Sáng hôm sau Ninh Thư đến bệnh viện xin việc. Ninh Thư không chắc xin được khi bế con đi theo. 

Không ngoài dự đoán, cô được cho hay chỉ tuyển gái trẻ, tốt nghiệp trường y là vừa đẹp. Họ thấy Ninh Thư bồng con lại còn mặc áo bông quê mùa bèn lựa lời từ chối cô. 

Ninh Thư thở dài: “Nhà tôi bao đời hành y nhưng nay gia đạo sa sút, bù lại tôi biết hộ lý và chữa bệnh.” 

Ninh Thư bốc phét hết, cô phải nói dối để tạo lý lịch bề thế. 

Người xét tuyển chỉ nhìn Ninh Thư rồi nói: “Hiện đang có lớp đào tạo công việc đặc thù là trở thành chiến sĩ quân y, cô có muốn thử sức không?” 

Ninh Thư: →_→ 

Ý nói phải đi đánh giặc đấy, lỡ cô bất hạnh ngoẻo trên chiến trường rồi cô nuôi Chúc Tư Viễn thế nào? 

Ninh Thư nhìn các em gái tết tóc đuôi sam trẻ trung xinh đẹp bên cạnh, cô biết mình không cạnh tranh được với họ. Ninh Thư nghĩ ngợi, Phương Phỉ Phỉ là phóng viên chiến trường, cô là chiến sĩ quân y ắt sẽ gặp nhau. 

Nhìn Chúc Tư Viễn ngây ngô, cô hỏi: “Có đãi ngộ gì không? Con tôi biết làm sao lỡ tôi có mệnh hệ gì trên chiến trường? Tôi vẫn chưa có nhà nữa.” 

“Cô yên tâm, tổ quốc sẽ nuôi dạy đứa bé. Đây là giấy tờ cần ký.” Người xét tuyển nói. 

Ninh Thư nhăn mày: “Tôi không có nhà.” 

Quân y là công việc nguy hiểm, tham gia quân y bằng với sẵn sàng chết bất cứ lúc nào. Ninh Thư muốn xin đãi ngộ vì giấy cũng chỉ là giấy là mà thôi, chưa chắc tổ quốc đã nuôi con hộ sau khi cô chết. 

Tới đây cả nước rối ren, ai nhớ một đứa bé. 

“Mỗi tháng cô được nhận lương năm đồng bạc, có cả nhà cấp bốn bệnh viên cung cấp hỗ trợ mẹ con cô.” Người xét tuyển trả lời. 

Lương giảng viên đại học Thanh Hoa thời này chỉ được bảy, tám đồng bạc một tháng, lương năm đồng quả rất cao. 

Mình thì sắp hết tiền, thuê nhà nghỉ lại đắt đỏ, cô phải nhận công việc này dù có phải gặp Chúc Nghiên Thu và Phương Phỉ Phỉ. 

“Tôi đồng ý.” Ninh Thư gật đầu. 

Người xét tuyển vui lắm, sáng giờ không ai chịu trở thành quân y nguy hiểm cận kề, giây trước đang cầm dao mổ giây sau có khi đã bị bom nổ tung xác. Không ai muốn làm trong môi trường khắc nghiệt, không thoái mái, nhẹ việc như bệnh viện. 

Người xét tuyển thấy Ninh Thư quê mùa, cho phép Ninh Thư trở thành quân y thực tập ngay lập tức. 

“Ký tên vào đây.” Ông ta đẩy tờ giấy về phía Ninh Thư: “Biết ký tên không?” 

Ninh Thư cầm bút, chần chừ rồi ký tên Chúc Tố Nương. 

“Tốt lắm!” Ông ta cất giấy. 

Ninh Thư hôn Chúc Tư Viễn: “Mẹ trở thành bác sĩ rồi.” 

Chúc Tư Viễn cười khúc khích. 

Bệnh viện cấp cho Ninh Thư một nhà cấp bốn giản dị, nhỏ nhưng đủ đồ. Ninh Thư lấy làm vui lắm, ngoài kia có bao nhiêu con người vất vưởng xó chợ, căn nhà này còn đứng tên cô nên cũng xem như thuộc về cô. 

Ngày sau đất nước phát triển, Thượng Hải tấc đất tấc vàng, cũng xem như đã tích góp một phần tài sản cho Chúc Tư Viễn. 

Cô trả phòng nhà nghỉ, dọn đồ đến nhà mới. Ninh Thư bảo Chúc Tư Viễn chơi một mình còn cô dọn nhà. 

Nhìn ngôi nhà sạch sẽ, Ninh Thư hạnh phúc ngập tràn. Cảm xúc của nguyên chủ làm cô run nhè nhẹ, chỉ có một ngôi nhà thuộc về mình thôi mà cô ấy đã hạnh phúc vậy rồi. 

Chúc Tố Nương đã có nhà ở Thượng Hải, điều mà Chúc Nghiên Thu chưa làm được. 

Ninh Thư bắt đầu tham gia lớp huấn luyện quân y. Chiến sĩ quân y được phép không biết chữa cao huyết áp, bệnh tim mạch nhưng cần giỏi chữa các vết thương do chiến đấu như chân rãnh, bị bỏng, vết thương hở, tiêu chảy. 

Về điều kiện chữa bệnh đương nhiên có gì dùng đó. Không có thuốc khử trùng, không có thuốc gây mê, không có dao mổ, chỉ cần dao găm, dao gọt hoa quả cắt xoẹt nhanh rợn nhất để cứu sống người lính. 

Quân y trước là quân nhân sau là y bác sĩ. Quần y cần khoẻ mạnh, cần tìm thấy dụng cụ cấp cứu ngay xung quanh, không chỉ cần biết cứu người mà còn cần biết tự bảo vệ. 

Tóm lại quân y là công việc cực kỳ nguy hiểm, khảo nghiệm khả năng vào việc. Một khi vào việc vừa phải nghe tiếng bom đạn ầm ầm vừa phải bình tĩnh gắp đạn ra khỏi người lính. 

Ninh Thư bế con đến nơi huấn luyện. Có ba nam giới, thêm Ninh Thư là bốn người tham gia lớp huấn luyện. Bảo sao người xét tuyển nhận Ninh Thư dù cô là nữ. 

Mặc dù người Nhật đã chiếm ba tỉnh Đông Bắc nhưng Thượng Hải phồn hoa vẫn sầm uất, hát hò nhảy múa thâu đêm. Mặc cho vẫn có em bé rao báo hàng ngày nói dân Đông Bắc chạy loạn trước quân Nhật Bản, nhưng đại đa số dân Thượng Hải không nhận thức được hiện thực khốc liệt của chiến tranh. 

Họ càng không nhận thức tính chất cũng như không có quyết tâm trở thành quân y xông pha chiến trường. 

Ba nam giới có ý chê bai khi Ninh Thư bế con theo nhưng không ai buông lời lẽ quá đáng bởi cô phải là một phụ nữ rất dũng cảm mới dám trở thành chiến sĩ quân y. 

Có quân y dạy nhóm Ninh Thư phải băng bó vết thương cho người lính thế nào, gặp tình huống này phải xử lý như thế nào. Ninh Thư ghi chép nghiêm túc, đây toàn các kiến thức hữu ích, nắm vững chúng sẽ có thêm cơ hội sống sót trên chiến trường. 

Cô không may mắn như Chúc Nghiên Thu và Phương Phỉ Phỉ, cô phải cố gắng hết mình. 

Trong bài huấn luyện bắn súng, Ninh Thư cầm khẩu súng đen sì nặng trịch trong vui sướng. Dù loại súng này còn đơn sơ, hơi chút bắn tịt nhưng vẫn là vũ khí sát thương lớn ở thời này. 

Ninh Thư bắn bia ngắm, thành tích cũng ổn. 

Huấn luyện sức bền dạy đánh nhau cơ bản, không làm khó được Ninh Thư vì cô luyện Tuyệt Thế Võ Công. Dù mới xuất hiện một sợi kình khí mỏng nhưng kình khí này sẽ cải thiện dần cơ thể cô, giúp cô ngày một khoẻ hơn cả đàn ông. 

Ba nam giới còn lại tố chất kém cô, Ninh Thư vật ngã ba người họ dễ dàng. 

Kết thúc một ngày huấn luyện, Ninh Thư bế Chúc Tư Viễn về nhà giặt giũ nấu cơm, bận rộn cả ngày nhưng cô vẫn có thời gian chơi với con, tính ra vẫn rảnh hơn ngày tháng thức khuya dậy sớm làm đậu nhiều. 

Ninh Thư mua vở tập vẽ nhiều hình thù cho Chúc Tư Viễn. 

Chúc Tư Viễn đã nói sõi hơn, thể hiện được mong muốn và tình cảm nhiều hơn. Ninh Thư cũng cảm nhận được niềm tự hào của bậc làm cha làm mẹ.
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện