124.
Nhậm Tầm cuộn thư lại rồi vừa gõ đầu ta vừa nói: "Cứ để Liễu Yếm viết thư tiến cử cho ngươi đi.

Bỏ tiền mua danh Trạng Nguyên chẳng có ý nghĩa gì cả, ngươi tự dựa vào sức mình đi."
Ta nói: "Trạng Nguyên khó lắm, Thám Hoa được rồi."
Nhậm Tầm nói: "Hầy, làm người phải có chí khí, phải đứng nhất thiên hạ chứ."
Ta nằm trên giường suy tư, Nhậm huynh quá tự tin về tài dạy học của hắn hay quá tự tin về ta vậy.

Chắc bọn họ sẽ không đút lót để ta làm Trạng Nguyên thật đấy chứ?

Sau khi nghe Liễu Yếm nói đã gửi thư tiến cử đi, ta lập tức bỏ lại bọn họ rồi một mình lên đường thi khoa cử.

Đi đường cũng rất thuận lợi.

125.

Nhậm Tầm treo ngược ngoài cửa sổ sờ cằm hỏi ta: "Ngươi đi chuyến này gặp rắc rối cả chục lần, thế mà cũng gọi là thuận lợi à?"
Ta nói: "Võ công bọn hắn tầm thường như vậy mà cũng đòi làm kẻ xấu, đúng là không thể hiểu nổi."
Nhậm Tầm nói: "Bọn hắn yếu hơn ngươi nhưng mạnh hơn phụ nữ trẻ em đấy."
Ta nói: "Còn vô sỉ hơn người trong Ma giáo của ta nữa."
Quy củ Ma giáo là không được ra tay với phụ nữ trẻ em vô tội, không được ra tay với người tốt bụng lương thiện.

Nhậm Tầm bật cười rồi xoay người nhảy vào phòng: "Chẳng biết Tống Lẫm nghe ngươi nói vậy sẽ cảm thấy thế nào."
Hắn rót cho mình chén trà rồi nói tiếp: "Thay vì nói quy củ Ma giáo thì nên nói là quy củ Tống Lẫm đặt ra cho ngươi đi."
Ta nói: "Sao cơ?"
"Dù ngươi làm việc cho Ma giáo," Nhậm Tầm nói, "Thì hắn vẫn mong ngươi làm người tốt, cả đời không thẹn với lương tâm."
Nói xong hắn lại cười: "Tốt lắm, ngươi đã làm đúng như ước nguyện của hắn, sống rất ngay thẳng."
126.


Trên đường ta cướp lại ngọc bội cho một nam tử trung niên gầy gò râu dài mặc áo đen.

Tên trộm ngọc bội chạy nhanh quá nên ta chưa kịp dạy hắn tư tưởng đạo đức.

Nam tử trung niên luôn miệng tạ ơn ta, còn hỏi ta tên gì nhà ở đâu.

Ta nghĩ thầm tuy người giang hồ biết mặt ta không nhiều nhưng vẫn có người biết Tả hộ pháp Ma giáo tên Kiêm Minh, sau khi cân nhắc ta nói với hắn: "Ta họ Kiêm, tên Nhật Nguyệt, nhà ở trên một ngọn núi gần Giang Nam."
Nhà ta nằm trên ngọn núi có gốc cây cao nhất.

Nam tử trung niên mời ta đến quán trà, vừa uống vừa khen: "Nhật nguyệt soi sáng thiên hạ, đúng là tên rất hay."
Khen xong hắn lại hỏi ta: "Kiêm tiểu huynh đệ đến kinh thành có chuyện gì?"
Ta nói: "Thi khoa cử."
Hắn cười ha hả: "Đúng đúng, đến thi võ Trạng Nguyên phải không?"
Ta nói: "Ta thi văn."
Nam tử trung niên vuốt râu nhìn ta một lát, sau khi hỏi ta mấy câu kinh thư thì gật đầu nói: "Hậu sinh khả uý, khá lắm."
Hắn lại hỏi ta: "Tiểu huynh đệ đọc sách nhiều như vậy có câu nào hợp ý ngươi nhất không?"
Ta nghĩ ngợi rồi đáp: "Khi thi hành đại đạo, thiên hạ là của chung."
Hắn vuốt râu lắc đầu cười: "Thiên hạ là của chung, khó đấy."
Ta nói: "Thế gian nhiều việc khó như vậy chẳng lẽ lại không làm hay sao?"

Hắn không tranh luận với ta nữa mà chỉ hớp một ngụm trà rồi cười nói: "Kiêm Nhật Nguyệt......!Tên rất hay.

Hy vọng nửa tháng sau chúng ta có thể gặp lại nhau."
127.

Mấy ngày sau đám người giáo chủ cũng đến kinh thành, Liễu huynh không đi theo vì còn bận chuyện quan trọng ở Tây Bắc.

Phó Ngọc muốn đem kiệu tám người khiêng đưa ta đi thi nhưng bị Nhậm huynh gạt đi.

.

ngôn tình tổng tài
Nhậm Tầm nói: "Ngươi làm vậy sau này người khác sẽ nghĩ y đi cửa sau mới được lên bảng vàng đấy."
Phó Ngọc nói: "Thì sao? Vậy mới không ai dám trêu chọc y chứ."
Yến minh chủ đẩy mặt nạ sắt trên mặt nói: "Giao hiền đệ nói có lý.".


Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện