Nguyên Phi là ngôi trường trung học đã tồn tại từ rất
lâu, bao gồm trường cấp hai và trường cấp ba nằm biệt lập. Đa số học
sinh của trường tiểu học Cầu Tri sẽ được chuyển lên trường trung học
Nguyên Phi, số khác có thể đi học ở trường trung học tư thục hoặc đóng
một khoản tiền lớn để được học ở những trường khác có chất lượng cao
hơn.
Cố Quốc Tường nói đúng, trung học Nguyên Phi không phải một ngôi trường nổi tiếng, thậm chí người lớn ở khu tập thể Kim Khí còn gọi đây là “ngôi trường rác rưởi”. Trong khu tập thể lưu truyền một câu chuyện thế này: hai cậu bé có thành tích tương đương đồng thời cùng tốt nghiệp tiểu học, bố mẹ cậu A nộp tiền cho con đi học một trường cấp hai danh tiếng, còn cậu B thì được chuyển thẳng lên trường Nguyên Phi. Ba năm cấp hai, trong khi thành tích của cậu A chỉ làng nhàng ở mức trung bình thì cậu B lúc nào cũng nằm trong top 5 của lớp khiến bố mẹ cậu rất lấy làm tự hào, cho rằng khoản tiền lớn mà bố mẹ cậu A bỏ ra thật sự lãng phí.
Kết quả đến kỳ thi vào lớp 10, hai cậu bé đều phát huy một cách bình thường, cậu A thuận lợi thi đỗ một trường cấp ba trọng điểm còn cậu B chỉ đủ điểm đỗ trường cấp ba bình thường. Bị shock, bố mẹ cậu B đến trường hỏi thăm mới biết lớp con mình có bốn mươi học sinh mà chỉ có một người đủ điểm đỗ vào trường cấp ba trọng điểm.
Từ đó Nguyên Phi trở thành ngôi trường nổi tiếng dạy kém, trở thành nỗi lo của các phụ huynh có con em theo học.
Mặc dù Bàng Thủy Sinh biết thành tích học tập của Bàng Sảnh rất kém nhưng anh vẫn ôm tâm lý mong kỳ tích xuất hiện, bảo con gái tham gia kỳ thi đầu vào của một trường cấp hai tư thục, Cố Minh Tịch và hơn nửa số học sinh trong lớp tiểu học của họ cũng tham gia.
Bàng Sảnh ngồi trong phòng thi, nhìn đề bài mà như nhìn sách trời, đề thi môn toán ứng dụng thực sự rất đáng sợ. Thể tích của một cái bể là xxx, trong bể có ba vòi nước chảy với tốc độ khác nhau, tạm chấp nhận được, thế nhưng trong bể lại còn có ba đường ống thoát nước, tốc độ thoát nước cũng mỗi đường ống cũng khác nhau, vòi nước và ống thoát nước lúc thì chảy vào bể lúc thì thoát nước từ bể ra ngoài, hỏi sau bao lâu bể đầy nước. Mới đọc đề thôi Bàng Sảnh đã thấy đau đầu, sao có thể giải được bài toán chứ?
Dĩ nhiên cô cùng đa số các bạn khác trong lớp không vượt qua bài thi viết, trong khi Cố Minh Tịch lại được lọt vào vòng phỏng vấn.
Kết quả này không phải vì Cố Quốc Tường đã “qua lại” trước với trường này, khi các thầy cô giáo trông thấy hai tay áo trống không dưới bả vai cậu rồi nhìn vào bảng điểm thi viết cũng như sơ yếu lý lịch của cậu học sinh này, họ đều hết sức ngạc nhiên.
Nhưng các trường trung học tư thục được phép tự chủ trong cách tuyển sinh, điều nhà trường chú ý không chỉ có thành tích mà quan trọng hơn là khả năng tổng hợp của học sinh cùng viễn cảnh tương lai của họ. Trước tình huống của Cố Minh Tịch, giáo viên tuyển sinh còn cất công giải thích với Lý Hàm, người đó biện bạch không phải nhà trường quá đặt nặng mức độ tàn tật của Cố Minh Tịch mà vì tất cả học sinh trong trường đều rất giỏi nên tính ganh đua rất cao, áp lực học hành lớn, nhà trường sợ Cố Minh Tịch sẽ bị quá sức trong bầu không khí cạnh tranh ấy.
Lý Hàm chỉ cười đáp: “Tôi hiểu.”
Sau khi theo mẹ về nhà, Bàng Sảnh vội sang ngay nhà cậu hỏi cuộc phỏng vấn diễn ra như thế nào.
Thú thực Bàng Sảnh có hơi khó hiểu với cảm giác của mình, rốt cuộc cô có muốn Cố Minh Tịch vượt qua vòng phỏng vấn hay không, không ngờ Cố Minh Tịch lại tài ba như biết được sự phân vân đó của cô.
“Em muốn anh qua không qua?”
Bàng Sảnh không trả lời cậu mà vẫn gặng hỏi: “Rốt cuộc anh có qua không?”
“Không.” Cố Minh Tịch mỉm cười lắc đầu, “Anh không có tay. Em biết đấy, anh đi học rất phiền.”
Theo dõi nét mặt cậu, suy nghĩ về tâm trạng cậu, sau khi xác định cậu thực sự không buồn bã, Bàng Sảnh mới ngồi xuống cạnh cậu, nói: “Nói linh tinh, anh đi học thì có gì mà phiền chứ?”
Cố Minh Tịch chỉ mỉm cười nhìn cô, không đáp.
Thực ra họ đều biết Cố Minh Tịch đi học thực sự có hơi phiền phức.
Tạm bỏ qua việc ăn cơm, uống nước, đi vệ sinh bình thường mà chỉ nói riêng về phương diện học tập, học hành vẽ tranh Cố Minh Tịch có thể hoàn thành bằng chân nhưng lượng bài tập của cấp hai và cấp một là hoàn toàn khác nhau, rất nhiều bài học phải dùng tay hoàn toàn lại trở nên hơi khó khăn với Cố Minh Tịch. Ví dụ như làm thí nghiệm hóa học, vật lý, sinh học,v.v… Càng không nhắc tới giờ học thể chất, việc tập thể dục giữa giờ, thư giãn cho đôi mắt, trực nhật, tổng vệ sinh lớp học, du lịch vào mùa xuân hay mùa thu, đại hội thể dục thể thao… bao nhiêu hoạt động từ nhỏ đến lớn, tất cả đều trở nên khó khăn bởi sự hạn chế trên cơ thể Cố Minh Tịch.
Trường công lập phải gánh vác trách nhiệm phổ cập giáo dục chín năm, thế nhưng đối với trường tư thục, ai lại muốn mua dây buộc mình chứ?
Thế là mùa hè năm 1997, Cố Minh Tịch và Bàng Sảnh cùng nhận được thư thông báo nhập học của trường trung học Nguyên Phi. Đầu tiên Bàng Thủy Sinh đến trường đo kích cỡ bàn học rồi lại thuê thợ mộc đóng cho Cố Minh Tịch một chiếc bàn đặc biệt.
Được giáo viên đề xuất nên Cố Minh Tịch và Bàng Sảnh lại được xếp học cùng lớp. Giáo viên chủ nhiệm là cô Tào đã biết tình trạng của Cố Minh Tịch liền đồng ý để Bàng Sảnh và Cố Minh Tịch tiếp tục ngồi cùng bàn.
Việc nhập học của hai đứa trẻ được Lý Hàm và Bàng Thủy Sinh giải quyết ổn thỏa, Cố Quốc Tường hoàn toàn không lo tới. Ngày ngày anh vẫn chăm chỉ đi làm, tan ca bình thường, thậm chí còn không thèm nhìn Cố Minh Tịch mỗi khi đi qua cậu.
Cố Minh Tịch vẫn gọi anh là bố như thường, thỉnh thoảng gặp khó khăn vẫn nhờ anh giúp đỡ. Ví dụ như nhờ anh vặn giúp cái nắp chai đóng chặt hay là lấy đồ trên cao, thậm chí khi cậu đi vệ sinh cũng nhờ bố cởi quần, chùi mông giùm.
Mỗi lần như vậy Cố Quốc Tường vẫn lặng lẽ tới giúp, làm xong lại lặng lẽ bỏ đi.
Ông biết mình rất quá quắt. Là một người đàn ông trung niên đã qua cái thuở bồng bột mà vẫn giận dỗi con trai mình lâu đến vậy. Nhưng ngày ngày đối diện với Cố Minh Tịch, Cố Quốc Tường cảm thấy rất áp lực, anh sợ sau khi nói chuyện với con trai mình sẽ không kìm nén được cơn giận, tuy Cố Minh Tịch không làm gì sai nhưng Cố Quốc Tường vẫn không muốn nhìn thấy cậu, không muốn nhìn thấy dáng vẻ cậu, không muốn nhìn thấy bộ dạng dùng chân làm việc của cậu, càng không muốn nhìn thấy thái độ của con trai với mình… lúc nào cũng cung kính, lễ phép nhưng lại xa cách.
Tình hình đó kéo dài suốt một tháng. Một hôm Cố Minh Tịch và Lý Hàm cùng ngồi ăn dưa hấu, dưa hấu cắt thành miếng để trên bàn, Cố Minh Tịch cúi xuống ngoạm luôn vào miệng nên trên mặt không khỏi dính nước dưa, thỉnh thoảng Lý Hàm lại dùng khăn lau miệng cho cậu thì bất ngờ cậu bình thản nói một câu.
Cậu nói: “Mẹ đã 39 tuổi rồi, bố mẹ sinh thêm một đứa nữa đi ạ.”
Tối hôm đó Lý Hàm đóng cửa phòng, khóc lóc nghiêm túc nói chuyện tử tế với Cố Quốc Tường. Họ không còn trẻ nữa, câu chuyện sau bao năm lại được khơi lên khiến bầu không khí không khỏi nặng nề.
Cuối cùng họ quyết định sẽ không tránh thai nữa, tất cả cứ để tự nhiên, nếu có thai thật thì sẽ sinh.
***
Nửa tháng trước ngày khai giảng, Bàng Thủy Sinh chợt nghĩ ra một vấn đề rất quan trọng.
Trường Nguyên Phi cách khu tập thể không gần, vậy Bàng Sảnh và Cố Minh Tịch phải đến trường bằng cách nào?
Những đứa trẻ trong khu tập thể học ở trường Nguyên Phi đa phần đi học bằng xe đạp, phần nhỏ còn lại thì đi xe bus.
Thế nhưng Cố Minh Tịch vừa không đi được xe đạp lại không tiện đi xe bus một mình, biện pháp duy nhất là để Bàng Sảnh đi xe bus cùng cậu.
Nhưng Bàng Sảnh không thích thế.
Sau khi tốt nghiệp tiểu học, cô được bà nội tặng cho một chiếc xe đạp kiểu nữ rất đẹp, dài khoảng 80 cm, màu xanh nước biển nhạt, cô cứ chờ mãi đến khi lên cấp hai để được đi xe đạp trên đường như người lớn, bây giờ bố lại bảo cô phải đi học bằng xe bus với Cố Minh Tịch, cô cực kỳ, cực kỳ, cực kỳ không thích!
Từ khu tập thể đến trạm chờ xe bus phải mất 10 phút đi bộ, trải qua bốn trạm xe bus, khi xuống lại phải đi bộ thêm 5 phút nữa, lâu hơn đi xe đạp rất nhiều. Bàng Sảnh nổi giận với bố: “Không! Không đâu! Con sẽ đạp xe đi học! Con ghét nhất là đi xe bus! Chen lấn bẹp cả ruột!”
Bàng Thủy Sinh nói: “Thế Minh Tịch phải làm sao?”
“…” Bàng Sảnh không trả lời được, cuối cùng hờn dỗi nói: “Con mặc kệ anh ấy! Tại sao con làm gì cũng phải liên quan đến anh ấy chứ! Chán chết đi được!”
Bàng Thủy Sinh hết cách với Bàng Sảnh, con gái anh đã 12 tuổi, anh không thể hơi một chút là tét mông cô được. anh sang nhà hàng xóm bàn bạc việc này với Lý Hàm, chẳng may lại bị Cố Minh Tịch nghe được.
Cố Minh Tịch đi đến bên cạnh Bàng Thủy Sinh và mẹ, khẽ nói: “Mẹ, thực ra… con cũng có thể đi xe đạp, sau này cùng Bàng Sảnh đi xe đạp tới trường!”
Lý Hàm lấy làm kinh ngạc, “Con đạp xe kiểu gì được chứ? Con làm sao mà quẹo, làm sao phanh lại được?”
“Quẹo xe bằng vai. Thực ra hồi xưa Bàng Bàng tập xe trong sân, con cũng thử đi rồi, con đi được.” Cố Minh Tịch khom người xuống, lắc lư hai bên vai cho họ thấy: “Nhưng lúc phanh thì hơi khó nhưng đi chậm một chút là được.”
“Không được!” Lý Hàm cực lực phản đối: “Trong sân khác mà ra đường khác, ngoài đường đông xe cộ, con đạp xe nguy hiểm lắm.”
Cố Minh Tịch bỏ ngoài tai lời răn đe của mẹ. Nghỉ hè, tranh thủ lúc bố mẹ đi làm, cậu mượn được chiếc xe của Chu Tuệ Cường, gọi Bàng Sảnh và Chu Tuệ Cường ngày ngày tập xe trong sân.
Xe của Chu Tuệ Cường kiểu nam, có một đoạn khung sắt phía trước khiến việc tập luyện của Cố Minh Tịch hơi vất vả. Cậu ngồi lên xe, hạ người xuống thật thấp, hai bả vai ghì vào ghi-đông, chậm rãi đạp quanh bồn hoa trong sân.
Cậu cố gắng ngẩng đầu nhìn phía trước, tư thế hơi gượng ép nhưng Bàng Sảnh vẫn trách móc bên tai: “Cố Minh Tịch, anh đi chậm thế! Chậm hơn cả ốc sên!”
Nghe cô nói vậy, Cố Minh Tịch rướn người đạp nhanh hơn theo bản năng, đúng là xe chạy nhanh hơn thật nhưng cũng khiến cậu khó điều chỉnh phương hướng hơn, chỉ hơi lơ đãng một chút là phần đầu xe đã rung lắc dữ dội, thấy sắp lao vào tường, Cố Minh Tịch không thể phanh lại, cậu đành ghìm xe lại bằng chân rồi cứ thế ngã oạch xuống mặt đất.
Chu Tuệ Cường và Bàng Sảnh vội chạy tới, Chu Tuệ Cường xót xe còn Bàng Sảnh thì lo lắng cho Cố Minh Tịch nhiều hơn. Cô đỡ cậu dậy, giúp cậu phủi bụi đất trên người rồi nói giọng bực bội: “Thôi anh đừng tập nữa! Đi trong sân còn chẳng ra sao thì đi đến trường kiểu gì!”
Cố Minh Tịch không lên tiếng, lắc lắc cái cổ, cằm cọ lên bả vai bên phải, rũ mắt xuống một cách bướng bỉnh.
Bàng Sảnh ngẫm nghĩ một lát rồi nói: “Hay là em đèo anh tới trường?”
“Không được!” Cố Minh Tịch phản đối ngay. Cậu đã 13 tuổi, dáng vóc đã bắt đầu thay đổi, gương mặt cũng không còn non nớt mà trở nên góc cạnh hơn.
Giọng cậu cũng thay đổi, trở nên trầm khàn hơn, không còn trong trẻo như ngày trước nữa. Dưới thái dương, trên chóp mũi lấm tấm mồ hôi, Bàng Sảnh còn nhìn thấy một lớp lông mỏng mới xuất hiện trên mép cậu.
Cô hỏi vẻ khó hiểu: “Sao lại không được? Em khỏe lắm, chở được mà.”
“Thà anh đi bộ cũng không cần em đèo.” Cố Minh Tịch mím môi, lại sải bước đến lấy xe tập đi. Như đang giận dỗi, cậu còn đạp nhanh hơn lúc trước, làm Chu Tuệ Cường hoảng đến mức phải chạy theo sau.
Và không có gì bất ngờ khi cậu lại tiếp tục ngã hết lần này đến lần khác. Cuối cùng ông Tăng đứng ở cổng khu nhà không chịu nổi nữa liền tịch thu xe đạp của Chu Tuệ Cường, đuổi mấy đứa nhóc về nhà.
Đi làm về Bàng Thủy Sinh bị lão Tăng gọi lại, kể cho ông nghe chuyện xảy ra mấy hôm nay.
Mặc dù trình độ văn hóa không cao nhưng Bàng Thủy Sinh không phải người ngốc, anh nằm trên giường suy nghĩ một hồi, hôm sau trong nhà máy anh đắn đo cầm theo một bản vẽ, phân vân rất nhiều lần rồi không chịu nổi nữa bèn đi tới văn phòng của Cố Quốc Tường.
Ba ngày sau Cố Quốc Tường giao cho Bàng Thủy Sinh một bản vẽ cùng một số tiền, Bàng Thủy Sinh dùng khoản tiền đó đi mua một chiếc xe đạp kiểu nam rồi mang thẳng về nhà máy, đeo mặt nạ hàn rồi trang bị thêm một chi tiết cho chiếc xe – gắn thêm một cái giá hình chữ n trên ghi đông, có thể làm cho Cố Minh Tịch không cần xoay người, chỉ cần dùng vai vẫn có thể điều chỉnh hướng đi; gắn thêm một dây phanh bằng chân lên bánh xe bên phải, để cậu dùng chân phanh lại.
Khi Bàng Thủy Sinh đưa cho Cố Minh Tịch chiếc xe đạp này, Cố Minh Tịch phấn khởi vô cùng, cậu nhảy lên xe đạp vài vòng mà không bị ngã lần nào.
Ngày 1 tháng 9 – khai giảng năm học mới.
Bàng Sảnh và Cố Minh Tịch cùng đạp xe tới trường.
Từ khi bước vào cổng trường, Cố Minh Tịch liền thu được vô số những ánh mắt khác lạ và cả những lời bàn tán xì xào.
Đây là điều nằm trong dự tính của cậu nên Cố Minh Tịch không thấy khó chịu mà trái lại Bàng Sảnh đã lườm nguýt những kẻ tò mò kia không biết bao nhiêu lần.
Cất xe trong nhà xe, Bàng Sảnh gặp Vương Đình Đình. Vương Đình Đình là người bạn rất thân của cô hồi cấp một, cấp hai lại được xếp vào cùng lớp nên qua lại rất thân thiết, hai người thì thầm nhỏ to với nhau.
Cố Minh Tịch đeo cặp sách thong thả đi bên cạnh thì bất ngờ nghe thấy Bàng Sảnh reo vang: “Thật không?!”
Cố Minh Tịch lấy làm lạ, quay sang nhìn thì thấy mặt mũi Bàng Sảnh đỏ bừng vì kích động, cô kéo tay Vương Đình Đình, hỏi dồn dập: “Thật á? Cậu không nói đùa chứ? Chẳng phải Tạ Ích đã đóng tiền để được vào học ở Trường trung học số 5 rồi sao? Sao cậu ấy lại đến Nguyên Phi thế?”
Vương Đình Đình trả lời: “Thật mà. Hàng xóm nhà tớ là bạn cùng lớp của Tạ Ích. Cậu ấy bảo Tạ Ích không chịu đi học ở trường số 5 vì ngại xa, nói là học cấp 2 ở đâu chẳng như nhau, sau này thế nào cũng đỗ Nhất Trung. Kìa, Tạ Ích...”
Bàng Sảnh liền quay phắt lại, thứ đầu tiên lọt vào tầm mắt là chiếc xe đạp màu đỏ, cậu thiếu niên đang đạp xe phi “vèo” một cái lướt qua họ.
Cố Quốc Tường nói đúng, trung học Nguyên Phi không phải một ngôi trường nổi tiếng, thậm chí người lớn ở khu tập thể Kim Khí còn gọi đây là “ngôi trường rác rưởi”. Trong khu tập thể lưu truyền một câu chuyện thế này: hai cậu bé có thành tích tương đương đồng thời cùng tốt nghiệp tiểu học, bố mẹ cậu A nộp tiền cho con đi học một trường cấp hai danh tiếng, còn cậu B thì được chuyển thẳng lên trường Nguyên Phi. Ba năm cấp hai, trong khi thành tích của cậu A chỉ làng nhàng ở mức trung bình thì cậu B lúc nào cũng nằm trong top 5 của lớp khiến bố mẹ cậu rất lấy làm tự hào, cho rằng khoản tiền lớn mà bố mẹ cậu A bỏ ra thật sự lãng phí.
Kết quả đến kỳ thi vào lớp 10, hai cậu bé đều phát huy một cách bình thường, cậu A thuận lợi thi đỗ một trường cấp ba trọng điểm còn cậu B chỉ đủ điểm đỗ trường cấp ba bình thường. Bị shock, bố mẹ cậu B đến trường hỏi thăm mới biết lớp con mình có bốn mươi học sinh mà chỉ có một người đủ điểm đỗ vào trường cấp ba trọng điểm.
Từ đó Nguyên Phi trở thành ngôi trường nổi tiếng dạy kém, trở thành nỗi lo của các phụ huynh có con em theo học.
Mặc dù Bàng Thủy Sinh biết thành tích học tập của Bàng Sảnh rất kém nhưng anh vẫn ôm tâm lý mong kỳ tích xuất hiện, bảo con gái tham gia kỳ thi đầu vào của một trường cấp hai tư thục, Cố Minh Tịch và hơn nửa số học sinh trong lớp tiểu học của họ cũng tham gia.
Bàng Sảnh ngồi trong phòng thi, nhìn đề bài mà như nhìn sách trời, đề thi môn toán ứng dụng thực sự rất đáng sợ. Thể tích của một cái bể là xxx, trong bể có ba vòi nước chảy với tốc độ khác nhau, tạm chấp nhận được, thế nhưng trong bể lại còn có ba đường ống thoát nước, tốc độ thoát nước cũng mỗi đường ống cũng khác nhau, vòi nước và ống thoát nước lúc thì chảy vào bể lúc thì thoát nước từ bể ra ngoài, hỏi sau bao lâu bể đầy nước. Mới đọc đề thôi Bàng Sảnh đã thấy đau đầu, sao có thể giải được bài toán chứ?
Dĩ nhiên cô cùng đa số các bạn khác trong lớp không vượt qua bài thi viết, trong khi Cố Minh Tịch lại được lọt vào vòng phỏng vấn.
Kết quả này không phải vì Cố Quốc Tường đã “qua lại” trước với trường này, khi các thầy cô giáo trông thấy hai tay áo trống không dưới bả vai cậu rồi nhìn vào bảng điểm thi viết cũng như sơ yếu lý lịch của cậu học sinh này, họ đều hết sức ngạc nhiên.
Nhưng các trường trung học tư thục được phép tự chủ trong cách tuyển sinh, điều nhà trường chú ý không chỉ có thành tích mà quan trọng hơn là khả năng tổng hợp của học sinh cùng viễn cảnh tương lai của họ. Trước tình huống của Cố Minh Tịch, giáo viên tuyển sinh còn cất công giải thích với Lý Hàm, người đó biện bạch không phải nhà trường quá đặt nặng mức độ tàn tật của Cố Minh Tịch mà vì tất cả học sinh trong trường đều rất giỏi nên tính ganh đua rất cao, áp lực học hành lớn, nhà trường sợ Cố Minh Tịch sẽ bị quá sức trong bầu không khí cạnh tranh ấy.
Lý Hàm chỉ cười đáp: “Tôi hiểu.”
Sau khi theo mẹ về nhà, Bàng Sảnh vội sang ngay nhà cậu hỏi cuộc phỏng vấn diễn ra như thế nào.
Thú thực Bàng Sảnh có hơi khó hiểu với cảm giác của mình, rốt cuộc cô có muốn Cố Minh Tịch vượt qua vòng phỏng vấn hay không, không ngờ Cố Minh Tịch lại tài ba như biết được sự phân vân đó của cô.
“Em muốn anh qua không qua?”
Bàng Sảnh không trả lời cậu mà vẫn gặng hỏi: “Rốt cuộc anh có qua không?”
“Không.” Cố Minh Tịch mỉm cười lắc đầu, “Anh không có tay. Em biết đấy, anh đi học rất phiền.”
Theo dõi nét mặt cậu, suy nghĩ về tâm trạng cậu, sau khi xác định cậu thực sự không buồn bã, Bàng Sảnh mới ngồi xuống cạnh cậu, nói: “Nói linh tinh, anh đi học thì có gì mà phiền chứ?”
Cố Minh Tịch chỉ mỉm cười nhìn cô, không đáp.
Thực ra họ đều biết Cố Minh Tịch đi học thực sự có hơi phiền phức.
Tạm bỏ qua việc ăn cơm, uống nước, đi vệ sinh bình thường mà chỉ nói riêng về phương diện học tập, học hành vẽ tranh Cố Minh Tịch có thể hoàn thành bằng chân nhưng lượng bài tập của cấp hai và cấp một là hoàn toàn khác nhau, rất nhiều bài học phải dùng tay hoàn toàn lại trở nên hơi khó khăn với Cố Minh Tịch. Ví dụ như làm thí nghiệm hóa học, vật lý, sinh học,v.v… Càng không nhắc tới giờ học thể chất, việc tập thể dục giữa giờ, thư giãn cho đôi mắt, trực nhật, tổng vệ sinh lớp học, du lịch vào mùa xuân hay mùa thu, đại hội thể dục thể thao… bao nhiêu hoạt động từ nhỏ đến lớn, tất cả đều trở nên khó khăn bởi sự hạn chế trên cơ thể Cố Minh Tịch.
Trường công lập phải gánh vác trách nhiệm phổ cập giáo dục chín năm, thế nhưng đối với trường tư thục, ai lại muốn mua dây buộc mình chứ?
Thế là mùa hè năm 1997, Cố Minh Tịch và Bàng Sảnh cùng nhận được thư thông báo nhập học của trường trung học Nguyên Phi. Đầu tiên Bàng Thủy Sinh đến trường đo kích cỡ bàn học rồi lại thuê thợ mộc đóng cho Cố Minh Tịch một chiếc bàn đặc biệt.
Được giáo viên đề xuất nên Cố Minh Tịch và Bàng Sảnh lại được xếp học cùng lớp. Giáo viên chủ nhiệm là cô Tào đã biết tình trạng của Cố Minh Tịch liền đồng ý để Bàng Sảnh và Cố Minh Tịch tiếp tục ngồi cùng bàn.
Việc nhập học của hai đứa trẻ được Lý Hàm và Bàng Thủy Sinh giải quyết ổn thỏa, Cố Quốc Tường hoàn toàn không lo tới. Ngày ngày anh vẫn chăm chỉ đi làm, tan ca bình thường, thậm chí còn không thèm nhìn Cố Minh Tịch mỗi khi đi qua cậu.
Cố Minh Tịch vẫn gọi anh là bố như thường, thỉnh thoảng gặp khó khăn vẫn nhờ anh giúp đỡ. Ví dụ như nhờ anh vặn giúp cái nắp chai đóng chặt hay là lấy đồ trên cao, thậm chí khi cậu đi vệ sinh cũng nhờ bố cởi quần, chùi mông giùm.
Mỗi lần như vậy Cố Quốc Tường vẫn lặng lẽ tới giúp, làm xong lại lặng lẽ bỏ đi.
Ông biết mình rất quá quắt. Là một người đàn ông trung niên đã qua cái thuở bồng bột mà vẫn giận dỗi con trai mình lâu đến vậy. Nhưng ngày ngày đối diện với Cố Minh Tịch, Cố Quốc Tường cảm thấy rất áp lực, anh sợ sau khi nói chuyện với con trai mình sẽ không kìm nén được cơn giận, tuy Cố Minh Tịch không làm gì sai nhưng Cố Quốc Tường vẫn không muốn nhìn thấy cậu, không muốn nhìn thấy dáng vẻ cậu, không muốn nhìn thấy bộ dạng dùng chân làm việc của cậu, càng không muốn nhìn thấy thái độ của con trai với mình… lúc nào cũng cung kính, lễ phép nhưng lại xa cách.
Tình hình đó kéo dài suốt một tháng. Một hôm Cố Minh Tịch và Lý Hàm cùng ngồi ăn dưa hấu, dưa hấu cắt thành miếng để trên bàn, Cố Minh Tịch cúi xuống ngoạm luôn vào miệng nên trên mặt không khỏi dính nước dưa, thỉnh thoảng Lý Hàm lại dùng khăn lau miệng cho cậu thì bất ngờ cậu bình thản nói một câu.
Cậu nói: “Mẹ đã 39 tuổi rồi, bố mẹ sinh thêm một đứa nữa đi ạ.”
Tối hôm đó Lý Hàm đóng cửa phòng, khóc lóc nghiêm túc nói chuyện tử tế với Cố Quốc Tường. Họ không còn trẻ nữa, câu chuyện sau bao năm lại được khơi lên khiến bầu không khí không khỏi nặng nề.
Cuối cùng họ quyết định sẽ không tránh thai nữa, tất cả cứ để tự nhiên, nếu có thai thật thì sẽ sinh.
***
Nửa tháng trước ngày khai giảng, Bàng Thủy Sinh chợt nghĩ ra một vấn đề rất quan trọng.
Trường Nguyên Phi cách khu tập thể không gần, vậy Bàng Sảnh và Cố Minh Tịch phải đến trường bằng cách nào?
Những đứa trẻ trong khu tập thể học ở trường Nguyên Phi đa phần đi học bằng xe đạp, phần nhỏ còn lại thì đi xe bus.
Thế nhưng Cố Minh Tịch vừa không đi được xe đạp lại không tiện đi xe bus một mình, biện pháp duy nhất là để Bàng Sảnh đi xe bus cùng cậu.
Nhưng Bàng Sảnh không thích thế.
Sau khi tốt nghiệp tiểu học, cô được bà nội tặng cho một chiếc xe đạp kiểu nữ rất đẹp, dài khoảng 80 cm, màu xanh nước biển nhạt, cô cứ chờ mãi đến khi lên cấp hai để được đi xe đạp trên đường như người lớn, bây giờ bố lại bảo cô phải đi học bằng xe bus với Cố Minh Tịch, cô cực kỳ, cực kỳ, cực kỳ không thích!
Từ khu tập thể đến trạm chờ xe bus phải mất 10 phút đi bộ, trải qua bốn trạm xe bus, khi xuống lại phải đi bộ thêm 5 phút nữa, lâu hơn đi xe đạp rất nhiều. Bàng Sảnh nổi giận với bố: “Không! Không đâu! Con sẽ đạp xe đi học! Con ghét nhất là đi xe bus! Chen lấn bẹp cả ruột!”
Bàng Thủy Sinh nói: “Thế Minh Tịch phải làm sao?”
“…” Bàng Sảnh không trả lời được, cuối cùng hờn dỗi nói: “Con mặc kệ anh ấy! Tại sao con làm gì cũng phải liên quan đến anh ấy chứ! Chán chết đi được!”
Bàng Thủy Sinh hết cách với Bàng Sảnh, con gái anh đã 12 tuổi, anh không thể hơi một chút là tét mông cô được. anh sang nhà hàng xóm bàn bạc việc này với Lý Hàm, chẳng may lại bị Cố Minh Tịch nghe được.
Cố Minh Tịch đi đến bên cạnh Bàng Thủy Sinh và mẹ, khẽ nói: “Mẹ, thực ra… con cũng có thể đi xe đạp, sau này cùng Bàng Sảnh đi xe đạp tới trường!”
Lý Hàm lấy làm kinh ngạc, “Con đạp xe kiểu gì được chứ? Con làm sao mà quẹo, làm sao phanh lại được?”
“Quẹo xe bằng vai. Thực ra hồi xưa Bàng Bàng tập xe trong sân, con cũng thử đi rồi, con đi được.” Cố Minh Tịch khom người xuống, lắc lư hai bên vai cho họ thấy: “Nhưng lúc phanh thì hơi khó nhưng đi chậm một chút là được.”
“Không được!” Lý Hàm cực lực phản đối: “Trong sân khác mà ra đường khác, ngoài đường đông xe cộ, con đạp xe nguy hiểm lắm.”
Cố Minh Tịch bỏ ngoài tai lời răn đe của mẹ. Nghỉ hè, tranh thủ lúc bố mẹ đi làm, cậu mượn được chiếc xe của Chu Tuệ Cường, gọi Bàng Sảnh và Chu Tuệ Cường ngày ngày tập xe trong sân.
Xe của Chu Tuệ Cường kiểu nam, có một đoạn khung sắt phía trước khiến việc tập luyện của Cố Minh Tịch hơi vất vả. Cậu ngồi lên xe, hạ người xuống thật thấp, hai bả vai ghì vào ghi-đông, chậm rãi đạp quanh bồn hoa trong sân.
Cậu cố gắng ngẩng đầu nhìn phía trước, tư thế hơi gượng ép nhưng Bàng Sảnh vẫn trách móc bên tai: “Cố Minh Tịch, anh đi chậm thế! Chậm hơn cả ốc sên!”
Nghe cô nói vậy, Cố Minh Tịch rướn người đạp nhanh hơn theo bản năng, đúng là xe chạy nhanh hơn thật nhưng cũng khiến cậu khó điều chỉnh phương hướng hơn, chỉ hơi lơ đãng một chút là phần đầu xe đã rung lắc dữ dội, thấy sắp lao vào tường, Cố Minh Tịch không thể phanh lại, cậu đành ghìm xe lại bằng chân rồi cứ thế ngã oạch xuống mặt đất.
Chu Tuệ Cường và Bàng Sảnh vội chạy tới, Chu Tuệ Cường xót xe còn Bàng Sảnh thì lo lắng cho Cố Minh Tịch nhiều hơn. Cô đỡ cậu dậy, giúp cậu phủi bụi đất trên người rồi nói giọng bực bội: “Thôi anh đừng tập nữa! Đi trong sân còn chẳng ra sao thì đi đến trường kiểu gì!”
Cố Minh Tịch không lên tiếng, lắc lắc cái cổ, cằm cọ lên bả vai bên phải, rũ mắt xuống một cách bướng bỉnh.
Bàng Sảnh ngẫm nghĩ một lát rồi nói: “Hay là em đèo anh tới trường?”
“Không được!” Cố Minh Tịch phản đối ngay. Cậu đã 13 tuổi, dáng vóc đã bắt đầu thay đổi, gương mặt cũng không còn non nớt mà trở nên góc cạnh hơn.
Giọng cậu cũng thay đổi, trở nên trầm khàn hơn, không còn trong trẻo như ngày trước nữa. Dưới thái dương, trên chóp mũi lấm tấm mồ hôi, Bàng Sảnh còn nhìn thấy một lớp lông mỏng mới xuất hiện trên mép cậu.
Cô hỏi vẻ khó hiểu: “Sao lại không được? Em khỏe lắm, chở được mà.”
“Thà anh đi bộ cũng không cần em đèo.” Cố Minh Tịch mím môi, lại sải bước đến lấy xe tập đi. Như đang giận dỗi, cậu còn đạp nhanh hơn lúc trước, làm Chu Tuệ Cường hoảng đến mức phải chạy theo sau.
Và không có gì bất ngờ khi cậu lại tiếp tục ngã hết lần này đến lần khác. Cuối cùng ông Tăng đứng ở cổng khu nhà không chịu nổi nữa liền tịch thu xe đạp của Chu Tuệ Cường, đuổi mấy đứa nhóc về nhà.
Đi làm về Bàng Thủy Sinh bị lão Tăng gọi lại, kể cho ông nghe chuyện xảy ra mấy hôm nay.
Mặc dù trình độ văn hóa không cao nhưng Bàng Thủy Sinh không phải người ngốc, anh nằm trên giường suy nghĩ một hồi, hôm sau trong nhà máy anh đắn đo cầm theo một bản vẽ, phân vân rất nhiều lần rồi không chịu nổi nữa bèn đi tới văn phòng của Cố Quốc Tường.
Ba ngày sau Cố Quốc Tường giao cho Bàng Thủy Sinh một bản vẽ cùng một số tiền, Bàng Thủy Sinh dùng khoản tiền đó đi mua một chiếc xe đạp kiểu nam rồi mang thẳng về nhà máy, đeo mặt nạ hàn rồi trang bị thêm một chi tiết cho chiếc xe – gắn thêm một cái giá hình chữ n trên ghi đông, có thể làm cho Cố Minh Tịch không cần xoay người, chỉ cần dùng vai vẫn có thể điều chỉnh hướng đi; gắn thêm một dây phanh bằng chân lên bánh xe bên phải, để cậu dùng chân phanh lại.
Khi Bàng Thủy Sinh đưa cho Cố Minh Tịch chiếc xe đạp này, Cố Minh Tịch phấn khởi vô cùng, cậu nhảy lên xe đạp vài vòng mà không bị ngã lần nào.
Ngày 1 tháng 9 – khai giảng năm học mới.
Bàng Sảnh và Cố Minh Tịch cùng đạp xe tới trường.
Từ khi bước vào cổng trường, Cố Minh Tịch liền thu được vô số những ánh mắt khác lạ và cả những lời bàn tán xì xào.
Đây là điều nằm trong dự tính của cậu nên Cố Minh Tịch không thấy khó chịu mà trái lại Bàng Sảnh đã lườm nguýt những kẻ tò mò kia không biết bao nhiêu lần.
Cất xe trong nhà xe, Bàng Sảnh gặp Vương Đình Đình. Vương Đình Đình là người bạn rất thân của cô hồi cấp một, cấp hai lại được xếp vào cùng lớp nên qua lại rất thân thiết, hai người thì thầm nhỏ to với nhau.
Cố Minh Tịch đeo cặp sách thong thả đi bên cạnh thì bất ngờ nghe thấy Bàng Sảnh reo vang: “Thật không?!”
Cố Minh Tịch lấy làm lạ, quay sang nhìn thì thấy mặt mũi Bàng Sảnh đỏ bừng vì kích động, cô kéo tay Vương Đình Đình, hỏi dồn dập: “Thật á? Cậu không nói đùa chứ? Chẳng phải Tạ Ích đã đóng tiền để được vào học ở Trường trung học số 5 rồi sao? Sao cậu ấy lại đến Nguyên Phi thế?”
Vương Đình Đình trả lời: “Thật mà. Hàng xóm nhà tớ là bạn cùng lớp của Tạ Ích. Cậu ấy bảo Tạ Ích không chịu đi học ở trường số 5 vì ngại xa, nói là học cấp 2 ở đâu chẳng như nhau, sau này thế nào cũng đỗ Nhất Trung. Kìa, Tạ Ích...”
Bàng Sảnh liền quay phắt lại, thứ đầu tiên lọt vào tầm mắt là chiếc xe đạp màu đỏ, cậu thiếu niên đang đạp xe phi “vèo” một cái lướt qua họ.
Danh sách chương