Ninh Thư cũng bắt đầu chuyển nhà vì chẳng mấy nữa một lượng lớn dân tị nạn sẽ kéo đến đây, khi ấy chuyện gì họ cũng làm được chỉ cần có được miếng ăn.
Phụ nữ như cô càng dễ trở thành mục tiêu của dân tị nạn.
Chúc Tố Nương của cốt truyện dẫn con đến Thượng Hải tìm Chúc Nghiên Thu trong lo lắng và bồi hồi, hướng về Thượng Hải phồn hoa với một tương lai xán lạn.
Chúc Tố Nương đến Thượng Hải lạ nước lạ cái, không biết đi đâu về đâu lại hay tin Chúc Nghiên Thu có bạn gái, cô càng lo lắng và hoảng sợ hơn.
Chúc Nghiên Thu không thích, thậm chí còn ghét việc Chúc Tố Nương đến Thượng Hải, cậu ta giới thiệu Chúc Tố Nương là chị gái với bạn bè.
Vốn đã lớn hơn Chúc Nghiên Thu khoảng năm tuổi, lại thêm cuộc sống vất vả nên Chúc Tố Nương trông càng già tuổi thực. Khác xa một trời một vực với Chúc Nghiên Thu trí thức, trẻ khoẻ, đẹp trai.
Chúc Tố Nương bị tổn thương, rõ ràng cô là vợ vậy mà lại giới thiệu là chị gái. Ý của Chúc Nghiên Thu không muốn cho bạn bè biết cậu ta đã lấy vợ, mà còn lấy vợ theo hủ tục phong kiến cưới con dâu nuôi từ bé, cậu ta sợ nói ra sẽ bị bạn bè chế giễu.
Chúc Tố Nương không phải người dày dặn kinh nghiệm sống, khi được hỏi cô luôn trả lời cô là chị của Chúc Nghiên Thu.
Sau đó Chúc Tố Nương bắt đầu cuộc sống bỡ ngỡ ở Thượng Hải. Nhìn Chúc Nghiên Thu mặc sơ mi trắng, đội mũ lưỡi chai, Chúc Tố Nương cảm thấy chồng mình thật xa lạ. Cô và con trai trải qua cuộc sống khổ sở ở nơi đất khách quê người.
Chúc Nghiên Thu không muốn giữ Chúc Tố Nương ở lại.
Chúc Nghiên Thu cho rằng sự hiện diện của Chúc Tố Nương và Chúc Tư Viễn là nỗi ô nhục, thậm chí hối hận vì đã động phòng với Chúc Tố Nương.
Ninh Thư vẫn định theo dòng dân tị nạn đến Thượng Hải, không biết chuyến này sẽ xảy ra chuyện gì đây, ha ha ha!
Có khá nhiều dân tị nạn đã tràn vào thị trấn. Có người quá đáng xông thẳng vào bếp nhà Ninh Thư, vét cơm ăn vội ăn vàng xong còn uy hiếp: “Đưa gạo trong nhà đây…”
Ninh Thư: →_→
Ninh Thư đánh kẻ đó một trận ra hồn, đá thẳng ra ngoài rồi đóng cổng lại.
Ninh Thư mua vé thuyền đi Thượng Hải, giá vé lên đến mười đồng bạc. Ninh Thư cắn răng mua, lẽo đẽo tay xách nách mang dẫn Chúc Tư Viễn lên thuyền.
Thuyền đông người, chen lấn xô đẩy nhau. Ninh Thư bế con ngồi co một góc, đưa mắt bao quát con thuyền, ai ai cũng hoảng hốt và lo lắng khôn nguôi.
Đất nước rối ren, người dân tha hương nay đây mai đó. Có thể nói cuộc chiến tranh xâm lược này là cuộc chiến nghiêm trọng nhất trong lịch sử, thực chiến kéo dài phá huỷ bộ mặt đất nước, nơi đâu cũng chung cảnh đổ nát, tan hoang.
Trông Chúc Tư Viễn có hơi nôn nao, Ninh Thư vỗ lưng trấn an con.
Đói thì Ninh Thư lén lút ăn lương khô, đút cho con ăn tích cốc đan.
Mùi khói thuốc, mùi hôi thối, đủ các mùi khó ngửi hoà quyện trọng khoang thuyền.
Thuyền cứ đi rồi lại dừng, khách lên thuyền ngày một nhiều khiến khoang thuyền càng thêm chật chội, buồn nôn. Cứ đi và dừng như vậy, một tuần sau con thuyền cập bến Hoàng Phố.
Ninh Thư nhẹ nhõm cả người bế con xuống thuyền, vậy là cũng đến rồi.
Đứng bên bến tàu cảm nhận cơn gió vừa lạnh vừa giá thổi từ sông Hoàng Phố táp vào người, Ninh Thư nghĩ chẳng hay Chúc Nghiên Thu đã chết rét hay chưa.
Ninh Thư không định gặp Chúc Nghiên Thu, cô không muốn nấu cơm giặt giũ cho cậu ta để rồi bị cậu ta giới thiệu với bạn bè cô là chị.
Chị cái má mày.
Ninh Thư thuê một phòng trọ để nghỉ tạm. Khoang thuyền vừa bẩn vừa buồn nôn, Chúc Tư Viễn mệt mỏi mấy ngày nay, cô sờ trán thằng bé và quả thật đang sốt nhẹ.
Ninh Thư cho thằng bé uống thuốc hạ sốt đã mua trước khi vào nhiệm vụ, Chúc Tư Viễn uống thuốc cũng ra mồ hôi và thiếp dần.
Ninh Thư đổ nước lạnh mới mua ra chậu, tắm táp qua loa sau lại lau mồ hôi cho con.
Cái Ninh Thư cần lúc này là một giấc ngủ bình yên. Chúc Tư Viễn sắp đến tuổi đi học, cô định thuê nhà rồi kiếm việc làm.
Ninh Thư muốn Chúc Tư Viễn được học hành tử tế, hơn hết cô muốn rèn giũa tâm lý Chúc Tư Viễn. Chúc Nghiên Thu được ăn học đàng hoàng nhưng hành động không cả bằng súc vật, về sau vẫn công thành danh toại quả làm người khác nhắm mắt không xuôi tay!
Cô cũng cần cố gắng bắt đầu tạo một cuộc sống mới cho Chúc Tố Nương, trở thành người được ngợi ca ở thời loạn này.
Những ngày tháng lênh đênh sông nước không được ngủ ngon làm cô đã thấm mệt, Ninh Thư ôm Chúc Tư Viễn ngủ một giấc êm đềm.
Hôm sau Ninh Thư mặc đủ ấm cho Chúc Tư Viễn rồi mới rời khỏi nhà nghỉ đi tìm nhà thuê. Cô mua bánh bao ướt cho Chúc Tư Viễn, thằng bé ăn ngon lành, không quên bón bánh bao cho Ninh Thư, nói bằng giọng hôi sữa: “U cũng ăn đi.”
Ninh Thư ấm lòng, đây xem như lần thứ hai cô làm bảo mẫu. Nghĩ đến cảnh ngu dốt của nó ở tương lai, Ninh Thư lắc đầu, không được để nó theo vết xe ấy.
Dù có giận Chúc Nghiên Thu đi nữa nhưng những việc mà Chúc Tư Viễn làm ở tương lai là biểu hiện của bất lực, kẻ mạnh sẽ không trả thù bằng cách đó.
Vì Chúc Tư Viễn là con của Chúc Nghiên Thu nên Chúc Tư Viễn mới ra sức trả thù Chúc Nghiên Thu bằng tình thân.
Tóm lại vì hai mẹ con Chúc Tố Nương yếu ớt, Chúc tư Viễn thương mẹ, Chúc Tố Nương cũng chỉ muốn con trai có cuộc sống đủ đầy.
Thượng Hải phồn hoa với các cửa hàng san sát nhau trưng bày đá quý và những bộ quần áo Tây Âu đặt trong tủ kính đẹp đẽ, biển vũ trường lập loè ánh sáng bắt mắt, người xe nườm nượp phố phường, xe điện cáp treo giăng mọi nẻo đường, tiếng chuông xe đạp bính boong, tiếng trẻ em rao báo mỗi ngày.
Đây là một thành phố vừa cổ kính lại cũng hiện đại, Chúc Nghiên Thu đến đây và không muốn trở về quê.
Ninh Thư muốn thuê nhà, cô mua hai tờ báo ở chỗ em bé bán báo. Cô hỏi em bé chỗ nào cho thuê nhà, em bé dẫn Ninh Thư đến khu tập thể phức tạp, quần áo treo ngợp trên cao như chuồng lợn.
Nơi mà nhiều người chen chúc, sinh hoạt ở sân chung nhỏ.
Ninh Thư muốn Chúc Tư Viễn sống trong một môi trường tốt.
Hết một ngày nữa không được việc gì, ăn cơm quán rồi về lại nhà nghỉ trả thêm một ngày thuê phòng.
Báo chí có rất nhiều thông tin, bạn cần đọc báo của thành phố nếu muốn bắt nhịp thành phố ấy. Thượng Hải là nơi xảy ra nhiều chuyện mỗi ngày, có thể nói là tin mới cập nhật hằng ngày.
Nào là Thanh Bang1, Hồng Bang2, nào là tô giới3, Phòng Tuần bộ4, băng nhóm mọc lên như nấm, thế lực chia năm xẻ bảy đã đưa Thượng Hải trở thành vùng đất đầy tiềm năng song cũng dễ xảy ra xung đột nhất.
Thành phố sầm uất nhưng cũng hỗn loạn, Ninh Thư phải cố gắng hết mình bảo vệ hai mẹ con.
Ninh Thư định xin việc qua tin tuyển y tá ở bệnh viện. Không kiếm tiền lấy gì mà ăn? Cô chỉ có vài đồng bạc, tiêu hết rồi ra tranh cơm chó à?
Ninh Thư muốn theo nghề y, cô hôn Chúc Tư Viễn, nói: “Con yêu u sắp thành bác sĩ rồi.”
Chúc Tư Viễn vỗ tay hoan hô: “Bác sĩ, bác sĩ, bác sĩ…”
Phụ nữ như cô càng dễ trở thành mục tiêu của dân tị nạn.
Chúc Tố Nương của cốt truyện dẫn con đến Thượng Hải tìm Chúc Nghiên Thu trong lo lắng và bồi hồi, hướng về Thượng Hải phồn hoa với một tương lai xán lạn.
Chúc Tố Nương đến Thượng Hải lạ nước lạ cái, không biết đi đâu về đâu lại hay tin Chúc Nghiên Thu có bạn gái, cô càng lo lắng và hoảng sợ hơn.
Chúc Nghiên Thu không thích, thậm chí còn ghét việc Chúc Tố Nương đến Thượng Hải, cậu ta giới thiệu Chúc Tố Nương là chị gái với bạn bè.
Vốn đã lớn hơn Chúc Nghiên Thu khoảng năm tuổi, lại thêm cuộc sống vất vả nên Chúc Tố Nương trông càng già tuổi thực. Khác xa một trời một vực với Chúc Nghiên Thu trí thức, trẻ khoẻ, đẹp trai.
Chúc Tố Nương bị tổn thương, rõ ràng cô là vợ vậy mà lại giới thiệu là chị gái. Ý của Chúc Nghiên Thu không muốn cho bạn bè biết cậu ta đã lấy vợ, mà còn lấy vợ theo hủ tục phong kiến cưới con dâu nuôi từ bé, cậu ta sợ nói ra sẽ bị bạn bè chế giễu.
Chúc Tố Nương không phải người dày dặn kinh nghiệm sống, khi được hỏi cô luôn trả lời cô là chị của Chúc Nghiên Thu.
Sau đó Chúc Tố Nương bắt đầu cuộc sống bỡ ngỡ ở Thượng Hải. Nhìn Chúc Nghiên Thu mặc sơ mi trắng, đội mũ lưỡi chai, Chúc Tố Nương cảm thấy chồng mình thật xa lạ. Cô và con trai trải qua cuộc sống khổ sở ở nơi đất khách quê người.
Chúc Nghiên Thu không muốn giữ Chúc Tố Nương ở lại.
Chúc Nghiên Thu cho rằng sự hiện diện của Chúc Tố Nương và Chúc Tư Viễn là nỗi ô nhục, thậm chí hối hận vì đã động phòng với Chúc Tố Nương.
Ninh Thư vẫn định theo dòng dân tị nạn đến Thượng Hải, không biết chuyến này sẽ xảy ra chuyện gì đây, ha ha ha!
Có khá nhiều dân tị nạn đã tràn vào thị trấn. Có người quá đáng xông thẳng vào bếp nhà Ninh Thư, vét cơm ăn vội ăn vàng xong còn uy hiếp: “Đưa gạo trong nhà đây…”
Ninh Thư: →_→
Ninh Thư đánh kẻ đó một trận ra hồn, đá thẳng ra ngoài rồi đóng cổng lại.
Ninh Thư mua vé thuyền đi Thượng Hải, giá vé lên đến mười đồng bạc. Ninh Thư cắn răng mua, lẽo đẽo tay xách nách mang dẫn Chúc Tư Viễn lên thuyền.
Thuyền đông người, chen lấn xô đẩy nhau. Ninh Thư bế con ngồi co một góc, đưa mắt bao quát con thuyền, ai ai cũng hoảng hốt và lo lắng khôn nguôi.
Đất nước rối ren, người dân tha hương nay đây mai đó. Có thể nói cuộc chiến tranh xâm lược này là cuộc chiến nghiêm trọng nhất trong lịch sử, thực chiến kéo dài phá huỷ bộ mặt đất nước, nơi đâu cũng chung cảnh đổ nát, tan hoang.
Trông Chúc Tư Viễn có hơi nôn nao, Ninh Thư vỗ lưng trấn an con.
Đói thì Ninh Thư lén lút ăn lương khô, đút cho con ăn tích cốc đan.
Mùi khói thuốc, mùi hôi thối, đủ các mùi khó ngửi hoà quyện trọng khoang thuyền.
Thuyền cứ đi rồi lại dừng, khách lên thuyền ngày một nhiều khiến khoang thuyền càng thêm chật chội, buồn nôn. Cứ đi và dừng như vậy, một tuần sau con thuyền cập bến Hoàng Phố.
Ninh Thư nhẹ nhõm cả người bế con xuống thuyền, vậy là cũng đến rồi.
Đứng bên bến tàu cảm nhận cơn gió vừa lạnh vừa giá thổi từ sông Hoàng Phố táp vào người, Ninh Thư nghĩ chẳng hay Chúc Nghiên Thu đã chết rét hay chưa.
Ninh Thư không định gặp Chúc Nghiên Thu, cô không muốn nấu cơm giặt giũ cho cậu ta để rồi bị cậu ta giới thiệu với bạn bè cô là chị.
Chị cái má mày.
Ninh Thư thuê một phòng trọ để nghỉ tạm. Khoang thuyền vừa bẩn vừa buồn nôn, Chúc Tư Viễn mệt mỏi mấy ngày nay, cô sờ trán thằng bé và quả thật đang sốt nhẹ.
Ninh Thư cho thằng bé uống thuốc hạ sốt đã mua trước khi vào nhiệm vụ, Chúc Tư Viễn uống thuốc cũng ra mồ hôi và thiếp dần.
Ninh Thư đổ nước lạnh mới mua ra chậu, tắm táp qua loa sau lại lau mồ hôi cho con.
Cái Ninh Thư cần lúc này là một giấc ngủ bình yên. Chúc Tư Viễn sắp đến tuổi đi học, cô định thuê nhà rồi kiếm việc làm.
Ninh Thư muốn Chúc Tư Viễn được học hành tử tế, hơn hết cô muốn rèn giũa tâm lý Chúc Tư Viễn. Chúc Nghiên Thu được ăn học đàng hoàng nhưng hành động không cả bằng súc vật, về sau vẫn công thành danh toại quả làm người khác nhắm mắt không xuôi tay!
Cô cũng cần cố gắng bắt đầu tạo một cuộc sống mới cho Chúc Tố Nương, trở thành người được ngợi ca ở thời loạn này.
Những ngày tháng lênh đênh sông nước không được ngủ ngon làm cô đã thấm mệt, Ninh Thư ôm Chúc Tư Viễn ngủ một giấc êm đềm.
Hôm sau Ninh Thư mặc đủ ấm cho Chúc Tư Viễn rồi mới rời khỏi nhà nghỉ đi tìm nhà thuê. Cô mua bánh bao ướt cho Chúc Tư Viễn, thằng bé ăn ngon lành, không quên bón bánh bao cho Ninh Thư, nói bằng giọng hôi sữa: “U cũng ăn đi.”
Ninh Thư ấm lòng, đây xem như lần thứ hai cô làm bảo mẫu. Nghĩ đến cảnh ngu dốt của nó ở tương lai, Ninh Thư lắc đầu, không được để nó theo vết xe ấy.
Dù có giận Chúc Nghiên Thu đi nữa nhưng những việc mà Chúc Tư Viễn làm ở tương lai là biểu hiện của bất lực, kẻ mạnh sẽ không trả thù bằng cách đó.
Vì Chúc Tư Viễn là con của Chúc Nghiên Thu nên Chúc Tư Viễn mới ra sức trả thù Chúc Nghiên Thu bằng tình thân.
Tóm lại vì hai mẹ con Chúc Tố Nương yếu ớt, Chúc tư Viễn thương mẹ, Chúc Tố Nương cũng chỉ muốn con trai có cuộc sống đủ đầy.
Thượng Hải phồn hoa với các cửa hàng san sát nhau trưng bày đá quý và những bộ quần áo Tây Âu đặt trong tủ kính đẹp đẽ, biển vũ trường lập loè ánh sáng bắt mắt, người xe nườm nượp phố phường, xe điện cáp treo giăng mọi nẻo đường, tiếng chuông xe đạp bính boong, tiếng trẻ em rao báo mỗi ngày.
Đây là một thành phố vừa cổ kính lại cũng hiện đại, Chúc Nghiên Thu đến đây và không muốn trở về quê.
Ninh Thư muốn thuê nhà, cô mua hai tờ báo ở chỗ em bé bán báo. Cô hỏi em bé chỗ nào cho thuê nhà, em bé dẫn Ninh Thư đến khu tập thể phức tạp, quần áo treo ngợp trên cao như chuồng lợn.
Nơi mà nhiều người chen chúc, sinh hoạt ở sân chung nhỏ.
Ninh Thư muốn Chúc Tư Viễn sống trong một môi trường tốt.
Hết một ngày nữa không được việc gì, ăn cơm quán rồi về lại nhà nghỉ trả thêm một ngày thuê phòng.
Báo chí có rất nhiều thông tin, bạn cần đọc báo của thành phố nếu muốn bắt nhịp thành phố ấy. Thượng Hải là nơi xảy ra nhiều chuyện mỗi ngày, có thể nói là tin mới cập nhật hằng ngày.
Nào là Thanh Bang1, Hồng Bang2, nào là tô giới3, Phòng Tuần bộ4, băng nhóm mọc lên như nấm, thế lực chia năm xẻ bảy đã đưa Thượng Hải trở thành vùng đất đầy tiềm năng song cũng dễ xảy ra xung đột nhất.
Thành phố sầm uất nhưng cũng hỗn loạn, Ninh Thư phải cố gắng hết mình bảo vệ hai mẹ con.
Ninh Thư định xin việc qua tin tuyển y tá ở bệnh viện. Không kiếm tiền lấy gì mà ăn? Cô chỉ có vài đồng bạc, tiêu hết rồi ra tranh cơm chó à?
Ninh Thư muốn theo nghề y, cô hôn Chúc Tư Viễn, nói: “Con yêu u sắp thành bác sĩ rồi.”
Chúc Tư Viễn vỗ tay hoan hô: “Bác sĩ, bác sĩ, bác sĩ…”
Danh sách chương