So với Thôi Hành Chu băn khoăn trùng trùng thì Miên Đường cực kỳ vui vẻ.


 


Nàng không ngờ trước chiến sự căng thẳng, tướng công còn có thể mượn cơ hội mua dược liệu ra khỏi doanh trại.


 


Không thể không bảo Lý ma ma lấy thịt nấu cơm để tướng công ăn một bữa ngon mới đi.


 


Nhà cửa ở Vũ Ninh Quan quá nhỏ, chủ nhân trước để lại rất nhiều đồ linh tinh. Miên Đường chưa kịp cho người dọn dẹp, cho nên nhà bếp nấu ăn trông có vẻ chật hẹp, hơn nữa chỉ có một bếp, không thể nấu nhiều món ngon.


 


Lý ma ma quyết định nhập gia tùy tục, học nấu món Tây Bắc, nấu một nồi đồ hầm.


 


Rau cải mua tích trữ ở nhà nông ngoài Tây Bắc, thịt gà rừng là do các ám vệ lên núi  săn về, cộng thêm khoai tây và ớt xanh.


 


Kho thịt gà rừng trước rồi thả rau cải vào hầm, nước dùng rất đậm vị, Lý ma ma còn học làm bánh bao địa phương, bên trong bỏ thêm táo được cắt nhỏ, vừa mềm vừa ngọt, chiều theo khẩu vị phương Nam của vương gia.


 


Trong phòng không có giường, mà là giường lò đặc biệt của người phương Bắc, chỉ cần đốt nóng cái hố bếp thông nhau là giường lò sẽ nóng lên, còn ấm người hơn cả địa long.


 


Bích Thảo kê chiếc bàn vuông nhỏ lên giường lò trong phòng của phu nhân, như thế Thôi Hành Chu và Miên Đường có thể ngồi trên giường đất vừa sưởi ấm vừa ăn cơm.


 


Lúc ăn cơm đột nhiên Miên Đường hỏi tới hỏi phu quân về doanh đội của hắn.


 ---ĐỌC FULL TẠI TRUYENFULL.VN---

Bình thường khi quan quyến tán gẫu đều nói về doanh trại của quan nhân nhà mình. Nhưng qua mấy lần trò chuyện với nhau, Miên Đường phát hiện doanh đội phu quân mình thuộc là thần bí nhất, không ai biết về nó cả, cũng chưa nghe thấy thiên phu trưởng nào tên Thôi Cửu.


 


Cho nên nhân lúc hiếm khi phu quân được về nhà, Miên Đường cố ý hỏi thăm.


 


Thôi Cửu cân nhắc một lúc, nói: “Doanh đội bọn ta khác với những doanh đội khác, chuyên phụ trách ra ngoài tra xét chuyện cơ mật. Bình thường không qua lại với các doanh đội khác nên không quen biết nhiều… Nàng cũng đừng nói chuyện với những phụ nhân kia nhiều quá, tránh lộ tin tức ra ngoài, bị người xấu dò thám.”


 


Bây giờ Thôi Hành Chu nói dối giống như Liễu nương tử bốc thuốc vậy, hai mắt mở to nói hết sức tự nhiên.


 


Miên Đường gật đầu tin tưởng. Hóa ra tướng công khác với những quan nhân ở trong Vũ Ninh Quan khác, thuộc đội quân tinh nhuệ, khó trách quan nhân của những quan quyến khi không biết hắn.


 


Tuy nhiên vì Vũ Ninh Quan gần Kim Giáp Quan nên mỗi một người từ nơi khác đến nương nhờ đều phải trải qua quá trình xác minh hộ tịch nghiêm khắc của người đứng đầu nơi đây.


 


Miên Đường không lo quan quyến sẽ có gian tế của man nhân. Nhưng cẩn thận vẫn hơn, nếu quan nhân đã nhắc nhở, mình không thể lộ chức quan của quan nhân được.


 


Tốc độ ăn cơm của Thôi Hành Chu rất nhanh, vội vã chạy về Kim Giáp Quan. Miên Đường thì vội vàng gói áo khoác mà mình may mấy ngày nay và một ít thức ăn cho hắn mang đi cùng với đồ mà các quân quyến hàng xóm ủy thác hắn mang theo.


 


Hết cách rồi, đường đường là chủ soái phải giả dạng làm thiên phu trưởng, tất nhiên cũng phải mang hộ cho đồng hương vài thứ. Khi quay về doanh soái sẽ bảo thân binh truyền từng món xuống, để cho bọn họ không biết người mang hộ ban đầu là ai được.


 


Khi Thôi Hành Chu từ trong trấn Vũ Ninh Quan quay lại đại doanh ở Kim Qiáp Quan, người ở trạm dịch có sai khoái mã đưa cho đại soái một chồng thư từ.


 


Thôi Hành Chu vừa uống canh hoa quế hạt sen mang về từ Vũ Ninh Quan vừa vươn tay rút một bức thư. Chữ viết trong thư rất đẹp, vừa nhìn là biết ngay đây là thư của biểu muội Liêm Bình Lan.


 


Thôi Hành Chu không mở nó ra, dùng ngón tay gạt nó sang một bên. Từ khi hắn xuất phát đến giờ thư của Liêm biểu muội vẫn luôn gửi tới đều đặn, khoảng vài ngày là một bức, nếu cứ làm vậy mãi, há chẳng phải ngựa ở trạm dịch dọc đường Tây Bắc bị nàng ta làm mệt chết.


 


Còn có một phong thư nhà do mẫu thân viết. Thôi Hành Chu cầm dao mở thư, lấy ra xem.


 


Thư đó ngoại trừ dặn dò hắn chú ý sức khỏe và gửi thư về phủ nhiều hơn thì gần một nửa là lời trách cứ Thôi Hành Chu tự chủ trương giải trừ hôn ước mà không báo cho cao đường lão mẫu*. Giờ hắn làm theo cảm tính, khiến cho nhà di nương trời sập một nửa, suốt ngày Liêm biểu muội lấy nước mắt rửa mặt, nói nếu không xóa bỏ hiểu lầm với biểu ca, đời này sẽ không gả cho người khác vân vân.


 


*Bậc ông bà cha mẹ.


 


Thôi Hành Chu cân nhắc giọng điệu, cảm thấy mẫu thân hành văn tốt lên rồi, hẳn một nửa thư nhà là do di nương viết thay mẫu thân.


 


Hắn ở Tây Bắc, có hơi chút tiếc không được nhìn thấy di nương và biểu muội lấy nước mắt rửa mặt, bớt việc phải nói nhiều.


 


Cho nên hắn để thư sang một bên, đợi rảnh rỗi sẽ gửi cho mẫu thân một phong báo bình an.


 


Những phong thư khác, có thư khích lệ của ân sư, còn có thư an ủi của bạn cũ.


 


Trấn Nam hầu Triệu Tuyền có chút ý tứ, trong thư nói y không hiểu, nếu tòng quân, tại sao không thông báo với y để y ra trận giết địch cùng với Thôi Cửu?


 


Người luôn nhàn rỗi như Triệu Tuyền thế mà xin vào Hộ bộ, phụ trách áp tải vật dụng lương thực tiếp tế. Bởi vì Chân Châu là vùng đất lắm cá nhiều thóc, nhiều lương quan được chọn ở nơi đây, không chịu sự sai khiến của kinh thành.


 


Cho nên Triệu Tuyền mượn công việc để tới Tây Bắc gặp bạn tốt, hơn nữa cũng không phải ra trận giết địch, tránh nguy cơ hương khói của phủ Trấn Nam Hầu bị cắt đứt.


 


Có điều Thôi Hành Chu nghi ngờ y đến không có ý tốt, nếu không thì tại sao ở trong thư cứ hỏi hắn mãi về chỗ ở của Liễu nương tử? Nhưng phần tình nghĩa huynh đệ vĩnh viễn không thay đổi này Thôi Hành Chu ghi nhớ trong lòng, trước giờ hắn và Triệu Tuyền không có mấy kiểu khách sáo nơi quan trường cho nên hắn đề bút viết thư trả lời Triệu Tuyền, trên thư viết bốn chữ to “Mang nhiều lương thảo”!


 


Chỉ mong Triệu huynh không phụ sứ mệnh, đưa nhiều lương thực từ Chân Châu đến cứu mạng.


 


Mật thám hắn sắp xếp ở Chân Châu gửi mật báo tới, có khá nhiều chuyện thú vị. Việc chiêu hàng Ngưỡng Sơn được tiến hành thuận lợi do không có sự ngăn cản của Hoài Dương vương.


 


Tử Du kia đã cưới con gái của Thạch thống lĩnh, trở thành chàng rể hiền của thống lĩnh. Hơn nữa do biên quan cần binh nên phòng thủ của bốn quận trong kinh thành trống không, tạm thời trong kinh thành điều động các võ tướng vào kinh phòng thủ.


 


Thạch Nghĩa Khoan là một trong số đó, với lại con rể mới của ông ta cũng chủ động gánh vác trách nhiệm làm người, muốn cùng nghĩa phụ vào kinh diện thánh.


 


Thôi Hành Chu nghiền ngẫm một lúc, cảm thấy đến lúc đó hẳn kinh thành cực kỳ náo nhiệt. Ngô thái hậu tính mưu tính kế nhưng chắc chắn không ngờ rằng con côi của thái tử năm đó bà hãm hại, lần này lại đường đường chính chính trở về kinh thành đúng không?


 


Mà Tuy Vương đại biểu cho một phần thế lực của Thái hoàng thái hậu tuyệt đối sẽ không nhàn rỗi ngồi xem phong ba, không biết sẽ lợi dụng thanh đao con côi thái tử này vạch ra lỗ thủng kinh thiên động địa gì.


 


Nếu lúc này Thôi Hành Chu đang ở Chân Châu, e là khó mà giữ được mình, ắt phải đứng vào hàng thể hiện lập trường.


 


Đáng tiếc bất kể là Lưu Dục Ngưỡng Sơn, Tuy Vương Huệ Châu hay là gian phi trong kinh kia, mấy ngọn núi này ngọn nào cũng dơ bẩn không ngửi được. Hắn không muốn đứng ngọn nào cả.


 


Bởi vì thế mà hôm đó hắn ở kênh đào suy nghĩ hết một đêm mới quyết định tiếp chỉ đi đến Kim Giáp Quan đầy hung hiểm ở Tây Bắc này.


 


Bất kỳ ai thông thạo cờ đều hiểu đạo lý rơi vào thế sinh tử rồi mới có đường sống. Kim Giáp Quan này là quân cờ hắn cẩn thận đánh xuống, nước cờ này có đường sống hay không phải xem bản lĩnh của hắn.


 


Lúc này dưới Kim Giáp Quan, hổ lang thành đàn, chửi mắng suốt một ngày một đêm. Thôi Hành Chu đã tính sẵn trong lòng, đợi mưa to gió lớn ở kinh thành qua đi mới có thể thấy rõ thế cục kế tiếp.


 


Nhờ có sự xuất hiện của Thôi Hành Chu mà các lính canh đã thay đổi suy nghĩ muốn dốc hết sức mình giành lại vùng đất bị mất, chỉ an ổn thủ thành, thỉnh thoảng ném dầu bắn tên xuống thành, sự kiên nhẫn của man binh bị mài mòn, số trận mắng trong ngày cũng dần dần giảm bớt.


 


Thấy mùa đông sắp qua, thời cơ tác chiến tốt nhất cũng sắp đi qua. Man binh Tây Bắc là dân du mục, sống ở đồng cỏ và gần nguồn nước. Đến mùa hè, toàn bộ bộ lạc đều phải di chuyển, làm gì có tâm tư ngăn cản Kim Giáp Quan?


 


Thời gian dần trôi qua, thời gian khó khăn nhất sắp qua đi thì vào lúc này, thánh chỉ triều đình lại đến.


 


Trong thánh chỉ trách Thôi Hành Chu là chủ soái mà nhát gan sợ chiến, chỉ thụ động rúc mặt trong Kim Giáp Quan phòng thủ. Thánh chỉ của Vạn tuế viết hết sức rõ ràng, giới hạn trong một tháng, ít nhất hắn phải đoạt lại một quận, trấn an lòng quân.


 


Mấy lời này đều là lời của người tay ngang nhưng khi viết trên thánh chỉ thì khó mà phản bác được.


 


Đợi khi nhóm thượng sai đi rồi, nhóm phó tướng của Thôi Hành Chu trố mắt nhìn nhau, đợi xem ý của Thôi Hành Chu.


 


Mấy tháng qua, cuộc sống ở Kim Giáp Quan không nhẹ nhàng như thánh chỉ nói. Chỉ mỗi gom góp lương thảo đã phí rất nhiều công sức.


 


Không còn cách nào khác, trong triều khóc than, phái Thôi Hành Chu được phong vương một phương đến đây, rõ ràng có ý muốn vơ vét, trông chờ Hoài Dương vương tự nghĩ cách, lấy gia sản của mình lấp vào cái hố to của triều đình.


 


Có điều bây giờ bọn người Ngô thái hậu kia lòng tham không đáy, róc mỡ của Hoài Dương vương còn chê mỡ không đủ béo, đúng là khiến người bực mình.


 


Nhưng khi nhận được thánh chỉ, sắc mặt Thôi Hành Chu vẫn như cũ, không để giám quan nắm được nhược điểm.


 


Không biết ai ở trong triều nói lời gièm pha trước mặt vạn tuế khiến vạn tuế hạ ý chỉ độc đoán thế này. Mặc dù “Tướng ở xa có thể không nhận quân lệnh” nhưng thánh thượng anh minh, nói cách khác cãi lại thánh chỉ là tội lớn bị tru di cửu tộc.


 


May mà hắn kéo dài lâu như vậy cũng làm hao tổn được man binh bên ngoài thành, về phần lương thảo coi như tất cả đã được chuẩn bị đầy đủ.


 


Mấy ngày qua hắn chỉ ở trong thành thao luyện nhân mã và chờ đợi một cách thụ động.


 


Ngày nào cũng nghe mắng chửi, các trai tráng nóng máu trong thành đã sớm nghẹn một bụng tức, muốn khô máu với man binh xâm phạm.


 


Nửa tháng sau khi nhận được thánh chỉ, do tuyến lớn nên một đoàn xe vận chuyển lương thảo Đại Yến đến tây quan nhất thời tham đi đường tắt mà lạc vào địa giới người Man.


 


Man binh bị cạn lương thực đã lâu vô cùng vui mừng, lính gác dẫn theo một nhóm người cướp lấy lương thảo. Sau khi kiểm tra gạo và mì không có độc, đại doanh man binh được dịp mừng như tết, đặc biệt mở tiệc tưng bừng.


 


Mấy con ngựa cũng được ăn cỏ khô, cả đám khịt mũi phát ra tiếng phì phì.


 


Ngày hôm sau khi đại doanh man binh cơm nước no nê, đột nhiên Kim Giáp Quan đóng chặt một thời gian dài được mở, một đội quân lính xông ra giao đấu với man binh.


 


Đây là cơ hội man binh chờ đợi đã lâu.


 


Hết cách rồi, lớp phòng thủ Kim Giáp Quan quá vững, nếu lính canh không chủ động mở thì công thành sẽ gây tổn thất rất nặng. Bọn họ đánh lâu như vậy, chính là vì làm hao tổn sĩ khí Đại Yến, để tiểu tử hoàng đế ở kinh thành ngoan ngoãn nộp cống nạp.


 


Hiện tại cửa thành đã mở, phải hoàn toàn đánh ngã Hoài Dương vương đáng thương này mới khiến cho Đại Yến tâm phục khẩu phục nộp thuế.


 


Những người trở lại từ chiến trường nói trận chiến đó đánh cực kỳ thê thảm!


 


Kỵ binh thì đỡ hơn, còn nhóm bộ binh thì hên xui. Chỉ cần ngựa của man binh hất đuôi một cái là một loạt phân ngựa lỏng phun ra ngoài! Không cẩn thận là bắn toé đầy đầu đầy người.


 


Tất cả ngựa ăn đêm của man binh ngày hôm đều “Bắn pháo hoa” trên sa trường. Sau mấy lần bắn, một đám ngựa chân mềm nhũn ngã đùng xuống đất, nhóm kỵ binh man binh bị bất ngờ không kịp chuẩn bị, cả đám ngã xuống khỏi lưng ngựa, bị binh sĩ Đại Yến chém, máu tươi bắn tung toé.


 


Trận chiến trực diện này đánh không được sạch sẽ nhưng đẹp.


 


Tất nhiên là đội quân con em Đại Yến bao vây đại quân man binh ở ngoài Kim Giáp Quan đánh tan tác, thương binh tàn tướng nhao nhao chật vật chạy trốn.


 


Sĩ khí binh tướng dâng cao, một hơi truy kích mười dặm, giành lại các thôn trại gần Kim Giáp Quan. Có điều chủ soái không muốn truy kích quá xa nên đánh chuông thu binh.


 


Man binh bị tổn thất trầm trọng lui đến quận Phi Ưng bọn họ đoạt được nghỉ ngơi lấy sức.


 


Trận đánh phản kích đẹp đẽ này khiến sĩ khí Kim Giáp Quan dâng cao. Nhóm văn thư dưới trướng Thôi Hành Chu cũng coi như có thể đệ trình tấu nói về chiến công cho thiên tử.


 


Nhóm quan quyến ở Vũ Ninh Quan vui mừng cho phu quân đắc thắng nhưng cũng có thêm rất nhiều phiền não.


 


Thượng nguồn con suối chảy qua thôn trấn các nàng ở phía bên Kim Giáp Quan.


 


Sau trận xuất kích, hai ngày liền, nước từ thượng nguồn chảy xuống toàn là mùi phân ngựa. Khiến cho nhà nhà ở Vũ Ninh Quan không dám ra suối giặt quần áo, gánh nước. Ngay cả mấy đứa trẻ con nghịch ngợm cũng không ra bờ nước chơi.


 


Nghe nói là do hai ngày này, tướng sĩ Kim Giáp quan ở thượng nguồn đánh giặc về tắm rửa giặt y phục, không còn cách nào khác, dòng suối tạm thời bị ô nhiễm.


 


May mà trong sân Miên Đường có cái giếng, cần dùng nước rất tiện.


 


Nhất thời các đồng hương rối rít đến nhà Miên Đường mượn nước, thoáng chốc tiểu viện của Miên Đường cực kỳ náo nhiệt.


 


Khi Thôi Hành Chu cưỡi ngựa đến của nhà ở Vũ Ninh Quan thì thấy cảnh nữ nhân múc nước giặt y phục khắp sân.


 


Còn tiểu nương tử Miên Đường của hắn đang chỉ hai nha hoàn dựng cọc tre ở trước sân, căng dây phơi để mọi người tiện phơi quần áo!


 


Sau khi nàng đến Vũ Ninh Quan, tự giác cất áo gấm trâm cài mang từ trấn Linh Tuyền đến, trên đầu cũng không còn nhìn thấy trâm cài ngọc thạch.


 


Nàng ăn mặc theo phần lớn các nữ tử bần hàn ở Vũ Ninh Quan, một thân thanh y đơn giản, quấn tóc đen bằng khăn vuông hoa, vòng eo mảnh khảnh quấn khăn xanh, để lộ dáng người quyến rũ…


 


Nói chung, dù nàng có mặc quần áo thô sơ nhưng vẫn khiến người ta nhìn nàng đầu tiên, bất giác bị dung mạo tuyệt đẹp của nàng thu hút…


 


Nhưng ở trong lòng Thôi Hành Chu, trước đây nàng là đóa mẫu đơn tuyệt sắc được trồng trong nhà ấm. Còn giờ dần dần nhận ra, nàng chính là cánh đồng hoa bát ngát ban trưa, sức sống bền bỉ khó tả, dù ở đâu đều có thể nhìn thấy những đóa hoa rực rỡ bất diệt…


 


Miên Đường quay đầu lại thì nhìn thấy phu quân đang cưỡi trên lưng ngựa. Tuy mặc quần áo may bằng lụa mỏng nhưng với thân hình đĩnh bạt của hắn, khí chất nhàn nhã cưỡi trên lưng ngựa khiến người ta không nhận sai được.


 


Miên Đường lập tức nhấc làn váy vui mừng chạy về phía phu quân, chạy đến trước ngựa, túm dây cương hỏi: “Phu quân, chàng về khi nào vậy? Tại sao không gọi?”


 


Thôi Hành Chu nhìn lướt qua nhóm phụ nhân đang nhìn hắn qua bức tường thấp, hắn không bỏ mũ xuống, chỉ nhàn nhạt nói: “Trong viện quá ồn, ta đưa Mạc Như lên núi gần đây đi dạo, vừa hay có thể mang mấy món hương dã trở về… Nàng muốn ăn gì?”


 


Miên Đường nghiêng đầu suy nghĩ, mỉm cười nói: “Thịt thỏ nướng là ngon nhất…”


 


Thôi Hành Chu cũng mỉm cười, nói: “Ừ, bắt nhiều chút cho nàng ăn.” Nói xong lập tức kéo cương, dẫn Mạc Như và mấy tùy tùng đi như tên bắn.


 


Ôn nương tử ló đầu ra khỏi cửa viện, chỉ thấy bóng lưng Thôi Hành Chu cưỡi ngựa chạy băng băng, tò mò nói với Liễu nương tử: “Mãi vẫn không nhìn thấy phu quân của ngươi, hóa ra là trông như thế… Làm gì giống thiên phu trưởng, ngược lại giống tướng quân hơn… Phu quân ta dò hỏi hết doanh trại nhưng không ai nghe qua Cửu gia trấn Linh Tuyền gì cả…”


 


Miên Đường nhớ lời phu quân dặn dò, nhiệm vụ hắn nhận đều là nhiệm vụ bí mật không được nói cho người khác nghe. Cho nên khi Ôn nương tò mò muốn tìm hiểu tên Thôi Cửu nàng chỉ mỉm cười ngắt lời rồi nói sang chuyện khác.


 


Đến tối mịt các phụ nhân ở trong sân về. Thôi Cửu mới khoác bầu trời đầy sao về.


 


Hơn nữa hắn bắt được kha khá, ngoại trừ một đôi con thỏ còn có một con lợn rừng. Được các thị vệ khiêng vào trong viện.


 


Nghĩa sĩ Phạm Hổ vì bị thương nên được phu quân đồng ý cho ở nhà nàng. Hằng ngày quét tước lau nhà chẻ củi rất lão luyện.


 


Lúc này Phạm huynh đệ im lặng mang dao ra giúp mấy thị vệ mổ thịt.


 


Theo ý của Miên Đường, nàng hy vọng phu quân sẽ tiến cử Phạm huynh vào quân sau khi Phạm huynh đệ khỏe lại. Nếu như không muốn, nàng sẵn sàng cho bọn họ lộ phí để tạ ơn.


 


Nhưng phu quân lại nghiêm mặt trước Phạm tráng sĩ và mấy huynh đệ y nói: “Đội quân con em Chân Châu không nhận người học nghệ không tinh, mặc dù chư vị mang thù quốc nhưng không có bản lĩnh bảo vệ tính mạng, nếu không sao có thể ở trong viện Liễu nương tử làm mấy công việc nặng đi, ta trả tiền công cho…”


 


Lúc ấy Miên Đường ở bên cạnh nghe mà hết sức xấu hổ khiếp sợ. Nàng không ngờ phu quân là thiên phu trưởng mà nói chuyện lại nghiêm khắc như thế! Sao có thể nói chuyện với ân nhân cứu mạng nàng như vậy?


 


Còn mấy vị huynh đệ nhiệt tình kia nghe phu quân nói đến hổ thẹn, có mấy người lệ nóng doanh tròng, ngậm ngùi chịu đựng…


 


Đêm đó, Liễu Miên Đường lại làm loạn với phu quân, cảm thấy sau khi hắn làm thiên phu trưởng, quan uy quá lớn, có hơi hùng hổ doạ người rồi chăng?


 


Vì thế nàng làm mặt lạnh hiếm khi làm, cả đêm không phản ứng lại Thôi Cửu.


 


Cuối cùng sáng hôm sau, Thôi Cửu chắp tay xin lỗi các nghĩa sĩ.


 


Mấy vị tráng sĩ kia lòng rộng như biển cả, cứ vậy tha thứ cho phu quân, cũng xin miễn việc không làm mà hưởng, không muốn Miên Đường tặng vàng bạc. Chỉ làm theo như lời Cửu gia nói, ở lại làm công ngắn hạn.


 


Có điều nhà của Miên Đường quá nhỏ, phu quân lại không có ở nhà, tự nhiên giữ mấy đại nam nhân lại sẽ khiến người ta nói ra nói vào.


 


May mà sau khi Miên Đường mở hiệu thuốc, trong tiệm cần có tiểu nhị, cuối cùng sắp xếp cho nhóm ân nhân thoả đáng, tạm thời làm việc kiếm chút lộ phí, dành dụm tiền để sau này cưới vợ.


 


Nhân lúc mọi người bận rộn giết lợn lấy máu. Miên Đường kéo phu quân vào phòng, tháo mũ cho hắn, mắt lấp lánh hỏi: “Lần này Kim Giáp Quan đại thắng nhờ xe ba đậu kia có tác dụng?”


 


Thôi Hành Chu mỉm cười ôm vòng eo mảnh khảnh của nàng, hôn gò má phấn của nàng nói: “Lần này đại thắng nhờ xe ba đậu thượng phẩm của nương tử, lập công đầu!”


 


Thì ra lúc lên kế hoạch tác chiến, đúng lúc Thôi Cửu trở về Vũ Ninh Quan, thấy Miên Đường ở trong sân chỉ mấy tiểu nhị nghiền thuốc.


 


Tiểu nhị tay chân thô kệch, ném thùng gỗ ngâm ba đậu đi làm ướt đống cỏ khô bên cạnh. Kết quả sau khi dê rừng nuôi gần đó gặm ăn vài thì hôm sau bị bắn pháo hoa.


 


Hàng xóm tới tìm Miên Đường nói lí lẽ, muốn đền tiền dê, Thôi Hành Chu nhạy bén, nghĩ ra cách làm mam binh hao tổn sức chiến đấu.


 


Hai bên đánh nhau, khi cướp được lương thảo sẽ kiểm tra. Nếu hạ độc trong lương thảo chắc chắn sẽ bị phát hiện, kế hoạch tiêu tùng.


 


Cho người ăn ba đậu, hiệu lực phát huy quá nhanh và dễ bị phát hiện. Nhưng nếu tẩm nước ngâm ba đậu vào cỏ khô, ngân châm nào cũng không nghiệm ra gì. Dù man binh có mang cho ngựa ăn thì ngựa to hơn người nhiều, hiệu lực của thuốc không phát huy trong một chốc được.


 


Quan trọng nhất theo hắn biết, man binh bên kia thiếu lương thảo đã lau, khi lấy được lương thảo, e là không thể nhịn được kiểm tra trong một ngày.


 


Sau khi suy nghĩ chu toàn, Thôi Hành Chu mới lên kế hoạch tác chiến. Chỉ là làm sao có lượng lớn ba đậu thì phải nhờ đến Liễu Miên Đường - chủ hiệu thuốc ở Vũ Ninh Quan nghĩ cách.


 


Sau khi Liễu Miên Đường được phu quân thay mặt đại vương gia phân phó, lập tức xốc lại tinh thần.


 


Nàng không tinh y thuật, kê thuốc không ổn lắm, cửa hàng vắng vẻ. Nhưng liên lạc mua hàng là thế mạnh của nàng.


 


Cứ thế, không quá bảy ngày, Liễu Miên Đường được nhị điệt tử* của tam thúc giới thiệu một lái buôn, trả một số tiền lớn mua ba đậu chuyển đến Thập Lục Châu.


 


*Người cháu thứ hai.


 


Lần này Liễu nương tử tốn không ít bạc, cuối cùng thay phu quân lập công đầu trước mặt Hoài Dương vương.


 


Miên Đường không mong vương gia thưởng bạc cho phu quân, chỉ là sau trận đại thắng này, hiểm nguy ở Kim Giáp Quan đã được giải trừ, phu quân có nhiều thời gian về hơn.


 


Ở trong sân lúc này lợn rừng đã được cho lên que sắt, nướng trên lửa, tỏa mùi thơm lừng.


 


Lúc hai phu thê đang trò chuyện sau nhiều ngày xa cách thì ngoài sân vang lên một điệu cười sang sảng: “Cửu gia, ngươi thật biết hưởng phúc, lặng lẽ đến ăn thịt thú nướng mà không gọi ta!”


 


Miên Đường nâng cửa sổ lên thì nhìn thấy Triệu thần y ở trấn Linh Tuyền, làm sao y cũng chạy đến nơi hoang vu hẻo lánh này rồi?


 


Hóa ra sau khi Triệu Tuyền nhận chức quan vận áp tải lương thảo thì hết sức có trách nhiệm. Da mặt hắn dày, mưu kế cũng hết sức lưu manh, sau khi tìm được kho lương Tuy vương Huệ Châu giấu triều đình ở ngoài Chân Châu, y vào hang cọp đào thịt, lợi dụng nhược điểm của Tuy vương trục lợi.


 


Tuy Vương cũng biết Trấn Nam hầu này là người không học vấn không nghề nghiệp nên căn bản không để y vào mắt.


 


Tuy bị y lừa nhưng bị y bắt được nhược điểm, Tuy vương cũng không muốn có thêm rắc rối.


 


Cho nên Triệu Tuyền cũng là người phúc vận song toàn. Cứ như vậy, Triệu gia không nhục sứ mệnh, hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển lương thảo, cho đội quân con em Kim Giáp Quan đủ thời gian trì hoãn.


 


Càng vất vả công lao càng lớn, Triệu lương quan muốn nhận tiền thưởng.


Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện