Nghe Dương Công Độ nói vậy, Quan Tư Vũ đột nhiên quay người lạnh giọng nói: “Ngươi nói cái gì? Ngươi biết kẻ hạ độc thủ với Sở Cuồng Ca đại nhân là ai?"

Ngày trước Sở Cuồng Ca chấp chưởng Quan Trung Hình Đường hơn hai mươi năm, đang tuổi trắng niên lại bất hạnh bỏ mạng. Đây là việc đáng tiếc đối với Quan Trung Hình Đường, nhưng cũng là một bí ẩn.

Thân là người thừa kế Sở Cuồng Ga, Quan Tư Vũ biết Sở Cuồng Ca ngày trước rốt cuộc mạnh tới mức. nào, thậm chí còn mạnh hơn hắn hiện tại rất nhiều, đã bước nửa bàn chân vào cảnh giới Chân Hỏa Luyện Thần.

Thế nhưng đột nhiên có một ngày, khi Sở Cuồng Ca trở lại Quan Trung Hình Đường đã hấp hối sắp chết, cố gắng dùng uy tín của mình giao Quan Trung Hình Đường cho Quan Tư Vũ xong lập tức mất mạng. Trước khi hắn chết mọi người đều không biết rốt cuộc Sở Cuồng Ca bị ai hại chết!

Lúc đó mặc dù Sở Cuồng Ca có rất nhiều kẻ thù, nhưng thực tế trên giang hồ không mấy ai giết được hắn. Không phải vì thực lực của hắn mà vì danh tiếng của hắn.

Cự Hiệp Sở Cuồng Ca, thanh danh thật sự quá lớn, mặc dù hẳn không phải người trong Chính đạo nhưng thân là người hiệp nghĩa, danh tiếng còn lớn hơn cả tông môn Chính đạo như Đại Quang Minh Tự và Thuần Dương Đạo Môn.

Cho nên dù Sở Cuồng Ca đắc tội với rất nhiều người, nhưng nếu ai giết hẳn chắc chắn sẽ bị hầu hết người trong giang hồ thóa mạ, thanh danh tiêu tan, tiếng xấu lưu muôn đời.

Gòn lúc đó Ma đạo chưa có dấu hiệu phục hưng, ngay cả Dạ Thiều Nam giáo chủ Bái Nguyệt Giáo cũng bế quan lĩnh ngộ Bổ Thiên Tâm Kinh, căn bản không có giao tiếp gì với Sở Cuồng Ca.


Huống hồ nói một câu không dễ nghe, Sở Cuồng Ca đắc tội với người trong Chính đạo còn nhiều hơn người trong Ma đạo, cho nên khả năng người trong Ma đạo giết hắn không lớn. Kể cả sau đó kiểm tra vết thương, mọi người cũng không nhận ra rốt cuộc Sở Cuồng Ca chết trong tay ai.

Có điều khi đó Quan Trung Hình Đường nhất trí cho rằng hành động của Sở Cưỡng Ca đã chọc giận một số đại lão trong giang hồ, khiến cho một, thậm chí vài thế lực liên thủ với nhau trừ khử Sở Cuồng Ca.

Không tìm được hung thủ, mọi chuyện đành bỏ qua. Nhưng giờ nghe ý Dương Công Độ, có vẻ hẳn biết chân tướng chuyện năm xưa?

“Phương Sát, dừng tay!"

Quan Tư Vũ quát bảo Phương Sát đang định xuất thủ tiếp ngưng lại. Hắn vừa đưa mắt nhìn sang Dương. Công Độ, Dương Công Độ không dám nói nhảm tới nửa câu, cũng chẳng thừa nước đục thả câu theo thói quen. Hắn chỉ đơn giản thuật lại câu chuyện nhanh gọn tới cực điểm.

“Ngày trước Sở Cự Hiệp chết trong tay La Thần Quân của Thiên Môn Cửu Đại Thần Tướng!"

Câu nói này vừa thốt lên, tất cả mọi người đều sửng sốt, như chưa kịp phản ứng lại. Ngay sau đó Quan Tư Vũ mới hét lớn một câu: "Không thể nào!”

Không thể trách mọi người phản ứng như vậy, lý do là hai chữ Thiên Môn cách giang hồ rất găn mà lại rất xa. Xa tới mức nhiều người tuy nghe tới tên Thiên Môn nhưng cả đời chỉ coi như truyền thuyết, thậm chí chưa từng chứng kiến.

Ca dao giang hồ của Phong Mãn Lâu truyền khắp giang hồ, nhưng từ ngày có nó, thế lực trong đó vẫn luôn thay đổi. Cho dù là Tam Đại Đạo Môn cũng không giống với Tam Đại Đạo Môn trong cao dao giang hồ ban đầu.

Trừ Nam Bắc Phật Tông ra, thế lực duy nhất không hề thay đổi trong ca dao giang hồ chính là hai thế lực ban đầu, Đông Tây Nhị Trọng Thiên!

Trong đó đông là chỉ Đông Hải Tự Tại Thiên, là một thế lực nhất mạch đơn truyền vô số năm, chỉ có một người nhưng sánh ngang tông môn đứng đầu giang hồ.

Còn tây lại chỉ là Tây Côn Luân Thiên Môn. Cho dù trong thời điểm đỉnh phong của Côn Luân Ma Giáo cũng không thể hoàn toàn chiếm cứ dãy núi Tây Côn Luân, chỉ có thể mặc cho thế lực cường đại này đứng cách dãy núi nhìn nhau với mình,

Tây Côn Luân Thiên Môn tồn tại trên giang hồ đã vô số năm từ sau đại kiếp nạn thượng cổ, Tây Côn Luân Thiên Môn vẫn luôn tồn tại, nhưng lại hết sức bí ẩn, lại cường đại tới mức vô cùng thần bí.


Khi nghe ca dao giang hồ mọi người đều nghe tới Đông Tây Nhị Trọng Thiên, nhưng thực tế số người chứng kiến bọn họ có thế đếm được trên đầu ngón tay, còn sự cường đại của bọn họ vẫn chỉ trong truyền thuyết.

Long Hổ Phong Vân Chí Tôn Bảng của Phong Mãn Lâu, trong đó Chí Tôn Bảng có một số thứ hạng cả vài trắm năm chưa từng thay đổi. Tỷ như hạng nhất cùng hạng hai luôn là của Độc Cô Duy Ngã cùng Ninh Huyền Cơ.

Khi không tìm thấy thi thể hai người này hay kết quả xác thực, cho dù đã qua ngàn năm, hai vị trí này vẫn không hề thay đổi.

Còn giờ người đứng hạng ba trên Chí Tôn Bảng chính là thiên chủ của Đông Hải Tự Tại Thiên, Chung Thần Tú. Chỉ một người mà ngang với thế lực cao cấp nhất trên giang hồ.

Trong giang hồ, số người từng tiếp xúc với Chung Thần Tú chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Cho dù bản thân Phong Mãn Lâu cũng không biết hình dáng thật của Chung Thần Tú. Tất cả mọi chuyện liên quan tới Chung Thần Tú đều chỉ tồn tại trong truyền thuyết.

Nghe nói Chung Thần Tú từng đặt cược một ván cờ dưới gốc cây bồ đè, người cược cùng hẳn là phương trượng đời trước của Tu Bồ Đề Thiền Viện, Thần Tăng - A Bì Già La. Ván cờ đó hắn thắng trăm năm tuổi thọ của A Bì Già La, khiến cho A Bì Già La ngay hôm sau đã nhường chức vị phương trượng lại, ngày tiếp nữa quy khư viên tịch.

Nghe nói Chung Thần Tú từng tới Tàng Kiếm Sơn Trang mượn kiếm thưởng thức, khiến vài thanh thần binh của Tàng Kiếm Sơn Trang chủ động nhận chủ, nhưng đều bị Chung Thần Tú bỏ lại như giày rách.

Nghe nói Chung Thần Tú từng gặp mặt Dạ Thiều Nam giáo chủ Bái Nguyệt Giáo. Hai bên không xuất một chiêu, Dạ Thiều Nam đã chủ động nhận thua, bế quan vài chục năm lĩnh ngộ Bổ Thiên Tâm Kinh, chưa tới đại thành thề không xuất quan

Chuyện gần nhất có liên quan tới Chung Thần Tú là vài chục năm trước, một nhân vật chính còn lại trong đó chính là môn chủ Thiên Môn, Quân Vô Thần đứng hạng tư trên Chí Tôn ảng.


Hai người đại chiến một trận bên biển đông, nghe nói trận đánh đó lớn tới mức trời sụp đất lở, biển gầm bộc phát. Kết quả là Quân Vô Thần trọng thương, bế quan vài chục năm không hề ra khỏi Thiên Môn một bước.

Hai vị này đều là người trong truyền thuyết, Chung, Thần Tú mặc dù đứng hạng ba trên Chí Tôn Bảng nhưng thực tế hôm nay hắn đã là thiên hạ đệ nhất.

Còn vị Quân Vô Thần bế quan trong Tây Côn Luân Thiên Môn là thiên hạ đệ nhị.

Quan Tư Vũ có làm sao cũng không ngờ cái chết của Sở Cuồng Ca năm xưa lại có liên quan tới Thiên Môn. Đáng lý ra Sở Cuồng Ca không có liên quan gì tới Thiên Môn mới đúng.

Thiên Môn là một tông môn cực kỳ thần bí, không ai biết lai lịch của Thiên Môn, cứ như Thiên Môn đột nhiên xuất hiện trong giang hồ vậy.

Hơn nữa nhân số Thiên Môn vẫn luôn rất ít, trừ môn chủ Thiên Môn ra còn có Cửu Đại Thần Tướng. Nhưng nghe nói Cửu Đại Thần Tướng này tuy rất ít khi thủ, song mỗi vị đều có thực lực ngang với hai mươi hạng đầu Phong Vân Bảng. Có điều do nhiều nguyên thân đặc thù, Phong Mãn Lâu không dám xếp chỉ tiết này vào Phong Vân Bảng

Trừ Cửu Đại Thần Tướng ra, còn lại trong Thiên Môn không quá trăm người, nhưng đệ tử đều là thiên tài hiếm có, ngàn dặm mới tìm được một người. Chỉ người như vậy mới có tư cách được Thiên Môn nhận làm đệ tử.

Nhiều năm như vậy, chín thành chín thời gian Thiên Môn đều trấn thủ trên dãy núi Tây Côn Luân, rất Ít khi bước ra giang hồ. Cho dù có bước vào giang hồ cũng chỉ có vài người lẻ tẻ chứ không phát động toàn bô nhân lực.

Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện