Tiến vào Phán Thần Hệ Thống, Trần Dương tiện tay lấy một khối đá ra rồi chậm rãi vươn tay điêu khắc.

Trần Dương không sử dụng dao mà dùng Mộc Kiếm để thay cho dao điêu khắc, mỗi một nét khắc đều là kỹ xảo khống chế lực độ và linh lực của Trần Dương với Mộc Kiếm.

Nét mặt Trần Dương bình tĩnh, Mộc Kiếm trong tay nhẹ nhàng khắc hòn đá này thành một cái lệnh bài bằng đá.

Lệnh bài bằng đá, dĩ nhiên không có giá trị gì đáng nói. Thế nhưng lần này Trần Dương khắc vào bên trên hai thứ, một là trận pháp phòng ngự và thứ khác là một tia kiếm khí do Mộc Kiếm tạo ra.

Một tia kiếm khí này mang theo hai thành thực lực của Trần Dương, một khi bị kích phát, chắc chắn tu sĩ dưới Kết Đan Kỳ không chết cũng bị róc một lớp da.

Thứ đồ chơi như thế này Trần Dương hầu như ngày nào cũng chế tạo một hai cái, tuy nhiên khả năng thành công không được cao lắm.

Bởi vì chuyện tình khắc trận pháp có khả năng phòng ngự lên một hòn đá bình thường đã khó, phong ấn một tia kiếm khí vào bên trong còn khó khăn hơn. Chẳng những muốn thao túng kiếm khí đến mức độ lô hoả thuần thanh mà còn phải giữ sao cho lệnh bài bình thường này có thể chứa bên trong một tia kiếm khí mạnh mẽ như vậy.

Muốn làm được điều đó, chẳng những yêu cầu Trần Dương đối với kiếm thuật lĩnh ngộ thật cao mà đối với cấm chế trận pháp cũng cần yêu cầu hiểu biết cực cao.

Cấm chế và trận pháp thực ra có nguyên lý tương quan sâu xa. Trận pháp là dùng thủ đoạn đặc biệt đem tạo một thứ pháp thuật nào đó có uy lực lớn nhỏ khác nhau. Mà những thủ đoạn và nguyên lý bên trong là cả một quá trình tìm tòi, nghiên cứu, thử nghiệm... Nếu như không có việc thời gian bên trong Phán Thần Hệ Thống, Trần Dương cũng không muốn dành quá nhiều thời gian cho lĩnh vực trận pháp này. Bởi vì muốn đặt chân vào ngưỡng cửa trận pháp không phải là ngày một ngày hai mà có được, có đôi khi phải dùng cả đời cũng chưa thể nhập môn.

Mà trình độ của Trần Dương hiện nay, mặc dù đã có thể bố trí trận pháp ngăn cản yêu thú Lục cấp, thậm chí giữ chân yêu thú Thất cấp một vài hơi thở, thì cũng chỉ xem là đặt một chân vào ngưỡng cửa nhập môn mà thôi.

Nếu như hoàn toàn là nhập môn trận pháp, lúc trước Trần Dương chỉ cần một vài hơi thở là đã có thể bố trí xong loại trận pháp quen thuộc như Tụ Linh Trận, không cần bối rối dây dưa như lúc trước.

Mà trận pháp, đơn giản là những pháp thuật khuôn mẫu, cứng nhắc. Mỗi người tuy có thể nghiên cứu thêm những trận pháp có tác dụng càng mới mẻ, nhưng chỉ cần đem nguyên lý khắc ra rồi truyền cho kẻ khác thì kẻ kia không cần lĩnh ngộ, chỉ cần làm theo từng bước hướng dẫn nguyên lý thì cũng có thể bố trí ra trận pháp y hệt như vậy.

Mà đây cũng là điểm mà trận pháp khác xa với cấm chế.

Về nguyên lý, cấm chế cũng là một loại thủ đoạn tạo ra pháp thuật, nhưng loại thủ đoạn này linh hoạt và có xu hướng thay đổi tuỳ vào mục đích và ý định của người tạo ra. Nói một cách đơn giản, cấm chế chính là dùng phần lớn thần thức đóng vai trò chủ yếu và kết hợp với linh lực phụ trợ để tạo ra, còn trận pháp thì dùng phần lớn là linh lực để tạo ra còn thần thức đóng vai trò phụ trợ.

Muốn nghiên cứu trận pháp, phương pháp đơn giản nhất là học những kiến thức nhập môn, sau đó cố gắng sưu tầm thật nhiều loại trận pháp của những bậc tiền bối đi trước để nghiên cứu tham khảo, như vậy là đủ. Học càng nhiều, thì cũng có thể bày trí càng nhiều loại trận pháp, hoặc thậm chí là kết hợp với nhau để tạo nên trận pháp càng thêm mạnh mẽ. Nói như vậy không có nghĩa là học trận pháp thì không thể tự sáng tạo ra trận pháp mới, thế nhưng việc này đòi hỏi cả quá trình lĩnh ngộ lẫn thực hành, thử nghiệm trong suốt thời gian dài mới làm được.

Tu Tiên Giới từ thời thượng cổ đến nay, có hằng hà sa số các loại trận pháp nổi tiếng do các bậc tiền bối để lại. Do đó, ngay cả việc học tập và nghiên cứu các loại trận pháp được truyền lại cũng đã là một việc tốn hao vô số thời gian, việc sáng tạo trận pháp mới đơn thuần chỉ dành cho những kẻ có thiên phú hoặc đam mê đặc biệt trong lĩnh vực này mà thôi.

Còn cấm chế thì mang màu sắc cá nhân hơn rất nhiều.

Có thể nói, cùng là một loại cấm chế như ngăn cản thần thức, thì nếu như có một vạn người bố trí, thì cũng sẽ có một vạn loại thủ pháp khác nhau xuất hiện, đủ loại biến hoá xảy ra bên trong.

Trần Dương từ lúc còn là một tu sĩ nho nhỏ cũng đã học được một vài loại cấm chế cơ bản, thế nhưng những thứ kia nếu chân chính mà nói thì còn chưa được coi là Cấm Chế thật sự, chỉ là võ vẽ da lông bên ngoài mà thôi.

Một tu sĩ đại năng nếu như lĩnh ngộ được cấm chế, thì cho dù tiện tay bố trí một cái cấm chế cũng có thể tồn tại vài nghìn hoặc vài vạn năm không chừng. Chỉ cần thần thức của người tu sĩ bố trí chưa bị mất đi thì cái cấm chế này chắc chắn theo đó tồn tại mãi mãi.

Thậm chí, trong Tu Tiên Giới truyền lại trong một số sách cổ còn có một ý kiến cho rằng, những tu sĩ lĩnh ngộ cấm chế đến cảnh giới cực cao thì cho dù tu sĩ bố trí cấm chế có ngã xuống thì một tia thần thức của người đó lưu lại trên cấm chế cũng có thể tự hành duy trì không dứt, khiến cho cấm chế tồn tại cực lâu.

Đó chính là điểm ảo diệu của cấm chế.

Mà Trần Dương muốn đem kiếm khí phong ấn bên trên khối đá thô này, tất nhiên phải dùng cấm chế để phong ấn kiếm khí trên đó, khiến cho vừa không làm kiếm khí thoát ra, vừa có thể gặp phải nguy cơ liền có một tia cảm ứng mà kích phát kiếm khí bay ra.

Lúc trước, Hồng Hưng tặng cho Trần Dương một tấm ngọc bội bên trên có phong ấn một loại thần thông bảo vệ tính mạng. Đó chỉ là một loại trận pháp có lưu giữ một tia thần thức của Hồng Hưng trên đó mà thôi, đó không phải là cấm chế.

Trong các loại trận pháp, cũng có rất nhiều trận pháp làm được những tác dụng tương tự như trận pháp. Hai lĩnh vực này vốn giao thoa với nhau và có cùng một nguyên lý, do đó, chuyện này rất đỗi bình thường.

Thế nhưng, để bày trí trận pháp, chẳng những tổn hao tài liệu mà còn tiêu hao linh lực và thời gian. Còn cấm chế thì không tổn hao tài liệu, lại tốn ít thời gian. Cái tổn hao chính là thần thức và lĩnh ngộ mà thôi.

Do đó, giữa trận pháp và cấm chế, Trần Dương từ lâu đã bắt đầu dành thời gian để học tập cấm chế song song với trận pháp.

Có Phán Thần Hệ Thống trong tay, thứ Trần Dương có nhiều nhất không gì khác ngoài thời gian và điều kiện, cho nên nếu như không học những thứ này, chẳng khác gì hắn ngủ trên đống vàng mà vác nón đi ăn xin.

Bất quá, việc học tập cấm chế chẳng phải là việc đơn giản.

Phía trước mặt Trần Dương ngoài các loại tài liệu bình thường thì còn có mấy chục loại đồ vật hình thù khác nhau chớp động quang mang.

Bên trên những đồ vật này đều có những loại cấm chế đơn giản mà Trần Dương cố tình đổi từ Thương Khố.

Cũng không phải Trần Dương ăn no rửng mỡ mà là muốn học tập chỉ có hai cách.

Một là có một vị sư phụ am tường cấm chế, ngày đêm đóng cửa dạy dỗ, chỉ điểm thì đệ tử chắc chắn sẽ có lĩnh ngộ. Thế nhưng cái lĩnh ngộ ấy của đệ tử sẽ khó lòng thoát khỏi sự trói buộc về mặt nhận thức của người truyền thụ. Kiến thức về cấm chế vốn rất thịnh hành thời thượng cổ, sau bao năm truyền lưu lại lưu lạc đến mức gần như tuyệt diệt cũng chính là do chuyện truyền thụ sư đồ này khiến cho cấm chế ngày càng suy tàn.

Mà cách thứ hai để học tập cấm chế chính là tự mình quan sát, nghiên cứu thật nhiều các loại cấm chế, từ đó suy ra bản chất và thủ pháp cấm chế bên trong, đạt được sự lĩnh ngộ.

Trần Dương trước mắt chính là chọn phương pháp thứ hai này.

Bởi vì phương pháp này tuy có chút khó khăn là tất cả đều phải tự bản thân lĩnh ngộ, nhưng cái lợi là một khi lĩnh ngộ, Trần Dương có thể tự mình ngộ ra một thủ pháp cấm chế thuận tiện và phù hợp với bản thân hắn nhất. Khi cần bày trí, chẳng những có thể tiết kiệm thời gian mà còn thuận tay, đạt đến độ chính xác cao.

Trần Dương nhìn nhìn, liền cầm lấy một cái khăn mỏng.

Khăn này hình vuông, dưới góc có thêu đồ án một con chim khổng tước, nhìn qua không có gì bất thường.

Thế nhưng ánh mắt Trần Dương loé lên, lập tức nhìn chăm chú vào chiếc khăn này.

Người không biết, nếu nhìn thấy cảnh này chắc chắn nghĩ rằng Trần Dương đang nhìn khăn nhớ người, tơ tưởng đến mối nghiệt duyên nào đó. Thế nhưng nhìn kỹ mới thấy, lúc này sâu bên trong mắt Trần Dương đang liên tục chớp loé những sợi tơ quỷ dị.

Mà những sợi tơ này giống như tuân theo quy luật nào đó chạy tới chạy lui, hợp thành đồ án một con khổng tước đang bay lượn.

Trần Dương quan sát một lúc thì mồ hôi trán tứa ra, ngay cả thần thức hắn cực kỳ mạnh mẽ cũng có chút không chịu nổi.

Hiện giờ Trần Dương mới thấy tác hại của việc không chịu tu luyện thần thức mạnh mẽ, chẳng những không có lợi trong việc quan sát chung quanh mà nếu như học cấm chế mà thần thức yếu ớt thì chẳng khác gì có kiếm thần trong tay nhưng chỉ biết đeo bên hông chứ không rút ra chém người được.

Lắc lắc đầu, Trần Dương liền trầm ngâm.

Từ lúc đạt được số điểm công đức lớn, Trần Dương đã hơn một lần suy nghĩ đến chuyện đổi một quyển công pháp tu luyện thần thức thật mạnh mẽ.

Thế nhưng, vấn đề là pháp quyết tu luyện trong Tiên Thiên Kinh của Trần Dương đã đến hết quyển đầu rồi, Trần Dương đang muốn đổi phần tiếp theo.

Sau khi tìm hiểu, Trần Dương phát hiện Thương Khố có tới mấy loại tu luyện thần thức rất cao cấp. Thế nhưng giá cả cực kỳ đắt đỏ, mà cả quyển Tiên Thiên Kinh phần tiếp theo cũng có giá ngang ngửa nó.

Mà số điểm công đức của Trần Dương hiện tại chỉ cho phép lựa chọn một trong hai mà thôi.

Trải qua suy nghĩ thật lâu, hiện giờ Trần Dương càng thêm kiên định, quyết định chọn một quyển công pháp tu luyện thần thức. Còn Tiên Thiên Kinh phần tiếp theo, quả thật Trần Dương cũng không quá cần thiết. Bởi vì từ ngày xảy ra biến dị khiến Kim đan biến thành những Tiểu Kim Đan, Trần Dương dần dần cũng đã đi ra khỏi con đường theo Tiên Thiên Kinh sắp xếp sẵn mà tự mình mày mò tìm đường đi.
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện