***
Đi vào trong ngách, ánh sáng trong hang không soi tới được. Phía trước tối om om. Lê Thị Tịnh bước tới ngõ cụt thì cúi xuống nhấc lên một cây sắt nói.
“Cây sắt làm dấu vẫn còn nguyên, chưa ai đụng đến cả. Tốt lắm!”
Mạc Vũ làm lạ chen người đến gần hỏi: “Làm dấu cái gì ạ?”
“Chỗ này là con đường bí mật để ra khỏi hang động này. Ngoài bà nội ra không ai biết cả, chỉ khi gặp chuyện bất trắc mới xử dụng tới.”
Mạc Vũ nghe vậy không khỏi ‘a’ lên một tiếng ngạc nhiên. Mở trừng trừng mắt nhìn cho rõ bên trong thế nào lại có thể giấu được một đường hầm khác.
Lê Thị Tịnh ngồi xuống xem qua một lượt rồi đứng dậy lùi lại để Mạc Vũ đi lên trước nói: “Cháu dọn hết lớp đất đá bên trên đi, không vất vả đâu.”
Mạc Vũ hăng hái ra mặt, ngồi xuống bới đất đá dưới chân ra. Dọn qua một lớp mỏng thì phát hiện ngay phía dưới là tấm sắt lớn. Cậu bới rộng ra thấy tấm sắt có nắm chốt để kéo lên thì cười nói: “Không ngờ tới ở đây lại có đường hầm thật. Không biết nó dẫn đến phương nào thưa bà?”
Lê Thị Tịnh chậm giọng nói: “Nó dẫn đến bờ sông Nhị Tập phía tây thị trấn. Trước kia nó dùng làm nơi dẫn nước vào để thợ mỏ khai khoáng, sau đó được ông cố tổ của cháu cho lấp đi. Sau này ông nội cháu tự thân mở lại nhưng không nói cho ai biết, phòng ngừa sau này cần dùng đến. Cha cháu làm cơ quan bít động đi nhưng không hề để hay biết gì chỗ ra bí mật này. Thấy cháu muốn ra ngoài nội luôn tiện tiết lộ bí mật nó cho cháu hay hà hà…”
Mạc Vũ nghe vậy cười khì khì cảm ơn bà nội. Đường hầm dẫn đến con sông Nhị Tập, đường hầm không hề ngắn, ít ra phải đến hai dặm đường. Mạc Vũ khom người nhấc tấm sắt lên, tấm sắt không nặng nhưng cũng không phải dễ dàng gì nhấc qua một bên được. Cậu phải tháo mồ hội hột mới đẩy ra được một nửa, Lê Thị Tịnh thấy vậy gật đầu nói: “Đủ một mình cháu chui qua là được rồi.”
Cửa hầm được mở ra, theo đó tiếng gió rít vù vù cùng lúc nổi lên thổi vào mặt lạnh ngắt. Mạc Vũ không khỏi rùng mình, Lê Thị Tịnh cười nói: “Tốt lắm! Không khí lưu thông như vậy chứng tỏ đường hầm này không việc gì. Cháu đi mau đi! Nội phải quay lại ghế sưởi ấm, không khéo lại chết cóng ở đây.”
Mạc Vũ mặt mày trắng nhợt như chạm phải băng đá, gió dưới hầm thổi thốc vào mặt lạnh cóng. Cậu xoay lại thì thấy bà nội lấy ra một viên đá sáng trắng đưa tới: “Đây là đá đăng lân, cháu cầm lấy mà soi đường.”
Mạc Vũ mừng rỡ nhận lấy. Loại đá này rất quý giá, chỉ cần lộ thiên ra ngoài bóng tối lập tức tỏa ánh sáng, tự hấp thụ ánh sáng mặt trời để khôi phục. Ở Mạc gia chỉ mỗi cha và chú Mạc Minh có, nó quý giá không thua kém gì bảo rương thành ra hai người họ rất hiếm khi mang ra sử dụng. Không ngờ tới bà nội lại hào phóng đem cho cậu, viên đá thậm chí còn to, sáng rõ hơn của cha và chú Mạc Minh rất nhiều.
“Bà nội, viên đá này quý giá bật nào cháu làm sao dám nhận lấy ạ.”, Mạc Vũ cầm viên đá, vẻ mừng rỡ thoáng biến mất, cậu đưa trả lại bà nội.
Lê Thị Tịnh hừ giọng: “Cái thằng bé này cầm lấy đi. Nó có quý giá bao nhiêu cũng không quý giá bằng cháu của bà. Chỉ là viên đá thôi mà! Lúc này cháu cần nó hơn. Đừng nhiều lời nữa, mau đi đi…!”
Mạc Vũ thấy vẻ mặt cáu tiết của bà nội thì thu viên đá lại, định chui xuống hầm đi chợt nhớ tới việc gì lại hỏi: “Cháu đi rồi, mẹ cháu hỏi tới bà làm sao trả lời được ạ?”
“Nội có cách, mẹ cháu thì làm gì được nội hả. Cháu bị đánh đòn nội còn giả ngất làm họ sợ bở vía được, huống chi là việc nhỏ nhặt này hà hà…đi đi thằng bé này! Cha cháu lúc bé thua cháu xa lắm, nó chỉ biết nghe lời người lớn thành ra bây giờ nó cố chấp như vậy đấy. Hừ, đi mau đi!”, Lê Thị Tịnh xấn tới gõ lên đầu Mạc Vũ một cái.
Mạc Vũ cười khổ chui tọt xuống hang không khó gì. Cậu ngẩng đầu lên chào bà nội một tiếng nhưng tấm sắt đã từ từ được kéo lấp đi, bụi bay mù mịt, cậu phải lách qua một bên tránh. Khi nhìn lại tấm sắt đã khép kín rồi không khỏi kinh nghi. Cậu mất một lúc mới nhấc được tấm sắt qua, vậy mà bà nội lại nhấc nó đặt về chỗ cũ như không. Cậu ngẩn ra một lát nhưng lười nghĩ sải bước bỏ đi về phía trước. Có viên đá đăng lân soi đường tiện ích không thể tả hết. Đường hầm khúc khuỷu nhưng không khó đi, lối đi bằng phẳng chỉ có vài đoạn ẩm ướt. Đi được nửa giờ hang động chợt hẹp đi trông rõ, phải cúi người bò về phía trước. Gió rít lạnh ngắt, Mạc Vũ chân tay tê cứng, cậu tựa vào một góc khuất tránh gió thổi đập vào người nghỉ ngơi. Không biết có phải ở đây không khí đặc biệt lạnh lẽo thành thử không thấy loại côn trùng, dị thú nào sinh sống. Mạc Vũ bình sinh rất thích trùng độc, dị thú, cậu vẫn dùng mấy con vật xấu xí này trêu chọc đám con gái trong nhà làm vui thành thử không mấy để tâm đến việc đó. Cậu nghỉ ngơi chốc lát mới tiếp tục bò đi trong hang. Đường hang trước kia làm nơi dẫn nước thành thử rất ít chỗ lồi lõm, mặt đất lắng đọng còn được nện chặt lâu ngày thành cứng rắn, đoạn đường phía trước mỗi lúc một dễ đi.
Qua nửa ngày Mạc Vũ mới thấy phía trước có ánh sáng, đi tới nơi thì ra đó là một cái động quật lớn do nước xâm thực mà tạo thành. Ngay cái hang động sau lưng cậu khi chui ra khỏi cũng khó nhận biết được khi cỏ rác cuốn tới che khuất đi. Trần động quật, rễ cây đan xen với nhau tạo thành tấm lưới rũ xuống đáy động. Mạc Vũ khó khăn lắm mới bò ra ngoài được. Động quật đi chúi xuống, ra đến gần cửa người Mạc Vũ đã ngập nước quá ngực.
Mạc Vũ cất viên đá đăng lân đi, lội gần vào mép động quật mới đi ra dần. Nước sông Nhị Tập bình thường không lớn, nhưng cửa động quật do bị sói mòn mà tạo thành, đất dưới chân đều là bùn lắng đọng. Mạc Vũ mấy lần té chìm nghỉm xuống nước, người ngợm cậu phủ đầy rác rưởi. Bên ngoài động quật không khí bất đồng, được ánh sáng mặt trời chiếu rọi thành ra không lấy làm lạnh, vậy mà cậu vẫn run lên cầm cập khi lội ra được bờ sông.
Mạc Vũ lội ra chỗ nước sạch trầm mình xuống, rửa trôi rác rưởi, đất bùn dính trên người, cậu ngoi đầu lên khỏi mặt nước sung sướng xoa mặt, vùng vẩy kêu lớn một tiếng khoan khoái. Cậu lội lên bờ, cởi áo vắt cho khô thì bên tai nghe tiếng động ‘rầm rập’ từ xa vọng lại, chẳng qua hòa cùng tiếng nước sông chảy không nghe rõ. Câu thấy làm lạ choàng lại cái áo ướt trèo hẳn lên bờ, thì nhìn thấy phía xa bụi đất bay mù trời. Tiếng thú cưỡi, tiếng người quát tháo ầm ĩ rõ ràng hướng phía này tới gần.
“Chẳng lý nào là tặc khấu Hắc Cốt Sơn?”, Mạc Vũ hướng mắt về phía đó nhìn kỹ. Vẻ mặt có chút buông lỏng hơn khi nhìn ra cờ hiệu đầu trâu đủ màu sắc của Xạ Viễn Quốc. Nhưng khi đám bụi mù mịt tới gần hơn nữa cậu mới rõ ràng cờ hiệu quan quân triều đình Xạ Viễn Quốc tán loạn, phía sau cờ đen Hắc Cốt Sơn rấp rút đuổi theo thì thất kinh quay ngược lại xuống sông trầm mình xuống.
Không bao lâu tiếng chém giết vọng đến át cả tiếng nước sông Nhị Tập. Mạc Vũ thò đầu trên mặt sông đủ để thấy rõ diễn biến trên bờ, quân binh triều đình vừa chạy vừa chống đỡ. Tiếng hò hét thống khoái của đám tặc khấu Hắc Cốt Sơn phía sau đuổi riết tới, Mạc Vũ không khỏi thất kinh sợ hãi. Không ngờ quân tặc khấu lại đánh tới rìa phía tây thị trấn rồi, Mạc Vũ đợi cho đám tặc khấu chạy đi xa mới len lén quay lại lên bờ.
Trên bờ cờ hiệu, xác người nằm rải rác, phía sau còn lảng vảng vài bóng tặc khấu thu lượm chiến lợi phẩm. Mạc Vũ thấy vậy lại lùi xuống sông lẩn trốn thì vừa hay hơn chục tên tặc khấu thu lượm chiến lợi phẩm đã đi tới bờ sông, một tên lớn giọng: “Uống nước trước đã”
Đám người kia nghe tên này nói gật đầu tán thành, hò nhau bỏ xe chạy lại bờ sông vụt đầu xuống nước mà uống.
Một tên uống nước chán chê, đứng tiểu tiện tại chỗ, khoan khoái hát hò thống khoái. Đám còn lại cười khạch khạch làm theo, một tên huýt gió veo véo thì đánh lưỡi ‘chà’ một tiếng. Trỏ tay xuống dòng sông: “Bà mẹ nó, có người trốn dưới sông kìa!”
Cả bọn hò nhau rút binh khí dắt sau lưng ra quát lớn: “Ai trốn dưới sống cút nhanh ra đây bằng không…”, Hắn chưa nói dứt lời thì Mạc Vũ nhảy hẳn lên kêu lớn: “Ấy ấy mấy ông đang làm gì đó? Tại sao lại đến quấy rối tôi tắm rửa thế hả.”
Bọn tặc khấu nhìn kỹ thấy đó chỉ là một thằng bé không phải là quân binh gì mới buông lỏng người, một tên quát lên: “Mi lội mau lên đây cho ta!”
Mạc Vũ la lối ầm ĩ bước lên bờ, tên tặc khấu tóm lấy cổ Mạc Vũ quát: “Mi làm gì ở đây?”
Mạc Vũ vốn mau miệng, nói dối, dựng chuyện đã thành thói thường, hàng ngày ăn nói bừa bãi theo lối người giang hồ chẳng thua kém ai. Cậu thấy đám tặc khấu này, trong lòng sợ hãi nhưng ngoài miệng làu bàu vờ vĩnh, nghe hỏi thì cục cằn đáp ngay: “Tôi đại tiểu tiện ở đây chứ còn làm gì!”
Cả bọn nghe vậy cười khách khách: “Cái thằng này nói dối chẳng biết thẹn còn lớn giọng. Không nói thật ta cho một đao làm đôi ngay! Nói mau, trốn dưới đó làm gì?”
Mạc Vũ giằng lấy tay tên tặc khấu: “Ông buông tay ra làm gì dữ vậy. Tôi nói là được chứ gì! Tôi đại tiện trên bờ, thấy các ông đến không nhảy xuống sông che đi, để tòng ngòng các ông trông thấy hết còn ra thế thống gì nữa.”
Cả bọn tặc khẩu nghe vậy không khỏi nhổ phì phì: “Bà mẹ nó, thằng này nói cái gì.”
Mạc Vũ thấy cả bọn nhổ phì ‘phì thì’ bật cười hì hì, tên tặc khấu nổi xung lên đá cho cậu một cái vào mặt lăn quay xuống bờ sông. Một tên vung đao chạy đến còn muốn cho cậu một đao thì Mạc Vũ nhịn đau nhảy dựng lên mắng: “Cái tên khốn nạn kia! Ông làm gì mà đá tôi đau thế. Chẳng phải các ông cũng tiểu tiện đấy thôi! Tôi ở dưới nước còn nghe khai ngấy, chịu đựng không nổi mới ló đầu lên. Các ông uống nước rửa đít, tôi uống nước tiểu là hòa cả làng. Làm gì mà hành hung đánh người! Ức hiếp nhau quá đáng, còn gì là danh tiếng tặc khấu Hắc Cốt Sơn nữa.”
Tên cầm đao lao tới nghe vậy ngẩn ra lấy làm đúng lắm, chợt thu đao lại cười khạch khạch “Cái thằng nhóc này vậy mà nói đúng lắm.”
Đám kia nghe vậy bật cười trỏ tay Mạc Vũ nói: “Vậy hóa ra nước tiểu bọn ta vào bụng nó hết cả rồi ha ha…”
Mạc Vũ ngoài mặt tức giận nhưng trong bụng thở phào nhẹ nhõm: “Bọn mi nốc phân của ta đầy bụng mới đúng!”, Mạc Vũ bò lên bờ, tay bụm lấy mặt lúc này một bên mắt lại sưng húp lên lầm bầm: “Khốn kiếp! Đau chết đi được!”
Danh sách chương