Buổi chiều kết quả cũng không tốt, từ lúc số mười chính gảy một khúc tỳ bà bị đứt dây đàn, bị nói vẽ hổ không thành, lại thành chó [1] thì về sau, các số hai mươi, hai mốt, hai hai, dường như cũng đều có lỗi sai. Tiểu cô nương mười hai tuổi số hai mươi hai, bị dọa sợ đến mức không dám làm gì trên đài biểu diễn, mới qua loa gảy ra hai đoạn thì đã vội vàng bị mời xuống, một đóa hoa cũng không lấy được, thương tâm rơi lệ rời khỏi.
[1] vẽ hổ không thành lại thành chó (画虎不成反类犬- họa hổ bất thành, phản loại khuyển). Câu này liên quan đến lời khuyên răn của ông đối với các cháu của mình. Ông khuyên đừng cố gắng bắt chước nhân vật anh hùng lừng danh thời đó là Đỗ Bảo (杜保); có thể không thành anh hùng như Bảo, mà thành kẻ bỏ đi.
"Xin mời vị thứ hai mươi ba."
Từ lúc số hai mươi hai lên đài, Tống Ngọc Tịch cũng đã đứng ở khu vực có màn che, sau khi nghe thấy hướng dẫn, mới đi lên đài. Trong tay ôm một cây hồ cầm, chậm rãi bước lên bậc thang, một cơn gió mát thổi tới, thải điệp [2] trên người nương theo gió bay lượn, chỉ thấy như tiên tử cưỡi gió, gương mặt thanh tú xinh đẹp, da trắng mọng nước không phấn son, thanh khiết thuần túy khiến người không dám nhìn thẳng, giống như dòng suối mát được đào ra từ một mảnh đất khô cằn, thanh tịch nhưng lại tràn đầy sức sống. Hơn nữa trên người nàng mặc một bộ váy màu xanh có họa tiết bạch ngọc lan trải dài trên thân váy, sau khi ngồi xuống, giống như lá non mới nảy mầm vừa được chạm trổ, như bạch ngọc không tỳ vết, rạng ngời sáng sủa.
[2] thải điệp: bướm nhiều màu sắc
Trong lều màu vàng ở giữa, một người phụ nữ đầy đặn trang nhã mặc Minh Hoàng Phượng Bào [3], hỏi nữ quan nội thị đứng ở một bên: "Đây là cô nương nhà ai?"
[3] Minh Hoàng Phượng Bào: là quần áo đặc chế dành cho Hoàng hậu, thường là màu vàng có thêu hình chim Phượng
Nữ quan suy nghĩ một chút, liền trả lời: "Hồi nương nương, là tiểu thư thứ xuất Trấn Quốc công phủ Tống gia, vốn được nuôi ở bên ngoài, là do ngoại thất của Tống Quốc công sinh ra, năm nay vừa mới nhận tổ quy tông."
Hoàng hậu Phù thị gật đầu, nói: "Dung mạo tú lệ, thật là thế gian hiếm có, nhưng xuất thân đúng là đáng tiếc."
Nữ quan nội thị biết Hoàng hậu nương nương coi trọng nhất chính là đích thứ, nữ quan cúi đầu phụ họa nói: "Nương nương nói rất đúng, dung mạo như vậy, nếu là nữ nhi con vợ cả, tất nhiên là tiền đồ bất khả hạn lượng [4]."
[4] bất khả hạn lượng: không thể đo đếm được
Phùng thị mím môi cười cười, không nói thêm gì nữa.
Chỉ nghe thấy một giai điệu xa xưa du dương truyền đến từ đài biểu diễn trống trải, âm điệu bi thương thoáng chốc đã đánh bay cơn buồn ngủ sau giờ Ngọ [5], ngay cả những người đang mơ mơ màng màng. Chẳng ai ngờ rằng, một tiểu nữ hài xinh đẹp như vậy lại có thể lựa chọn hồ cầm, một nhạc khí có âm điệu vô cùng đau thương. Cũng không thể tưởng tượng được một tiểu cô nương mới hơn mười tuổi, lại có bản lĩnh thâm hậu để có thể kéo được hồ cẩm, âm thanh mượt mà, tràn đầy bi thương. Tiếng hồ cầm của nàng truyền đến sự thê lương, giống như lão nhân ngồi trước của thành hoang vu cát vàng bay múa, giữa sa mạc mênh mông, dùng âm điệu thê lương này để kể về cuộc đời phiêu bạt không nơi nương tựa của hắn. Ngựa gầy đường cổ [6], nhìn thấu phồn hoa, phảng phất nhân sinh giống như liệt hỏa không nên đốt, sau khi đốt cháy, khắp nơi tiêu điều, tro tàn bay bay.
[5] giờ Ngọ: 11 giờ đến 13 giờ trưa
[6] ngựa gầy đường cổ (古道西風瘦馬-cổ đạo tây phong sấu mã): đầy đủ là ngựa gầy, đường cũ, gió tây bài thơ của Mã Tri Viễn hay tựa đề sách do NXB Du lịch Trung Quốc phát hành.
Giai điệu hoang vu thê lương, bi tráng. Tại đây đô thành phồn hoa, ngựa xe như nước, đàn sáo tình ý dạt dào, liễu như khói sương, cầu như tranh vẽ, ca múa mừng cảnh thái bình, nào có thể nghe thấy làn điệu man mác buồn xa xăm như vậy, phảng phất như có thể khơi gợi nỗi buồn trong lòng người nghe, khiến người nghe phải lặng đi.
Tống Ngọc Tịch nhắm mắt lại, cảm thụ giai điệu truyền ra từ tay mình, đây là khúc nhạc khi nàng lưu lại Bắc Tĩnh, ngồi trên tường thành từ những cảm ngộ của mình mà viết ra. Nàng đặt tên là "tàn viên" [7], những bức tường thành đổ nát, giống như nhân sinh đầy tàn tích của nàng. Cho đến sau này, sau khi quay lại kinh thành, vào Định Quốc Hầu phủ làm thiếp, nàng vẫn yêu thích hồ cầm như trước đây. Nàng vẫn còn nhớ rõ vì lý do này mà các thị thiếp khác của Định Quốc Hầu phủ còn giễu cợt nàng, thế nhưng nàng là người vò đã mẻ lại sứt, nghĩ đến dù sao lão Hầu gia đối với mình cũng không có tình yêu nam nữ, chính mình cố đi lấy lòng ông cũng vô dụng, cho nên về sau nàng dứt khoát không nịnh nọt nữa, suốt ngày ở hậu viện kéo hồ cầm, cũng là sống yên ổn qua ngày. Cho nên hồ cầm đối với nàng mà nói, vẫn là một hồi ức đẹp khi nhớ lại, mang theo cả những kỉ niệm vui lẫn buồn.
[7] tàn viên (残垣): tàn tích của tường thành
Tiêu Tề Dự ngồi trong màn, trong tay cầm một ly trà, nhưng làm thế nào cũng không thể uống trôi. Nha đầu kia sao lại kéo một khúc nhạc u oán đau thương như vậy, khiến hắn nghe thấy liền phảng phất có thể trông thấy nàng ở kiếp trước sau khi thoát khỏi tầm mắt của hắn, trôi qua cuộc sống lang bạc kỳ hồ. Việc hắn nghe thấy là một chuyện, còn tự mình cảm thấy lại là một chuyên khác. Tất cả mọi người ở đây cơ hồ đều dùng tâm của mình mà nghe, nhưng có lẽ chỉ có một mình hắn, hiểu được chuyện ẩn sau tiếng đàn hồ cầm của nàng, nỗi buồn được giấu trong tiếng đàn.
Giờ khắc này, hắn lần nữa lại thống hận chính mình tại sao lại không sớm phát hiện ra tâm ý của mình, tại sao phải đợi đến khi nàng c.h.ế.t đi, mới đi tìm nàng, vì sao không sớm nhét nàng vào dưới đôi cánh của mình mà che chở. Nàng đã từng vui vẻ tươi cười, ngang ngược càn rỡ, lại chân thật đáng yêu như vậy, mà hắn lại nỡ lòng trơ mắt nhìn nàng từng bước một hướng về diệt vong...
Tất cả mọi người ngừng trao đổi, ngừng cử động, yên tĩnh lắng nghe làn điệu xa xưa vang vọng quanh quẩn giữa sân viện này, tâm tình vô cùng vi diệu.
Sau khi Tống Ngọc Tịch kéo xong nốt nhạc cuối cùng, thì từ từ mở mắt, ánh vào mắt không phải là thành lâu loang lổ tàn tích, cát vàng tung bay mà là màn buông, rèm biếc, bóng nghiêng xanh mát thơm mùi hương nhè nhẹ.
Nàng chậm rãi từ trên ghế đứng lên, ôm cây hồ cầm đi xuống bậc thang, dáng vẻ như tiên nữ yểu điệu thướt tha, đoan trang dịu dàng.
Trong sân không một ai phát ra tiếng động, đương nhiên mọi người đều biết khúc nhạc đã kết thúc, thế nhưng không có một ai nguyện ý phát ra tiếng động trong khoảng thời gian ngắn ngủi này, dư âm vẫn còn, mọi người vẫn đang chờ đợi nhìn xem thế nào. Cho đến khi từ trong lều ở chính giữa đưa ra một đóa hoa, trong sân mới lục tục có động tĩnh. Nữ quan bên cạnh Hoàng Hậu đưa cho người thu hoa, nói: "Nương nương nói, Tống tiểu thư tài nghệ bất phàm, nhưng lại chọn khúc nhạc quá mức bi thương, không phù hợp với hoàn cảnh, nên tặng một đóa hoa để cổ vũ."
Hoàng Hậu nương nương lần này đã tỏ rõ thái độ, vì vậy tất cả thế gia cũng biết nên làm như thế nào. Tiểu đồng đi thu hoa đi một vòng, trên khay Tống Ngọc tịch chỉ có bảy đóa hoa, Hoàng Hậu cho một đóa, Hoài Vương cho ba đóa, Võ Xương Hầu phu nhân cho hai đóa, Tín Quốc Hầu phu nhân cho một đóa, còn các trướng khác, hoàn toàn không tặng ra.
Tống Ngọc Tịch cũng không thèm để ý những thứ này. Hôm nay đối với nàng mà nói, chỉ là một nhiệm vụ, chỉ cần hoàn thành, bất kể tốt xấu. Trên mặt Kỷ Uyển Thanh lộ ra nụ cười lạnh đầy mỉa mai, các đốt ngón tay bởi vì dùng sức nắm chăt lan can của noãn các nên đã trở nên trắng bệch, có thể thấy nàng ta có bao nhiêu khẩn trương chỉ sợ Tống Ngọc Tịch sẽ nhận được điểm cao, đè ép nàng ta xuống. Có thể thấy nàng ta cũng hiểu tài nghệ của Tống Ngọc Tịch là vô cùng tốt, nàng ta là đang sợ, nở nụ cười mỉa mai với Tống Ngọc Tịch, nhưng hơn cả vậy, đây chính là sự khiêu chiến với nàng ta.
Tống Ngọc Thiền đứng cùng một chỗ với Kỷ Uyển Ninh. Tống Ngọc Thiền tựa hồ vẫn còn đọng lại dư âm. Nhưng Kỷ Uyển Ninh mặt không biểu tình đứng đó, ánh mắt xa xăm nhìn chằm chằm vào một nơi. Cái mà nàng ta nhìn thấy đó là, từ trong hai trướng màu vàng nhạt ở bên trái trướng màu vàng chính giữa, mỗi bên đi ra một đồng tử nâng khay ngọc. Bây giờ điều khiến nàng ta chú ý nhất không phải là tiếng đàn hồ cầm của Tống Ngọc Tịch, cũng không phải là việc Hoàng Hậu không cất nhắc, mà là cảnh tượng nàng ta nhìn thấy hiện giờ.
Hai tiểu đồng tử lần lượt đến chỗ người thu hoa, đưa lên khay ngọc của từng người. Khay ngoc vừa lên, hai bên đều xếp chỉnh tề năm đóa hoa đỏ tươi diễm lệ, trên mỗi đóa hoa, còn có hai hàng chữ nhỏ viết bằng sơn vàng, một ghi Tiêu Tề Dự, một ghi Tiêu Tề Hoàn. Thái tử cùng Định vương đồng thời cho ra điểm cao nhất. Khay ngọc của Tống Ngọc Tịch lập tức nhiều hơn mười đóa, cộng lại là mười bảy đóa hoa, cũng coi như là được hạng giữa.
Hành động lần này khiến cho toàn trường xôn xao.
Từ khi bắt đầu cuộc tranh tài vào buổi sáng, Thái tử điện hạ cùng Định Vương điện hạ vẫn luôn không có bất kỳ phản ứng gì, lại đồng thời tặng cho thứ nữ ngoại thất Tống gia điểm số cao nhất, nhất là khi Hoàng Hậu nương nương đã tỏ rõ thái độ...
Lúc Tống Ngọc Thiền cùng Tống Ngọc Hàn đứng bên cạnh nàng cùng ôm nhau vui mừng, thì Kỷ Uyển Ninh nắm chặt nắm đấm, mặc cho móng tay đ.â.m vào trong thịt.
Lại thấy trên đài cao là một hồi xôn xao, tất cả cung nữ đang thẳng lưng đứng ngoài đều lui sang một bên, quỳ gối hành lễ. Tiêu Tề Dự từ trong trướng vàng đi ra, thân hình cương nghị, thanh tú như cây tùng, mặt như quan ngọc, sắc như xuân sơn, tiên phong đạo cốt giống như trích tiên, tao nhã như người trời, nhưng lại một thân kiếm tụ mãng bào [8], thế gian tôn vinh [9], hai tay khép lại trong tay áo, thần sắc lạnh lùng, ánh mắt kiên nghị, khiến mỗi người đều phục tùng mà quỳ xuống, dây lưng ngọc bích, buộc tóc ngân quan, đang lúc mọi người còn túm tụm ở phía dưới, thì đi xuống khán đài.
[8] kiếm tụ mãng bào: mãng bào có tay áo hẹp như hình mũi tên, viền rộng bó ở cổ tay
[9] tôn vinh: kính trọng và tự hào
Tống Ngọc Tịch chỉ cảm thấy tim đập lỡ mất một nhịp, theo động tác của mọi người xung quanh, cũng từ từ làm lễ bái. Người nhìn thấy, bất luận là ai, đều cuống quít đứng dậy quỳ lạy. Tống Ngọc Tịch hô hấp dồn dập, hai má đỏ lên, lo lắng Tiêu Tề Dự ở trước mặt mọi người phát điên, cứ như vậy đi tới nói chuyện với nàng. Nàng khiến cho cơ thể của mình vùi thật thấp, không dám ngẩng đầu. Rốt cuộc cũng trông thấy một đôi giày màu đen thêu rồng bốn móng bằng chỉ vàng ở trước mặt mình, trái tim của Tống Ngọc Tịch quả thật đã vọt đến cổ họng, chỉ cần Tiêu Tể Dự mở miệng nói chuyện cùng nàng, thì trái tim này cũng sẽ trào ra khỏi miệng.
Thế nhưng, tình cảnh như trong tưởng tượng cũng không phát sinh. Giày thêu hình rồng cũng chỉ dừng ở trước mặt nàng một lát, rồi lại lần nữa bước chân rời đi, bên tai vang vọng âm thanh đưa tiễn "Cung tiễn Thái tử điện hạ", một đám cung nhân hộ giá cũng đi theo rời khỏi. Tiếng bước chân dần dần biến mất, trái tim đang treo lơ lửng của Tống Ngọc Tịch cuối cùng mới hạ xuống.
Nhìn tất cả mọi người bên cạnh từ từ đứng dậy, nàng mới tay chân nhẹ nhàng mà đứng dậy, lại phát hiện sau lưng đã đổ mồ hôi lạnh, y phục sau lưng cũng bị thấm ướt đẫm, khuôn mặt nhỏ nhắn cũng chảy mồ hôi lạnh ròng ròng, âm thầm thở ra một hơi, vừa rồi quả thực nàng đã bị hù chết.
Ngoài Tống Ngọc Tịch bị khiếp sợ thì còn có mấy cô nương ở Quan Lan Đình ngày ấy. Trước ngày hôm nay, các nàng chưa một ai gặp qua Thái tử, nào có thể ngờ, vị điện hạ này lại chính là vị công tử mặc cẩm phục xuất hiện ở Tống gia ngày hôm đó. Mặc dù hôm đó, các nàng cảm thấy hắn khí độ bất phầm, quý khí bức người, nhưng cũng không một ai dám nghĩ tới hắn lại có thân phận cao như vậy.
Tống Ngọc Thiền cùng Tống Ngọc Hàn giật mình liếc nhìn nhau, cuối cùng cũng không tự chủ được mà nuốt nước bọt. Hồi tưởng lại xem ngày hôm đó rốt cuộc mình có hành vi bất kính nào với Thái tử điện hạ hay không. Nếu như "lãnh đạm" không được tính... thì đúng là không có. Thế nhưng mà các nàng cũng không biết, lãnh đạm với Thái tử có tính là lỗi lầm hay không.
So với lo lắng của bọn họ, thì người kinh hãi nhất không ai khác là Kỷ Uyển Ninh, hiếm khi nàng ta ở trước mặt mọi người làm mặt lạnh, trong ánh mắt tựa hồ như có chứa đao b.ắ.n về phía đài hoa viết tên Tống Ngọc Tịch. Ngày ấy, người cùng Thái tử điện hạ đánh cờ chính là Tống Ngọc Tịch, trực giác của nữ nhân nói cho nàng biết, lúc ấy nhất định Tống Ngọc Tịch đã biết thân phận của Thái Tử, thế nhưng nàng lại hết lần này tới lần khác giấu giếm không nói, rõ ràng nhìn nàng ta tự phạm sai, nhìn nàng ta tự mình bỏ qua một cơ hội.
Tống Ngọc Thiền lấy cùi chỏ đẩy Kỷ Uyển Ninh, nàng ta liền vội vàng thu hồi biểu cảm ghen tị trên mặt, xoay người nhìn vẻ mặt hưng phấn của Tống Ngọc Thiền, hỏi: "Có chuyện gì?"
Tống Ngọc Thiền cười hỏi: "Có chuyện gì? Ngươi vừa rồi chẳng lẽ không nhìn thấy sao? Thái tử điện hạ đó, ngày đó chúng ta..." Tống Ngọc Thiền hạ thấp giọng tiếp tục nói bên tai của Kỷ Uyển Ninh: "Ngày đó tại Tống gia, chúng ta đã từng bái kiến qua."
[1] vẽ hổ không thành lại thành chó (画虎不成反类犬- họa hổ bất thành, phản loại khuyển). Câu này liên quan đến lời khuyên răn của ông đối với các cháu của mình. Ông khuyên đừng cố gắng bắt chước nhân vật anh hùng lừng danh thời đó là Đỗ Bảo (杜保); có thể không thành anh hùng như Bảo, mà thành kẻ bỏ đi.
"Xin mời vị thứ hai mươi ba."
Từ lúc số hai mươi hai lên đài, Tống Ngọc Tịch cũng đã đứng ở khu vực có màn che, sau khi nghe thấy hướng dẫn, mới đi lên đài. Trong tay ôm một cây hồ cầm, chậm rãi bước lên bậc thang, một cơn gió mát thổi tới, thải điệp [2] trên người nương theo gió bay lượn, chỉ thấy như tiên tử cưỡi gió, gương mặt thanh tú xinh đẹp, da trắng mọng nước không phấn son, thanh khiết thuần túy khiến người không dám nhìn thẳng, giống như dòng suối mát được đào ra từ một mảnh đất khô cằn, thanh tịch nhưng lại tràn đầy sức sống. Hơn nữa trên người nàng mặc một bộ váy màu xanh có họa tiết bạch ngọc lan trải dài trên thân váy, sau khi ngồi xuống, giống như lá non mới nảy mầm vừa được chạm trổ, như bạch ngọc không tỳ vết, rạng ngời sáng sủa.
[2] thải điệp: bướm nhiều màu sắc
Trong lều màu vàng ở giữa, một người phụ nữ đầy đặn trang nhã mặc Minh Hoàng Phượng Bào [3], hỏi nữ quan nội thị đứng ở một bên: "Đây là cô nương nhà ai?"
[3] Minh Hoàng Phượng Bào: là quần áo đặc chế dành cho Hoàng hậu, thường là màu vàng có thêu hình chim Phượng
Nữ quan suy nghĩ một chút, liền trả lời: "Hồi nương nương, là tiểu thư thứ xuất Trấn Quốc công phủ Tống gia, vốn được nuôi ở bên ngoài, là do ngoại thất của Tống Quốc công sinh ra, năm nay vừa mới nhận tổ quy tông."
Hoàng hậu Phù thị gật đầu, nói: "Dung mạo tú lệ, thật là thế gian hiếm có, nhưng xuất thân đúng là đáng tiếc."
Nữ quan nội thị biết Hoàng hậu nương nương coi trọng nhất chính là đích thứ, nữ quan cúi đầu phụ họa nói: "Nương nương nói rất đúng, dung mạo như vậy, nếu là nữ nhi con vợ cả, tất nhiên là tiền đồ bất khả hạn lượng [4]."
[4] bất khả hạn lượng: không thể đo đếm được
Phùng thị mím môi cười cười, không nói thêm gì nữa.
Chỉ nghe thấy một giai điệu xa xưa du dương truyền đến từ đài biểu diễn trống trải, âm điệu bi thương thoáng chốc đã đánh bay cơn buồn ngủ sau giờ Ngọ [5], ngay cả những người đang mơ mơ màng màng. Chẳng ai ngờ rằng, một tiểu nữ hài xinh đẹp như vậy lại có thể lựa chọn hồ cầm, một nhạc khí có âm điệu vô cùng đau thương. Cũng không thể tưởng tượng được một tiểu cô nương mới hơn mười tuổi, lại có bản lĩnh thâm hậu để có thể kéo được hồ cẩm, âm thanh mượt mà, tràn đầy bi thương. Tiếng hồ cầm của nàng truyền đến sự thê lương, giống như lão nhân ngồi trước của thành hoang vu cát vàng bay múa, giữa sa mạc mênh mông, dùng âm điệu thê lương này để kể về cuộc đời phiêu bạt không nơi nương tựa của hắn. Ngựa gầy đường cổ [6], nhìn thấu phồn hoa, phảng phất nhân sinh giống như liệt hỏa không nên đốt, sau khi đốt cháy, khắp nơi tiêu điều, tro tàn bay bay.
[5] giờ Ngọ: 11 giờ đến 13 giờ trưa
[6] ngựa gầy đường cổ (古道西風瘦馬-cổ đạo tây phong sấu mã): đầy đủ là ngựa gầy, đường cũ, gió tây bài thơ của Mã Tri Viễn hay tựa đề sách do NXB Du lịch Trung Quốc phát hành.
Giai điệu hoang vu thê lương, bi tráng. Tại đây đô thành phồn hoa, ngựa xe như nước, đàn sáo tình ý dạt dào, liễu như khói sương, cầu như tranh vẽ, ca múa mừng cảnh thái bình, nào có thể nghe thấy làn điệu man mác buồn xa xăm như vậy, phảng phất như có thể khơi gợi nỗi buồn trong lòng người nghe, khiến người nghe phải lặng đi.
Tống Ngọc Tịch nhắm mắt lại, cảm thụ giai điệu truyền ra từ tay mình, đây là khúc nhạc khi nàng lưu lại Bắc Tĩnh, ngồi trên tường thành từ những cảm ngộ của mình mà viết ra. Nàng đặt tên là "tàn viên" [7], những bức tường thành đổ nát, giống như nhân sinh đầy tàn tích của nàng. Cho đến sau này, sau khi quay lại kinh thành, vào Định Quốc Hầu phủ làm thiếp, nàng vẫn yêu thích hồ cầm như trước đây. Nàng vẫn còn nhớ rõ vì lý do này mà các thị thiếp khác của Định Quốc Hầu phủ còn giễu cợt nàng, thế nhưng nàng là người vò đã mẻ lại sứt, nghĩ đến dù sao lão Hầu gia đối với mình cũng không có tình yêu nam nữ, chính mình cố đi lấy lòng ông cũng vô dụng, cho nên về sau nàng dứt khoát không nịnh nọt nữa, suốt ngày ở hậu viện kéo hồ cầm, cũng là sống yên ổn qua ngày. Cho nên hồ cầm đối với nàng mà nói, vẫn là một hồi ức đẹp khi nhớ lại, mang theo cả những kỉ niệm vui lẫn buồn.
[7] tàn viên (残垣): tàn tích của tường thành
Tiêu Tề Dự ngồi trong màn, trong tay cầm một ly trà, nhưng làm thế nào cũng không thể uống trôi. Nha đầu kia sao lại kéo một khúc nhạc u oán đau thương như vậy, khiến hắn nghe thấy liền phảng phất có thể trông thấy nàng ở kiếp trước sau khi thoát khỏi tầm mắt của hắn, trôi qua cuộc sống lang bạc kỳ hồ. Việc hắn nghe thấy là một chuyện, còn tự mình cảm thấy lại là một chuyên khác. Tất cả mọi người ở đây cơ hồ đều dùng tâm của mình mà nghe, nhưng có lẽ chỉ có một mình hắn, hiểu được chuyện ẩn sau tiếng đàn hồ cầm của nàng, nỗi buồn được giấu trong tiếng đàn.
Giờ khắc này, hắn lần nữa lại thống hận chính mình tại sao lại không sớm phát hiện ra tâm ý của mình, tại sao phải đợi đến khi nàng c.h.ế.t đi, mới đi tìm nàng, vì sao không sớm nhét nàng vào dưới đôi cánh của mình mà che chở. Nàng đã từng vui vẻ tươi cười, ngang ngược càn rỡ, lại chân thật đáng yêu như vậy, mà hắn lại nỡ lòng trơ mắt nhìn nàng từng bước một hướng về diệt vong...
Tất cả mọi người ngừng trao đổi, ngừng cử động, yên tĩnh lắng nghe làn điệu xa xưa vang vọng quanh quẩn giữa sân viện này, tâm tình vô cùng vi diệu.
Sau khi Tống Ngọc Tịch kéo xong nốt nhạc cuối cùng, thì từ từ mở mắt, ánh vào mắt không phải là thành lâu loang lổ tàn tích, cát vàng tung bay mà là màn buông, rèm biếc, bóng nghiêng xanh mát thơm mùi hương nhè nhẹ.
Nàng chậm rãi từ trên ghế đứng lên, ôm cây hồ cầm đi xuống bậc thang, dáng vẻ như tiên nữ yểu điệu thướt tha, đoan trang dịu dàng.
Trong sân không một ai phát ra tiếng động, đương nhiên mọi người đều biết khúc nhạc đã kết thúc, thế nhưng không có một ai nguyện ý phát ra tiếng động trong khoảng thời gian ngắn ngủi này, dư âm vẫn còn, mọi người vẫn đang chờ đợi nhìn xem thế nào. Cho đến khi từ trong lều ở chính giữa đưa ra một đóa hoa, trong sân mới lục tục có động tĩnh. Nữ quan bên cạnh Hoàng Hậu đưa cho người thu hoa, nói: "Nương nương nói, Tống tiểu thư tài nghệ bất phàm, nhưng lại chọn khúc nhạc quá mức bi thương, không phù hợp với hoàn cảnh, nên tặng một đóa hoa để cổ vũ."
Hoàng Hậu nương nương lần này đã tỏ rõ thái độ, vì vậy tất cả thế gia cũng biết nên làm như thế nào. Tiểu đồng đi thu hoa đi một vòng, trên khay Tống Ngọc tịch chỉ có bảy đóa hoa, Hoàng Hậu cho một đóa, Hoài Vương cho ba đóa, Võ Xương Hầu phu nhân cho hai đóa, Tín Quốc Hầu phu nhân cho một đóa, còn các trướng khác, hoàn toàn không tặng ra.
Tống Ngọc Tịch cũng không thèm để ý những thứ này. Hôm nay đối với nàng mà nói, chỉ là một nhiệm vụ, chỉ cần hoàn thành, bất kể tốt xấu. Trên mặt Kỷ Uyển Thanh lộ ra nụ cười lạnh đầy mỉa mai, các đốt ngón tay bởi vì dùng sức nắm chăt lan can của noãn các nên đã trở nên trắng bệch, có thể thấy nàng ta có bao nhiêu khẩn trương chỉ sợ Tống Ngọc Tịch sẽ nhận được điểm cao, đè ép nàng ta xuống. Có thể thấy nàng ta cũng hiểu tài nghệ của Tống Ngọc Tịch là vô cùng tốt, nàng ta là đang sợ, nở nụ cười mỉa mai với Tống Ngọc Tịch, nhưng hơn cả vậy, đây chính là sự khiêu chiến với nàng ta.
Tống Ngọc Thiền đứng cùng một chỗ với Kỷ Uyển Ninh. Tống Ngọc Thiền tựa hồ vẫn còn đọng lại dư âm. Nhưng Kỷ Uyển Ninh mặt không biểu tình đứng đó, ánh mắt xa xăm nhìn chằm chằm vào một nơi. Cái mà nàng ta nhìn thấy đó là, từ trong hai trướng màu vàng nhạt ở bên trái trướng màu vàng chính giữa, mỗi bên đi ra một đồng tử nâng khay ngọc. Bây giờ điều khiến nàng ta chú ý nhất không phải là tiếng đàn hồ cầm của Tống Ngọc Tịch, cũng không phải là việc Hoàng Hậu không cất nhắc, mà là cảnh tượng nàng ta nhìn thấy hiện giờ.
Hai tiểu đồng tử lần lượt đến chỗ người thu hoa, đưa lên khay ngọc của từng người. Khay ngoc vừa lên, hai bên đều xếp chỉnh tề năm đóa hoa đỏ tươi diễm lệ, trên mỗi đóa hoa, còn có hai hàng chữ nhỏ viết bằng sơn vàng, một ghi Tiêu Tề Dự, một ghi Tiêu Tề Hoàn. Thái tử cùng Định vương đồng thời cho ra điểm cao nhất. Khay ngọc của Tống Ngọc Tịch lập tức nhiều hơn mười đóa, cộng lại là mười bảy đóa hoa, cũng coi như là được hạng giữa.
Hành động lần này khiến cho toàn trường xôn xao.
Từ khi bắt đầu cuộc tranh tài vào buổi sáng, Thái tử điện hạ cùng Định Vương điện hạ vẫn luôn không có bất kỳ phản ứng gì, lại đồng thời tặng cho thứ nữ ngoại thất Tống gia điểm số cao nhất, nhất là khi Hoàng Hậu nương nương đã tỏ rõ thái độ...
Lúc Tống Ngọc Thiền cùng Tống Ngọc Hàn đứng bên cạnh nàng cùng ôm nhau vui mừng, thì Kỷ Uyển Ninh nắm chặt nắm đấm, mặc cho móng tay đ.â.m vào trong thịt.
Lại thấy trên đài cao là một hồi xôn xao, tất cả cung nữ đang thẳng lưng đứng ngoài đều lui sang một bên, quỳ gối hành lễ. Tiêu Tề Dự từ trong trướng vàng đi ra, thân hình cương nghị, thanh tú như cây tùng, mặt như quan ngọc, sắc như xuân sơn, tiên phong đạo cốt giống như trích tiên, tao nhã như người trời, nhưng lại một thân kiếm tụ mãng bào [8], thế gian tôn vinh [9], hai tay khép lại trong tay áo, thần sắc lạnh lùng, ánh mắt kiên nghị, khiến mỗi người đều phục tùng mà quỳ xuống, dây lưng ngọc bích, buộc tóc ngân quan, đang lúc mọi người còn túm tụm ở phía dưới, thì đi xuống khán đài.
[8] kiếm tụ mãng bào: mãng bào có tay áo hẹp như hình mũi tên, viền rộng bó ở cổ tay
[9] tôn vinh: kính trọng và tự hào
Tống Ngọc Tịch chỉ cảm thấy tim đập lỡ mất một nhịp, theo động tác của mọi người xung quanh, cũng từ từ làm lễ bái. Người nhìn thấy, bất luận là ai, đều cuống quít đứng dậy quỳ lạy. Tống Ngọc Tịch hô hấp dồn dập, hai má đỏ lên, lo lắng Tiêu Tề Dự ở trước mặt mọi người phát điên, cứ như vậy đi tới nói chuyện với nàng. Nàng khiến cho cơ thể của mình vùi thật thấp, không dám ngẩng đầu. Rốt cuộc cũng trông thấy một đôi giày màu đen thêu rồng bốn móng bằng chỉ vàng ở trước mặt mình, trái tim của Tống Ngọc Tịch quả thật đã vọt đến cổ họng, chỉ cần Tiêu Tể Dự mở miệng nói chuyện cùng nàng, thì trái tim này cũng sẽ trào ra khỏi miệng.
Thế nhưng, tình cảnh như trong tưởng tượng cũng không phát sinh. Giày thêu hình rồng cũng chỉ dừng ở trước mặt nàng một lát, rồi lại lần nữa bước chân rời đi, bên tai vang vọng âm thanh đưa tiễn "Cung tiễn Thái tử điện hạ", một đám cung nhân hộ giá cũng đi theo rời khỏi. Tiếng bước chân dần dần biến mất, trái tim đang treo lơ lửng của Tống Ngọc Tịch cuối cùng mới hạ xuống.
Nhìn tất cả mọi người bên cạnh từ từ đứng dậy, nàng mới tay chân nhẹ nhàng mà đứng dậy, lại phát hiện sau lưng đã đổ mồ hôi lạnh, y phục sau lưng cũng bị thấm ướt đẫm, khuôn mặt nhỏ nhắn cũng chảy mồ hôi lạnh ròng ròng, âm thầm thở ra một hơi, vừa rồi quả thực nàng đã bị hù chết.
Ngoài Tống Ngọc Tịch bị khiếp sợ thì còn có mấy cô nương ở Quan Lan Đình ngày ấy. Trước ngày hôm nay, các nàng chưa một ai gặp qua Thái tử, nào có thể ngờ, vị điện hạ này lại chính là vị công tử mặc cẩm phục xuất hiện ở Tống gia ngày hôm đó. Mặc dù hôm đó, các nàng cảm thấy hắn khí độ bất phầm, quý khí bức người, nhưng cũng không một ai dám nghĩ tới hắn lại có thân phận cao như vậy.
Tống Ngọc Thiền cùng Tống Ngọc Hàn giật mình liếc nhìn nhau, cuối cùng cũng không tự chủ được mà nuốt nước bọt. Hồi tưởng lại xem ngày hôm đó rốt cuộc mình có hành vi bất kính nào với Thái tử điện hạ hay không. Nếu như "lãnh đạm" không được tính... thì đúng là không có. Thế nhưng mà các nàng cũng không biết, lãnh đạm với Thái tử có tính là lỗi lầm hay không.
So với lo lắng của bọn họ, thì người kinh hãi nhất không ai khác là Kỷ Uyển Ninh, hiếm khi nàng ta ở trước mặt mọi người làm mặt lạnh, trong ánh mắt tựa hồ như có chứa đao b.ắ.n về phía đài hoa viết tên Tống Ngọc Tịch. Ngày ấy, người cùng Thái tử điện hạ đánh cờ chính là Tống Ngọc Tịch, trực giác của nữ nhân nói cho nàng biết, lúc ấy nhất định Tống Ngọc Tịch đã biết thân phận của Thái Tử, thế nhưng nàng lại hết lần này tới lần khác giấu giếm không nói, rõ ràng nhìn nàng ta tự phạm sai, nhìn nàng ta tự mình bỏ qua một cơ hội.
Tống Ngọc Thiền lấy cùi chỏ đẩy Kỷ Uyển Ninh, nàng ta liền vội vàng thu hồi biểu cảm ghen tị trên mặt, xoay người nhìn vẻ mặt hưng phấn của Tống Ngọc Thiền, hỏi: "Có chuyện gì?"
Tống Ngọc Thiền cười hỏi: "Có chuyện gì? Ngươi vừa rồi chẳng lẽ không nhìn thấy sao? Thái tử điện hạ đó, ngày đó chúng ta..." Tống Ngọc Thiền hạ thấp giọng tiếp tục nói bên tai của Kỷ Uyển Ninh: "Ngày đó tại Tống gia, chúng ta đã từng bái kiến qua."
Danh sách chương