Năm Nguyên Cảnh thứ hai, Quý Nghiêu đăng cơ chưa được hai năm đã mở khoa cử, nạp người tài. Trạng Nguyên Hà Tiễu và Thám Hoa Thẩm Bằng Lam đều vào triều từ năm ấy.
Hà Tiễu này vô cùng tài hoa, ngôn từ, tác phong của con mọt sách, trong sạch mà cổ hủ, vừa nghiêm túc vừa cương trực giống như một thanh kiếm được thoát vỏ để lộ ra khí thế ngút trời.
Hà Tiễu không thích xã giao, cũng không biết ăn nói, những người muốn đi cậu ta đi cửa sau đều bị lờ đi, khác hẳn với Thẩm Bằng Lam, khéo léo, vào triều như cá gặp nước.
Hà Tiễu này không chịu khom lưng uốn gối, đắc tội với không biết đắc tội với bao nhiêu người.
Sinh nhật Dương Hạ, mọi người trong triều vắt óc ra nghĩ quà tặng hắn, cách để tham gia yến tiệc sinh nhật hắn.
Hà Tiễu không đi.
Cậu ta là tân tú trong triều, không biết bao nhiêu ánh mắt nhìn vào, lần này vắng mặt giống như nói thẳng rằng mình muốn phân rõ giới hạn với đảng hoạn quan.
Về sau Hà Tiễu bị điều sang làm Sử quan ở Viện Hàn Lâm, hai năm vẫn chưa lên chức. Thật ra nếu không phải có Thẩm Bằng Lam ở giữa chạy ngược chạy xuôi chỉ sợ Hà Tiễu đã thành một vong hồn.
Có thể do Hà Tiễu và Thẩm Bằng Lam gần gũi quá, Thẩm Bằng Lam ở Hộ bộ vẫn chỉ là một chủ sự nửa vời.
Mãi đến năm Nguyên Cảnh thứ tư, Triệu vương ở Tây cảnh thuộc đảng thanh liêm phất cờ khởi nghĩa.
Người lãnh binh đi bình định là một tướng quân họ Trương và cả Chỉ huy sứ của Cẩm y vệ Tiêu Bách Niên.
Tiêu Bách Niên là tâm phúc đế vương. Một năm trước lại bị Hoàng đế biếm đi, giấu mình hơn nửa năm. Nghe nói lần này để được phái đi đã phải phải quỳ ở cửa cung ba ngày.
Vì bên cạnh Triệu vương có một mưu sĩ họ Thích.
Điều đó là do Thẩm Bằng Lam kể cho Hà Tiễu, người bị phái đi dưới danh nghĩa Giám quân, đồng hành cùng binh lính.
Hà Tiễu mơ mơ màng màng hỏi: “Thế người kia liên quan gì đến Tiêu Bách Niên?”
Thẩm Bằng Lam nhìn Hà Tiễu, thở dài, xoa đầu cậu, nói: “Tiêu Bách Niên với mưu sĩ kia là bạn cũ, tình sâu nghĩa nặng. Cậu phải để ý Tiêu Bách Niên đấy, đừng để hắn ta làm sai chuyện gì.”
Hà Tiễu ngoan ngoãn gật đầu, nói: “Đa tạ Trầm huynh chỉ bảo.”
Hai người nói chuyện trong chốc lát. Tuy rằng Hà Tiễu không thông thái lõi đời nhưng cũng không phải ngốc. Cậu ta biết Thẩm Bằng Lam có tiền đồ rất tốt, nhưng bản thân kéo chân nên trong lòng vẫn áy náy vô cùng.
Thẩm Bằng Lam không thèm để ý, nói để chờ Hà Tiễu trở về thì làm lễ tẩy trần đón gió cho cậu ta.
Hà Tiễu nghe vậy vui vẻ mà nâng ly với Thẩm Bằng Lam.
***
Một chút comment của tác giả
– Thẩm Bằng Lam xuất thân thương nhân, là một người có thể không từ thủ đoạn để đạt được mục đích, gió chiều nào theo chiều nấy. Hà Tiễu không lớn tuổi nhưng khá cổ hủ, thị phi phân minh, trắng đen phải rõ ràng, nếu không có cậu ta thì Thẩm Bằng Lam ở trung gian hai phe dài.
– Đôi này ngọt nhaaa
Hà Tiễu này vô cùng tài hoa, ngôn từ, tác phong của con mọt sách, trong sạch mà cổ hủ, vừa nghiêm túc vừa cương trực giống như một thanh kiếm được thoát vỏ để lộ ra khí thế ngút trời.
Hà Tiễu không thích xã giao, cũng không biết ăn nói, những người muốn đi cậu ta đi cửa sau đều bị lờ đi, khác hẳn với Thẩm Bằng Lam, khéo léo, vào triều như cá gặp nước.
Hà Tiễu này không chịu khom lưng uốn gối, đắc tội với không biết đắc tội với bao nhiêu người.
Sinh nhật Dương Hạ, mọi người trong triều vắt óc ra nghĩ quà tặng hắn, cách để tham gia yến tiệc sinh nhật hắn.
Hà Tiễu không đi.
Cậu ta là tân tú trong triều, không biết bao nhiêu ánh mắt nhìn vào, lần này vắng mặt giống như nói thẳng rằng mình muốn phân rõ giới hạn với đảng hoạn quan.
Về sau Hà Tiễu bị điều sang làm Sử quan ở Viện Hàn Lâm, hai năm vẫn chưa lên chức. Thật ra nếu không phải có Thẩm Bằng Lam ở giữa chạy ngược chạy xuôi chỉ sợ Hà Tiễu đã thành một vong hồn.
Có thể do Hà Tiễu và Thẩm Bằng Lam gần gũi quá, Thẩm Bằng Lam ở Hộ bộ vẫn chỉ là một chủ sự nửa vời.
Mãi đến năm Nguyên Cảnh thứ tư, Triệu vương ở Tây cảnh thuộc đảng thanh liêm phất cờ khởi nghĩa.
Người lãnh binh đi bình định là một tướng quân họ Trương và cả Chỉ huy sứ của Cẩm y vệ Tiêu Bách Niên.
Tiêu Bách Niên là tâm phúc đế vương. Một năm trước lại bị Hoàng đế biếm đi, giấu mình hơn nửa năm. Nghe nói lần này để được phái đi đã phải phải quỳ ở cửa cung ba ngày.
Vì bên cạnh Triệu vương có một mưu sĩ họ Thích.
Điều đó là do Thẩm Bằng Lam kể cho Hà Tiễu, người bị phái đi dưới danh nghĩa Giám quân, đồng hành cùng binh lính.
Hà Tiễu mơ mơ màng màng hỏi: “Thế người kia liên quan gì đến Tiêu Bách Niên?”
Thẩm Bằng Lam nhìn Hà Tiễu, thở dài, xoa đầu cậu, nói: “Tiêu Bách Niên với mưu sĩ kia là bạn cũ, tình sâu nghĩa nặng. Cậu phải để ý Tiêu Bách Niên đấy, đừng để hắn ta làm sai chuyện gì.”
Hà Tiễu ngoan ngoãn gật đầu, nói: “Đa tạ Trầm huynh chỉ bảo.”
Hai người nói chuyện trong chốc lát. Tuy rằng Hà Tiễu không thông thái lõi đời nhưng cũng không phải ngốc. Cậu ta biết Thẩm Bằng Lam có tiền đồ rất tốt, nhưng bản thân kéo chân nên trong lòng vẫn áy náy vô cùng.
Thẩm Bằng Lam không thèm để ý, nói để chờ Hà Tiễu trở về thì làm lễ tẩy trần đón gió cho cậu ta.
Hà Tiễu nghe vậy vui vẻ mà nâng ly với Thẩm Bằng Lam.
***
Một chút comment của tác giả
– Thẩm Bằng Lam xuất thân thương nhân, là một người có thể không từ thủ đoạn để đạt được mục đích, gió chiều nào theo chiều nấy. Hà Tiễu không lớn tuổi nhưng khá cổ hủ, thị phi phân minh, trắng đen phải rõ ràng, nếu không có cậu ta thì Thẩm Bằng Lam ở trung gian hai phe dài.
– Đôi này ngọt nhaaa
Danh sách chương