Lăng Hào ôn tồn nói: "Cũng không phải ngày nào cũng đọc.”

Cậu cầm một con dao và một khúc gỗ trong tay, hôm nay cậu ấy khắc gỗ.

Nguyễn Khê lại hỏi: "Vậy cậu đang khắc cái chi?"

Lăng Hào nhẹ giương khóe miệng: "Làm xong cho chị xem."

Sau đó Nguyễn Khê bèn ngồi bên cạnh và nhìn cậu tập trung cầm dao khắc gỗ. Nhìn miếng gỗ chưa ra hình thù đã biến thành một chiếc máy bay nhỏ hai tầng cánh..

Khắc đường dao cuối cùng, Lăng Hào đưa mô hình cho Nguyễn Khê và nói với: "Máy bay."

Nguyễn Khê mỉm cười nhận máy bay, quan sát một lúc: "Thế mà cậu cũng biết làm, cậu đúng là giỏi..." Nghĩ rồi nói tiếp: “Tôi lớn vậy rồi còn chưa từng nhìn thấy máy bay. "

Lăng Hào nói: "Không đâu, khắc chơi thôi.”

Nguyễn Khê lại nhìn sang chiếc máy bay trong tay: "Cho tôi được không?”

Lăng Hào liền gật đầu: "Được, chị muốn cái gì, em khắc thêm cho chị.”

Nguyễn Khê cầm máy bay trong tay, nhìn bầu trời suy nghĩ, sau đó nhìn sang Lăng Hào: "Hợi, tôi tuổi hợi."

Lăng Hào lại gật đầu đáp: "Được."

Nguyễn Khê rất thoải mái khi ở bên Lăng Hào, nên đã ngồi với cậu ấy cho đến tối. Khi Lăng Hào thấy mặt trời khuất bóng, lùa đàn lợn trở về, cô cũng đứng dậy đeo túi trở về nha.

Đêm nay, nhà họ Nguyễn thế nào cũng không yên.

Trưa nay đội sản xuất có người nấu bữa lớn, và giao bữa trưa đến mỏ đồng. Nguyễn Chí Cao, Nguyễn Trường Quý và Nguyễn Trường Sinh không về nhưng đều đã nghe sự tình hồi sáng từ người khác.

Chập tối tan làm về nhà, ba người đàn ông người nào người nấy hầm hầm, bầu không khí căng thẳng đến mức chỉ một giọt nước bọt cũng có thể dẫn đến khói lửa. Người mang rặc ‘thuốc súng’ cũng chỉ có mình Nguyễn Trường Sinh.

Tuy nhiên, Nguyễn Chí Cao không muốn gọi người ta đến tiếp tục xem trò cười, và biết được Tôn Tiểu Tuệ đã bị Lưu Hạnh Hoa dạy cho dỗ một trận và bị đánh thậm tệ, nên Nguyễn Trường Sinh không được phép làm khó Tôn Tiểu Tuệ thêm nữa.

Ngược lại Nguyễn Trường Quý nhanh trí hơn mấy người họ, gọi Tôn Tiểu Tuệ vào phòng, cau mày hỏi bà ta: "Bà làm cái đách gì vậy? Tối hôm qua tôi đã nói không được xen thì không được xen, bà lại chạy đi tố giác?!”

Tôn Tiểu Tuệ đuối lý, sắp rụt đầu vào cổ rồi.

Bà ta lí nhí trả lời: "Tôi cũng...tôi cũng chướng mắt kẻ vụng trộm.”

Nguyễn Trường Quý nổi nóng đập tay thùng nhãn bên cạnh: "Giờ bà vừa lòng rồi chứ? Tiểu Khê nó không lấy trộm, là chính tay ông thợ may già đưa cho. Ông thợ may già không chỉ nhận con bé làm học trò, mà còn đứng ra nâng đỡ. Hôm này bà hết chuyện gọi cả lữ đoàn xem trò cười, tôi đã nghe nói toàn đội xem như trò đùa, không biết người ta còn bàn tán gì sau lưng nhà mình, vừa lòng bà chưa?”

Nhớ đến cảnh đã xảy ra ở bãi ngô hôm nay, Tôn Tiểu Tuệ nghẹn đến mức không nói nên lời.

Nguyễn Trường Quý cóc quan tâm đến vết thương trên mặt bà ta, nhíu mày nói tiếp: "Lúc trước chỉ là ra riêng mà sống, cũng chẳng có gì. Bây giờ bà gây chuyện, coi như rạn nứt rồi, sau này ăn ở thế nào với ba mẹ tôi, với Tiểu Khê?"

Tôn Tiểu Nhị cúi đầu lẩm bẩm: "Có ích lợi gì..."

Nguyễn Trường Quý sôi máu đập lên thùng lần nữa: "Bà nói xem? Sao tôi lại nhất thời hồ đồ nghe lời xằng bậy của bà, tách nhà ra. Bà bảo thằng năm với Tiểu Khê đều là vô tích sự. Giờ bà nhìn lại xem, công ăn chuyện làm của thằng năm còn suôn sẻ hơn mình. Hì hục làm chuyện như mấy đứa không cần tiền vậy, liều mình làm việc, lương lậu kiếm được nhiều lắm. Còn Tiểu Khê, ông thợ may già không chỉ dạy nghề mà còn nâng đỡ con bé, chính là thợ may tiếp theo của núi Phượng Minh!"

Thợ may tiếp theo có nghĩa là gì, ai cũng biết, đó là một điều khiến người nổ mắt!

Nhưng Tôn Tiểu Tuệ lại không nghĩ vậy, bà ta ngước mặt nhìn Nguyễn Trường Quý và nói: "Thằng năm ra sức làm lụng là để kiếm vợ cho nó, không tách riêng cũng không lợi dụng được mình. Con Tiểu Khê đến thêu thùa may vá còn làm không xong, sinh ra đã chẳng phải kiểu làm thợ may. Cho dù nó nịnh ông thợ may già kiên nhẫn dạy nó cũng trăm phần học không nên."
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện