22.
Xuân đi Thu tới.
Dường như những đau khổ và muộn phiền trên thế giới đều ập xuống người tôi và Bùi Thần.
Tôi bị đối tác từ chối lần thứ mười một ở Luân Đôn, còn Bùi Thần bị mất chiếc máy ảnh quý giá nhất của anh trong cuộc chiến ở Syria.
Đúng vậy.
Mơ ước của Bùi Thần là làm nhiếp ảnh gia chiến trường.
Bấy giờ tôi mới biết, trại trẻ mồ côi mà anh từng ở thu nhận rất nhiều trẻ em bị vứt bỏ trong chiến tranh ở Đông Nam Á.
Có lẽ mầm mống nho nhỏ ấy đã gieo vào lòng anh từ khi anh còn ngây dại, đến bây giờ chúng đã mọc rể nảy mầm, thúc đẩy anh tiến về phía trước.
Bùi Thần gọi cuộc gọi cuối cùng cho tôi trong tiếng còi báo động vang rền ở chiến khu. Anh nói: “Lâm Hà, anh nghĩ kỹ rồi. Anh sinh ra là để làm việc này.”
Sau đó tôi chỉ còn trao đổi với anh qua những phong thư.
Dưới ngòi bút của anh, tôi có thể tưởng tượng ra khung cảnh đạn bom nảy lửa không dứt, cả mái nhà vỡ vụn bởi thuốc súng.
Nhưng chấn động nhất chính là ánh mắt trong suốt của một đứa bé vô tội trong căn nhà rách nát ấy.
Bùi Thần nói, anh không thể cứu được cô bé đó.
Máy bay địch dội từng đợt bom xuống nơi ấy, anh được cán bộ phụ trách bảo vệ các nhà báo kéo xuống hầm trú ẩn.
Cô bé kia đâu rồi?
Sau này Bùi Thần hoảng hốt bới tung từng đống đổ nát, nhưng chỉ có thể tìm thấy những mảnh vải màu hồng nhạt rời rạc…
Anh gần như sụp đổ…
Nhiều lúc tôi cảm thấy số mệnh như đang trêu đùa chúng tôi.
Những thứ tôi kể cho Bùi Thần nghe trong thư cũng thê thảm không kém.
Tôi bị nhà thiết kế dưới trướng phản bội, còn anh thì suýt bay mất một chân bởi một quả bom.
Về sau, dường như số mệnh đã buông lỏng cánh tay vốn đang giữ chặt lấy chúng tôi ra một chút.
Công ty thiết kế của tôi dần khởi sắc, còn Bùi Thần có một tấm hình được bày trong triển lãm quốc tế.
Khi lên nhận giải thưởng, anh đã nói thế này: “Nếu đạn bom rơi xuống không đủ để đánh thẳng vào linh hồn bạn, vậy thì viên đạn được hóa thân thành đôi mắt trong sáng của đứa bé thì sao?”
Có hàng ngàn đứa bé như vậy trong chiến tranh.
Bùi Thần chụp rất nhiều, lần nào anh cũng gửi cho tôi xem.
Đôi khi tôi sẽ lựa ra một vài tấm hình để anh đóng góp cho mấy tờ báo và trang web.
Có một ngày, tôi thấy Bùi Thần viết một dòng chữ ở bên phải phía sau một tấm hình.
Nét chữ vội vã nhưng lực bút lại rất kiên định.
If your pictures aren’t good enough,
You aren’t close enough.
“Nếu hình bạn chụp chưa đủ đẹp, chứng tỏ khoảng cách của bạn chưa đủ gần.”
Đây có lẽ là lẽ sống của những người luôn sẵn sàng dâng hiến cả sinh mạng như Bùi Thần.
Xuân đi Thu tới.
Dường như những đau khổ và muộn phiền trên thế giới đều ập xuống người tôi và Bùi Thần.
Tôi bị đối tác từ chối lần thứ mười một ở Luân Đôn, còn Bùi Thần bị mất chiếc máy ảnh quý giá nhất của anh trong cuộc chiến ở Syria.
Đúng vậy.
Mơ ước của Bùi Thần là làm nhiếp ảnh gia chiến trường.
Bấy giờ tôi mới biết, trại trẻ mồ côi mà anh từng ở thu nhận rất nhiều trẻ em bị vứt bỏ trong chiến tranh ở Đông Nam Á.
Có lẽ mầm mống nho nhỏ ấy đã gieo vào lòng anh từ khi anh còn ngây dại, đến bây giờ chúng đã mọc rể nảy mầm, thúc đẩy anh tiến về phía trước.
Bùi Thần gọi cuộc gọi cuối cùng cho tôi trong tiếng còi báo động vang rền ở chiến khu. Anh nói: “Lâm Hà, anh nghĩ kỹ rồi. Anh sinh ra là để làm việc này.”
Sau đó tôi chỉ còn trao đổi với anh qua những phong thư.
Dưới ngòi bút của anh, tôi có thể tưởng tượng ra khung cảnh đạn bom nảy lửa không dứt, cả mái nhà vỡ vụn bởi thuốc súng.
Nhưng chấn động nhất chính là ánh mắt trong suốt của một đứa bé vô tội trong căn nhà rách nát ấy.
Bùi Thần nói, anh không thể cứu được cô bé đó.
Máy bay địch dội từng đợt bom xuống nơi ấy, anh được cán bộ phụ trách bảo vệ các nhà báo kéo xuống hầm trú ẩn.
Cô bé kia đâu rồi?
Sau này Bùi Thần hoảng hốt bới tung từng đống đổ nát, nhưng chỉ có thể tìm thấy những mảnh vải màu hồng nhạt rời rạc…
Anh gần như sụp đổ…
Nhiều lúc tôi cảm thấy số mệnh như đang trêu đùa chúng tôi.
Những thứ tôi kể cho Bùi Thần nghe trong thư cũng thê thảm không kém.
Tôi bị nhà thiết kế dưới trướng phản bội, còn anh thì suýt bay mất một chân bởi một quả bom.
Về sau, dường như số mệnh đã buông lỏng cánh tay vốn đang giữ chặt lấy chúng tôi ra một chút.
Công ty thiết kế của tôi dần khởi sắc, còn Bùi Thần có một tấm hình được bày trong triển lãm quốc tế.
Khi lên nhận giải thưởng, anh đã nói thế này: “Nếu đạn bom rơi xuống không đủ để đánh thẳng vào linh hồn bạn, vậy thì viên đạn được hóa thân thành đôi mắt trong sáng của đứa bé thì sao?”
Có hàng ngàn đứa bé như vậy trong chiến tranh.
Bùi Thần chụp rất nhiều, lần nào anh cũng gửi cho tôi xem.
Đôi khi tôi sẽ lựa ra một vài tấm hình để anh đóng góp cho mấy tờ báo và trang web.
Có một ngày, tôi thấy Bùi Thần viết một dòng chữ ở bên phải phía sau một tấm hình.
Nét chữ vội vã nhưng lực bút lại rất kiên định.
If your pictures aren’t good enough,
You aren’t close enough.
“Nếu hình bạn chụp chưa đủ đẹp, chứng tỏ khoảng cách của bạn chưa đủ gần.”
Đây có lẽ là lẽ sống của những người luôn sẵn sàng dâng hiến cả sinh mạng như Bùi Thần.
Danh sách chương