"Các người chuyên làm thuốc tráng dương ấy hả?" Ngôn Khanh kinh ngạc hỏi ngược lại.
Nghe ra ý tứ ngạc nhiên trong giọng y, tay trẻ tuổi cảm thấy như vừa bị hạ nhục. Gã mới thẹn quá hóa giận: "Chứ sao. Đàn ông với nhau cậu còn giả vờ giả vịt cái gì. Khỏi ngại, cái này là hàng cao cấp, chỗ anh em ai chả hiểu."
Nói đoạn còn nháy mắt với Ngôn Khanh.
Ngôn Khanh: "..." Ta hiểu cái gì! Ta hoàn toàn không cần phải hiểu!
Sau đấy, nhận ra ánh nhìn của Tạ Thức Y bên cạnh là Ngôn Khanh lại càng muốn xé miệng gã kia hơn. Để không bị nghi ngờ về năng lực của bản thân, Ngôn Khanh đành phải từ chối bằng giọng điệu khẳng khái: "Cảm ơn huynh đài, nhưng mời huynh cứ giữ lấy đi thôi. Ta và vị hôn thê của ta rất hòa hợp nên hiện tại không cần dùng tới."
Tay trẻ tuổi cười khẩy, lườm y, rồi chuyển sự chú ý về phía Tạ Thức Y.
Ngôn Khanh sợ Tạ Thức Y bị vấy bẩn bởi những ngôn từ tục tĩu ấy nên vội kéo hắn đi: "Hắn cũng không cần!"
Tay trẻ tuổi giận dữ đằng sau: "Sớm muộn rồi các cậu cũng phải cầu đến ta thôi!"
Ngôn Khanh và Tạ Thức Y đi đường vòng mất một lúc lâu thì y mới hoàn hồn: "Thành Chướng giờ lại ra thành Chướng-ngại-chức-năng à? Gã cứ mơ đi, cả đời ta cũng không phải động vào thứ đấy."
Phía trước là một cây cầu cổ. Dưới cầu, thuyền ô bồng rẽ nước gạt lục bình giữa màn hoa đào lả tả rơi. Vài cánh hoa đậu trên tóc Ngôn Khanh, Tạ Thức Y gạt hoa cho y và nhẹ nhàng hỏi với nụ cười trong ánh mắt: "Ngươi không thử thì sao biết không cần dùng chứ?"
Khóe miệng Ngôn Khanh hơi giật: "Sao nào, ngươi muốn dùng hả?"
Tạ Thức Y trả lời bình thản: "Ta muốn "thử xem"."
Ngôn Khanh: "?"
Sau đó Tạ Thức Y tiến lên đầu cầu, một người lái thuyền lập tức chủ động hỏi hắn muốn đi đâu. Nghe được phương hướng và nhận tiền xong xuôi, ông cụ lái thuyền liền cười bắt chuyện: "Đến nhà họ Tô hả? Hai vị đến đợt này là vừa khéo đấy. Nếu phu nhân nhà ấy sinh con thuận lợi thì chắc chắn gia chủ sẽ mở tiệc đãi cả thành, các vị có thể ở lại tham gia."
Ngôn Khanh ngạc nhiên: "Con? Phu nhân nhà ấy mang thai à?"
Ông lái thuyền đáp: "Ừ, mang thai được chín tháng rồi, còn ít bữa nữa thôi." Đoạn ông cụ thổn thức: "Cuối cùng thì thành Chướng cũng có thêm một sinh mạng mới rồi."
Nhớ lại tin tức dò la được suốt chặng đường vừa qua, Ngôn Khanh tò mò hỏi: "Chẳng trách ta vào thành mà chưa gặp trẻ con. Chuyện này là do các cô gái trong thành ốm yếu lâu ngày hả ông?"
Ông cụ cười nhưng không đáp, thay vào đó chỉ nhìn thẳng vào Ngôn Khanh bằng cặp mắt đục ngầu ẩn dưới những nếp nhăn.
Ông cụ nói: "Chắc chắn lúc đấy thành chủ cũng sẽ đến. Quả là việc đại hỉ rồi."
Ông cứ thế tự mình lẩm bẩm chứ chẳng buồn đoái hoài đến câu hỏi của Ngôn Khanh. Có điều Ngôn Khanh không hề thấy gượng gạo, y thậm chí còn thoải mái cười hùa: "Thành chủ cũng đến thì đúng là đại hỉ thật."
Phủ thành chủ thành Chướng được xây dựng từ phế tích năm xưa, chiếm gần một phần tư diện tích toàn thành. Phủ thành chủ kiểm soát kẻ đến người đi nghiêm ngặt, bản thân thành chủ cũng lánh đời nhiều năm, tất cả sự vụ đều giao cho gia chủ họ Tô phụ trách.
Lúc Ngôn Khanh giao thư cho thị vệ của Tô phủ, thị vệ mới liếc nhìn y từ đầu đến chân rồi xì xào gì đó với đồng bọn.
Không bao lâu sau, một mụ đàn bà tiến về phía họ. Đây là người đàn bà đầu tiên Ngôn Khanh gặp ở thành Chướng. Mái tóc hoa tiêu của mụ được búi thấp, người khoác áo đen, mặt đầy nếp nhăn được nhấn nhá bằng đôi mắt âm u như mắt rắn độc. Mụ nhíu mày: "Là khóa trường thọ cho phu nhân à, đi theo ta."
Tô phủ có cấu trúc xa hoa với rường cột chạm trổ cầu kỳ và hằng hà sa số những hòn non bộ. Mụ đàn bà dẫn họ băng qua lối đi nhỏ, đến một khu vực thanh tĩnh trong rừng trúc. Tại nơi này, ngồi bên cửa sổ buông nửa rèm và trông ra mái hiên là một người phụ nữ xinh đẹp thanh thoát.
Nàng dựa lên giường, bụng phủ chăn, tay cầm một cuốn sách.
Do Ngôn Khanh và Tạ Thức Y đều là đàn ông nên mụ đàn bà chỉ cho phép một người được tiến vào. Mà chuyện này đã do Ngôn Khanh nhận thì dĩ nhiên người tiến vào sẽ là y.
"Phu nhân, ta đến đưa khóa trường thọ thay ông chủ ở thành Lâm Tiên."
Phu nhân nhà họ Tô ngẩng đầu, vóc dáng nàng nảy nở, hai má hơi bầu. Sắc mặt khá nhợt nhạt so với một người mang thai, song điều này lại khiến nụ cười của nàng dịu dàng thêm chút: "Cảm ơn cậu, làm phiền rồi."
Dứt lời, Tô phu nhân đặt sách xuống để nhận chiếc khóa trong tay Ngôn Khanh. Nàng chậm rãi chạm lên hoa văn trên mặt khóa, môi vẫn cười mà khóe mắt lại ửng hồng.
Nhận ra điều ấy, Ngôn Khanh cười nói: "Phu nhân, dòng chữ trên khóa trường thọ được ông chủ đặc biệt mời người ta về viết đấy, sau đấy còn mang đến miếu khai quang để cầu phúc cho phu nhân và đứa bé trong bụng bình an, sống lâu trăm tuổi."
Tô phu nhân đáp khẽ: "Có lòng rồi."
Ngôn Khanh thấy trạng thái tinh thần nàng không tốt thì lại đưa ra đề nghị: "Phu nhân có muốn ra ngoài phơi nắng không? Ta thấy sắc mặt người hơi tái, vận động nhẹ nhàng lúc mang thai sẽ tốt cho cả người lẫn đứa trẻ."
Tô phu nhân nắm khóa trong tay, quay đầu nhìn rừng trúc ngoài cửa sổ: "Cảm ơn cậu. Có điều phu quân dặn ta phải nghỉ ngơi trong này, ta cũng sống ở đây mười tháng rồi, còn mấy ngày cuối cố gắng thêm chút là qua."
Ngôn Khanh ca ngợi: "Ôi, tình cảm vợ chồng giữa phu nhân và Tô đại nhân quả là nồng thắm."
Tô phu nhân bỗng tỏ vẻ áy náy: "Thành Chướng bây giờ vào dễ ra khó, các cậu muốn rời thành thì cần có lệnh bài xuất thành do phu quân ta cấp. Nhưng phu quân ta hiện đang ở phủ thành chủ, không biết bao giờ mới trở về. Hay các cậu cứ ở lại Tô phủ một thời gian, để ta bảo dì xếp chỗ cho các cậu."
Ngôn Khanh lại chẳng chỉ chờ có thế, có điều ngoài mặt vẫn tỏ vẻ bàng hoàng: "Vào dễ ra khó? Vì sao vậy? Phu nhân, ông chủ không nhắc ta điều này."
Tô phu nhân hẳn phải là người hiền lành nhất Ngôn Khanh từng gặp ở thành Chướng, nàng ra chiều khó xử: "Xin lỗi cậu, từ lúc ta đến thành Chướng đã có quy định này rồi."
Ngôn Khanh: "Phu nhân cũng không thể ra ngoài tùy ý hả?"
Tô phu nhân lắc đầu: "Đến mái hiên này ta còn chẳng thể ra ngoài tùy ý nữa là thành Chướng."
Nói đoạn Tô phu nhân phất tay, mụ đàn bà một mực nhìn chằm chằm Ngôn Khanh như rắn độc lập tức tiến lên đưa y ra ngoài.
Mụ cảnh cáo: "Cẩn thận lời ăn tiếng nói với phu nhân. Dám nói bậy bạ ta cắt lưỡi mi ra."
Ngôn Khanh chớp chớp mắt, cười: "Bà này, ta chỉ là người chuyển đồ, bà đề phòng ta gớm thế có phải thần hồn nát thần tính quá rồi không?"
Mụ già đẩy y khỏi rừng trúc rồi ném chìa khóa cho y: "Tự chọn một phòng ở mé tây! Về sau chỗ này không phải nơi ngươi được phép tới!"
Ngôn Khanh nhận chìa khóa: "Ờ."
Quay đầu, Ngôn Khanh thấy Tạ Thức Y đang chạm lên những đốm trắng li ti trên cây trúc và cụp mắt vẻ trầm ngâm.
Ngôn Khanh tiến lại gần: "Ngươi phát hiện ra gì rồi Yêu Yêu?"
Tạ Thức Y trả lời: "Rừng trúc có trận pháp."
Ngôn Khanh tiếp một phiến lá trúc rơi rồi ve vuốt nó hồi lâu, sau đó, ngẩng đầu nhìn ánh sáng chiếu xuống xuyên qua những tán lá trúc, y tò mò hỏi: "Nó có vẻ là bình phong che chắn, ngươi đoán nó chắn thứ gì nào."
Về câu hỏi này, ngày hôm sau hai người họ đã có ngay câu trả lời:
Rừng trúc ngăn mưa.
Thành Chướng đổ mưa. Ngôn Khanh chọn gian phòng gần rừng trúc nhất, nơi có thể trông ra khu rừng từ cửa sổ.
Mưa bụi mịt mờ, rừng trúc xôn xao.
Mới ban ngày thành Chướng còn rất bình thường, vậy mà mưa vừa đổ xuống là bóng tối như vội ùa ra, kéo theo hết thảy ẩm ướt, tanh hôi, lạnh lẽo.
Gió đượm mùi lá trúc. Nhưng, một cách bén nhạy, Ngôn Khanh vẫn nhận ra lẫn trong gió là mùi máu tanh vừa nhạt vừa nồng. Nhạt bởi nó chỉ là một tia khí nhỏ như tơ, nồng bởi dẫu nhỏ như tơ cũng đủ làm người ta sợ hãi, đấy là thứ mùi tích tụ từ không biết bao nhiêu máu tanh núi xác trong không biết bao năm. Mà tại chỗ ở của Tô phu nhân, rừng trúc xanh như tỏa ra ánh sáng trắng mờ ngăn cách với trời mưa.
Ngôn Khanh và Tạ Thức Y cùng điểm lại những sự kiện xảy ra trong thành Chướng.
"Thành Chướng không có ai mới chào đời, vậy trẻ con trước đây đã đi đâu. Giờ ta còn chưa điều tra ra đàn bà ở đây mắc bệnh gì."
Chưa nói tới phủ thành chủ, ngay cả chuyện ngoài phủ mà Ngôn Khanh vẫn chưa nắm rõ.
Đúng lúc này, một tiếng thét chói tai truyền tới. Có người vừa khóc vừa chạy lại hô to: "Bà Quan ơi! Bà Quan!"
Là một người đàn ông trẻ, gã này đến tìm bà mụ trông không giống người tử tế bên cạnh Tô phu nhân.
"Bà Quan bà Quan! Mau cứu con ta với, cứu con ta với."
Rồi gã vấp phải hòn đá trong vườn hoa và ngã dập mặt.
Mụ Quan bước ra từ khúc quẹo hành lang với đám thị vệ theo sau, mặt mụ lạnh lùng: "Tìm ta làm gì? Thành Chướng không có bà đỡ chắc? Giờ ta bận lo chuyện của Tô phu nhân, không rảnh giúp nhà ngươi."
Người đàn ông khóc lóc thảm thương mà ôm chân mụ Quan: "Không! Bà Quan nhất định phải giúp ta! Nếu không giúp ta thì không cứu được đứa bé mất! Vợ ta mang thai tháng thứ bảy rồi, ta cảm giác được lần này không phải thai lưu, chắc chắn lần này sẽ sống. Chỉ có bà mới đỡ đẻ được cho thai bảy tháng thôi!"
Mụ Quan hỏi lại bằng giọng điệu quái đản: "Tháng bảy?"
Người đàn ông: "Đúng vậy đúng vậy! Bà Quan nhất định phải giúp ta, sinh được đứa bé này ta sẽ chia cho bà một nửa những gì thành chủ thưởng cho ta!"
Mụ Quan đá văng gã: "Ta thiếu mấy đồ đấy của ngươi à?" Mụ nói: "Dẫn ta đi."
Mừng khôn tả, người đàn ông vội vàng bò dậy: "Vâng vâng."
Ngôn Khanh thấy thế thì sửng sốt. Vịn tay lên cửa sổ, y nhảy khỏi phòng một cách vô cùng tiêu sái.
Tạ Thức Y ngồi bên lại khẽ chau mày.
Ngôn Khanh hồ hởi dặn hắn: "Ngươi ở đây chờ, ta đi xem lát nhé."
Tuy Tạ Thức Y chưa từng nói rõ thương tích của mình nhưng qua nhiều biểu hiện của hắn, Ngôn Khanh biết vỡ tâm lưu ly không phải chuyện cỏn con. Do đó y không muốn để Tạ Thức Y phải xử lý những việc vớ vẩn.
Cuối cùng chiếc ô mua ở thành Lâm Tiên cũng được phát huy tác dụng.
Giầy dầu vẽ hoa mơ đỏ mở tung, xoay trong không khí, đón mưa bụi mịt mờ. Ngôn Khanh bám theo đám người rời khỏi phủ, đến góp vui.
Người đàn ông thoạt nhìn đã thấy không dư dả gì, nhà ở thuộc loại thường dọc bờ sông.
"Bên này này bà Quan." Gã dẫn mụ Quan và đám thị vệ Tô phủ vào gian nhà cuối phố.
Ngôn Khanh đứng chót hàng, vừa vào cửa đã ngửi được mùi thảo dược nồng nặc. Đàn ông bọn họ không thể vào phòng của nữ chủ nhân nên chỉ có mình mụ Quan vào, còn lại đều đứng hết ngoài sân.
Ngôn Khanh mặc đồ không khác đầy tớ Tô phủ, y thu ô rồi làm bộ chúc mừng: "Người huynh đệ làm tốt lắm, sắp phát tài rồi."
Đây là lời thăm dò dựa trên vế "thành chủ thưởng cho ta" của gã, không ngờ lại thật sự làm gã hớn hở ra mặt.
"Mấy năm rồi đấy, chết mấy chục thai rồi. Hiếm có thai nào giữ được đến tháng bảy nên nhất định là thai sống!"
__________________
Nghe ra ý tứ ngạc nhiên trong giọng y, tay trẻ tuổi cảm thấy như vừa bị hạ nhục. Gã mới thẹn quá hóa giận: "Chứ sao. Đàn ông với nhau cậu còn giả vờ giả vịt cái gì. Khỏi ngại, cái này là hàng cao cấp, chỗ anh em ai chả hiểu."
Nói đoạn còn nháy mắt với Ngôn Khanh.
Ngôn Khanh: "..." Ta hiểu cái gì! Ta hoàn toàn không cần phải hiểu!
Sau đấy, nhận ra ánh nhìn của Tạ Thức Y bên cạnh là Ngôn Khanh lại càng muốn xé miệng gã kia hơn. Để không bị nghi ngờ về năng lực của bản thân, Ngôn Khanh đành phải từ chối bằng giọng điệu khẳng khái: "Cảm ơn huynh đài, nhưng mời huynh cứ giữ lấy đi thôi. Ta và vị hôn thê của ta rất hòa hợp nên hiện tại không cần dùng tới."
Tay trẻ tuổi cười khẩy, lườm y, rồi chuyển sự chú ý về phía Tạ Thức Y.
Ngôn Khanh sợ Tạ Thức Y bị vấy bẩn bởi những ngôn từ tục tĩu ấy nên vội kéo hắn đi: "Hắn cũng không cần!"
Tay trẻ tuổi giận dữ đằng sau: "Sớm muộn rồi các cậu cũng phải cầu đến ta thôi!"
Ngôn Khanh và Tạ Thức Y đi đường vòng mất một lúc lâu thì y mới hoàn hồn: "Thành Chướng giờ lại ra thành Chướng-ngại-chức-năng à? Gã cứ mơ đi, cả đời ta cũng không phải động vào thứ đấy."
Phía trước là một cây cầu cổ. Dưới cầu, thuyền ô bồng rẽ nước gạt lục bình giữa màn hoa đào lả tả rơi. Vài cánh hoa đậu trên tóc Ngôn Khanh, Tạ Thức Y gạt hoa cho y và nhẹ nhàng hỏi với nụ cười trong ánh mắt: "Ngươi không thử thì sao biết không cần dùng chứ?"
Khóe miệng Ngôn Khanh hơi giật: "Sao nào, ngươi muốn dùng hả?"
Tạ Thức Y trả lời bình thản: "Ta muốn "thử xem"."
Ngôn Khanh: "?"
Sau đó Tạ Thức Y tiến lên đầu cầu, một người lái thuyền lập tức chủ động hỏi hắn muốn đi đâu. Nghe được phương hướng và nhận tiền xong xuôi, ông cụ lái thuyền liền cười bắt chuyện: "Đến nhà họ Tô hả? Hai vị đến đợt này là vừa khéo đấy. Nếu phu nhân nhà ấy sinh con thuận lợi thì chắc chắn gia chủ sẽ mở tiệc đãi cả thành, các vị có thể ở lại tham gia."
Ngôn Khanh ngạc nhiên: "Con? Phu nhân nhà ấy mang thai à?"
Ông lái thuyền đáp: "Ừ, mang thai được chín tháng rồi, còn ít bữa nữa thôi." Đoạn ông cụ thổn thức: "Cuối cùng thì thành Chướng cũng có thêm một sinh mạng mới rồi."
Nhớ lại tin tức dò la được suốt chặng đường vừa qua, Ngôn Khanh tò mò hỏi: "Chẳng trách ta vào thành mà chưa gặp trẻ con. Chuyện này là do các cô gái trong thành ốm yếu lâu ngày hả ông?"
Ông cụ cười nhưng không đáp, thay vào đó chỉ nhìn thẳng vào Ngôn Khanh bằng cặp mắt đục ngầu ẩn dưới những nếp nhăn.
Ông cụ nói: "Chắc chắn lúc đấy thành chủ cũng sẽ đến. Quả là việc đại hỉ rồi."
Ông cứ thế tự mình lẩm bẩm chứ chẳng buồn đoái hoài đến câu hỏi của Ngôn Khanh. Có điều Ngôn Khanh không hề thấy gượng gạo, y thậm chí còn thoải mái cười hùa: "Thành chủ cũng đến thì đúng là đại hỉ thật."
Phủ thành chủ thành Chướng được xây dựng từ phế tích năm xưa, chiếm gần một phần tư diện tích toàn thành. Phủ thành chủ kiểm soát kẻ đến người đi nghiêm ngặt, bản thân thành chủ cũng lánh đời nhiều năm, tất cả sự vụ đều giao cho gia chủ họ Tô phụ trách.
Lúc Ngôn Khanh giao thư cho thị vệ của Tô phủ, thị vệ mới liếc nhìn y từ đầu đến chân rồi xì xào gì đó với đồng bọn.
Không bao lâu sau, một mụ đàn bà tiến về phía họ. Đây là người đàn bà đầu tiên Ngôn Khanh gặp ở thành Chướng. Mái tóc hoa tiêu của mụ được búi thấp, người khoác áo đen, mặt đầy nếp nhăn được nhấn nhá bằng đôi mắt âm u như mắt rắn độc. Mụ nhíu mày: "Là khóa trường thọ cho phu nhân à, đi theo ta."
Tô phủ có cấu trúc xa hoa với rường cột chạm trổ cầu kỳ và hằng hà sa số những hòn non bộ. Mụ đàn bà dẫn họ băng qua lối đi nhỏ, đến một khu vực thanh tĩnh trong rừng trúc. Tại nơi này, ngồi bên cửa sổ buông nửa rèm và trông ra mái hiên là một người phụ nữ xinh đẹp thanh thoát.
Nàng dựa lên giường, bụng phủ chăn, tay cầm một cuốn sách.
Do Ngôn Khanh và Tạ Thức Y đều là đàn ông nên mụ đàn bà chỉ cho phép một người được tiến vào. Mà chuyện này đã do Ngôn Khanh nhận thì dĩ nhiên người tiến vào sẽ là y.
"Phu nhân, ta đến đưa khóa trường thọ thay ông chủ ở thành Lâm Tiên."
Phu nhân nhà họ Tô ngẩng đầu, vóc dáng nàng nảy nở, hai má hơi bầu. Sắc mặt khá nhợt nhạt so với một người mang thai, song điều này lại khiến nụ cười của nàng dịu dàng thêm chút: "Cảm ơn cậu, làm phiền rồi."
Dứt lời, Tô phu nhân đặt sách xuống để nhận chiếc khóa trong tay Ngôn Khanh. Nàng chậm rãi chạm lên hoa văn trên mặt khóa, môi vẫn cười mà khóe mắt lại ửng hồng.
Nhận ra điều ấy, Ngôn Khanh cười nói: "Phu nhân, dòng chữ trên khóa trường thọ được ông chủ đặc biệt mời người ta về viết đấy, sau đấy còn mang đến miếu khai quang để cầu phúc cho phu nhân và đứa bé trong bụng bình an, sống lâu trăm tuổi."
Tô phu nhân đáp khẽ: "Có lòng rồi."
Ngôn Khanh thấy trạng thái tinh thần nàng không tốt thì lại đưa ra đề nghị: "Phu nhân có muốn ra ngoài phơi nắng không? Ta thấy sắc mặt người hơi tái, vận động nhẹ nhàng lúc mang thai sẽ tốt cho cả người lẫn đứa trẻ."
Tô phu nhân nắm khóa trong tay, quay đầu nhìn rừng trúc ngoài cửa sổ: "Cảm ơn cậu. Có điều phu quân dặn ta phải nghỉ ngơi trong này, ta cũng sống ở đây mười tháng rồi, còn mấy ngày cuối cố gắng thêm chút là qua."
Ngôn Khanh ca ngợi: "Ôi, tình cảm vợ chồng giữa phu nhân và Tô đại nhân quả là nồng thắm."
Tô phu nhân bỗng tỏ vẻ áy náy: "Thành Chướng bây giờ vào dễ ra khó, các cậu muốn rời thành thì cần có lệnh bài xuất thành do phu quân ta cấp. Nhưng phu quân ta hiện đang ở phủ thành chủ, không biết bao giờ mới trở về. Hay các cậu cứ ở lại Tô phủ một thời gian, để ta bảo dì xếp chỗ cho các cậu."
Ngôn Khanh lại chẳng chỉ chờ có thế, có điều ngoài mặt vẫn tỏ vẻ bàng hoàng: "Vào dễ ra khó? Vì sao vậy? Phu nhân, ông chủ không nhắc ta điều này."
Tô phu nhân hẳn phải là người hiền lành nhất Ngôn Khanh từng gặp ở thành Chướng, nàng ra chiều khó xử: "Xin lỗi cậu, từ lúc ta đến thành Chướng đã có quy định này rồi."
Ngôn Khanh: "Phu nhân cũng không thể ra ngoài tùy ý hả?"
Tô phu nhân lắc đầu: "Đến mái hiên này ta còn chẳng thể ra ngoài tùy ý nữa là thành Chướng."
Nói đoạn Tô phu nhân phất tay, mụ đàn bà một mực nhìn chằm chằm Ngôn Khanh như rắn độc lập tức tiến lên đưa y ra ngoài.
Mụ cảnh cáo: "Cẩn thận lời ăn tiếng nói với phu nhân. Dám nói bậy bạ ta cắt lưỡi mi ra."
Ngôn Khanh chớp chớp mắt, cười: "Bà này, ta chỉ là người chuyển đồ, bà đề phòng ta gớm thế có phải thần hồn nát thần tính quá rồi không?"
Mụ già đẩy y khỏi rừng trúc rồi ném chìa khóa cho y: "Tự chọn một phòng ở mé tây! Về sau chỗ này không phải nơi ngươi được phép tới!"
Ngôn Khanh nhận chìa khóa: "Ờ."
Quay đầu, Ngôn Khanh thấy Tạ Thức Y đang chạm lên những đốm trắng li ti trên cây trúc và cụp mắt vẻ trầm ngâm.
Ngôn Khanh tiến lại gần: "Ngươi phát hiện ra gì rồi Yêu Yêu?"
Tạ Thức Y trả lời: "Rừng trúc có trận pháp."
Ngôn Khanh tiếp một phiến lá trúc rơi rồi ve vuốt nó hồi lâu, sau đó, ngẩng đầu nhìn ánh sáng chiếu xuống xuyên qua những tán lá trúc, y tò mò hỏi: "Nó có vẻ là bình phong che chắn, ngươi đoán nó chắn thứ gì nào."
Về câu hỏi này, ngày hôm sau hai người họ đã có ngay câu trả lời:
Rừng trúc ngăn mưa.
Thành Chướng đổ mưa. Ngôn Khanh chọn gian phòng gần rừng trúc nhất, nơi có thể trông ra khu rừng từ cửa sổ.
Mưa bụi mịt mờ, rừng trúc xôn xao.
Mới ban ngày thành Chướng còn rất bình thường, vậy mà mưa vừa đổ xuống là bóng tối như vội ùa ra, kéo theo hết thảy ẩm ướt, tanh hôi, lạnh lẽo.
Gió đượm mùi lá trúc. Nhưng, một cách bén nhạy, Ngôn Khanh vẫn nhận ra lẫn trong gió là mùi máu tanh vừa nhạt vừa nồng. Nhạt bởi nó chỉ là một tia khí nhỏ như tơ, nồng bởi dẫu nhỏ như tơ cũng đủ làm người ta sợ hãi, đấy là thứ mùi tích tụ từ không biết bao nhiêu máu tanh núi xác trong không biết bao năm. Mà tại chỗ ở của Tô phu nhân, rừng trúc xanh như tỏa ra ánh sáng trắng mờ ngăn cách với trời mưa.
Ngôn Khanh và Tạ Thức Y cùng điểm lại những sự kiện xảy ra trong thành Chướng.
"Thành Chướng không có ai mới chào đời, vậy trẻ con trước đây đã đi đâu. Giờ ta còn chưa điều tra ra đàn bà ở đây mắc bệnh gì."
Chưa nói tới phủ thành chủ, ngay cả chuyện ngoài phủ mà Ngôn Khanh vẫn chưa nắm rõ.
Đúng lúc này, một tiếng thét chói tai truyền tới. Có người vừa khóc vừa chạy lại hô to: "Bà Quan ơi! Bà Quan!"
Là một người đàn ông trẻ, gã này đến tìm bà mụ trông không giống người tử tế bên cạnh Tô phu nhân.
"Bà Quan bà Quan! Mau cứu con ta với, cứu con ta với."
Rồi gã vấp phải hòn đá trong vườn hoa và ngã dập mặt.
Mụ Quan bước ra từ khúc quẹo hành lang với đám thị vệ theo sau, mặt mụ lạnh lùng: "Tìm ta làm gì? Thành Chướng không có bà đỡ chắc? Giờ ta bận lo chuyện của Tô phu nhân, không rảnh giúp nhà ngươi."
Người đàn ông khóc lóc thảm thương mà ôm chân mụ Quan: "Không! Bà Quan nhất định phải giúp ta! Nếu không giúp ta thì không cứu được đứa bé mất! Vợ ta mang thai tháng thứ bảy rồi, ta cảm giác được lần này không phải thai lưu, chắc chắn lần này sẽ sống. Chỉ có bà mới đỡ đẻ được cho thai bảy tháng thôi!"
Mụ Quan hỏi lại bằng giọng điệu quái đản: "Tháng bảy?"
Người đàn ông: "Đúng vậy đúng vậy! Bà Quan nhất định phải giúp ta, sinh được đứa bé này ta sẽ chia cho bà một nửa những gì thành chủ thưởng cho ta!"
Mụ Quan đá văng gã: "Ta thiếu mấy đồ đấy của ngươi à?" Mụ nói: "Dẫn ta đi."
Mừng khôn tả, người đàn ông vội vàng bò dậy: "Vâng vâng."
Ngôn Khanh thấy thế thì sửng sốt. Vịn tay lên cửa sổ, y nhảy khỏi phòng một cách vô cùng tiêu sái.
Tạ Thức Y ngồi bên lại khẽ chau mày.
Ngôn Khanh hồ hởi dặn hắn: "Ngươi ở đây chờ, ta đi xem lát nhé."
Tuy Tạ Thức Y chưa từng nói rõ thương tích của mình nhưng qua nhiều biểu hiện của hắn, Ngôn Khanh biết vỡ tâm lưu ly không phải chuyện cỏn con. Do đó y không muốn để Tạ Thức Y phải xử lý những việc vớ vẩn.
Cuối cùng chiếc ô mua ở thành Lâm Tiên cũng được phát huy tác dụng.
Giầy dầu vẽ hoa mơ đỏ mở tung, xoay trong không khí, đón mưa bụi mịt mờ. Ngôn Khanh bám theo đám người rời khỏi phủ, đến góp vui.
Người đàn ông thoạt nhìn đã thấy không dư dả gì, nhà ở thuộc loại thường dọc bờ sông.
"Bên này này bà Quan." Gã dẫn mụ Quan và đám thị vệ Tô phủ vào gian nhà cuối phố.
Ngôn Khanh đứng chót hàng, vừa vào cửa đã ngửi được mùi thảo dược nồng nặc. Đàn ông bọn họ không thể vào phòng của nữ chủ nhân nên chỉ có mình mụ Quan vào, còn lại đều đứng hết ngoài sân.
Ngôn Khanh mặc đồ không khác đầy tớ Tô phủ, y thu ô rồi làm bộ chúc mừng: "Người huynh đệ làm tốt lắm, sắp phát tài rồi."
Đây là lời thăm dò dựa trên vế "thành chủ thưởng cho ta" của gã, không ngờ lại thật sự làm gã hớn hở ra mặt.
"Mấy năm rồi đấy, chết mấy chục thai rồi. Hiếm có thai nào giữ được đến tháng bảy nên nhất định là thai sống!"
__________________
Danh sách chương