Editor: Gấu Lam
< Kiếp này của nguyên chủ thật sự rất đáng thương ????>
Tiếng nói của Nhiếp Gia vừa dứt cửa điện đã bị đẩy ra từ bên ngoài, một đám cung nhân nước chảy mây trôi xếp thành hàng theo thứ tự tiến vào phụng dưỡng cậu thay quần áo rửa mặt chải đầu, một đám đều cẩn thận cúi đầu, sợ hôm nay lại có ai bị kéo ra ngoài đánh chết.
"Đem mấy thứ này dẹp hết đi." Nhiếp Gia tùy tay túm một cái chuông bạc, tức khắc kêu leng keng cả phòng.
Lão thái giám lấy quần áo đến nghe vậy hơi hơi sửng sốt, khóe mắt có chút ửng đỏ gật gật đầu, nhanh nhanh lên tiếng bảo các tiểu thái giám cùng các cung nữ dọn sạch tất cả chuông bạc.
Chuông bạc cùng tẩm điện trống trải quái dị luôn là nỗi sợ với nguyên chủ Quân Trường Sinh, mặc cho thế nhân đều biết vị bạo quân này cực kỳ vô nhân tính, lại ít ai biết dưới thân xác hung lệ ấy của hắn lại là sợ hãi yếu ớt hèn mọn.
Quân Trường Sinh cũng không phải từ nhỏ đã hung tàn như vậy, mà hoàn toàn trái ngược, Quân Trường Sinh đã từng thiên tư thông minh lại dịu ngoan thiện lương, có khí tiết của người đọc sách lại có kiêu ngạo của người ở trên cao. Hắn từ nhỏ đã minh bạch bản thân mình có thể ăn sơn trân hải vị có thể uống quỳnh tương ngọc dịch đều là bởi vì ở tiền tuyến có vô số quân nhân chết trận sa trường, bảo vệ Yến quốc bình an. Hắn cũng minh bạch thân mang trách nhiệm của một vị vua, vì một ngày kia bình định thiên hạ để lê dân bá tánh an cư lạc nghiệp, hắn từ nhỏ đã đọc đủ thứ binh thư, chăm chỉ tập võ, mong ngày sau có thể tự mình nắm giữ ấn soái chinh chiến sa trường, để giải Yến quốc khỏi chiến loạn.
Nhưng Yến quốc chỉ là một tiểu quốc, không chờ Quân Trường Sinh có thể nắm giữ ấn soái xuất chiến, Yến quốc đã bị quân địch phóng ngựa đạp vỡ quan ải, một đường tàn sát, thẳng tiến Trác Lộc thành.
Bá tánh vừa thấy thế cục mất nước đã mất lực xoay chuyển trời đất, Trác Lộc thành liền rối loạn, chỉ cung nhân đã bỏ chạy hơn phân nửa. Khi đó Quân Trường Sinh mới vừa lên ngôi, hắn biết nếu có mất nước phải làm con tốt lấy thân hi sinh cho tổ quốc, lại không đành lòng đệ đệ tuổi nhỏ cùng táng thân vương cung với mình, liền sai ám vệ lặng lẽ hộ tống Quân Trường Duyệt rời khỏi thành ẩn thế.
Nhưng cuối cùng thứ Quân Trường Sinh chờ tới không phải kỵ binh của địch quốc, mà là bạo dân Yến quốc!
Hạng người bỉ ổi như địch quốc đoạt một thành liền tàn sát một thành, thậm chí lấy người làm thức ăn nấu cho no bụng, giết tới Trác Lộc thành. Bá tánh Trác Lộc thành biết quân địch giết tới đã sớm nháo nhào, không biết ai mào đầu, muốn lấy hai cái đầu trên cổ Đại vương cùng Tĩnh Vương điện hạ hiến cho địch, chỉ cầu quân địch không tàn sát dân trong thành, tha cho bọn họ con đường sống là được.
Vì thế chưa chờ quân địch chân chính giết đến Trác Lộc thành, ngược lại bạo dân trong thành giết cả vương cung, đem Quân Trường Sinh đang ngủ say ở tẩm cung kéo một đường ra ngoài điện, không màng tiểu quốc quân kinh hoảng, một đám hung ác như lệ quỷ ép hắn hỏi Tĩnh Vương Quân Trường Duyệt đâu.
Quân Trường Sinh tự nhiên sẽ không nói, vì thế bị bạo dân đánh gãy gân chân, nhưng vẫn không nói, trong cái rét lạnh của tuyết về đêm Quân Trường Sinh bị từng bạo dân một gậy lại một gậy đánh đến hai chân huyết nhục mơ hồ, gân cốt đứt đoạn. Hắn ước chừng bị tra tấn hai canh giờ, đánh tới cuối cùng ai cũng không rõ là vì bạo dân đắm chìm trong khoái cảm hành hạ Đại vương đã từng cao cao tại thượng, hay là thật sự muốn từ trong miệng hắn biết được nơi ẩn náu của Tĩnh Vương.
Năm đó Quân Trường Sinh chỉ mới mười ba tuổi, hai chân bị gãy, một thân võ nghệ bị phế, chí khí đã từng muốn bình định thiên hạ cũng bị từng bạo dân từng lần gậy đánh không thể phản kháng nữa.
Khi Quân Trường Sinh hơi thở thoi thóp, Huyền Giáp giết chủ soái cùng tướng lãnh quân địch treo ở nơi có thể nhìn thấy để kinh sợ tam quân, lúc này Tư Không Hàn rốt cuộc cũng suất quân đuổi tới thành công bảo hộ Trác Lộc thành. Huyền Giáp lui về vương cung, nhìn thấy chính là một màn Quân Trường Sinh chịu nhục này.
Bạo dân đương nhiên bị Huyền Giáp giết sạch tất cả, Quân Trường Sinh may mắn nhặt về một cái mệnh, nhưng đôi chân lại bị phế. Từ lúc đó, tính tình Quân Trường Sinh đại biến, thị huyết vô tình, phàm là việc không hợp tâm ý cũng không cần hỏi đến nguyên do đã giết.
Sau đó 21 người Huyền Giáp mặc kệ làm chuyện gì, đều luôn có năm người ở trong chỗ tối bảo vệ an nguy của tiểu quốc quân, nhưng cảnh bị người kéo đi làm nhục đã để lại bóng ma cùng bất an trong lòng Quân Trường Sinh.Trong tẩm điện không hề đặt thứ gì cả, chỉ treo chuông bạc, chỉ cần có người tiến lại gần hắn một bước, lập tức khiến hắn bừng tỉnh ngay.
Nhiếp Gia chưa bao giờ đánh giá những gì nguyên chủ từng làm trong quá khứ, nhưng nhìn cảnh ngộ Quân Trường Sinh từng trải lại có chút trầm mặc.
Thẳng đến thanh âm tang thương của lão thái giám làm cậu lấy lại tinh thần, "Đại vương, hôm nay bên ngoài tuyết lớn, trời giá rét, ngài nên mặc nhiều áo choàng hơn đi." Nói đoạn ông liền đem một cái áo choàng đen lông chồn đặt ở trên đùi cậu, nói vậy cũng vì biết thời tiết này, hai chân của quốc quân nhất định đau nhức vô cùng.
Nhiếp Gia khoác áo đen, cả người chôn vùi trong áo lông, ở trong nhà còn có chút nóng, nhưng vừa đi ra đã bị gió lạnh thổi đến suýt nữa làm cậu run run lên, đau đớn trên đầu gối cũng càng thêm kịch liệt. Quân Trường Sinh từ khi bị phế hai chân thể chất một năm này lại càng không bằng năm trước, chỉ sợ về sau tới lúc mùa hè cũng không chịu rời áo lông thật dày.
"Vương huynh......" Quân Trường Duyệt quỳ trên mặt đất ánh mắt tha thiết nhìn quốc quân trên bộ liễn(?), vết máu khô cạn trên trán lại bị hắn phá nữa, loang lổ lõm chõm có thể nói là chật vật thê thảm.
(?): Xe của vua đi.
< Kiếp này của nguyên chủ thật sự rất đáng thương ????>
Tiếng nói của Nhiếp Gia vừa dứt cửa điện đã bị đẩy ra từ bên ngoài, một đám cung nhân nước chảy mây trôi xếp thành hàng theo thứ tự tiến vào phụng dưỡng cậu thay quần áo rửa mặt chải đầu, một đám đều cẩn thận cúi đầu, sợ hôm nay lại có ai bị kéo ra ngoài đánh chết.
"Đem mấy thứ này dẹp hết đi." Nhiếp Gia tùy tay túm một cái chuông bạc, tức khắc kêu leng keng cả phòng.
Lão thái giám lấy quần áo đến nghe vậy hơi hơi sửng sốt, khóe mắt có chút ửng đỏ gật gật đầu, nhanh nhanh lên tiếng bảo các tiểu thái giám cùng các cung nữ dọn sạch tất cả chuông bạc.
Chuông bạc cùng tẩm điện trống trải quái dị luôn là nỗi sợ với nguyên chủ Quân Trường Sinh, mặc cho thế nhân đều biết vị bạo quân này cực kỳ vô nhân tính, lại ít ai biết dưới thân xác hung lệ ấy của hắn lại là sợ hãi yếu ớt hèn mọn.
Quân Trường Sinh cũng không phải từ nhỏ đã hung tàn như vậy, mà hoàn toàn trái ngược, Quân Trường Sinh đã từng thiên tư thông minh lại dịu ngoan thiện lương, có khí tiết của người đọc sách lại có kiêu ngạo của người ở trên cao. Hắn từ nhỏ đã minh bạch bản thân mình có thể ăn sơn trân hải vị có thể uống quỳnh tương ngọc dịch đều là bởi vì ở tiền tuyến có vô số quân nhân chết trận sa trường, bảo vệ Yến quốc bình an. Hắn cũng minh bạch thân mang trách nhiệm của một vị vua, vì một ngày kia bình định thiên hạ để lê dân bá tánh an cư lạc nghiệp, hắn từ nhỏ đã đọc đủ thứ binh thư, chăm chỉ tập võ, mong ngày sau có thể tự mình nắm giữ ấn soái chinh chiến sa trường, để giải Yến quốc khỏi chiến loạn.
Nhưng Yến quốc chỉ là một tiểu quốc, không chờ Quân Trường Sinh có thể nắm giữ ấn soái xuất chiến, Yến quốc đã bị quân địch phóng ngựa đạp vỡ quan ải, một đường tàn sát, thẳng tiến Trác Lộc thành.
Bá tánh vừa thấy thế cục mất nước đã mất lực xoay chuyển trời đất, Trác Lộc thành liền rối loạn, chỉ cung nhân đã bỏ chạy hơn phân nửa. Khi đó Quân Trường Sinh mới vừa lên ngôi, hắn biết nếu có mất nước phải làm con tốt lấy thân hi sinh cho tổ quốc, lại không đành lòng đệ đệ tuổi nhỏ cùng táng thân vương cung với mình, liền sai ám vệ lặng lẽ hộ tống Quân Trường Duyệt rời khỏi thành ẩn thế.
Nhưng cuối cùng thứ Quân Trường Sinh chờ tới không phải kỵ binh của địch quốc, mà là bạo dân Yến quốc!
Hạng người bỉ ổi như địch quốc đoạt một thành liền tàn sát một thành, thậm chí lấy người làm thức ăn nấu cho no bụng, giết tới Trác Lộc thành. Bá tánh Trác Lộc thành biết quân địch giết tới đã sớm nháo nhào, không biết ai mào đầu, muốn lấy hai cái đầu trên cổ Đại vương cùng Tĩnh Vương điện hạ hiến cho địch, chỉ cầu quân địch không tàn sát dân trong thành, tha cho bọn họ con đường sống là được.
Vì thế chưa chờ quân địch chân chính giết đến Trác Lộc thành, ngược lại bạo dân trong thành giết cả vương cung, đem Quân Trường Sinh đang ngủ say ở tẩm cung kéo một đường ra ngoài điện, không màng tiểu quốc quân kinh hoảng, một đám hung ác như lệ quỷ ép hắn hỏi Tĩnh Vương Quân Trường Duyệt đâu.
Quân Trường Sinh tự nhiên sẽ không nói, vì thế bị bạo dân đánh gãy gân chân, nhưng vẫn không nói, trong cái rét lạnh của tuyết về đêm Quân Trường Sinh bị từng bạo dân một gậy lại một gậy đánh đến hai chân huyết nhục mơ hồ, gân cốt đứt đoạn. Hắn ước chừng bị tra tấn hai canh giờ, đánh tới cuối cùng ai cũng không rõ là vì bạo dân đắm chìm trong khoái cảm hành hạ Đại vương đã từng cao cao tại thượng, hay là thật sự muốn từ trong miệng hắn biết được nơi ẩn náu của Tĩnh Vương.
Năm đó Quân Trường Sinh chỉ mới mười ba tuổi, hai chân bị gãy, một thân võ nghệ bị phế, chí khí đã từng muốn bình định thiên hạ cũng bị từng bạo dân từng lần gậy đánh không thể phản kháng nữa.
Khi Quân Trường Sinh hơi thở thoi thóp, Huyền Giáp giết chủ soái cùng tướng lãnh quân địch treo ở nơi có thể nhìn thấy để kinh sợ tam quân, lúc này Tư Không Hàn rốt cuộc cũng suất quân đuổi tới thành công bảo hộ Trác Lộc thành. Huyền Giáp lui về vương cung, nhìn thấy chính là một màn Quân Trường Sinh chịu nhục này.
Bạo dân đương nhiên bị Huyền Giáp giết sạch tất cả, Quân Trường Sinh may mắn nhặt về một cái mệnh, nhưng đôi chân lại bị phế. Từ lúc đó, tính tình Quân Trường Sinh đại biến, thị huyết vô tình, phàm là việc không hợp tâm ý cũng không cần hỏi đến nguyên do đã giết.
Sau đó 21 người Huyền Giáp mặc kệ làm chuyện gì, đều luôn có năm người ở trong chỗ tối bảo vệ an nguy của tiểu quốc quân, nhưng cảnh bị người kéo đi làm nhục đã để lại bóng ma cùng bất an trong lòng Quân Trường Sinh.Trong tẩm điện không hề đặt thứ gì cả, chỉ treo chuông bạc, chỉ cần có người tiến lại gần hắn một bước, lập tức khiến hắn bừng tỉnh ngay.
Nhiếp Gia chưa bao giờ đánh giá những gì nguyên chủ từng làm trong quá khứ, nhưng nhìn cảnh ngộ Quân Trường Sinh từng trải lại có chút trầm mặc.
Thẳng đến thanh âm tang thương của lão thái giám làm cậu lấy lại tinh thần, "Đại vương, hôm nay bên ngoài tuyết lớn, trời giá rét, ngài nên mặc nhiều áo choàng hơn đi." Nói đoạn ông liền đem một cái áo choàng đen lông chồn đặt ở trên đùi cậu, nói vậy cũng vì biết thời tiết này, hai chân của quốc quân nhất định đau nhức vô cùng.
Nhiếp Gia khoác áo đen, cả người chôn vùi trong áo lông, ở trong nhà còn có chút nóng, nhưng vừa đi ra đã bị gió lạnh thổi đến suýt nữa làm cậu run run lên, đau đớn trên đầu gối cũng càng thêm kịch liệt. Quân Trường Sinh từ khi bị phế hai chân thể chất một năm này lại càng không bằng năm trước, chỉ sợ về sau tới lúc mùa hè cũng không chịu rời áo lông thật dày.
"Vương huynh......" Quân Trường Duyệt quỳ trên mặt đất ánh mắt tha thiết nhìn quốc quân trên bộ liễn(?), vết máu khô cạn trên trán lại bị hắn phá nữa, loang lổ lõm chõm có thể nói là chật vật thê thảm.
(?): Xe của vua đi.
Danh sách chương