Tôi trở về phòng, cũng không thèm mở đèn, nằm bẹp trên giường, lắng nghe nhịp tim mình trong bóng tối.
Đúng, tôi biết tôi không thể quay đầu lại được. Tôi không còn là đứa trẻ hay làm nũng trong lòng dì nữa. Tôi đã lớn rồi, nên dì cũng không còn cưng chìu tôi như trước.
Dì nói với tôi những câu đó, dựa theo tính cách của dì, cũng không dễ dầu gì. Dì là người khéo léo, nhất định phải suy nghĩ rất kỹ mới quyết định nói với tôi. Nếu chuyện của Lý Bân là điều tra ngầm, vậy thì lần này chính là minh xét.
Nhưng đáp án của tôi đã vậy rồi, có nói thế nào cũng không thể làm dì hài lòng và an tâm được.
Từ đầu đến cuối, dù tình cảm sâu đậm đến đâu, tôi cũng chưa từng có hy vọng xa vời dì có thể đáp lại tôi y như thế. Thậm chí tôi chưa hề mong dì sẽ hiểu, sẽ chấp nhận.
Nhưng yêu một người thật sự đơn giản như vậy thôi sao? Thật sự chỉ là chuyện của một người thôi sao?
Cuộc sống hoàn toàn không phải chuyện cá nhân. Giống như tôi làm gì, làm thế nào, đều sẽ liên lụy đến người khác. Muốn chỉ lo cho bản thân cũng không đơn giản. Ta càng yêu người, yêu người sâu đậm, lại càng để tâm đến cách ta làm.
Pascal đã nói, “người không phải là thiên thần, cũng không phải cầm thú. Nhưng lại đáng buồn ở chỗ, người muốn thể hiện mình là thiên thần, thường sẽ lộ ra vẻ cầm thú. Vì yêu, bất kể là tình yêu gì.” Cho nên dì mới hy vọng tôi sống chan hòa như một phần tử trong xã hội. Cũng bởi vì yêu, tôi mới nỗ lực làm đứa trẻ ngoan, khiến người ta vừa lòng hả dạ, không phải sao?
Lấy danh nghĩa yêu để hành sử tội ác.
Bất kể là ai, chỉ cần yêu liền bắt đầu trở thành cầm thú. Bởi tình yêu của nhân loại quá hèn mọn, quá ích kỷ!
Chẳng hạn vào mùa xuân, người ta thường sẽ nghỉ chân thưởng thức hoa cỏ ven đường, hoặc hít thở không khí trong lành, hoặc rung động trước cái đẹp, hoặc độc thưởng, mê mẩn hoa thơm cỏ lạ, hoặc mân mê đầu cành, hoặc dựa nhẹ vào tường. Bất luận thái độ thế nào cũng đều rất đáng yêu. Dù cho bão táp mưa sa, dù cho mồ hôi dính đầy bùn đất, “lê lết cái đuôi trong bùn” (1) cũng là một loại vui sướng. Nhưng người ta thường sẽ không nhịn được bẻ cành ngắt hoa, rồi lấy danh nghĩa yêu thích để bao biện. Nhưng họ đâu biết, cho dù có trồng hoa trong bình thủy tinh đẹp nhất, cũng chỉ là hành vi cướp đoạt hạnh phúc dã man mà thôi.
Vậy nên hạnh phúc của một người, người khác sẽ không cách nào cảm thụ dược, dù có đi nữa cũng chỉ hiểu bề nổi mà thôi. Bạn có thể cảm nhận hạnh phúc của một cây bông nhỏ vùi trong bùn đất không? Bạn cũng không có cách nào cho đi hạnh phúc. Dù bạn có thể cho đi, nhưng đó là bạn tự cho mình đúng thôi. Áp đặt người khác là một loại đồng cảm, bởi trong đó có quá nhiều quan điểm và màu sắc chủ quan của bạn.
Nếu yêu một người, tại sao lại không thể yêu như yêu một đóa hoa? Để nó tự do đong đưa trong đất bùn tối đen cũng là hạnh phúc thuộc về nó. Người yêu, người thân, bạn bè, bất kể yêu nhiều thế nào, quan trọng nhất vẫn là bao dung và tán thưởng. Giống như cách bạn yêu một đóa hoa vậy. Quý trọng, nhưng đừng cố ép nó thay đổi. Yêu một người, là yêu lúc hiện tại, chứ không phải ký ức trong quá khứ, càng không phải ảo tưởng ở tương lai.
Đúng. Tôi biết tôi lý tưởng hóa thái quá. Tôi luôn ảo tưởng sự tình trong đầu cả ngàn vạn lần, từ cực hạn đến tột đỉnh, nhưng lại quên hiện thực cách cả ngàn bước xa xôi.
Bất kể là cha mẹ, bạn bè hay dì Lạc. Với tôi, họ vĩnh viễn sẽ không giống đóa hoa ấy. Họ kỳ vọng và hy vọng ở tôi quá nhiều, còn tôi thì sao? Cứ hãm sâu trong vòng lẩn quẩn, không cách nào tự giải thoát. Vì lẽ đó, tôi không thể nói ra cảm nhận và suy nghĩ của mình cho dì biết được.
Tôi đang dần trở thành cầm thú, chỉ vì muốn biểu hiện như thiên thần.
Tôi hận chính bản thân mình!
(1) Chuyện kể rằng, lúc Trang tử đi câu trên sông Bộc. Vua Sở phái hai vị đại phu tới báo “xin phiền ông phò trợ việc nước lần nữa”.
Trang tử vẫn cầm cần câu, không ngoảnh lại, mà đáp: “Tôi nghe nước Sở có một con rùa thần, chết đã ba ngàn năm, nhà vua gói nó vào chiếc khăn, cất trong cái hộp ở trên miếu đường. Nếu các người là con rùa ấy thì sẽ chịu chết mà để lại bộ xương cho người ta thờ hay thích sống mà lết cái đuôi trong bùn?”
Hai vị đại phu đáp: “Thà sống mà lết cái đuôi trong bùn còn hơn.”
Trang tử bảo: “Vậy hai ông về đi! Tôi cũng thích lết cái đuôi trong bùn”.
Đúng, tôi biết tôi không thể quay đầu lại được. Tôi không còn là đứa trẻ hay làm nũng trong lòng dì nữa. Tôi đã lớn rồi, nên dì cũng không còn cưng chìu tôi như trước.
Dì nói với tôi những câu đó, dựa theo tính cách của dì, cũng không dễ dầu gì. Dì là người khéo léo, nhất định phải suy nghĩ rất kỹ mới quyết định nói với tôi. Nếu chuyện của Lý Bân là điều tra ngầm, vậy thì lần này chính là minh xét.
Nhưng đáp án của tôi đã vậy rồi, có nói thế nào cũng không thể làm dì hài lòng và an tâm được.
Từ đầu đến cuối, dù tình cảm sâu đậm đến đâu, tôi cũng chưa từng có hy vọng xa vời dì có thể đáp lại tôi y như thế. Thậm chí tôi chưa hề mong dì sẽ hiểu, sẽ chấp nhận.
Nhưng yêu một người thật sự đơn giản như vậy thôi sao? Thật sự chỉ là chuyện của một người thôi sao?
Cuộc sống hoàn toàn không phải chuyện cá nhân. Giống như tôi làm gì, làm thế nào, đều sẽ liên lụy đến người khác. Muốn chỉ lo cho bản thân cũng không đơn giản. Ta càng yêu người, yêu người sâu đậm, lại càng để tâm đến cách ta làm.
Pascal đã nói, “người không phải là thiên thần, cũng không phải cầm thú. Nhưng lại đáng buồn ở chỗ, người muốn thể hiện mình là thiên thần, thường sẽ lộ ra vẻ cầm thú. Vì yêu, bất kể là tình yêu gì.” Cho nên dì mới hy vọng tôi sống chan hòa như một phần tử trong xã hội. Cũng bởi vì yêu, tôi mới nỗ lực làm đứa trẻ ngoan, khiến người ta vừa lòng hả dạ, không phải sao?
Lấy danh nghĩa yêu để hành sử tội ác.
Bất kể là ai, chỉ cần yêu liền bắt đầu trở thành cầm thú. Bởi tình yêu của nhân loại quá hèn mọn, quá ích kỷ!
Chẳng hạn vào mùa xuân, người ta thường sẽ nghỉ chân thưởng thức hoa cỏ ven đường, hoặc hít thở không khí trong lành, hoặc rung động trước cái đẹp, hoặc độc thưởng, mê mẩn hoa thơm cỏ lạ, hoặc mân mê đầu cành, hoặc dựa nhẹ vào tường. Bất luận thái độ thế nào cũng đều rất đáng yêu. Dù cho bão táp mưa sa, dù cho mồ hôi dính đầy bùn đất, “lê lết cái đuôi trong bùn” (1) cũng là một loại vui sướng. Nhưng người ta thường sẽ không nhịn được bẻ cành ngắt hoa, rồi lấy danh nghĩa yêu thích để bao biện. Nhưng họ đâu biết, cho dù có trồng hoa trong bình thủy tinh đẹp nhất, cũng chỉ là hành vi cướp đoạt hạnh phúc dã man mà thôi.
Vậy nên hạnh phúc của một người, người khác sẽ không cách nào cảm thụ dược, dù có đi nữa cũng chỉ hiểu bề nổi mà thôi. Bạn có thể cảm nhận hạnh phúc của một cây bông nhỏ vùi trong bùn đất không? Bạn cũng không có cách nào cho đi hạnh phúc. Dù bạn có thể cho đi, nhưng đó là bạn tự cho mình đúng thôi. Áp đặt người khác là một loại đồng cảm, bởi trong đó có quá nhiều quan điểm và màu sắc chủ quan của bạn.
Nếu yêu một người, tại sao lại không thể yêu như yêu một đóa hoa? Để nó tự do đong đưa trong đất bùn tối đen cũng là hạnh phúc thuộc về nó. Người yêu, người thân, bạn bè, bất kể yêu nhiều thế nào, quan trọng nhất vẫn là bao dung và tán thưởng. Giống như cách bạn yêu một đóa hoa vậy. Quý trọng, nhưng đừng cố ép nó thay đổi. Yêu một người, là yêu lúc hiện tại, chứ không phải ký ức trong quá khứ, càng không phải ảo tưởng ở tương lai.
Đúng. Tôi biết tôi lý tưởng hóa thái quá. Tôi luôn ảo tưởng sự tình trong đầu cả ngàn vạn lần, từ cực hạn đến tột đỉnh, nhưng lại quên hiện thực cách cả ngàn bước xa xôi.
Bất kể là cha mẹ, bạn bè hay dì Lạc. Với tôi, họ vĩnh viễn sẽ không giống đóa hoa ấy. Họ kỳ vọng và hy vọng ở tôi quá nhiều, còn tôi thì sao? Cứ hãm sâu trong vòng lẩn quẩn, không cách nào tự giải thoát. Vì lẽ đó, tôi không thể nói ra cảm nhận và suy nghĩ của mình cho dì biết được.
Tôi đang dần trở thành cầm thú, chỉ vì muốn biểu hiện như thiên thần.
Tôi hận chính bản thân mình!
(1) Chuyện kể rằng, lúc Trang tử đi câu trên sông Bộc. Vua Sở phái hai vị đại phu tới báo “xin phiền ông phò trợ việc nước lần nữa”.
Trang tử vẫn cầm cần câu, không ngoảnh lại, mà đáp: “Tôi nghe nước Sở có một con rùa thần, chết đã ba ngàn năm, nhà vua gói nó vào chiếc khăn, cất trong cái hộp ở trên miếu đường. Nếu các người là con rùa ấy thì sẽ chịu chết mà để lại bộ xương cho người ta thờ hay thích sống mà lết cái đuôi trong bùn?”
Hai vị đại phu đáp: “Thà sống mà lết cái đuôi trong bùn còn hơn.”
Trang tử bảo: “Vậy hai ông về đi! Tôi cũng thích lết cái đuôi trong bùn”.
Danh sách chương