lên vai ký chủ để đạt được mục đích.
Ngồi được một lúc, Triệu Hâm nhịn không được thở dài một hơi, nghĩ thầm vẫn là ngồi câu cá bên hồ ở Thanh Duyên Quan có ý tứ hơn.
Lâm Vận trở về với khuôn mặt xám xịt, thái độ của Kim Sơn Hải và Phù Cừ đối với hắn ngược lại không hề thay đổi.
Kim Sơn Hải chỉ cảm thán danh lợi như mây nổi giữa trời, nói biến mất liền biến mất, cũng may nhờ có thanh danh của Lâm Vận, hắn kiếm lời không ít. Còn về Phù Cừ, mấy ngày trước nàng còn đang đau lòng bởi vì lang quân đã quên mất người xưa, hiện tại Lâm Vận trở về, nàng vui mừng còn không kịp.
Lâm Vận nhìn thấy hai người như vậy thì vô cùng cảm động, chẳng qua hắn vẫn không có ý định từ bỏ, thất bại chỉ là trạng thái nhất thời thôi, hắn là người xuyên không, hắn sở hữu trí tuệ của tương lai hàng ngàn năm sau, hắn tuyệt đối sẽ thành công.
Rốt cuộc với tính cách đó của Lâm Vận, hắn có thể chấp nhận để người khác chế nhạo, nói ngoại trừ làm văn làm thơ, hắn chẳng được cái tích sự gì mới là lạ. Chưa kể sau khi hưởng hết vinh hoa phú quý của hoàng cung, hắn cũng chướng mắt cuộc sống bình thường của hiện tại.
Ở trong cung, Lâm Vận thân là ngự dụng nhàn nhân, nên thức ăn thập phần tinh tế tỉ mỉ, tham dự yến hội gì đấy cũng được hưởng đãi ngộ cao nhất, nhưng bây giờ hắn đã mất đi chức vị, thanh danh bị huỷ hoại. Kim Sơn Hải lại không có khả năng mặc kệ hắn vung tiền như rác. Tài sản của Kim Sơn Hải không nhiều đến mức có thể cung cấp cho Lâm Vận tuỳ ý tiêu xài.
Từ nghèo thành giàu dễ, từ giàu về nghèo khó.
Trong lòng Lâm Vận buồn bực, cho dù Phù Cừ có cố gắng dịu dàng ân cần, hồng tụ thiêm hương[25], cũng không thể khiến cho hắn cảm thấy vui vẻ. Chẳng qua Lâm Vận không buồn bực quá lâu, bởi vì sau đó hắn nhanh chóng hạ quyết tâm, không làm văn làm thơ nữa thì sao chứ, hắn có thể sử dụng phương pháp khác để mọi người biết đến bản lĩnh của hắn mà.
Tác giả có lời muốn nói:
Người xuyên không: Ta đi lên đỉnh cao đời người xong lại quay về điểm xuất phát.
Cảm ơn các tiểu thiên sứ đã thích tác phẩm của ta nha.
[1] Thiên dục kỳ vong, tất lệnh kỳ cuồng: Khi Trời muốn diệt ai, trước tiên sẽ để kẻ đó kiêu ngạo trước.
[2] Vinh hoa phú quý: Giàu sang, vinh hiển, thành đạt.
[3] Ngự dụng nhàn nhân: Người làm việc vặt cho vua, nói vui hơn chút là chân sai vặt =)))))
[4] Rước hoạ vào thân: Ám chỉ tự mang tai hoạ vào bản thân mình.
[5] Một bước lên trời: Ám chỉ việc đạt được thứ mình mong muốn một cách nhanh chóng và bất ngờ đến mức cả bản thân còn không dám mơ hay nghĩ tới.
[6] Tiểu tâm sử đắc vạn niên thuyền: Câu đầy đủ là "Cẩn thận năng bổ thiên thu thiền, tiểu tâm sử đắc vạn niên thuyền" (谨慎能捕千秋蝉, 小心驶得万年船), cẩn trọng sẽ bắt được ve nghìn tuổi, biết chú ý thì sẽ giữ được thuyền đến vạn năm. Ý là trong mọi việc xử sự phải suy xét kỹ lưỡng trước sau mới có thể đạt được thành quả lâu bền.
[7] Lắm mồm lắm miệng: Nói nhiều (thường mang ý nghĩa tiêu cực).
[8] Xuân phong đắc ý (春風得意): Ban đầu, "xuân phong đắc ý" dùng để chỉ cảm giác đi thi mà đỗ đạt công danh, sự nghiệp phất lên. Về sau, cụm từ này được sử dụng với nghĩa rộng hơn, ngoài thành công trong sự nghiệp còn chỉ sự mỹ mãn trong tình ái, hôn nhân; nói chung tất cả mọi lĩnh vực mà đạt được thành công thì vẫn có thể sử dụng "xuân phong đắc ý" để hình dung.
[9] Kiến công lập nghiệp: Xây dựng, tạo lập sự nghiệp lớn lao.
[10] Ái tài tích tài: Yêu quý và luyến tiếc người tài.
[11] Hàn Lâm Viện (翰林院): Là một tổ chức trong các triều đại quân chủ Á Đông xưa gồm các học sĩ uyên thâm Nho học, văn hay chữ tốt, chuyên trách việc soạn thảo văn kiện triều đình như chiếu, chỉ, sắc, dụ, chế.
Quan viên của Hàn lâm viện cũng là nguồn nhân lực cung cấp cho Quốc sử quán trong việc biên soạn quốc sử, thực lục, điển lễ. Ngoài ra, Hàn lâm viện cùng với các cơ quan học thuật khác đảm nhiệm trọng trách nghiên cứu, giảng dạy kinh truyện, phụ trách việc khoa cử, thị tùng văn học, và khi cần, đảm nhận trách nhiệm Khâm sai. Hàn lâm viện và Quốc tử giám (tức trung tâm giáo dục giữ trọng trách đào tạo nhân tài cho quốc gia) là hai cơ quan học thuật rất được trọng vọng trong quan chế triều đình xưa.
[12] Phong hoa tuyết nguyệt (风花雪月): Trước đây, câu thành ngữ này dùng để nói đến những cảnh vật được miêu tả trong thơ ca cổ điển, bởi thiên nhiên tươi đẹp, hữu tình là một trong những đề tài, nguồn cảm hứng bất diệt của các văn nghệ sĩ, sau còn dùng để chỉ văn thơ có câu từ rườm rà, nhưng nội dung thì nghèo nàn, trống rỗng. Ngoài ra, nó còn dùng để chỉ tình yêu trai gái, hoặc cuộc sống hoang dâm vô độ, ăn chơi đàng điếm.
[13] Toàn tâm toàn ý: Hoàn toàn để hết tâm trí, tinh thần và sức lực vào một thứ gì đó.
[14] Cam tâm tình nguyện: Ám chỉ việc sâu trong tận đáy lòng tự nguyện làm việc gì đó mà không bị ai ép buộc cả, họ làm bằng cả trái tim chứ không hề bị ràng buộc hay gò bó bởi một điều gì.
[15] Lưu danh thiên cổ: Để lại tiếng thơm cho muôn thuở.
[16] Tứ thư ngũ kinh:
Tứ Thư là bốn tác phẩm kinh điển của nho học Trung Hoa. Tứ thư được Chu Hy, thời nhà Tống lựa chọn.
Bao gồm các cuốn như: Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử.
- Đại Học: Cuốn này vốn là một thiên trong bộ "Lễ kí". Thời nhà Tống đã tách thiên này ra thành sách riêng.
- Trung Dung: Cuốn này cũng là một thiên trong bộ "Lễ kí". Khẳng định ý niệm không thiên lệch không dựa dẫm. Giữ mức trung hòa bình thường, mới là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất. Đồng thời cũng là nguyên tắc cơ bản để xử lí mọi công việc.
- Luận Ngữ: Trong cuốn sách này, các đệ tử của Khổng Tử, ghi lại các hành động, cũng như lời nói của Khổng Tử. Nội dung trong đó, là những buổi nói chuyện của Khổng Tử. Trả lời các câu hỏi của đệ tử, lại có những cuộc nghị luận, giữa các đệ tử của Khổng Tử.
- Mạnh Tử: Là cuốn sách ghi lại các quan điểm, tư tưởng và hoạt động của Mạnh Tử. Cùng với các đệ tử của ông, về các phương diện chính trị, triết học, giáo dục... Đó là tư liệu chủ yếu để nghiên cứu về Mạnh Tử.
Ngũ kinh hay còn có tên gọi khác là "ngũ thư".
Ngũ Kinh là 5 cuốn sách kinh điển, của các nhà văn học trung hoa. Năm cuốn sách này có các tên như: Kinh thi, kinh thư, kinh lễ, kinh dịch, kinh xuân thu.
- Kinh Thi là tổng tập thi ca, có sớm nhất ở Trung Quốc. Vì thế sách này được các nhà nho liệt vào hàng kinh điển. Do đó có cái tên là Kinh thi.
- Kinh Thư là cuốn sách sưu tầm các văn kiện lịch sử thời cổ của Trung Quốc. Trong đó còn có một số thiên chương, tường thuật những sự tích và sự ra đời của các tác phẩm thời cổ đại. Tương truyền sách này cũng do Khổng Tử biên soạn, nhưng có một số thiên chương có chú thích rõ ràng là do các nhà nho đời sau bổ sung.
- Kinh Lễ còn gọi là Nghi Lễ, là cuốn sách sưu tầm về các lễ nghi, và quy tắc đạo đức, trong thời kì Xuân Thu Chiến quốc.
- Kinh Dịch hay Chu Dịch, là sách thông qua hình thức "bát quái đồ" để suy ra những sự biến hóa trong giới tự nhiên và xã hội. Sách này cho rằng trong vũ trụ, có hai lực lượng "âm" và "dương" tác động lẫn nhau, và đó là căn nguyên của vạn vật. Trong đó có nhiều quan điểm mang tư tưởng biện chứng pháp đơn giản.
- Kinh Xuân Thu: Truyền thuyết cho rằng Khổng Tử đã lấy sách Xuân Thu. Do sử quan của nước Lỗ biên soạn, để chỉnh lí bổ sung, rồi tạo thành sách này.
[17] Lập phương Rubik: Là một trò chơi giải đố cơ học được giáo sư kiến trúc, nhà điêu khắc người Hungary, Ernő Rubik phát minh vào năm 1974.
Mỗi mặt của phiên bản này có 9 ô vuông và được sơn phủ một trong sáu màu khác nhau, thông thường là trắng, đỏ, vàng, cam, xanh lá cây và xanh dương (một số khối khác thay thế mặt màu trắng bằng màu đen, màu đỏ bằng màu hồng, màu tím, màu xám). Bài toán bắt đầu bằng việc xáo trộn tất cả vị trí các ô vuông ở mỗi mặt, tức là các màu sắc xen kẽ nhau. Bài toán chỉ được giải quyết khi mà mỗi mặt của khối là một màu đồng nhất.
[18] Tần lâu Sở quán: Thanh lâu, kỹ viện.
[19] Ỷ quyền ỷ thế: Ỷ vào thế mạnh, quyền lực để ức hiếp, đè nén người khác.
[20] Muôn màu muôn vẻ: Trăm nghìn màu sắc, dáng vẻ khác nhau.
[21] Trích từ bài thơ "Thước kiều tiên":
Tiêm vân lộng xảo,
Phi tinh truyền hận,
Ngân Hán điều điều ám độ.
Kim phong ngọc lộ nhất tương phùng,
Tiện thắng khước nhân gian vô số.
Nhu tình tự thuỷ,
Giai kỳ như mộng,
Nhẫn cố Thước kiều quy lộ!
Lưỡng tình nhược thị cửu trường thì,
Hựu khởi tại triêu triêu mộ mộ?
[22] Trích từ bài thơ "Vũ lâm linh":
Hàn thiền thê thiết,
Đối trường đình vãn,
Sậu vũ sơ yết.
Đô môn trướng ẩm vô tự.
Lưu luyến xứ,
Lan chu thôi phát.
Chấp thủ tương khan lệ nhãn,
Cánh vô ngữ ngưng ế.
Niệm khứ khứ.
Thiên lý yên ba,
Mộ ái trầm trầm Sở thiên khoát.
Đa tình tự cổ thương ly biệt,
Cánh na kham,
Lãnh lạc thanh thu tiết!
Kim tiêu tửu tỉnh hà xứ?
Dương liễu ngạn,
Hiểu phong tàn nguyệt.
Thử khứ kinh niên,
Ưng thị lương thần,
Hảo cảnh hư thiết.
Tiện túng hữu thiên chủng phong tình,
Cánh dữ hà nhân thuyết?
[23] Trích từ bài thơ "Điệp luyến hoa":
Độc ỷ nguy lâu phong tế tế.
Vọng cực ly sầu,
Ảm ảm sinh thiên tế.
Thảo sắc sơn quang tàn chiếu lý.
Vô nhân hội đắc bằng lan ý.
Dã nghĩ sơ cuồng đồ nhất tuý.
Đối tửu đương ca,
Cưỡng lạc hoàn vô vị.
Y đới tiệm khoan chung bất hối.
Vị y tiêu đắc nhân tiều tuỵ.
[24] Phủng sát (捧杀): Bề ngoài tán dương khích lệ hoặc thổi phồng quá mức khiến cho người được khen tự mãn kiêu ngạo, dẫn đến đình trệ thụt lùi, thậm chí là sa đọa, thất bại.
[25] Hồng tụ thiêm hương: Chỉ việc thư sinh đọc sách có mỹ nhân bên cạnh.
==========
Bằng lái xe, bằng lái xe, bằng lái xe, thi mãi không được:<
Phần chú thích dài gần bằng một chương rồi =))))))
Nhân tiện, Lâm Vận tự tin quá ha, lót dép chờ anh bị vả:)))))
Muốn nhanh chóng diệt trừ một người, cách tốt nhất chính là để cho hắn đạt được những thứ hắn muốn một cách dễ dàng. Khi nàng vẫn còn là Tiêu Hàm, từng gặp một vị bác sĩ tâm lý có suy nghĩ như thế, đương nhiên sau đó đối phương đã bị nàng đưa đến nơi mà hắn nên ở trong vài thập niên.
Nhưng suy nghĩ này ít nhiều gì cũng để lại dấu ấn trong lòng Triệu Hâm, hơn nữa hiện tại nàng không ngại thí nghiệm một chút.
Lâm Vận hiển nhiên là vật thí nghiệm không may mắn ấy.
Chỉ trách hắn không biết lượng sức mình, tự tìm đường chết.
Có đôi khi Triệu Hâm sẽ nghi hoặc, rốt cuộc Lâm Vận tự tin đến mức nào mà dám xem nàng như mục tiêu. Chẳng qua, Triệu Hâm lười đi tìm hiểu nguyên nhân, người duy nhất tương đối tò mò về chuyện này có lẽ là 9526.
So sánh với việc đó, nàng càng nguyện ý giải quyết vấn đề nhanh hơn một chút.
Muốn huỷ diệt một người, phương pháp tốt nhất chính là thoả mãn ước nguyện của hắn,
Không phải hắn vẫn luôn hy vọng bản thân có thể bình bộ thanh vân sao? Vậy Triệu Hâm sẽ cho hắn hưởng hết vinh hoa phú quý[2].
Hắn thích làm thơ, vậy để cho hắn trở thành ngự dụng nhàn nhân[3] đi, đỡ phải ba ngày hai bữa lại đến làm phiền nàng một lần.
Lâm Vận nhận được thánh chỉ, là bởi vì Triệu Hâm có nói với hoàng đế Triệu Tấn một câu, "Nếu hoàng huynh thưởng thức hắn, thì cứ triệu kiến hắn tiến cung, tuỳ thời hầu hạ ngự giá là được."
Triệu Tấn suy nghĩ một chút liền đồng ý chấp thuận, kỳ thực khi hắn xem những bài thơ tinh diệu tuyệt luân kia cũng nhịn không được động tâm, muốn gặp mặt vị Lâm công tử Lâm Vận danh chấn kinh thành này một lần. Còn về chuyện tuỳ thời hầu hạ ngự giá, cùng lắm chỉ là một chức quan không có thực quyền thôi, hơn nữa đây là đề nghị của Lạc Hà, Triệu Tấn đương nhiên không có khả năng từ chối.
Thật ra Lâm Vận tính toán không tồi, với địa vị của Lạc Hà công chúa, giúp đỡ hắn bình bộ thanh vân quả thực là chuyện dễ như trở bàn tay, Triệu Hâm không chỉ vừa có công tích vừa có nghĩa tình gắn bó nhiều năm cùng hoàng đế, mà còn từng không màng danh lợi, chủ động rời khỏi kinh thành ba năm, nên vị trí của nàng ở trong lòng hoàng đế Triệu Tấn không giống như những người khác, cơ hồ có thể so sánh với Hoàng Hậu.
Đáng tiếc Lâm Vận đã mắc hai sai lầm, một là dùng sai thủ đoạn, hai là tài hoa của hắn vốn không có thật.
Chỉ cần một trong hai sai lầm đó thôi, cũng đủ khiến cho Triệu Hâm coi thường hắn.
Tiến cung với hai bàn tay trắng, tuỳ thời hầu hạ ngự giá, đây là trường hợp chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, nhưng hoàng cung là nơi nào, quy quy củ củ, ngôn ngữ cử chỉ đều bị câu thúc, bất cẩn một chút là sẽ rước hoạ vào thân[4], chẳng qua Lâm Vận có thể cự tuyệt chiếc bánh từ trên trời rơi xuống này sao?
Đáp án đương nhiên là không, sau khi đọc xong thánh chỉ, nội thị liền thân thiện đưa thánh chỉ cho Lâm Vận, mọi người xung quanh khiếp sợ không thôi, Lâm Vận quả thực là một bước lên trời[5], có thể tuỳ thời hầu hạ, làm bạn với thiên tử, sau này tiền đồ vô lượng nha.
Đến Tống Vương cũng phái người dặn dò thế tử phải quan tâm Lâm Vận hơn một chút, hiện tại người ta là ngự dụng nhàn nhân của hoàng đế, nói không chừng tương lai sẽ là thân tín của hoàng đế, tuy rằng bọn họ là hoàng tộc, nhưng không thể tuỳ tiện kết thù.
Lâm Vận hưởng thụ ánh mắt hâm mộ kính sợ của những người khác, trong lòng thập phần thoả mãn, quả nhiên hắn là vai chính của thế giới này, được trời cao chiếu cố.
Nội thị truyền thánh chỉ nhắc nhở Lâm Vận tiến cung vào ngày mai xong liền rời đi, sau đó, Lâm Vận nghiễm nhiên trở thành nhân vật chính của yến hội, Tống Vương thế tử không những không tức giận, mà còn xưng huynh gọi đệ với Lâm Vận, có trời mới biết bọn họ chỉ vừa quen biết nhau hôm nay.
Người vây quanh tâng bốc Lâm Vận nhiều không đếm xuể, hầu hết tất cả mọi người đều có suy nghĩ giống như Tống Vương, cho dù không thể giao hảo cũng tuyệt đối không được trở mặt, lỡ như có một ngày Lâm Vận được thiên tử coi trọng, thì chẳng phải bọn họ sẽ bị thua thiệt sao.
Các gia tộc quyền quý ở kinh thành, không ai không biết đưa đẩy, tiểu tâm sử đắc vạn niên thuyền[6], còn lâu bọn họ mới chủ động cho người khác cơ hội vả mặt mình.
Chẳng qua những người này vẫn tương đối rụt rè, có một số người đã bắt đầu xem Lâm Vận như mục tiêu, nghe nói hắn chưa có thê tử, còn trẻ nhưng đã là cử tử, tiền đồ vô lượng như vậy, không phải là đối tượng hoàn hảo cho vị trí hiền tế à.
Từ khi Lâm Vận xuyên không đến nay, có bao giờ từng trải qua chuyện như thế, thiếu chút nữa rơi vào bẫy của bọn họ, cũng may hắn không quá mơ hồ, chưa có đồng ý với loại hôn ước bằng miệng đó.
Đương nhiên nguyên nhân chính là do hắn chướng mắt thiên kim của mấy quan viên tứ phẩm ngũ phẩm này, phải biết rằng mục tiêu của hắn chính là muội muội của đương kim hoàng đế Đại Hi, Lạc Hà công chúa, cho dù không thành công, hắn cũng không thể nghênh thú một người thua kém công chúa chứ.
Lâm Vận không cảm thấy hắn không xứng với công chúa, nếu bỏ qua hắn, công chúa chắc chắn sẽ hối hận, mà thê tử tương lai của hắn, tuyệt đối phải xuất sắc hơn công chúa, bằng không chẳng phải là khiến cho người ta chê cười à.
Lâm Vận không cho rằng hắn sẽ thất bại, hắn không cho phép cuộc đời của hắn có một vết nhơ như vậy tồn tại.
Chẳng qua, là chưa đến lúc thôi, Lâm Vận trở về trong cơn say chuếnh choáng, vừa mở cửa liền nhìn thấy Kim Sơn Hải với thái độ vừa kích động vừa cung kính, cùng Phù Cừ dịu dàng tiến lên dìu hắn, đôi mắt tràn đầy sự sùng bái, mỹ nhân dưới ánh trăng, càng nhìn càng thấy đẹp.
Chuyện thánh chỉ đã sớm lan truyền khắp kinh thành, trong quá khứ chưa từng có ai có vinh dự như vậy, được thiên tử đích thân điểm danh, triệu kiến tiến cung.
Tuy Kim Sơn Hải vô cùng kích động, nhưng cũng không định quấy rầy Lâm công tử, Lâm Vận ôm eo Phù Cừ, giọng nói trầm thấp, "Ta nạp ngươi làm thiếp được không."
Đôi mắt xinh đẹp của Phù Cừ ngấn đầy nước mắt, khiến cho Lâm Vận càng thêm thương tiếc.
Dù sao thì hắn cũng đã đạt được mục đích, không cần phải cố gắng câu dẫn Lạc Hà công chúa nữa.
***
Việc Triệu Hâm tiến cử Lâm Vận làm ngự dụng nhàn nhân, người khác không biết, nhưng Hoàng Hậu biết, lúc nghe nói nàng còn nhịn không được cảm thấy kinh ngạc, trước đây thái độ của Hâm Nhi thập phần lãnh đạm, không quá để ý đến Lâm Vận, cũng không để bụng mấy lời đồn đãi ngoài kia, tại sao bây giờ lại đột nhiên nói giúp cho hắn.
"Bởi vì ta thưởng thức những bài thơ đó nha." Triệu Hâm cười nói,
Hoàng Hậu nghe vậy liền trêu chọc, "Thưởng thức những bài thơ đó, chẳng qua chỉ là không nguyện ý gặp mặt hắn thôi, đúng không."
Đừng tưởng nàng không biết, Triệu Hâm chưa từng liếc mắt nhìn đối phương dù chỉ một lần, huống chi là cho phép người bước chân vào phủ công chúa, có một số kẻ lắm mồm lắm miệng[7] còn lén lút mắng Lạc Hà kiêu căng vô tình.
Đôi mắt của Triệu Hâm hàm chứa ý cười, "Thích thơ, liên quan gì đến chuyện gặp mặt người làm thơ?"
"Nói không chừng hơn trăm năm sau, ngàn năm sau, hậu nhân sẽ chỉ nhớ rõ những bài thơ này, chứ không nhớ rõ người làm thơ thì sao."
Hoàng Hậu bất đắc dĩ lắc đầu, tuy rằng nàng đang mang thai, nhưng công việc bề bộn, không thể không có người giải quyết, nếu Triệu Hâm thật sự vô tâm, vậy nàng cũng không cần chú ý tới vị cử tử kia nữa, chuyên tâm xử lý chính vụ đi.
Hiện tại Lâm Vận thập phần xuân phong đắc ý[8], mặc dù không đạt được mục đích ban đầu, nhưng tốt xấu gì cũng được hoàng đế coi trọng, trở thành "ngự dụng nhàn nhân", tuỳ thời hầu hạ hoàng đế, chẳng phải là sẽ có rất nhiều cơ hội kiến công lập nghiệp[9] à.
Trong kinh thành ngược lại có không ít người thật lòng ái tài tích tài[10] cảm thấy tiếc hận,
Người đã tiến cung, e rằng sau này bọn họ khó có thể giao lưu thơ ca với Lâm công tử, hơn nữa tuy ngự dụng nhàn nhân có vẻ dễ nghe, nhưng chẳng qua cũng chỉ là một chức vụ làm văn làm thơ để Hoàng Thượng giải trí mà thôi, hoàn toàn không có thực quyền, chưa kể tuỳ thời hầu hạ hoàng đế, ngôn ngữ cử chỉ đều bị câu thúc, có lẽ sẽ không thể ngẫu nhiên làm ra những bài thơ tinh diệu tuyệt luân như trong quá khứ được.
Thái độ của các nhà nho chính thống trong Quốc Tử Giám, Hàn Lâm Viện[11] đối với Lâm Vận cũng nhanh chóng thay đổi, từ thưởng thức biến thành ghét bỏ, làm văn làm thơ để nổi danh không sai, nhưng làm văn làm thơ vốn chỉ là một loại lạc thú, tham gia khoa cử, sử dụng học thức tài hoa của mình xây dựng đất nước mới là chính đồ.
Nếu ngày hôm đó Lâm Vận uyển chuyển từ chối thánh ý, thì bọn họ còn tán thưởng hắn một chút, cho dù hoàng đế không vui cũng không sao, bởi vì bọn họ sẽ thay hắn cầu tình, đáng tiếc hiện thực lại hoàn toàn trái ngược, Lâm Vận vô cùng vui vẻ tiến cung làm ngự dụng nhàn nhân, dáng vẻ ấy của hắn có khác gì đám nịnh thần trong lịch sử đâu.
Tiêu biểu nhất là trước đây từng có một vị đại nho ở Quốc Tử Giám không ngừng khen ngợi những bài thơ của Lâm Vận trước mặt học trò, hiện tại trực tiếp biến sắc, không chỉ nghiêm cấm học trò đàm luận về những bài thơ của Lâm Vận, mà còn cảnh cáo học trò không được tham luyến phong hoa tuyết nguyệt[12], phải sử dụng học thức tài hoa của mình xây dựng đất nước.
Lâm Vận đang ở trong cung, nên vẫn chưa biết thanh danh của hắn trong tầng lớp sĩ phu đã bị huỷ hoại, thư sinh trọng thể diện, nói dễ nghe là khí khái, nói khó nghe là tự cao. Bây giờ tận mắt chứng kiến Lâm Vận nổi danh "tài hoa tuyệt thế" rơi đài, bọn họ không vui sướng khi người gặp hoạ mới là lạ.
Xây lên thì khó, đập bỏ thì rất dễ. Không có ai nói cho hắn biết chuyện này, đơn giản là do bản thân Lâm Vận không có nhân mạch, không có bằng hữu, các mối quan hệ xung quanh hầu như đều chỉ có vẻ bề ngoài phù phiếm xa hoa, hai người thân cận với hắn nhất là Kim Sơn Hải và Phù Cừ, trong đó một người là thương nhân, tầm nhìn không quá sâu sắc, một người đã sớm chủ động đoạn tuyệt quan hệ với mạng lưới nhân mạch trong quá khứ, toàn tâm toàn ý[13] phó thác cho công tử nhà nàng, cam tâm tình nguyện[14] trở thành thị thiếp của Lâm gia, thành ra Lâm Vận không biết gì là việc đương nhiên.
Mà với tính cách của hắn, cho dù biết, có lẽ cũng sẽ không thèm để ý, hắn là người xuyên không, trong đầu hắn có hàng trăm hàng ngàn bài thơ lưu danh thiên cổ[15], nếu cần thiết thì làm ra vài bài vả mặt bọn họ là được rồi.
Chẳng qua không lâu sau đó người bị vả mặt lại là Lâm Vận.
Triệu Hâm dám tiến cử hắn, hiển nhiên là bởi vì nàng thấu hiểu con người của hoàng huynh Triệu Tấn, khoảng cách sản sinh ra cái đẹp, trước đây chỉ có thể nghe thấy mọi người nhắc đến, và hiện tại người ở bên cạnh, gần ngay trước mắt như thế, vô luận là ưu điểm hay khuyết điểm đều sẽ bị phóng đại.
Đối với những thứ đẹp đẽ, hầu hết con người sẽ có mong muốn được nhìn ngắm, thưởng thức, thơ ca cũng vậy, nhưng sau khi thưởng thức "tài hoa" của Lâm Vận, Triệu Tấn liền nhanh chóng thấy được khuyết điểm của hắn.
Từ xưa đến nay, phẩm chất chính là một trong những điều kiện quan trọng để quân vương suy xét có nên sử dụng một người hay không.
Huống chi bản thân Triệu Tấn lại không phải là một vị quân vương bình thường, hắn là vị quân chủ tài đức sáng suốt của thần dân Đại Hi, luận năng lực nhìn người, Triệu Hâm không cảm thấy Triệu Tấn sẽ thua kém người đã từng xuyên không vài lần như nàng.
Qua thời gian dài, Triệu Tấn cũng phát giác được, ngoại trừ làm văn làm thơ, Lâm Vận hoàn toàn không thể gánh vác trọng trách gì, hắn không hiểu chính sự, không biết nỗi khổ của thế gian, kiến thức về tứ thư ngũ kinh[16] thập phần qua loa sơ sài, trong đầu chỉ có đủ loại kỹ xảo, nếu là đồ vật có lợi cho đất nước thì Triệu Tấn còn có khả năng coi trọng, nhưng mấy thứ Lâm Vận làm ra, lập phương Rubik[17] xếp quân bài gì đó, căn bản đều là đồ chơi của tiểu hài tử.
Triệu Tấn là một vị thiên tử nói được làm được, phong hoa tuyết nguyệt, ca công tụng đức, nhàn hạ đủ đầy, không phải là những điều hắn muốn, nên sự hứng thú của hắn đối với Lâm Vận cũng dần phai nhạt.
Còn thuận tiện giảm bớt cả thời gian hầu hạ ngự giá của Lâm Vận, người này quả thực có hơi không biết tiến lùi, làm thơ không lựa chọn từ ngữ, đi quá giới hạn không chỉ một lần, nếu không phải hoàng đế nhân từ, thì hắn đã sớm bị trượng trách rồi.
Triệu Tấn thực lòng suy nghĩ cho Lâm Vận, cảm thấy bản thân vừa chủ động triệu kiến người ta tiến cung, không được nửa tháng liền đuổi người ta ra ngoài, có vẻ không quá phúc hậu, chưa kể mấy bài thơ do hắn làm ra thực sự không tệ, hoàng cung lại không nghèo đến mức không nuôi nổi một người rảnh rỗi.
Nguyên nhân chân chính khiến cho Lâm Vận bị đuổi ra khỏi hoàng cung nhanh như vậy, còn phải nhắc tới chuyện hắn lưu luyến Tần lâu Sở quán[18].
Từ khi chặt đứt ý niệm theo đuổi Lạc Hà công chúa, Lâm Vận chẳng những nạp Phù Cừ làm thiếp, mà còn không hề từ chối những lời mời khác, dù sao thì với thân phận ngự dụng nhàn nhân của hắn, sẽ không có ai dám làm khó dễ, ỷ quyền ỷ thế[19] ép buộc hắn phải làm thơ.
Danh lợi hiển quý bất ngờ ập đến, cùng các mỹ nhân muôn màu muôn vẻ[20], che mờ đôi mắt của Lâm Vận.
Hoàng cung câu thúc, hoàng đế hiếm khi triệu kiến, Lâm Vận chờ mãi, chờ mãi, nhưng cuối cùng chỉ chờ được ánh mắt khác thường của mọi người xung quanh.
Bởi vì cảm thấy bị đè nén lúc ở trong cung, nên sau khi xuất cung Lâm Vận càng thêm phóng túng, thuyền hoa thuỷ tạ, Tần lâu Sở quán, đêm này qua đêm khác, ngay cả Phù Cừ trong nhà cũng bị hắn vứt ra sau đầu.
Hơn nữa gần đây hắn còn có một thú vui mới, đó chính là viết thơ làm phú cho các vị mỹ nhân.
"Kim phong ngọc lộ nhất tương phùng, tiện thắng khước nhân gian vô số[21]......"
"...... Dương liễu ngạn, hiểu phong tàn nguyệt[22]."
"...... Y đới tiệm khoan chung bất hối, vị y tiêu đắc nhân tiều tuỵ[23]."
Không bao lâu sau, Lâm Vận liền nổi danh là lãng tử lang thang, những chuyện này còn lan truyền đến chỗ của Triệu Tấn.
Lâm Vận không biết, Triệu Tấn có thiện cảm với hắn, một nửa là bởi vì "tài hoa" của hắn, một nửa còn lại là do hắn làm thơ ca ngợi Lạc Hà công chúa.
Nhưng hiện tại thì sao, hiện tại hắn trầm mê sắc đẹp, phóng túng ngông cuồng, chỉ một điều thôi đã đủ huỷ hoại ấn tượng ban đầu của Triệu Tấn về hắn.
Hơn nữa hắn thân là ngự dụng nhàn nhân, vậy mà lại đi làm thơ cho nữ tử nơi Tần lâu Sở quán, nếu như tiếp tục giữ người này bên cạnh, chẳng phải sẽ khiến cho người khác xem nhẹ hoàng gia, ngự sử cũng thượng tấu, nói tâm tính của Lâm Vận bại hoại, không thể cống hiến sức lực cho bệ hạ.
Nên khi Lâm Vận vừa tỉnh lại tại chỗ của một mỹ nhân nào đó, liền nhận được đạo thánh chỉ thứ hai.
Là thánh chỉ trục xuất hắn ra khỏi hoàng cung.
Lâm Vận kinh ngạc trợn tròn mắt: "......"
Không chỉ một mình hắn, rất nhiều người đều không nghĩ tới Lâm Vận sẽ bị thất sủng nhanh như vậy. Chẳng qua mấy hành động gần đây của Lâm Vận, có ai không nhìn thấy chứ, đặc biệt là các gia tộc huân quý,
Có thể nói, Lâm Vận là ví dụ tiêu biểu cho câu đắc thắng mà kiêu.
Đứng trước mỹ nhân mỹ tửu, bản chất chân thực của hắn đã hoàn toàn bại lộ, không chỉ thế, hắn còn đắc tội với không ít người.
Mấy ngày trước, hắn bởi vì tranh giành mỹ nhân với một vị hậu duệ quý tộc, làm thơ mỉa mai châm chọc đối phương trước mặt quần chúng, vị hậu duệ quý tộc kia biết hắn là ngự dụng nhàn nhân của Thánh Thượng, tuy bề ngoài không nói gì, nhưng trong lòng đã nhớ kỹ thù này rồi.
Càng không cần phải nhắc đến những trường hợp cố ý vả mặt khác.
Cho nên Lâm Vận bị thất sủng, có rất nhiều người vui sướng khi người gặp hoạ, không phải là chỉ có một chút tài hoa thôi sao? Đồng thời cũng có không ít người cảm thấy trời cao bất công, để cho một kẻ có phẩm tính đức hạnh như vậy sở hữu tài hoa như thế.
9526 tận mắt chứng kiến quá trình Lâm Vận rơi đài, mơ hồ hiểu được lời nói lúc ấy của ký chủ,
Triệu Hâm ngồi câu cá bên hồ, tuỳ ý lên tiếng, "Tâm tính không xứng với tài hoa, năng lực không xứng với địa vị, sớm muộn gì cũng sẽ tự rước hoạ vào thân."
9526 tự dưng nhớ đến một câu, muốn huỷ hoại một người, thì phủng sát[24] là phương thức trí mạng nhất.
Nó không rõ bản thân nên chán ghét Lâm Vận hơn hay là đồng tình với hắn hơn. Dù sao nó cũng cảm thấy đối phương rơi vào kết cục như vậy là đáng đời, ai bảo hắn dám trêu trọc ký chủ, còn muốn giẫm lên vai ký chủ để đạt được mục đích.
Ngồi được một lúc, Triệu Hâm nhịn không được thở dài một hơi, nghĩ thầm vẫn là ngồi câu cá bên hồ ở Thanh Duyên Quan có ý tứ hơn.
Lâm Vận trở về với khuôn mặt xám xịt, thái độ của Kim Sơn Hải và Phù Cừ đối với hắn ngược lại không hề thay đổi.
Kim Sơn Hải chỉ cảm thán danh lợi như mây nổi giữa trời, nói biến mất liền biến mất, cũng may nhờ có thanh danh của Lâm Vận, hắn kiếm lời không ít. Còn về Phù Cừ, mấy ngày trước nàng còn đang đau lòng bởi vì lang quân đã quên mất người xưa, hiện tại Lâm Vận trở về, nàng vui mừng còn không kịp.
Lâm Vận nhìn thấy hai người như vậy thì vô cùng cảm động, chẳng qua hắn vẫn không có ý định từ bỏ, thất bại chỉ là trạng thái nhất thời thôi, hắn là người xuyên không, hắn sở hữu trí tuệ của tương lai hàng ngàn năm sau, hắn tuyệt đối sẽ thành công.
Rốt cuộc với tính cách đó của Lâm Vận, hắn có thể chấp nhận để người khác chế nhạo, nói ngoại trừ làm văn làm thơ, hắn chẳng được cái tích sự gì mới là lạ. Chưa kể sau khi hưởng hết vinh hoa phú quý của hoàng cung, hắn cũng chướng mắt cuộc sống bình thường của hiện tại.
Ở trong cung, Lâm Vận thân là ngự dụng nhàn nhân, nên thức ăn thập phần tinh tế tỉ mỉ, tham dự yến hội gì đấy cũng được hưởng đãi ngộ cao nhất, nhưng bây giờ hắn đã mất đi chức vị, thanh danh bị huỷ hoại. Kim Sơn Hải lại không có khả năng mặc kệ hắn vung tiền như rác. Tài sản của Kim Sơn Hải không nhiều đến mức có thể cung cấp cho Lâm Vận tuỳ ý tiêu xài.
Từ nghèo thành giàu dễ, từ giàu về nghèo khó.
Trong lòng Lâm Vận buồn bực, cho dù Phù Cừ có cố gắng dịu dàng ân cần, hồng tụ thiêm hương[25], cũng không thể khiến cho hắn cảm thấy vui vẻ. Chẳng qua Lâm Vận không buồn bực quá lâu, bởi vì sau đó hắn nhanh chóng hạ quyết tâm, không làm văn làm thơ nữa thì sao chứ, hắn có thể sử dụng phương pháp khác để mọi người biết đến bản lĩnh của hắn mà.
Tác giả có lời muốn nói:
Người xuyên không: Ta đi lên đỉnh cao đời người xong lại quay về điểm xuất phát.
Cảm ơn các tiểu thiên sứ đã thích tác phẩm của ta nha.
[1] Thiên dục kỳ vong, tất lệnh kỳ cuồng: Khi Trời muốn diệt ai, trước tiên sẽ để kẻ đó kiêu ngạo trước.
[2] Vinh hoa phú quý: Giàu sang, vinh hiển, thành đạt.
[3] Ngự dụng nhàn nhân: Người làm việc vặt cho vua, nói vui hơn chút là chân sai vặt =)))))
[4] Rước hoạ vào thân: Ám chỉ tự mang tai hoạ vào bản thân mình.
[5] Một bước lên trời: Ám chỉ việc đạt được thứ mình mong muốn một cách nhanh chóng và bất ngờ đến mức cả bản thân còn không dám mơ hay nghĩ tới.
[6] Tiểu tâm sử đắc vạn niên thuyền: Câu đầy đủ là "Cẩn thận năng bổ thiên thu thiền, tiểu tâm sử đắc vạn niên thuyền" (谨慎能捕千秋蝉, 小心驶得万年船), cẩn trọng sẽ bắt được ve nghìn tuổi, biết chú ý thì sẽ giữ được thuyền đến vạn năm. Ý là trong mọi việc xử sự phải suy xét kỹ lưỡng trước sau mới có thể đạt được thành quả lâu bền.
[7] Lắm mồm lắm miệng: Nói nhiều (thường mang ý nghĩa tiêu cực).
[8] Xuân phong đắc ý (春風得意): Ban đầu, "xuân phong đắc ý" dùng để chỉ cảm giác đi thi mà đỗ đạt công danh, sự nghiệp phất lên. Về sau, cụm từ này được sử dụng với nghĩa rộng hơn, ngoài thành công trong sự nghiệp còn chỉ sự mỹ mãn trong tình ái, hôn nhân; nói chung tất cả mọi lĩnh vực mà đạt được thành công thì vẫn có thể sử dụng "xuân phong đắc ý" để hình dung.
[9] Kiến công lập nghiệp: Xây dựng, tạo lập sự nghiệp lớn lao.
[10] Ái tài tích tài: Yêu quý và luyến tiếc người tài.
[11] Hàn Lâm Viện (翰林院): Là một tổ chức trong các triều đại quân chủ Á Đông xưa gồm các học sĩ uyên thâm Nho học, văn hay chữ tốt, chuyên trách việc soạn thảo văn kiện triều đình như chiếu, chỉ, sắc, dụ, chế.
Quan viên của Hàn lâm viện cũng là nguồn nhân lực cung cấp cho Quốc sử quán trong việc biên soạn quốc sử, thực lục, điển lễ. Ngoài ra, Hàn lâm viện cùng với các cơ quan học thuật khác đảm nhiệm trọng trách nghiên cứu, giảng dạy kinh truyện, phụ trách việc khoa cử, thị tùng văn học, và khi cần, đảm nhận trách nhiệm Khâm sai. Hàn lâm viện và Quốc tử giám (tức trung tâm giáo dục giữ trọng trách đào tạo nhân tài cho quốc gia) là hai cơ quan học thuật rất được trọng vọng trong quan chế triều đình xưa.
[12] Phong hoa tuyết nguyệt (风花雪月): Trước đây, câu thành ngữ này dùng để nói đến những cảnh vật được miêu tả trong thơ ca cổ điển, bởi thiên nhiên tươi đẹp, hữu tình là một trong những đề tài, nguồn cảm hứng bất diệt của các văn nghệ sĩ, sau còn dùng để chỉ văn thơ có câu từ rườm rà, nhưng nội dung thì nghèo nàn, trống rỗng. Ngoài ra, nó còn dùng để chỉ tình yêu trai gái, hoặc cuộc sống hoang dâm vô độ, ăn chơi đàng điếm.
[13] Toàn tâm toàn ý: Hoàn toàn để hết tâm trí, tinh thần và sức lực vào một thứ gì đó.
[14] Cam tâm tình nguyện: Ám chỉ việc sâu trong tận đáy lòng tự nguyện làm việc gì đó mà không bị ai ép buộc cả, họ làm bằng cả trái tim chứ không hề bị ràng buộc hay gò bó bởi một điều gì.
[15] Lưu danh thiên cổ: Để lại tiếng thơm cho muôn thuở.
[16] Tứ thư ngũ kinh:
Tứ Thư là bốn tác phẩm kinh điển của nho học Trung Hoa. Tứ thư được Chu Hy, thời nhà Tống lựa chọn.
Bao gồm các cuốn như: Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử.
- Đại Học: Cuốn này vốn là một thiên trong bộ "Lễ kí". Thời nhà Tống đã tách thiên này ra thành sách riêng.
- Trung Dung: Cuốn này cũng là một thiên trong bộ "Lễ kí". Khẳng định ý niệm không thiên lệch không dựa dẫm. Giữ mức trung hòa bình thường, mới là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất. Đồng thời cũng là nguyên tắc cơ bản để xử lí mọi công việc.
- Luận Ngữ: Trong cuốn sách này, các đệ tử của Khổng Tử, ghi lại các hành động, cũng như lời nói của Khổng Tử. Nội dung trong đó, là những buổi nói chuyện của Khổng Tử. Trả lời các câu hỏi của đệ tử, lại có những cuộc nghị luận, giữa các đệ tử của Khổng Tử.
- Mạnh Tử: Là cuốn sách ghi lại các quan điểm, tư tưởng và hoạt động của Mạnh Tử. Cùng với các đệ tử của ông, về các phương diện chính trị, triết học, giáo dục... Đó là tư liệu chủ yếu để nghiên cứu về Mạnh Tử.
Ngũ kinh hay còn có tên gọi khác là "ngũ thư".
Ngũ Kinh là 5 cuốn sách kinh điển, của các nhà văn học trung hoa. Năm cuốn sách này có các tên như: Kinh thi, kinh thư, kinh lễ, kinh dịch, kinh xuân thu.
- Kinh Thi là tổng tập thi ca, có sớm nhất ở Trung Quốc. Vì thế sách này được các nhà nho liệt vào hàng kinh điển. Do đó có cái tên là Kinh thi.
- Kinh Thư là cuốn sách sưu tầm các văn kiện lịch sử thời cổ của Trung Quốc. Trong đó còn có một số thiên chương, tường thuật những sự tích và sự ra đời của các tác phẩm thời cổ đại. Tương truyền sách này cũng do Khổng Tử biên soạn, nhưng có một số thiên chương có chú thích rõ ràng là do các nhà nho đời sau bổ sung.
- Kinh Lễ còn gọi là Nghi Lễ, là cuốn sách sưu tầm về các lễ nghi, và quy tắc đạo đức, trong thời kì Xuân Thu Chiến quốc.
- Kinh Dịch hay Chu Dịch, là sách thông qua hình thức "bát quái đồ" để suy ra những sự biến hóa trong giới tự nhiên và xã hội. Sách này cho rằng trong vũ trụ, có hai lực lượng "âm" và "dương" tác động lẫn nhau, và đó là căn nguyên của vạn vật. Trong đó có nhiều quan điểm mang tư tưởng biện chứng pháp đơn giản.
- Kinh Xuân Thu: Truyền thuyết cho rằng Khổng Tử đã lấy sách Xuân Thu. Do sử quan của nước Lỗ biên soạn, để chỉnh lí bổ sung, rồi tạo thành sách này.
[17] Lập phương Rubik: Là một trò chơi giải đố cơ học được giáo sư kiến trúc, nhà điêu khắc người Hungary, Ernő Rubik phát minh vào năm 1974.
Mỗi mặt của phiên bản này có 9 ô vuông và được sơn phủ một trong sáu màu khác nhau, thông thường là trắng, đỏ, vàng, cam, xanh lá cây và xanh dương (một số khối khác thay thế mặt màu trắng bằng màu đen, màu đỏ bằng màu hồng, màu tím, màu xám). Bài toán bắt đầu bằng việc xáo trộn tất cả vị trí các ô vuông ở mỗi mặt, tức là các màu sắc xen kẽ nhau. Bài toán chỉ được giải quyết khi mà mỗi mặt của khối là một màu đồng nhất.
[18] Tần lâu Sở quán: Thanh lâu, kỹ viện.
[19] Ỷ quyền ỷ thế: Ỷ vào thế mạnh, quyền lực để ức hiếp, đè nén người khác.
[20] Muôn màu muôn vẻ: Trăm nghìn màu sắc, dáng vẻ khác nhau.
[21] Trích từ bài thơ "Thước kiều tiên":
Tiêm vân lộng xảo,
Phi tinh truyền hận,
Ngân Hán điều điều ám độ.
Kim phong ngọc lộ nhất tương phùng,
Tiện thắng khước nhân gian vô số.
Nhu tình tự thuỷ,
Giai kỳ như mộng,
Nhẫn cố Thước kiều quy lộ!
Lưỡng tình nhược thị cửu trường thì,
Hựu khởi tại triêu triêu mộ mộ?
[22] Trích từ bài thơ "Vũ lâm linh":
Hàn thiền thê thiết,
Đối trường đình vãn,
Sậu vũ sơ yết.
Đô môn trướng ẩm vô tự.
Lưu luyến xứ,
Lan chu thôi phát.
Chấp thủ tương khan lệ nhãn,
Cánh vô ngữ ngưng ế.
Niệm khứ khứ.
Thiên lý yên ba,
Mộ ái trầm trầm Sở thiên khoát.
Đa tình tự cổ thương ly biệt,
Cánh na kham,
Lãnh lạc thanh thu tiết!
Kim tiêu tửu tỉnh hà xứ?
Dương liễu ngạn,
Hiểu phong tàn nguyệt.
Thử khứ kinh niên,
Ưng thị lương thần,
Hảo cảnh hư thiết.
Tiện túng hữu thiên chủng phong tình,
Cánh dữ hà nhân thuyết?
[23] Trích từ bài thơ "Điệp luyến hoa":
Độc ỷ nguy lâu phong tế tế.
Vọng cực ly sầu,
Ảm ảm sinh thiên tế.
Thảo sắc sơn quang tàn chiếu lý.
Vô nhân hội đắc bằng lan ý.
Dã nghĩ sơ cuồng đồ nhất tuý.
Đối tửu đương ca,
Cưỡng lạc hoàn vô vị.
Y đới tiệm khoan chung bất hối.
Vị y tiêu đắc nhân tiều tuỵ.
[24] Phủng sát (捧杀): Bề ngoài tán dương khích lệ hoặc thổi phồng quá mức khiến cho người được khen tự mãn kiêu ngạo, dẫn đến đình trệ thụt lùi, thậm chí là sa đọa, thất bại.
[25] Hồng tụ thiêm hương: Chỉ việc thư sinh đọc sách có mỹ nhân bên cạnh.
==========
Bằng lái xe, bằng lái xe, bằng lái xe, thi mãi không được:<
Phần chú thích dài gần bằng một chương rồi =))))))
Nhân tiện, Lâm Vận tự tin quá ha, lót dép chờ anh bị vả:)))))
Danh sách chương