Người nên nói cảm ơn phải là tôi mới đúng.
Tôi sinh ra đã bị bỏ rơi.
Chính bà, dù không có quan hệ m.á.u mủ, vẫn nuôi tôi lớn lên, cho tôi một mái nhà.
Trước khi đến trần gian, tôi chọn mẹ ở trên trời.
Chọn sai người nên bị vứt bỏ.
Là bà, bảy năm sau đã đến và mang tôi về nhà, để sửa lại quyết định sai lầm đó của tôi.
Cùng với bức thư, bà còn để lại một thẻ ngân hàng.
Mật khẩu là sinh nhật của tôi. Trong đó là toàn bộ tiền tiết kiệm của bà, và cả số “tiền sính lễ” mà Phó Tiện từng đưa.
Không tiêu một đồng, bà đều giữ lại cho tôi.
Thật trùng hợp.
Hôm giỗ đầu của mẹ tôi, Phó lão gia cũng qua đời.
Ông ra đi trong giấc ngủ, được người giúp việc trong nhà phát hiện thì đã không còn thở nữa.
Khi nhận được tin, Phó Tiện im lặng rất lâu.
Anh lặng lẽ tắt máy, lặng lẽ đến nhìn ông lần cuối, và cuối cùng, lặng lẽ tổ chức tang lễ.
Phó lão gia sớm đã chuẩn bị xong di chúc từ trước.
Toàn bộ tài sản không sót một xu đều để lại cho Phó Tiện.
Còn Phó Thời Trinh và Phó Uyển, ngoài cái danh nghĩa "con nuôi", không nhận được bất kỳ phần thừa kế nào.
Cách làm này, đúng là rất hợp với phong cách sống của Phó Trí Thành.
Một người sống cả đời vì lợi ích, không màng đến tình thân.
Không chỉ là vô tình, mà còn tàn nhẫn đến cực độ.
Ông ta là kẻ theo chủ nghĩa vị kỷ đến tận xương tủy, lúc sống thì ích kỷ, đến c.h.ế.t cũng không quên lo cho bản thân.
(Tâm lý vị kỷ có nghĩa là khi con người luôn bị k.ích t.hích và thúc đẩy bởi tư lợi ngay cả khi hành động có vẻ như vị tha)
Tài sản cả đời tích cóp, thà để lại cho đứa con ngoài giá thú cũng không chia cho hai đứa con nuôi lấy một đồng tượng trưng.
Thế nên, trong tang lễ ấy, Phó Thời Trinh và Phó Uyển thậm chí còn chẳng thèm xuất hiện.
Sau khi tiễn khách xong, tôi đứng bên cạnh Phó Tiện anh ngồi trên xe lăn, im lặng nhìn chăm chú vào tấm bia mộ trước mặt.
Ảnh chân dung trắng đen trên bia đá, phủ lên gương mặt nghiêm nghị kia một lớp u buồn.
Tôi không biết nên nói gì.
Chỉ có thể yên lặng đứng bên cạnh anh.
Gió khẽ lướt qua.
Một lúc sau, Phó Tiện mở lời.
Anh bật cười, giọng điệu xen lẫn giễu cợt:
“Em có biết vì sao những năm cuối đời, ông ta cố gắng lấy lòng anh đến thế không?”
Tôi khẽ đáp:
“Vì muốn bù đắp cho anh sao?”
Phó Tiện lắc đầu.
“Không phải vì anh.”
“Là vì chính ông ta.”
“Ông ta chưa từng yêu anh đứa con ruột của mình.”
“Kể cả khi cố gắng lấy lòng, cố gắng bù đắp, cũng chỉ là để lấp đầy khiếm khuyết trong lòng ông ta mà thôi.”
“Ông ta sống cả đời có quyền có thế, chỉ có duy nhất một điều không trọn vẹn là chuyện con cái.”
“Sau khi mất khả năng sinh sản, đứa con trai mà ông yêu quý nhất cũng c.h.ế.t bất ngờ.”
“Đáng lẽ ra ông ta phải cô độc đến cuối đời, nhưng may mắn là còn có anh đứa con ngoài giá thú.”
“Thế nên ông ta mới làm đủ mọi cách để níu giữ, để bù đắp, không phải vì yêu thương, mà là để khiến bản thân… trông bớt đáng thương hơn.”
Phó Tiện khẽ cong môi, nụ cười mang đầy châm biếm.
Nhưng trong đôi mắt ấy, lại ánh lên màu đỏ nhạt.
“Ông ta chưa từng yêu ai cả.”
“Chỉ yêu chính mình.”
“Nhưng cho dù cố gắng lấy lòng đến đâu, ông ta vẫn đáng thương như vậy.”
“Cả đời này, bên cạnh ông ta không một ai thật lòng.”
“Vợ thì chung thủy, nhưng bị ông ta lạnh nhạt và trăng hoa làm cho uất ức đến trầm cảm mà chết.”
“Mẹ em thì yêu ông ta, lại bị hại cả một đời.”
“Nếu có một ngày ông ta phá sản, sẽ chẳng có ai bằng lòng ở lại nhìn ông ta thêm một cái. Người như ông, chỉ có thể… cô độc đến tận cùng.”
Thế nhưng hôm đó, Phó Tiện vẫn rơi một giọt nước mắt trước mộ Phó Trí Thành.
Anh nói:
“Giọt nước mắt đó, coi như là tiễn ông ta đoạn đường cuối.”
“Cũng xem như, cắt đứt hết tất cả quá khứ không đáng nhớ kia.”
Những ân oán, đúng sai, những oán hận và trách móc, đều theo sự sống và cái c.h.ế.t mà hóa thành tro bụi.
Điều còn lại với chúng tôi là một tương lai hoàn toàn mới.
Kế hoạch tiếp theo của chúng tôi là: chữa trị cho Phó Tiện.
Việc trị liệu tiến triển rất thuận lợi.
Nhưng giữa chừng vẫn xảy ra một điều ngoài ý muốn.
Trong nhà vệ sinh, xuất hiện hai vạch đỏ. Là của tôi.
Tôi mang thai rồi.
Đứa bé đến bất ngờ, làm xáo trộn toàn bộ kế hoạch, nhưng cũng khiến lòng người dâng lên một tia hy vọng.
Tựa như những giông bão đã qua một cuộc sống mới, đang bắt đầu đ.â.m chồi nảy lộc.
Giống như sinh linh nhỏ bé đang lớn lên trong tôi vậy.
Từ ngày đó, sở thích lớn nhất của Phó Tiện, chính là ôm quyển từ điển tra tên gọi.
Nhờ vậy mà mỗi đêm của tôi cũng "được" cùng anh… mơ mộng tên con từ A đến Z.
Sau này tôi phát cáu, liền đè anh xuống giường, nghiêm túc tuyên bố:
“Đừng nghĩ nữa, tên con để em đặt.”
Phó Tiện nghiêm túc gật đầu,
“Vậy định đặt là gì?”
Tôi vừa uống nước ấm vừa lơ đãng nói:
“Sinh con trai thì đặt tên là Phó Quý, còn con gái thì là Phó Quý Hoa, thế nào?”
Tôi còn tự khen:
“Nghe đi, Phó Quý Hoa, đúng là đóa hoa phú quý nhân gian luôn!”
Phó Tiện trầm mặc một hồi, sau đó kéo tôi vào lòng, ghé tai nói nhỏ, giọng khẽ đến ngứa ngáy:
“Hay là sinh ba nhỉ, một đứa tên Phó Quý, một đứa Phó Quý Hoa, đứa cuối cùng đặt tên là Phó Khả Địch Quốc (Phó Có Thể Chống Lại Cả Nước).”
Tôi cười bò trong lòng anh, vòng tay siết eo anh thật chặt:
“Sao không sinh thêm đứa thứ tư nữa? Tên là Phó Lệ Đường Hoàng (Phó Lộng Lẫy Nguy Nga)?”
Tiếng cười trầm thấp vang bên tai.
Phó Tiện siết lấy tôi, nhẹ giọng:
“Được thôi.”
Sau đó, anh nghiêm túc nói:
“Nếu là con gái, thì đặt tên là Phó Tâm đi.”
Ánh trăng ngoài cửa sổ mờ ảo dịu dàng, giọng anh còn ấm áp hơn cả ánh trăng.
“Đặt tên như thế, vì em bé sẽ giống như cô bé tên Quan Hân năm đó ở trại trẻ.”
“Yêu thích váy trắng, có đôi mắt cong cong như trăng lưỡi liềm mỗi khi cười.”
“Được không em?”
Tôi rúc trong n.g.ự.c anh, ngẩng đầu lên, vừa hay nhìn thấy ánh trăng ngoài cửa.
Khoảng thời gian thơ ấu tôi và Phó Tiện bên nhau đã trôi qua rất lâu rồi.
Thế nhưng ánh trăng treo trên bầu trời đêm hôm nay vẫn như là ánh trăng năm đó.
_Hoàn_