Chắc chỉ có đi du lịch mới có thể giải bớt sầu lo.
Có người nói đùa ‘du lịch là đi từ nơi mình chán tới nơi người khác chán’. Lời này nghe cũng có lý, cũng không thể phủ nhận. Thay đổi hoàn cảnh, thay đổi xã hội, rời xa chỗ mình chán, để bản thân tạm thời được giải thoát.
Tôi đưa dì tới nơi tươi đẹp để giải sầu. Tĩnh tâm mắt sáng, nhẹ như mây gió, chỉ có cảnh sắc, không có tình trường.
Dì từng nói rất thích Tô Châu, tiếc là chỉ tình cờ đi ngang qua, chưa từng ghé chơi. Tôi hỏi dì có muốn theo tôi tới chỗ dì hằng mong ước không? Hai ngày, một ngày cũng được.
Dì gật đầu ngầm đồng ý, làm tim tôi rộn ràng như thỏ chạy.
Trời xanh mây trắng, vác ba lô lên vai, xe từ từ lăn bánh, tim cũng háo hức theo.
Dì ngồi gần cửa sổ, dõi mắt ra ngoài. Cảnh vật luân phiên biến đổi, hòa quyện vào sườn mặt tĩnh lặng của dì, tạo thành một bức tranh tuyệt diệu. Tôi nhìn mà ngây dại cả ra.
Dì quay đầu bắt gặp ánh mắt của tôi, nụ cười vui vẻ hiện trên khuôn mặt gầy gò ấy. Tôi tủm tỉm cười, lấy máy MP3 ra, rồi đưa cho mỗi người một tai, cùng nghe những ca khúc hay nhất được tôi chọn lọc, thỉnh thoảng mở mắt ngắm cảnh dọc đường, ăn chút quà vặt. Hóa ra có bạn chung đường lại thanh thản và dễ chịu đến thế.
Người ta nói “trên có thiên đường, dưới có Tô Hàng” (1). Tuy đã tới Hàng Châu không ít lần, nhưng ngoại trừ vẻ đẹp mê ly của cảnh mưa bên Tây Hồ ra thì tôi chẳng có ấn tượng gì khác. Tôi chỉ nhớ lúc thả mình ở Hàng Châu, người ta rao hàng bằng tiếng “phổ thông miền nam” lai cả giọng bắc tràn ngập trong tai. Tôi cũng chẳng nghe được ngô khoai gì sất. Nếu triều đại Nam Tống (2) năm đó không sụp đổ, có thể người Hàng Châu sẽ nói chuyện dễ nghe hơn bây giờ rất nhiều.
Bạn chỉ cần nghe một phương ngữ thôi là đủ để đánh giá người dân ở nơi đấy. Ví dụ như tiếng Thượng Hải có thanh nhập (3) đặc biệt nhiều, đọc nhấn mạnh từng chữ, ngắn gọn, dứt khoát. Nam nữ già trẻ đều phát âm như nhau, tốc độ cũng khá nhanh. Bạn tuyệt đối đừng nên nói chuyện đạo lý với người Thượng Hải, vì bạn chỉ cần vừa mở miệng đã thua người ta hơn nửa đường rồi. Tiếng Tô Châu lại có một phong vị khác. Tuy có rất nhiều ngữ âm tương tự với tiếng Thượng Hải, nhưng tổng thể được trau chuốt hơn, ngữ điệu cũng không giống nhau lắm. Thanh nhập của tiếng Tô Châu ít hơn tiếng Thượng Hải, đa số nguyên âm cuối thay đổi rất nhiều. Nếu bạn lắng nghe sẽ cảm thấy chữ nào cũng được kéo dài như tơ, khiến màng nhĩ vừa ngứa vừa nhột. Vậy nên nếu bạn định cãi nhau với người Tô Châu, chỉ cần nghe cái giọng ngòn ngọt, nhè nhẹ ấy thôi là bực tức đã tiêu hơn phân nửa rồi. So sánh tiếng Thượng Hải với tiếng Tô Châu, chính là so sánh thủy tinh với mã não, kim cương với trân châu, đậu phụ khô với đậu hủ ướt, bánh tráng giòn với bánh tổ ong.
Lội giữa một rừng người đủ mọi miền nam bắc, chúng tôi ra khỏi chợ, rong chơi ở thành phố cổ xưa và thanh bình trên đường Bình Giang. Hầu như ở đây không có du khách, yên bình bao phủ khắp con đường lát đá xanh dài hẹp, một dòng nước chảy quanh đôi bờ. Có vài căn nhà gỗ cũ kỹ, nhưng sạch sẽ, gọn gàng. Ngoài hiên trồng đủ các loại hoa cỏ chạy dọc bờ tường, khoác lên khu ngõ nhỏ vắng vẻ một vẻ đẹp đầy sức sống. Chiếc cầu đá có vô số bậc thang, nói liền hai bờ sông Thanh Hà, thỉnh thoảng có vài người thong dong bước qua, nhưng biểu hiện của họ rất vô vị. Dưới cầu có chiếc thuyền nhỏ bỏ neo bồng bềnh, ông lão ngồi ở đầu thuyền thản nhiên hút thuốc. Đây chính là Tô Châu, chỉ đem những điều giản đơn lay động lòng người. Nếu Cô Tô Mộ Dung Phục không có A Châu, A Bích ở cạnh, mà chỉ say mê mỹ nhân duyên dáng Vương Ngữ Yên, thì làm sao có thể thu phục đại nghiệp giáo vàng ngựa sắt, tiếng tăm hùng hổ, vang danh vạn dặm? (4)
Người Tô Châu còn phát triển nét đẹp văn hóa của Tô Châu rất triệt để —— Tô Châu Bình Đàn (5). Người hiện đại ít khi có thời gian và kiên nhẫn lắng nghe loại hình giải trí độc đáo này. Các diễn viên đến từ Tô Châu, và đoàn kịch ở Thường Châu (6). Họ diễn bất chấp thời tiết, gió mặc gió, mưa mặc mưa, nhưng giá vé lại rẻ đến mức khiến người ngồi xem nơm nớp lo sợ.
Có hai “cô chú” hiền lành phụ trách lau dọn, quét tước, chuẩn bị nước trà vào mỗi sáng. Ăn xong cơm trưa, mấy cụ già kéo nhau đến rạp. Chúng tôi như hai vị khách không mời mà đến, có chút ngỡ ngàng, bất an ngồi vào chỗ trong thính phòng. Hơn phân nửa các cụ già ở đây đều là khách quen, họ quen biết nhau, thăm hỏi việc nhà là tiền đề mở đầu câu chuyện. Thi thoảng họ cùng uống chút trà, thảnh thơi tán gẫu. Không ai lo lắng cúi nhìn đồng hồ, cũng không có ai ngắm diễn viên mà để lộ nửa điểm hưng phấn. Bằng không, họ quá tầm thường, quá không “Tô Châu”.
Phần lớn diễn viên đã không còn trẻ lắm, nhưng cũng không đến nỗi quá già —— người trẻ tuổi thì thiếu kinh nghiệm, lớn tuổi quá thì thiếu thể lực. Đừng thấy họ chỉ ngồi đó đàn hát không thôi, kỳ thực là mệt tới chết đi sống lại ấy chứ. Chưa kể đến việc họ phải ngồi ‘hát nói’ hơn hai tiếng đồng hồ mà không được sót chữ nào, giọng điệu lưu loát như nước chảy mây trôi, rồi còn phối hợp trơn tru với đàn tỳ bà và đàn tam huyền nữa. Chỉ việc ngồi thẳng lưng, không được nhúc nhích lâu như vậy là thấy họ có khả năng phi thường cỡ nào rồi.
Tôi nhớ hôm ấy diễn vở Đường Huyền Tông và Dương quý phi, kéo dài tới nửa ngày trời. Tôi ngồi ngay ngắn trong rạp, xem chăm chú không chớp mắt, cẩn thận lắng nghe, chỉ sợ hết tuồng. Khi tôi ngẫu nhiên quay đầu, phát hiện dì đang liếc mắt nhìn tôi chằm chặp. Đại khái là dì rất khó tin một đứa nhóc như tôi lại thích thể loại nhạc cổ này. Haiz, chắc dì không biết đó thôi, xu hướng thẩm mỹ của tôi thuộc kiểu hoài cổ như vầy —— bất kể người hay vật.
Bản thân câu từ được viết rất đẹp, ngôn ngữ mềm mại, ngập tràn ý thơ cổ điển, dịch thuật lại vô cùng sâu sắc. Giọng nam trong vắt, tự nhiên. Giọng nữ du dương, mềm mượt. Dùng bốn chữ “như ngọc như ngà” để hình dung là đúng mức. “Hát nói” lại mang một màu sắc rất đặc biệt. “Bình Đàn” thường lấy giọng nhân vật chính để hát, dĩ nhiên phải phù hợp với nội dung, tình tiết buồn vui của vở diễn, đối lập mà nghiêm túc, nhưng phải đúng giọng điệu và ngữ cảnh. Vậy nên diễn viên thường sẽ chèn thêm vài ba câu châm chọc, lấy cái xưa giễu cợt cái mới, từ ngữ khôi hài, để khán giả hiểu ý mà cười.
Người Tô Châu rất tế nhị, họ không ‘nghe xong một câu rồi khen ngay một câu’ như người Bắc Kinh nghe kinh kịch. Họ luôn giữ yên lặng suốt vở diễn, hiếm khi nào nghe được một hai tiếng vỗ tay. Đại đa số các cụ già ở đây đều nhắm chặt mắt lại, thậm chí sắp sửa ngủ gật đến nơi. Tôi nghĩ, “Bình đàn” kể về cuộc sống và ngôn ngữ đời thường của dân bản địa, người ngoài nghe thôi đã đủ thấy thần kỳ rồi, nhưng họ lại khác. Họ xem nó rất đỗi bình thường, không quá kích động, không quá mới mẻ, bình tĩnh, thanh thản, nửa tỉnh nửa say, đó mới là Tô Châu cổ xưa.
Chén trà xanh bốc hơi thơm ngát. Mặt trời đầu hè vào giờ ngọ (7) rọi vào song cửa gỗ, chiếu lên khuôn mặt nhăn nheo trên làn da trắng nõn của người cao tuổi. Lá trà xanh ngâm nửa mình trong chén trà nóng, thân lá xòe rộng ngầm khẳng định sự tự do. Nhành Ngọc Lan trong sân tựa hồ không biết mệt mỏi, thỉnh thoảng giương cao cánh hoa trắng mịn đung đưa theo nhịp điệu. Thời gian như đọng lại hơn nửa thế kỷ, tựa hồ từ xưa tới nay chưa từng có ai đến gần, cũng chẳng có ai rời xa.
(1) Hàng Châu – thủ phủ tỉnh Triết Giang – nổi tiếng về bề dày lịch sử văn hóa với các danh lam thắng cảnh nổi đã đi vào ngạn ngữ của nhân gian:”Trên trời có thiên đàng, dưới đất có Tô Hàng”. Người Trung Quốc có câu: “Ăn ở Quảng Châu, mặc ở Tô Châu, sống ở Hàng Châu”. Cuộc sống ở Hàng Châu thanh bình hiếm nơi nào ở đất nước đông dân nhất thế giới sánh được.
(2) Nam Tống (1127-1279). Nhà Kim xâm chiếm Nam Tống. Đến năm 1234, nhà Kim bị người Mông Cổ chinh phục, sau đó Mông Cổ kiểm soát toàn bộ phía bắc Trung Quốc và luôn đe doạ triều đình Nam Tống. Đến năm 1279, Mông Cổ chinh phục luôn nhà Tống, thống nhất Trung Quốc lập triều đại Nguyên Mông (1271-1368).
(3) Tiếng phổ thông Trung Quốc có 4 thanh điệu chính là:
+ Thanh 1 (Âm bình) gần giống thanh Bằng tiếng Việt.
+ Thanh 2 (Dương bình) gần giống thanh Sắc tiếng Việt.
+ Thanh 3 (Thượng thanh) gần giống thanh Hỏi tiếng Việt.
+ Thanh 4 (Khứ thanh) ngắn và nặng hơn thanh Huyền, dài và nhẹ hơn thanh Nặng tiếng Việt.
Ngoài ra, tiếng phổ thông có khi xuất hiện một loại “thanh điệu” đọc vừa nhẹ vừa ngắn, nhiều người quen gọi là thanh nhẹ.
(4) Cô Tô Mộ Dung Phục, A Châu, A Bích, Vương Ngữ Yên là các nhân vật trong Thiên Long Bát Bộ của nhà văn Kim Dung.
(5) Tô Châu bình đàn: là một dạng kể chuyện bao gồm cả các đoạn hát với các đoạn nói.
(6) Thường Châu: một huyện nằm ở phía nam của tỉnh Triết Giang – Trung Quốc.
(7) Giờ ngọ: Từ 11h00 trưa đến 13h00.
Có người nói đùa ‘du lịch là đi từ nơi mình chán tới nơi người khác chán’. Lời này nghe cũng có lý, cũng không thể phủ nhận. Thay đổi hoàn cảnh, thay đổi xã hội, rời xa chỗ mình chán, để bản thân tạm thời được giải thoát.
Tôi đưa dì tới nơi tươi đẹp để giải sầu. Tĩnh tâm mắt sáng, nhẹ như mây gió, chỉ có cảnh sắc, không có tình trường.
Dì từng nói rất thích Tô Châu, tiếc là chỉ tình cờ đi ngang qua, chưa từng ghé chơi. Tôi hỏi dì có muốn theo tôi tới chỗ dì hằng mong ước không? Hai ngày, một ngày cũng được.
Dì gật đầu ngầm đồng ý, làm tim tôi rộn ràng như thỏ chạy.
Trời xanh mây trắng, vác ba lô lên vai, xe từ từ lăn bánh, tim cũng háo hức theo.
Dì ngồi gần cửa sổ, dõi mắt ra ngoài. Cảnh vật luân phiên biến đổi, hòa quyện vào sườn mặt tĩnh lặng của dì, tạo thành một bức tranh tuyệt diệu. Tôi nhìn mà ngây dại cả ra.
Dì quay đầu bắt gặp ánh mắt của tôi, nụ cười vui vẻ hiện trên khuôn mặt gầy gò ấy. Tôi tủm tỉm cười, lấy máy MP3 ra, rồi đưa cho mỗi người một tai, cùng nghe những ca khúc hay nhất được tôi chọn lọc, thỉnh thoảng mở mắt ngắm cảnh dọc đường, ăn chút quà vặt. Hóa ra có bạn chung đường lại thanh thản và dễ chịu đến thế.
Người ta nói “trên có thiên đường, dưới có Tô Hàng” (1). Tuy đã tới Hàng Châu không ít lần, nhưng ngoại trừ vẻ đẹp mê ly của cảnh mưa bên Tây Hồ ra thì tôi chẳng có ấn tượng gì khác. Tôi chỉ nhớ lúc thả mình ở Hàng Châu, người ta rao hàng bằng tiếng “phổ thông miền nam” lai cả giọng bắc tràn ngập trong tai. Tôi cũng chẳng nghe được ngô khoai gì sất. Nếu triều đại Nam Tống (2) năm đó không sụp đổ, có thể người Hàng Châu sẽ nói chuyện dễ nghe hơn bây giờ rất nhiều.
Bạn chỉ cần nghe một phương ngữ thôi là đủ để đánh giá người dân ở nơi đấy. Ví dụ như tiếng Thượng Hải có thanh nhập (3) đặc biệt nhiều, đọc nhấn mạnh từng chữ, ngắn gọn, dứt khoát. Nam nữ già trẻ đều phát âm như nhau, tốc độ cũng khá nhanh. Bạn tuyệt đối đừng nên nói chuyện đạo lý với người Thượng Hải, vì bạn chỉ cần vừa mở miệng đã thua người ta hơn nửa đường rồi. Tiếng Tô Châu lại có một phong vị khác. Tuy có rất nhiều ngữ âm tương tự với tiếng Thượng Hải, nhưng tổng thể được trau chuốt hơn, ngữ điệu cũng không giống nhau lắm. Thanh nhập của tiếng Tô Châu ít hơn tiếng Thượng Hải, đa số nguyên âm cuối thay đổi rất nhiều. Nếu bạn lắng nghe sẽ cảm thấy chữ nào cũng được kéo dài như tơ, khiến màng nhĩ vừa ngứa vừa nhột. Vậy nên nếu bạn định cãi nhau với người Tô Châu, chỉ cần nghe cái giọng ngòn ngọt, nhè nhẹ ấy thôi là bực tức đã tiêu hơn phân nửa rồi. So sánh tiếng Thượng Hải với tiếng Tô Châu, chính là so sánh thủy tinh với mã não, kim cương với trân châu, đậu phụ khô với đậu hủ ướt, bánh tráng giòn với bánh tổ ong.
Lội giữa một rừng người đủ mọi miền nam bắc, chúng tôi ra khỏi chợ, rong chơi ở thành phố cổ xưa và thanh bình trên đường Bình Giang. Hầu như ở đây không có du khách, yên bình bao phủ khắp con đường lát đá xanh dài hẹp, một dòng nước chảy quanh đôi bờ. Có vài căn nhà gỗ cũ kỹ, nhưng sạch sẽ, gọn gàng. Ngoài hiên trồng đủ các loại hoa cỏ chạy dọc bờ tường, khoác lên khu ngõ nhỏ vắng vẻ một vẻ đẹp đầy sức sống. Chiếc cầu đá có vô số bậc thang, nói liền hai bờ sông Thanh Hà, thỉnh thoảng có vài người thong dong bước qua, nhưng biểu hiện của họ rất vô vị. Dưới cầu có chiếc thuyền nhỏ bỏ neo bồng bềnh, ông lão ngồi ở đầu thuyền thản nhiên hút thuốc. Đây chính là Tô Châu, chỉ đem những điều giản đơn lay động lòng người. Nếu Cô Tô Mộ Dung Phục không có A Châu, A Bích ở cạnh, mà chỉ say mê mỹ nhân duyên dáng Vương Ngữ Yên, thì làm sao có thể thu phục đại nghiệp giáo vàng ngựa sắt, tiếng tăm hùng hổ, vang danh vạn dặm? (4)
Người Tô Châu còn phát triển nét đẹp văn hóa của Tô Châu rất triệt để —— Tô Châu Bình Đàn (5). Người hiện đại ít khi có thời gian và kiên nhẫn lắng nghe loại hình giải trí độc đáo này. Các diễn viên đến từ Tô Châu, và đoàn kịch ở Thường Châu (6). Họ diễn bất chấp thời tiết, gió mặc gió, mưa mặc mưa, nhưng giá vé lại rẻ đến mức khiến người ngồi xem nơm nớp lo sợ.
Có hai “cô chú” hiền lành phụ trách lau dọn, quét tước, chuẩn bị nước trà vào mỗi sáng. Ăn xong cơm trưa, mấy cụ già kéo nhau đến rạp. Chúng tôi như hai vị khách không mời mà đến, có chút ngỡ ngàng, bất an ngồi vào chỗ trong thính phòng. Hơn phân nửa các cụ già ở đây đều là khách quen, họ quen biết nhau, thăm hỏi việc nhà là tiền đề mở đầu câu chuyện. Thi thoảng họ cùng uống chút trà, thảnh thơi tán gẫu. Không ai lo lắng cúi nhìn đồng hồ, cũng không có ai ngắm diễn viên mà để lộ nửa điểm hưng phấn. Bằng không, họ quá tầm thường, quá không “Tô Châu”.
Phần lớn diễn viên đã không còn trẻ lắm, nhưng cũng không đến nỗi quá già —— người trẻ tuổi thì thiếu kinh nghiệm, lớn tuổi quá thì thiếu thể lực. Đừng thấy họ chỉ ngồi đó đàn hát không thôi, kỳ thực là mệt tới chết đi sống lại ấy chứ. Chưa kể đến việc họ phải ngồi ‘hát nói’ hơn hai tiếng đồng hồ mà không được sót chữ nào, giọng điệu lưu loát như nước chảy mây trôi, rồi còn phối hợp trơn tru với đàn tỳ bà và đàn tam huyền nữa. Chỉ việc ngồi thẳng lưng, không được nhúc nhích lâu như vậy là thấy họ có khả năng phi thường cỡ nào rồi.
Tôi nhớ hôm ấy diễn vở Đường Huyền Tông và Dương quý phi, kéo dài tới nửa ngày trời. Tôi ngồi ngay ngắn trong rạp, xem chăm chú không chớp mắt, cẩn thận lắng nghe, chỉ sợ hết tuồng. Khi tôi ngẫu nhiên quay đầu, phát hiện dì đang liếc mắt nhìn tôi chằm chặp. Đại khái là dì rất khó tin một đứa nhóc như tôi lại thích thể loại nhạc cổ này. Haiz, chắc dì không biết đó thôi, xu hướng thẩm mỹ của tôi thuộc kiểu hoài cổ như vầy —— bất kể người hay vật.
Bản thân câu từ được viết rất đẹp, ngôn ngữ mềm mại, ngập tràn ý thơ cổ điển, dịch thuật lại vô cùng sâu sắc. Giọng nam trong vắt, tự nhiên. Giọng nữ du dương, mềm mượt. Dùng bốn chữ “như ngọc như ngà” để hình dung là đúng mức. “Hát nói” lại mang một màu sắc rất đặc biệt. “Bình Đàn” thường lấy giọng nhân vật chính để hát, dĩ nhiên phải phù hợp với nội dung, tình tiết buồn vui của vở diễn, đối lập mà nghiêm túc, nhưng phải đúng giọng điệu và ngữ cảnh. Vậy nên diễn viên thường sẽ chèn thêm vài ba câu châm chọc, lấy cái xưa giễu cợt cái mới, từ ngữ khôi hài, để khán giả hiểu ý mà cười.
Người Tô Châu rất tế nhị, họ không ‘nghe xong một câu rồi khen ngay một câu’ như người Bắc Kinh nghe kinh kịch. Họ luôn giữ yên lặng suốt vở diễn, hiếm khi nào nghe được một hai tiếng vỗ tay. Đại đa số các cụ già ở đây đều nhắm chặt mắt lại, thậm chí sắp sửa ngủ gật đến nơi. Tôi nghĩ, “Bình đàn” kể về cuộc sống và ngôn ngữ đời thường của dân bản địa, người ngoài nghe thôi đã đủ thấy thần kỳ rồi, nhưng họ lại khác. Họ xem nó rất đỗi bình thường, không quá kích động, không quá mới mẻ, bình tĩnh, thanh thản, nửa tỉnh nửa say, đó mới là Tô Châu cổ xưa.
Chén trà xanh bốc hơi thơm ngát. Mặt trời đầu hè vào giờ ngọ (7) rọi vào song cửa gỗ, chiếu lên khuôn mặt nhăn nheo trên làn da trắng nõn của người cao tuổi. Lá trà xanh ngâm nửa mình trong chén trà nóng, thân lá xòe rộng ngầm khẳng định sự tự do. Nhành Ngọc Lan trong sân tựa hồ không biết mệt mỏi, thỉnh thoảng giương cao cánh hoa trắng mịn đung đưa theo nhịp điệu. Thời gian như đọng lại hơn nửa thế kỷ, tựa hồ từ xưa tới nay chưa từng có ai đến gần, cũng chẳng có ai rời xa.
(1) Hàng Châu – thủ phủ tỉnh Triết Giang – nổi tiếng về bề dày lịch sử văn hóa với các danh lam thắng cảnh nổi đã đi vào ngạn ngữ của nhân gian:”Trên trời có thiên đàng, dưới đất có Tô Hàng”. Người Trung Quốc có câu: “Ăn ở Quảng Châu, mặc ở Tô Châu, sống ở Hàng Châu”. Cuộc sống ở Hàng Châu thanh bình hiếm nơi nào ở đất nước đông dân nhất thế giới sánh được.
(2) Nam Tống (1127-1279). Nhà Kim xâm chiếm Nam Tống. Đến năm 1234, nhà Kim bị người Mông Cổ chinh phục, sau đó Mông Cổ kiểm soát toàn bộ phía bắc Trung Quốc và luôn đe doạ triều đình Nam Tống. Đến năm 1279, Mông Cổ chinh phục luôn nhà Tống, thống nhất Trung Quốc lập triều đại Nguyên Mông (1271-1368).
(3) Tiếng phổ thông Trung Quốc có 4 thanh điệu chính là:
+ Thanh 1 (Âm bình) gần giống thanh Bằng tiếng Việt.
+ Thanh 2 (Dương bình) gần giống thanh Sắc tiếng Việt.
+ Thanh 3 (Thượng thanh) gần giống thanh Hỏi tiếng Việt.
+ Thanh 4 (Khứ thanh) ngắn và nặng hơn thanh Huyền, dài và nhẹ hơn thanh Nặng tiếng Việt.
Ngoài ra, tiếng phổ thông có khi xuất hiện một loại “thanh điệu” đọc vừa nhẹ vừa ngắn, nhiều người quen gọi là thanh nhẹ.
(4) Cô Tô Mộ Dung Phục, A Châu, A Bích, Vương Ngữ Yên là các nhân vật trong Thiên Long Bát Bộ của nhà văn Kim Dung.
(5) Tô Châu bình đàn: là một dạng kể chuyện bao gồm cả các đoạn hát với các đoạn nói.
(6) Thường Châu: một huyện nằm ở phía nam của tỉnh Triết Giang – Trung Quốc.
(7) Giờ ngọ: Từ 11h00 trưa đến 13h00.
Danh sách chương