Lý Văn Thành là quan chức bậc trung của nước Z trên địa cầu cũ.
Trong lúc địa cầu loạn lạc, ông ta đã làm đến chức trưởng phòng phòng nhân sự cục thuế cấp thành phố nhưng lúc đó ông ta chỉ mới 46 tuổi, độ tuổi này là một độ tuổi tương đối trẻ trong quan chức nhà nước.
Lý Văn Thành vốn không phải xuất thân từ dòng dõi quan chức, cũng không có kết hôn với tiểu thư của gia đình quan chức nào hay là có sự hậu thuẫn nào từ bên ngoài. Ông ta từ một viên chức thấp bé ở huyện từng bước ngoi lên, những người không biết rõ ông thì cứ nghĩ ông ta ăn may, còn trẻ như vậy mà đã trèo lên được chức vị mà người bình thường phải mất cả đời cũng không với tới được. Chỉ những người biết rõ ông thì mới hiểu được ông ta là một vị anh hùng gian manh của thời loạn, một nhân vật tài năng trị thiên hạ, đương nhiên, đây chẳng qua chỉ là một câu ví von, nhưng mà trong lòng của những người biết rõ ông chẳng phải đều sẽ ngầm nói một câu, đây là một đại nhân vật!
Lý Văn Thành thích đọc văn cổ, đặc biệt là thích đọc sách của Lão Tử. Ông thường xuyên nói với đứa con trai và con gái song sinh của mình rằng, trong cuộc sống này, làm người giống như đọc sách, trong sách sẽ có đạo lý làm người, không cần phải đọc hết sách trong thiên hạ, chỉ cần đọc và hiểu sâu sắc một tác phẩm kinh điển của người xưa là được, như vậy thì tiền đồ của mình là vô hạn.
Trí tuệ của tổ tiên chúng ta, làm sao mà bọn ngoại tộc man di kia có thể hiểu được?
Đương nhiên, những lời này có chút phiến diện, con trai của Lý Văn Thành là Lý Tấn thường hay tranh cãi với ông, đặc biệt là khi nói đến lịch sử địa cầu khoảng thời gian sau thế kỷ 17, văn hóa tộc Hán đã bắt đầu bị suy yếu, hơn nữa văn hóa ngoại quốc cũng không phải là man di mọi rợ.
Mỗi lần Lý Văn Thành nghe con trai mình tranh cãi như vậy thì không nói một lời nào, cho nên sau mấy lần như thế, Lý Tấn cũng không nhắc đến chuyện này nữa, chỉ xem như đó là những lời nói chơi ngoài tai của cha mình vào thời thơ ấu.
Nhưng trong sâu thẳm tâm hồn của Lý Văn Thành thì có chút đau xót. Từ nhỏ ông được ông nội nuôi lớn, ông nội của ông chính là thầy Tư Thục cực kỳ nổi tiếng trước cuộc đại cách mạng màu đỏ, cho nên ông nội ông đã dạy ông nhiều nội dung kinh điển của người Hán thời xưa, còn bản thân Lý Văn Thành cũng vô cùng thông minh, thường là đọc một hiểu mười, theo như lời của ông nội ông nói, nếu như ông ra đời sớm 500 năm, nếu không thể trở thành nhân vật như Gia Cát Lượng thì ít nhiều gì cũng sẽ trở thành trí sĩ như Tuân Úc.
Năm 30 tuổi, Lý Văn Thành đã thuộc nằm lòng nhiều nội dung kinh điển của người Hán, trong những lúc rảnh rỗi ông thường ngồi suy nghĩ tại sao văn hóa người Hán lại suy yếu trong thời kỳ cận đại?
Đây là một mệnh đề lớn, từ khi nước Z bước vào thời kỳ cận đại, cho dù là cuối đời Thanh, thời đại Dân quốc hay là nước Z mới đều có rất nhiều chí sĩ suy nghĩ ngày đêm vấn đề này, rốt cuộc là tại sao? Một nền văn minh tộc Hán rực rỡ huy hoàng như vậy, tại sao lại suy yếu từ thời kỳ cận đại chứ?
Lý Văn Thành cảm thấy, văn hóa người Hán không phải bắt đầu suy yếu từ thời kỳ cận đại, gốc rễ suy yếu của nó tuyệt nhiên không phải ở thời cận đại, căn nguyên của nó là từ lúc nào? Cuối đời Đường!
Sự suy yếu của văn hóa người Hán, tuyệt nhiên không phải như lời bọn học giả kia nói là do Nho gia, tuy là sau khi độc tôn Nho gia thì không còn sự bùng nổ văn hóa như bách gia tranh minh trong thời kỳ xuân thu chiến quốc, nhưng mà bản thân Nho gia từ xưa đến nay vẫn không ngừng thay đổi.
Sao gọi là Nho gia?
Nhu cầu của con người, chính là Nho!
Con người cần điều gì, Nho sẽ thay đổi điều đó, đây là một nền văn hóa văn minh thích hợp cho xã hội phát triển nhất, bởi vì nó thật sự vô cùng quảng đại uyên thâm, nó bao dung tất cả, chỉ cần xã hội cần, nó có thể tạo ra bất kỳ sự thay đổi nào về mặt hình thức, cho nên, Nho gia không phải là hung thủ hủy diệt văn hóa người Hán, mà hung thủ thật sự đã mượn Nho gia để đạt được mục đích.
Vậy thì hung thủ thật sự là gì đây?
Lý Văn Thành tự cảm thấy, là bế quan, hay là nói sự bế quan sau khi nhìn sang bốn phía và phát hiện bản thân mình to lớn mạnh mẽ nhất.
Từ cuối đời Đường, cho dù là đời Tống hay đời Minh, chỉ xét riêng về mặt văn minh, nền văn hóa người Hán độc tôn thiên hạ, ngoại trừ văn hóa người Hán ra, cả vũ trụ này không còn nền văn hóa văn minh nào ngang tầm tương xứng với nó, người Man di không được, người Âu Mỹ không được, bất kỳ nền văn minh nào trên địa cầu, chỉ có thể đạt được hay vượt qua văn hóa người Hán ở một vài phương diện nào đó, nhưng mà xét về mặt tổng thể, nền văn minh rực rỡ nhất vào thời đại đó tuyệt nhiên là nền văn minh người Hán.
Cho nên, niềm kiêu hãnh của người Hán vô cùng lớn, chỉ có việc tự xưng bản thân mình là Thiên Triều Thượng Quốc thì mới có thể đáp ứng một phần niềm kiêu hãnh đó, đương nhiên, bản thân văn hóa không được xem là vũ lực hay là sức chiến đấu, giống như là vũ khí bị phê bình không thể nào thắng được sự phê bình vũ khí vậy, văn hóa người Hán vẫn tiếp tục tự trói buộc bản thân. Bởi vì không hề có sự cạnh tranh phấn đấu với các nền văn hóa văn minh khác cho nên vẫn đứng yên tại chỗ, và Nho gia vốn dĩ từ chỗ thúc đẩy xã hội tiến bộ, không ngừng thay đổi bản thân, cũng chỉ đành đứng yên như vậy, không thể nào hoàn thiện bản thân thông qua việc giao lưu học hỏi với các nền văn hóa khác.
Nhưng châu Âu thì khác, bởi vì văn minh của họ không phải là vương triều thống nhất, sự giao lưu nội bộ của họ, giao lưu với văn hóa Ả rập, đây là một nền văn hóa không bao giờ ngừng phát triển...
Sự bế quan phong tỏa như vậy, kết quả chỉ có một đó chính là tổn thất nội bộ, trong bối cảnh Nho gia không thể nào phát triển theo chiều dọc thì chỉ có thể phát triển mở rộng nội dung của nó theo chiều ngang, giống như là Lý học đời Tống, Tâm học đời Minh, thực tế không có nhiều ý nghĩa với bản thân Nho gia, nhưng mà bởi vì không thể mở rộng theo chiều dọc, nên chỉ có thể mở rộng theo chiều ngang để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Tất cả những điều này bắt đầu có sự thay đổi từ cuối đời Minh.
Theo sự bắt đầu của thời kỳ phục hưng nghệ thuật Âu Mỹ, nền văn hóa của họ đã phát triển vượt bậc theo kịp nền văn minh người Hán, cùng với sự bắt đầu của những chuyến vượt biển, họ đã bắt đầu giao lưu với nền văn minh người Hán. Vào cuối đời Minh, sự giao lưu này đã phát triển đến đỉnh cao, và vào lúc này, nhiều chí sĩ cuối đời Minh cũng đã cảm nhận được sự cần thiết của việc thay đổi và tiến bộ, cho dù là sự manh nha của chủ nghĩa tư bản hay là một số nhân vật đại diện cho Nho gia bắt đầu ý thức được sự thay đổi theo hướng tiến bộ hơn của Nho gia, tất cả dấu hiệu đều cho thấy, nền văn minh người Hán chuẩn bị phát triển sang một trang mới.
Nhưng chính trong lúc này, tộc Hán đã phải đối diện với một kẻ thù lớn nhất từ xưa đến này, tộc Nữ Chân, người Mãn, triều Thanh... xuất hiện rồi!
Thời gian 300 năm, chính trong lúc châu Âu thay đổi toàn diện, hoàn toàn bước vào một thế giới mới thì nền văn hóa người Hán bắt đầu đối diện với sự hủy diệt lớn nhất từ xưa đến nay...
Cho đến thời kỳ cận đại, thật ra nền văn hóa người Hán đã bị kẻ thù lớn nhất của người Hán tàn phá hoàn toàn trong vòng ba trăm năm, còn sót lại là gì? Buộc chân? Sườn xám? Thắt bím? Còn có gì nữa? Những thứ này chẳng lẽ là đại diện cho thời kỳ phát triển rực rỡ của người Hán trong suốt hàng ngàn năm qua hay sao? Đừng đùa nữa!
Sau khi mất đi tinh túy của văn hóa người Hán, sau thời cận đại, các chí sĩ đành phải dung nạp các nền văn minh mới bên ngoài, trên thực tế, từ khi triều Thanh bắt đầu, nền văn minh người Hán đã bị đứt gốc hoàn toàn, giống như nước Z mới, chẳng lẽ đây chính là nền văn minh của bản thân người Hán sao? Không, đây chẳng qua là hàng vay mượn mà thôi...
Cho nên, Lý Văn Thành mới cho rằng, hung thủ thật sự hủy diệt người Hán chính là sự bế quan phong tỏa, không có đối tượng giao lưu và tất cả những điều này bắt đầu từ cuối đời Minh...
Ông cho rằng, nếu như để cho người Hán và người da trắng cùng đứng trên một vạch xuất phát, cùng sở hữu nguồn tài nguyên và năng lực như nhau, như vậy thì người Hán với trang bị tư tưởng kinh điển của Trung Quốc cổ đại thì sẽ hoàn toàn áp chế bọn người da trắng!
Từ lúc chính phủ tàu Hi Vọng được thành lập, Lý Văn Thành đã trở thành một viên chức bậc thấp của chính phủ tàu Hi Vọng. Ông xem như không phải là một tên sai vặt câm nín nghe mắng chửi, ông không nói nhiều, nhưng mỗi một câu nói đều nói đúng trọng tâm, ông làm việc nhiều, mỗi một chuyện đều phù hợp với vị trí và chức vụ của ông, cứ như vậy được thăng chức từng bậc một, cho đến hiện nay, trong chính quyền tàu Hi Vọng, ngoại trừ nhóm người của Diêu Nguyên ra thì ông đã trở thành một công chức viên người Hán có chức vụ cao nhất, cũng là một trong số những người Hán có thể ngoi lên địa vị công chức viên bậc trung của tàu Hi Vọng.
Rất nhiều các công chức viên người Hán giống như ông vậy, trong lúc ngồi ăn cơm với ông, thường hay than trách chính quyền của Diêu Nguyên, đặc biệt là than trách về chính sách người Hán nhất định phải bắt đầu từ cấp bậc thấp nhất trong chính quyền, dựa vào cái gì mà một tàu Hi Vọng do người Hán nắm chính quyền mà toàn bộ các quan chức cấp cao đều là người da trắng? Còn ở Hạ Viện, nghị trưởng là người da trắng, 70% nghị viên là người da trắng, còn lại là một số người da vàng và người da đen đến từ các đất nước khác, chỉ có hơn 10% là người Hán, dựa vào cái gì chứ?
Khi nói những lời này, chính là sau khi Lý Văn Thành bị sốt nhẹ, đó chẳng qua là ông bị sốt nhẹ trong vài tiếng đồng hồ, tuy là lúc đó đang trong giai đoạn loài người mới thức tỉnh lần thứ hai, nhưng mà cho dù là vợ của Lý Văn Thành hay là con cái của ông đều không cho rằng ông là loài người mới, bởi vì thời gian bị sốt quá ngắn, hơn nữa Lý Văn Thành vẫn luôn trong trạng thái tỉnh táo.
Chỉ có một mình Lý Văn Thành biết được, ông đã trở thành loài người mới... Loài người mới với tên gọi là Kẻ tư duy.
Lúc đó, Lý Văn Thành đã trả lời bọn nghị viên và quan chức đang than trách này.
-... Lão tử có dạy: "Tương dục đoạt chi, tất cố dữ chi..."
Những tên nghị viên này không hiểu rõ lắm về cổ văn, nhưng mà câu nói này cũng không phải thuộc dạng cổ văn quá uyên thâm, nên sau khi suy nghĩ trong chốc lát họ cũng hiểu được ý nghĩa của nó.
Muốn có được điều gì, thì phải cho đi một cái gì đó trước...
Nhưng mà câu nói này có nghĩa là gì?
Bị đám nghị viên đó truy vấn, lần nào Lý Văn Thành cũng mỉm cười không nói, bởi vì ông không cho rằng có thể nói những lời bạo động hay là những lời lẽ cấm kỵ đó, chỉ là theo sự quan sát mấy năm nay của ông đối với tàu Hi Vọng và sự thấu hiểu tính cách của Diêu Nguyên, và cả sự cảnh giác của đám người da trắng đó với Vương Quang Chính, cùng với một số hành động âm mưu sau lưng Diêu Nguyên để đoạt lấy chính quyền, từ những điều này có thể thấy được...
Từ lúc chính phủ tàu Hi Vọng được thành lập cho đến nay thì Diêu Nguyên đã bắt đầu bố trí một trận khiêu chiến với cả tư tưởng cũ trên địa cầu và khiêu chiến với cả văn hóa tiến bộ của người da trắng trong suốt hàng trăm năm.
Tương dục đoạt chi, tất cố dữ chi...
Trong vài tháng từ sau khi tàu Hi Vọng dừng lại ở cõi hư không này, khi nhóm quan chức tham ô đầu tiên bao gồm cả người da trắng, người da đen, và cả người da vàng đều bị bắt, và tổ chức chính phủ tìm Lý Văn Thành hỏi chuyện, khi nhắc đến sự cần mẫn trong thái độ làm việc của ông suốt nhiều năm qua và họ có ý định tán thưởng ông thì lúc đó Lý Văn Thành đã biết được, kế hoạch bố trí suốt mấy năm, thậm chí là mười năm cuối cùng đã bắt đầu triển khai!
Tương dục đoạt chi, tất cố dữ chi!
Vào lúc này, Lý Văn Thành đột nhiên nảy sinh chút tình cảm thương mến khó hiểu với Diêu Nguyên, đó là cảm giác với một người bạn tri kỷ, anh không biết liệu Diêu Nguyên có tinh thông tư tưởng kinh điển của người Hán thời Trung Quốc cổ đại hay không, nhưng mà ít ra ông biết rõ một điều, đó chính là Diêu Nguyên đang sử dụng vũ khí này để quét sạch đám rác rưởi của tàu Hi Vọng.
Đó cũng coi như là một tri kỷ chưa từng giao lưu qua...
Tối hôm đó, Lý Văn Thành uống say sưa. Ngày hôm sau, danh hiệu công chức viên liêm khiết nhất trong suốt mười một năm qua của tàu Hi Vọng đã được trao tặng cho ông, đồng thời khi thông tin khen thưởng được công bố rộng rãi, ông được bổ nhiệm làm thứ trưởng của Bộ nhân sự tàu Hi Vọng, trong tình hình Bộ trưởng Bộ nhân sự đang bị tạm giữ thì ông được tạm giữ chức Bộ trưởng...
Trong lúc địa cầu loạn lạc, ông ta đã làm đến chức trưởng phòng phòng nhân sự cục thuế cấp thành phố nhưng lúc đó ông ta chỉ mới 46 tuổi, độ tuổi này là một độ tuổi tương đối trẻ trong quan chức nhà nước.
Lý Văn Thành vốn không phải xuất thân từ dòng dõi quan chức, cũng không có kết hôn với tiểu thư của gia đình quan chức nào hay là có sự hậu thuẫn nào từ bên ngoài. Ông ta từ một viên chức thấp bé ở huyện từng bước ngoi lên, những người không biết rõ ông thì cứ nghĩ ông ta ăn may, còn trẻ như vậy mà đã trèo lên được chức vị mà người bình thường phải mất cả đời cũng không với tới được. Chỉ những người biết rõ ông thì mới hiểu được ông ta là một vị anh hùng gian manh của thời loạn, một nhân vật tài năng trị thiên hạ, đương nhiên, đây chẳng qua chỉ là một câu ví von, nhưng mà trong lòng của những người biết rõ ông chẳng phải đều sẽ ngầm nói một câu, đây là một đại nhân vật!
Lý Văn Thành thích đọc văn cổ, đặc biệt là thích đọc sách của Lão Tử. Ông thường xuyên nói với đứa con trai và con gái song sinh của mình rằng, trong cuộc sống này, làm người giống như đọc sách, trong sách sẽ có đạo lý làm người, không cần phải đọc hết sách trong thiên hạ, chỉ cần đọc và hiểu sâu sắc một tác phẩm kinh điển của người xưa là được, như vậy thì tiền đồ của mình là vô hạn.
Trí tuệ của tổ tiên chúng ta, làm sao mà bọn ngoại tộc man di kia có thể hiểu được?
Đương nhiên, những lời này có chút phiến diện, con trai của Lý Văn Thành là Lý Tấn thường hay tranh cãi với ông, đặc biệt là khi nói đến lịch sử địa cầu khoảng thời gian sau thế kỷ 17, văn hóa tộc Hán đã bắt đầu bị suy yếu, hơn nữa văn hóa ngoại quốc cũng không phải là man di mọi rợ.
Mỗi lần Lý Văn Thành nghe con trai mình tranh cãi như vậy thì không nói một lời nào, cho nên sau mấy lần như thế, Lý Tấn cũng không nhắc đến chuyện này nữa, chỉ xem như đó là những lời nói chơi ngoài tai của cha mình vào thời thơ ấu.
Nhưng trong sâu thẳm tâm hồn của Lý Văn Thành thì có chút đau xót. Từ nhỏ ông được ông nội nuôi lớn, ông nội của ông chính là thầy Tư Thục cực kỳ nổi tiếng trước cuộc đại cách mạng màu đỏ, cho nên ông nội ông đã dạy ông nhiều nội dung kinh điển của người Hán thời xưa, còn bản thân Lý Văn Thành cũng vô cùng thông minh, thường là đọc một hiểu mười, theo như lời của ông nội ông nói, nếu như ông ra đời sớm 500 năm, nếu không thể trở thành nhân vật như Gia Cát Lượng thì ít nhiều gì cũng sẽ trở thành trí sĩ như Tuân Úc.
Năm 30 tuổi, Lý Văn Thành đã thuộc nằm lòng nhiều nội dung kinh điển của người Hán, trong những lúc rảnh rỗi ông thường ngồi suy nghĩ tại sao văn hóa người Hán lại suy yếu trong thời kỳ cận đại?
Đây là một mệnh đề lớn, từ khi nước Z bước vào thời kỳ cận đại, cho dù là cuối đời Thanh, thời đại Dân quốc hay là nước Z mới đều có rất nhiều chí sĩ suy nghĩ ngày đêm vấn đề này, rốt cuộc là tại sao? Một nền văn minh tộc Hán rực rỡ huy hoàng như vậy, tại sao lại suy yếu từ thời kỳ cận đại chứ?
Lý Văn Thành cảm thấy, văn hóa người Hán không phải bắt đầu suy yếu từ thời kỳ cận đại, gốc rễ suy yếu của nó tuyệt nhiên không phải ở thời cận đại, căn nguyên của nó là từ lúc nào? Cuối đời Đường!
Sự suy yếu của văn hóa người Hán, tuyệt nhiên không phải như lời bọn học giả kia nói là do Nho gia, tuy là sau khi độc tôn Nho gia thì không còn sự bùng nổ văn hóa như bách gia tranh minh trong thời kỳ xuân thu chiến quốc, nhưng mà bản thân Nho gia từ xưa đến nay vẫn không ngừng thay đổi.
Sao gọi là Nho gia?
Nhu cầu của con người, chính là Nho!
Con người cần điều gì, Nho sẽ thay đổi điều đó, đây là một nền văn hóa văn minh thích hợp cho xã hội phát triển nhất, bởi vì nó thật sự vô cùng quảng đại uyên thâm, nó bao dung tất cả, chỉ cần xã hội cần, nó có thể tạo ra bất kỳ sự thay đổi nào về mặt hình thức, cho nên, Nho gia không phải là hung thủ hủy diệt văn hóa người Hán, mà hung thủ thật sự đã mượn Nho gia để đạt được mục đích.
Vậy thì hung thủ thật sự là gì đây?
Lý Văn Thành tự cảm thấy, là bế quan, hay là nói sự bế quan sau khi nhìn sang bốn phía và phát hiện bản thân mình to lớn mạnh mẽ nhất.
Từ cuối đời Đường, cho dù là đời Tống hay đời Minh, chỉ xét riêng về mặt văn minh, nền văn hóa người Hán độc tôn thiên hạ, ngoại trừ văn hóa người Hán ra, cả vũ trụ này không còn nền văn hóa văn minh nào ngang tầm tương xứng với nó, người Man di không được, người Âu Mỹ không được, bất kỳ nền văn minh nào trên địa cầu, chỉ có thể đạt được hay vượt qua văn hóa người Hán ở một vài phương diện nào đó, nhưng mà xét về mặt tổng thể, nền văn minh rực rỡ nhất vào thời đại đó tuyệt nhiên là nền văn minh người Hán.
Cho nên, niềm kiêu hãnh của người Hán vô cùng lớn, chỉ có việc tự xưng bản thân mình là Thiên Triều Thượng Quốc thì mới có thể đáp ứng một phần niềm kiêu hãnh đó, đương nhiên, bản thân văn hóa không được xem là vũ lực hay là sức chiến đấu, giống như là vũ khí bị phê bình không thể nào thắng được sự phê bình vũ khí vậy, văn hóa người Hán vẫn tiếp tục tự trói buộc bản thân. Bởi vì không hề có sự cạnh tranh phấn đấu với các nền văn hóa văn minh khác cho nên vẫn đứng yên tại chỗ, và Nho gia vốn dĩ từ chỗ thúc đẩy xã hội tiến bộ, không ngừng thay đổi bản thân, cũng chỉ đành đứng yên như vậy, không thể nào hoàn thiện bản thân thông qua việc giao lưu học hỏi với các nền văn hóa khác.
Nhưng châu Âu thì khác, bởi vì văn minh của họ không phải là vương triều thống nhất, sự giao lưu nội bộ của họ, giao lưu với văn hóa Ả rập, đây là một nền văn hóa không bao giờ ngừng phát triển...
Sự bế quan phong tỏa như vậy, kết quả chỉ có một đó chính là tổn thất nội bộ, trong bối cảnh Nho gia không thể nào phát triển theo chiều dọc thì chỉ có thể phát triển mở rộng nội dung của nó theo chiều ngang, giống như là Lý học đời Tống, Tâm học đời Minh, thực tế không có nhiều ý nghĩa với bản thân Nho gia, nhưng mà bởi vì không thể mở rộng theo chiều dọc, nên chỉ có thể mở rộng theo chiều ngang để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Tất cả những điều này bắt đầu có sự thay đổi từ cuối đời Minh.
Theo sự bắt đầu của thời kỳ phục hưng nghệ thuật Âu Mỹ, nền văn hóa của họ đã phát triển vượt bậc theo kịp nền văn minh người Hán, cùng với sự bắt đầu của những chuyến vượt biển, họ đã bắt đầu giao lưu với nền văn minh người Hán. Vào cuối đời Minh, sự giao lưu này đã phát triển đến đỉnh cao, và vào lúc này, nhiều chí sĩ cuối đời Minh cũng đã cảm nhận được sự cần thiết của việc thay đổi và tiến bộ, cho dù là sự manh nha của chủ nghĩa tư bản hay là một số nhân vật đại diện cho Nho gia bắt đầu ý thức được sự thay đổi theo hướng tiến bộ hơn của Nho gia, tất cả dấu hiệu đều cho thấy, nền văn minh người Hán chuẩn bị phát triển sang một trang mới.
Nhưng chính trong lúc này, tộc Hán đã phải đối diện với một kẻ thù lớn nhất từ xưa đến này, tộc Nữ Chân, người Mãn, triều Thanh... xuất hiện rồi!
Thời gian 300 năm, chính trong lúc châu Âu thay đổi toàn diện, hoàn toàn bước vào một thế giới mới thì nền văn hóa người Hán bắt đầu đối diện với sự hủy diệt lớn nhất từ xưa đến nay...
Cho đến thời kỳ cận đại, thật ra nền văn hóa người Hán đã bị kẻ thù lớn nhất của người Hán tàn phá hoàn toàn trong vòng ba trăm năm, còn sót lại là gì? Buộc chân? Sườn xám? Thắt bím? Còn có gì nữa? Những thứ này chẳng lẽ là đại diện cho thời kỳ phát triển rực rỡ của người Hán trong suốt hàng ngàn năm qua hay sao? Đừng đùa nữa!
Sau khi mất đi tinh túy của văn hóa người Hán, sau thời cận đại, các chí sĩ đành phải dung nạp các nền văn minh mới bên ngoài, trên thực tế, từ khi triều Thanh bắt đầu, nền văn minh người Hán đã bị đứt gốc hoàn toàn, giống như nước Z mới, chẳng lẽ đây chính là nền văn minh của bản thân người Hán sao? Không, đây chẳng qua là hàng vay mượn mà thôi...
Cho nên, Lý Văn Thành mới cho rằng, hung thủ thật sự hủy diệt người Hán chính là sự bế quan phong tỏa, không có đối tượng giao lưu và tất cả những điều này bắt đầu từ cuối đời Minh...
Ông cho rằng, nếu như để cho người Hán và người da trắng cùng đứng trên một vạch xuất phát, cùng sở hữu nguồn tài nguyên và năng lực như nhau, như vậy thì người Hán với trang bị tư tưởng kinh điển của Trung Quốc cổ đại thì sẽ hoàn toàn áp chế bọn người da trắng!
Từ lúc chính phủ tàu Hi Vọng được thành lập, Lý Văn Thành đã trở thành một viên chức bậc thấp của chính phủ tàu Hi Vọng. Ông xem như không phải là một tên sai vặt câm nín nghe mắng chửi, ông không nói nhiều, nhưng mỗi một câu nói đều nói đúng trọng tâm, ông làm việc nhiều, mỗi một chuyện đều phù hợp với vị trí và chức vụ của ông, cứ như vậy được thăng chức từng bậc một, cho đến hiện nay, trong chính quyền tàu Hi Vọng, ngoại trừ nhóm người của Diêu Nguyên ra thì ông đã trở thành một công chức viên người Hán có chức vụ cao nhất, cũng là một trong số những người Hán có thể ngoi lên địa vị công chức viên bậc trung của tàu Hi Vọng.
Rất nhiều các công chức viên người Hán giống như ông vậy, trong lúc ngồi ăn cơm với ông, thường hay than trách chính quyền của Diêu Nguyên, đặc biệt là than trách về chính sách người Hán nhất định phải bắt đầu từ cấp bậc thấp nhất trong chính quyền, dựa vào cái gì mà một tàu Hi Vọng do người Hán nắm chính quyền mà toàn bộ các quan chức cấp cao đều là người da trắng? Còn ở Hạ Viện, nghị trưởng là người da trắng, 70% nghị viên là người da trắng, còn lại là một số người da vàng và người da đen đến từ các đất nước khác, chỉ có hơn 10% là người Hán, dựa vào cái gì chứ?
Khi nói những lời này, chính là sau khi Lý Văn Thành bị sốt nhẹ, đó chẳng qua là ông bị sốt nhẹ trong vài tiếng đồng hồ, tuy là lúc đó đang trong giai đoạn loài người mới thức tỉnh lần thứ hai, nhưng mà cho dù là vợ của Lý Văn Thành hay là con cái của ông đều không cho rằng ông là loài người mới, bởi vì thời gian bị sốt quá ngắn, hơn nữa Lý Văn Thành vẫn luôn trong trạng thái tỉnh táo.
Chỉ có một mình Lý Văn Thành biết được, ông đã trở thành loài người mới... Loài người mới với tên gọi là Kẻ tư duy.
Lúc đó, Lý Văn Thành đã trả lời bọn nghị viên và quan chức đang than trách này.
-... Lão tử có dạy: "Tương dục đoạt chi, tất cố dữ chi..."
Những tên nghị viên này không hiểu rõ lắm về cổ văn, nhưng mà câu nói này cũng không phải thuộc dạng cổ văn quá uyên thâm, nên sau khi suy nghĩ trong chốc lát họ cũng hiểu được ý nghĩa của nó.
Muốn có được điều gì, thì phải cho đi một cái gì đó trước...
Nhưng mà câu nói này có nghĩa là gì?
Bị đám nghị viên đó truy vấn, lần nào Lý Văn Thành cũng mỉm cười không nói, bởi vì ông không cho rằng có thể nói những lời bạo động hay là những lời lẽ cấm kỵ đó, chỉ là theo sự quan sát mấy năm nay của ông đối với tàu Hi Vọng và sự thấu hiểu tính cách của Diêu Nguyên, và cả sự cảnh giác của đám người da trắng đó với Vương Quang Chính, cùng với một số hành động âm mưu sau lưng Diêu Nguyên để đoạt lấy chính quyền, từ những điều này có thể thấy được...
Từ lúc chính phủ tàu Hi Vọng được thành lập cho đến nay thì Diêu Nguyên đã bắt đầu bố trí một trận khiêu chiến với cả tư tưởng cũ trên địa cầu và khiêu chiến với cả văn hóa tiến bộ của người da trắng trong suốt hàng trăm năm.
Tương dục đoạt chi, tất cố dữ chi...
Trong vài tháng từ sau khi tàu Hi Vọng dừng lại ở cõi hư không này, khi nhóm quan chức tham ô đầu tiên bao gồm cả người da trắng, người da đen, và cả người da vàng đều bị bắt, và tổ chức chính phủ tìm Lý Văn Thành hỏi chuyện, khi nhắc đến sự cần mẫn trong thái độ làm việc của ông suốt nhiều năm qua và họ có ý định tán thưởng ông thì lúc đó Lý Văn Thành đã biết được, kế hoạch bố trí suốt mấy năm, thậm chí là mười năm cuối cùng đã bắt đầu triển khai!
Tương dục đoạt chi, tất cố dữ chi!
Vào lúc này, Lý Văn Thành đột nhiên nảy sinh chút tình cảm thương mến khó hiểu với Diêu Nguyên, đó là cảm giác với một người bạn tri kỷ, anh không biết liệu Diêu Nguyên có tinh thông tư tưởng kinh điển của người Hán thời Trung Quốc cổ đại hay không, nhưng mà ít ra ông biết rõ một điều, đó chính là Diêu Nguyên đang sử dụng vũ khí này để quét sạch đám rác rưởi của tàu Hi Vọng.
Đó cũng coi như là một tri kỷ chưa từng giao lưu qua...
Tối hôm đó, Lý Văn Thành uống say sưa. Ngày hôm sau, danh hiệu công chức viên liêm khiết nhất trong suốt mười một năm qua của tàu Hi Vọng đã được trao tặng cho ông, đồng thời khi thông tin khen thưởng được công bố rộng rãi, ông được bổ nhiệm làm thứ trưởng của Bộ nhân sự tàu Hi Vọng, trong tình hình Bộ trưởng Bộ nhân sự đang bị tạm giữ thì ông được tạm giữ chức Bộ trưởng...
Danh sách chương