Sài Thúy Kiều hỏi: "Buổi chiều hắn còn tới nữa hay không?"
"Huynh chẳng quản hắn tới hay không."
Lý Ngang tuỳ ý nói: "Được rồi, muội vào trong lấy ra 200 văn tiền, huynh đi ra ngoài một chuyến."
"Dạ."
_______________
"Đã chuẩn bị xong rồi đây."
Sài Thúy Kiều hơi mỉm cười, lấy ra một chiếc túi đơn sơ bằng vải trơn.
Lý Ngang ngẩng đầu, khen: "Tốt, khi nào về sẽ mua trái cây cho muội ăn."
"Muội muốn quả mật đào màu trắng kia."
Mắt của Sài Thúy Kiều liên tục chớp chớp, sớm đã có ý đồ, hút trượt một chút nước bọt: "Còn có dâu Hải Châu, 3 đồng một chuỗi; còn có thạch lựu, nhưng phải 15 đồng một cái, quá đắt. Hay cứ mua vài cái kẹo mạch nha đi.
Kẹo mạch nha là loại kẹo dùng ngô, lúa mạch và các loại ngũ cốc lên men đường hoá chế thành đường mạch nha, một văn tiền có thể mua một khối nhỏ, có thể nhai cả nửa ngày, được coi là một thứ quà rẻ cho thiếu nhi.
"Hơ hơ, muội lại còn được voi đòi tiên."
Lý Ngang cười xoa đầu Sài Thúy Kiều, đem túi tiền cất vào người, bước qua hậu viện ra ngoài cửa.
Vừa ra khỏi cửa, bỗng dưng nghe thấy thanh âm ngạc nhiên gần đó: "Tiểu Ngang?"
Lý Ngang quay đầu lại nhìn, thấy một người phụ nữ khoảng 30-40 tuổi, còn rất xuân sắc, mặc áo tay ngắn cùng một người giúp việc tiến lại gần.
"Tống di!"
Lý Ngang mỉm cười chào hỏi.
Người hắn kêu tên là Tống di, là chưởng quầy của tửu lâu ngay bên cạnh Bảo An Đường, bà cùng mẫu thâu của Lý Ngang là họ hàng xa cùng thôn, một trước một sau gả tới thành Y Châu này.
Chỉ có điều chồng của Tống di mất sớm, dì vừa kinh doanh tửu lầu, vừa nuôi nấng nhi tử Tống Thiệu Nguyên, trong lúc đó cũng chiếu cố rất lớn cho Lý gia.
Hai bên là họ hàng xa, lại là hàng xóm, tình cảm hai gia đình rất tốt nên Lý Ngang gọi thân thiết là dì.
Tháng tư trước, thời điểm phu thê họ Lý qua đời, cũng là một tay Tống di giúp đỡ thu xếp hậu sự, bằng không với cái đắt đỏ của tang lễ thời đại này, Lý gia khẳng định chống đỡ không nổi.
"Con muốn đi ra ngoài sao?"
"Đúng vậy."
Lý Ngang gật đầu: “Mua chút trà mới mang sang cho Lưu tiên sinh."
Bồ Lưu Hiên, giáo thụ nơi Lý Ngang theo học ở Y Châu, đồng thời cũng là tri giao hảo hữu với phụ mẫu của hắn.
"Này, còn mua trà gì mới nữa, trong nhà ta có."
Tống di khoác tay chặn lại, đoạn lại quay sang thị nữ bên cạnh: "Lục Y, ngươi vào tửu lâu khố phòng cầm hai bình Cừ Giang Bạc Phiến tới đây."
"A di, thật không cần."
Lý Ngang có chút bất đắc dĩ, Cừ Giang Bạc Phiến là trà danh phẩm, giá cả đắt đỏ, cho dù chưa phải là cấp bậc chuyên dùng để cống nạp cho hoàng thất nhưng Cừ Giang Bạc Phiến các loại trung, hạ phẩm cũng đến năm sáu trăm đồng một cân, hoàn toàn vượt xa túi tiền của Lý Ngang bây giờ.
Tống di lắc đầu: "Đều là người trong nhà cả, con không cần phải ngại. Đứa bé Thiệu Nguyên kia lại cùng với bằng hữu đi leo núi, sắp thi rồi mà chẳng để tâm đến việc học, khi nó về ta phải giáo huấn một trận a. Đợi lát nữa con mang hộ phần của hắn sang cho Lưu tiên sinh một thể."
"Tống đại ca tinh thông uyên bác, nhiều lần khảo thí đều là người dẫn đầu, kì thi tỉnh năm nay nhất định mang được thành tích về, nên thư giãn đầu óc một chút mới tốt."
Con trai của Tống di-Tống Thiệu Nguyên tính cách rộng lượng, làm người thân thiện, tài tình nhạy bén, là ứng cử viên đứng đầu của trường cho kì thi cấp tỉnh này.
Lý Ngang cùng Tống di nói chuyện, rất nhanh thị nữ đã cầm hai bình gốm sứ tinh xảo tới. Tống di cưỡng ép Lý Ngang nhận lấy, rồi lại lấy thân phận trưởng bối "dạy bảo" Lý Ngang nửa ngày, dặn dò hắn chăm chỉ đọc sách, không được cô phụ kì vọng của cha mẹ...v.v
Đợi chi Lý Ngang rời đi, Tống di nhìn theo bóng lưng của hắn, chậm chậm lấy ra khăn tay lau chút nước nơi khoé mắt, nhỏ giọng nói:"Ai, thật khổ đứa nhỏ này, một mình gồng gánh cả gia nghiệp a."
_____________
"Hồ bánh, bánh nướng, bánh bao 5 đồng một cái."
"Bán rượu nếp than, 7 đồng một chén."
"Tất la anh đào tất la, lê tất la, táo tất la..."(*)
“Hoạt nhớ điêu hồ cơm, hương nghe cẩm mang canh. Tân miến lai cận thị, trấp chỉ uyển tương câu".
Lý Ngang xách theo hai bình Cự Giang hành tẩu trên đường phố, bên tai không dứt tiếng tiểu thương cao giọng chào hàng, tất la là một thứ bánh khá giống với màn thầu, có khác chút là nhân đa dạng, cho thịt vào chính là bánh mặn, nhồi hoa quả thì là bánh ngọt, thậm chí còn có gạch cua tất la, lòng đỏ trứng tất la, vạn vật đều có thể tất la!!
Điêu hồ cơm là dùng cô mễ nấu thành cơm, cẩm mang canh là dùng rau rút nấu thành canh, rượu nếp than tức là rượu gạo ngọt.
Dùng hai câu thơ của Đỗ Phủ để quảng cáo, coi bộ tiểu thương cũng có chút phong nhã, nhưng phía sau hai câu: "Tân miến lai cận thị" (mì tươi mua ở chợ gần) nguyên lai là hai câu thơ trong bài thơ khác của Đỗ Phủ tên là: "Hoè Diệp Lãnh Đào".
Sông Y Thủy là mạch chính của toà thành thị này, dọc theo đường sông ngoại trừ bán thực phẩm chín còn có các loại quán đa dạng như bán hoa quả, tạp vật.
Lâu rồi chưa đi ra ngoài, Lý Ngang đi giữa các loại tiếng rao hàng, tiếng xe ngựa, tiếng bát đũa va chạm, nghe sáng sớm cùng không khí ẩm ướt hơi nước cùng mùi đồ ăn, cảm nhận gió nhẹ thoảng vào mặt, đem cảnh tượng phồn hoa trước mắt cùng cảnh tượng hàng quán phố đi bộ trong trí nhớ trùng điệp lên nhau.
Hắn duỗi tay từ không trung bắt một chiếc lá liễu, một tay nắm để bên miệng nhẹ nhàng thổi, hắn thường dừng lại chào hỏi người quen đi đường.
"Keng Keng Keng Keng Keng..."
Có tiếng chuông từ xa phía bắc vang lên, trong đường phố, hàng quán bên cạnh, tiểu nhị nhao nhao ngừng làm việc, đến trước quầy của mình kéo vang cái chuông đồng treo sẵn, mà đoạn đường dọc theo bờ sông, cũng xuất ra đủ loại chuông đồng, đung đưa.
Ngay cả thuyền hàng đang chạy trên sông Y Thủy cũng được người lái thuyền rung chiếc chuông treo ở ngay mũi thuyền.
Ngu Quốc chia thời gian làm 12 canh giờ: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi đối ứng trong với 24 giờ trong trí nhớ của Lý Ngang.
Giờ khắc này, vang vọng cả thành Y Châu là tiếng chuông, là đạo viện Hạo Thiên gõ vang. Và tất cả phải rung chuông đồng trong nhà của mình vào giờ Thìn chính (8 giờ sáng) và giờ Tuất chính (8 giờ tối).
Về phần tại sao?
Trăm ngàn năm qua, Hạo Thiên giáo bao trùm trong phạm vi thiên hạ khắp nơi, các nơi đều như thế, thời gian dài, liền không ai đi hỏi.
Nghe nói, tựa hồ, giống như...
Mỗi ngày bền lòng vững dạ vang lên tiếng chuông, ngoại trừ báo giờ bên ngoài, còn có công năng khác là khu trục yêu tà.
Bất quá thế giới này, thật sự có yêu ma tồn tại sao?
Lý Ngang thoáng thu lại nụ cười, thu hồi lá liễu, yên lặng bước nhanh hơn.
Nếu như thật có yêu tà, vậy hắn thức tỉnh kí ức ở một thế giới khác, có hay không bị nhận định là tà ma?
"Huynh chẳng quản hắn tới hay không."
Lý Ngang tuỳ ý nói: "Được rồi, muội vào trong lấy ra 200 văn tiền, huynh đi ra ngoài một chuyến."
"Dạ."
_______________
"Đã chuẩn bị xong rồi đây."
Sài Thúy Kiều hơi mỉm cười, lấy ra một chiếc túi đơn sơ bằng vải trơn.
Lý Ngang ngẩng đầu, khen: "Tốt, khi nào về sẽ mua trái cây cho muội ăn."
"Muội muốn quả mật đào màu trắng kia."
Mắt của Sài Thúy Kiều liên tục chớp chớp, sớm đã có ý đồ, hút trượt một chút nước bọt: "Còn có dâu Hải Châu, 3 đồng một chuỗi; còn có thạch lựu, nhưng phải 15 đồng một cái, quá đắt. Hay cứ mua vài cái kẹo mạch nha đi.
Kẹo mạch nha là loại kẹo dùng ngô, lúa mạch và các loại ngũ cốc lên men đường hoá chế thành đường mạch nha, một văn tiền có thể mua một khối nhỏ, có thể nhai cả nửa ngày, được coi là một thứ quà rẻ cho thiếu nhi.
"Hơ hơ, muội lại còn được voi đòi tiên."
Lý Ngang cười xoa đầu Sài Thúy Kiều, đem túi tiền cất vào người, bước qua hậu viện ra ngoài cửa.
Vừa ra khỏi cửa, bỗng dưng nghe thấy thanh âm ngạc nhiên gần đó: "Tiểu Ngang?"
Lý Ngang quay đầu lại nhìn, thấy một người phụ nữ khoảng 30-40 tuổi, còn rất xuân sắc, mặc áo tay ngắn cùng một người giúp việc tiến lại gần.
"Tống di!"
Lý Ngang mỉm cười chào hỏi.
Người hắn kêu tên là Tống di, là chưởng quầy của tửu lâu ngay bên cạnh Bảo An Đường, bà cùng mẫu thâu của Lý Ngang là họ hàng xa cùng thôn, một trước một sau gả tới thành Y Châu này.
Chỉ có điều chồng của Tống di mất sớm, dì vừa kinh doanh tửu lầu, vừa nuôi nấng nhi tử Tống Thiệu Nguyên, trong lúc đó cũng chiếu cố rất lớn cho Lý gia.
Hai bên là họ hàng xa, lại là hàng xóm, tình cảm hai gia đình rất tốt nên Lý Ngang gọi thân thiết là dì.
Tháng tư trước, thời điểm phu thê họ Lý qua đời, cũng là một tay Tống di giúp đỡ thu xếp hậu sự, bằng không với cái đắt đỏ của tang lễ thời đại này, Lý gia khẳng định chống đỡ không nổi.
"Con muốn đi ra ngoài sao?"
"Đúng vậy."
Lý Ngang gật đầu: “Mua chút trà mới mang sang cho Lưu tiên sinh."
Bồ Lưu Hiên, giáo thụ nơi Lý Ngang theo học ở Y Châu, đồng thời cũng là tri giao hảo hữu với phụ mẫu của hắn.
"Này, còn mua trà gì mới nữa, trong nhà ta có."
Tống di khoác tay chặn lại, đoạn lại quay sang thị nữ bên cạnh: "Lục Y, ngươi vào tửu lâu khố phòng cầm hai bình Cừ Giang Bạc Phiến tới đây."
"A di, thật không cần."
Lý Ngang có chút bất đắc dĩ, Cừ Giang Bạc Phiến là trà danh phẩm, giá cả đắt đỏ, cho dù chưa phải là cấp bậc chuyên dùng để cống nạp cho hoàng thất nhưng Cừ Giang Bạc Phiến các loại trung, hạ phẩm cũng đến năm sáu trăm đồng một cân, hoàn toàn vượt xa túi tiền của Lý Ngang bây giờ.
Tống di lắc đầu: "Đều là người trong nhà cả, con không cần phải ngại. Đứa bé Thiệu Nguyên kia lại cùng với bằng hữu đi leo núi, sắp thi rồi mà chẳng để tâm đến việc học, khi nó về ta phải giáo huấn một trận a. Đợi lát nữa con mang hộ phần của hắn sang cho Lưu tiên sinh một thể."
"Tống đại ca tinh thông uyên bác, nhiều lần khảo thí đều là người dẫn đầu, kì thi tỉnh năm nay nhất định mang được thành tích về, nên thư giãn đầu óc một chút mới tốt."
Con trai của Tống di-Tống Thiệu Nguyên tính cách rộng lượng, làm người thân thiện, tài tình nhạy bén, là ứng cử viên đứng đầu của trường cho kì thi cấp tỉnh này.
Lý Ngang cùng Tống di nói chuyện, rất nhanh thị nữ đã cầm hai bình gốm sứ tinh xảo tới. Tống di cưỡng ép Lý Ngang nhận lấy, rồi lại lấy thân phận trưởng bối "dạy bảo" Lý Ngang nửa ngày, dặn dò hắn chăm chỉ đọc sách, không được cô phụ kì vọng của cha mẹ...v.v
Đợi chi Lý Ngang rời đi, Tống di nhìn theo bóng lưng của hắn, chậm chậm lấy ra khăn tay lau chút nước nơi khoé mắt, nhỏ giọng nói:"Ai, thật khổ đứa nhỏ này, một mình gồng gánh cả gia nghiệp a."
_____________
"Hồ bánh, bánh nướng, bánh bao 5 đồng một cái."
"Bán rượu nếp than, 7 đồng một chén."
"Tất la anh đào tất la, lê tất la, táo tất la..."(*)
“Hoạt nhớ điêu hồ cơm, hương nghe cẩm mang canh. Tân miến lai cận thị, trấp chỉ uyển tương câu".
Lý Ngang xách theo hai bình Cự Giang hành tẩu trên đường phố, bên tai không dứt tiếng tiểu thương cao giọng chào hàng, tất la là một thứ bánh khá giống với màn thầu, có khác chút là nhân đa dạng, cho thịt vào chính là bánh mặn, nhồi hoa quả thì là bánh ngọt, thậm chí còn có gạch cua tất la, lòng đỏ trứng tất la, vạn vật đều có thể tất la!!
Điêu hồ cơm là dùng cô mễ nấu thành cơm, cẩm mang canh là dùng rau rút nấu thành canh, rượu nếp than tức là rượu gạo ngọt.
Dùng hai câu thơ của Đỗ Phủ để quảng cáo, coi bộ tiểu thương cũng có chút phong nhã, nhưng phía sau hai câu: "Tân miến lai cận thị" (mì tươi mua ở chợ gần) nguyên lai là hai câu thơ trong bài thơ khác của Đỗ Phủ tên là: "Hoè Diệp Lãnh Đào".
Sông Y Thủy là mạch chính của toà thành thị này, dọc theo đường sông ngoại trừ bán thực phẩm chín còn có các loại quán đa dạng như bán hoa quả, tạp vật.
Lâu rồi chưa đi ra ngoài, Lý Ngang đi giữa các loại tiếng rao hàng, tiếng xe ngựa, tiếng bát đũa va chạm, nghe sáng sớm cùng không khí ẩm ướt hơi nước cùng mùi đồ ăn, cảm nhận gió nhẹ thoảng vào mặt, đem cảnh tượng phồn hoa trước mắt cùng cảnh tượng hàng quán phố đi bộ trong trí nhớ trùng điệp lên nhau.
Hắn duỗi tay từ không trung bắt một chiếc lá liễu, một tay nắm để bên miệng nhẹ nhàng thổi, hắn thường dừng lại chào hỏi người quen đi đường.
"Keng Keng Keng Keng Keng..."
Có tiếng chuông từ xa phía bắc vang lên, trong đường phố, hàng quán bên cạnh, tiểu nhị nhao nhao ngừng làm việc, đến trước quầy của mình kéo vang cái chuông đồng treo sẵn, mà đoạn đường dọc theo bờ sông, cũng xuất ra đủ loại chuông đồng, đung đưa.
Ngay cả thuyền hàng đang chạy trên sông Y Thủy cũng được người lái thuyền rung chiếc chuông treo ở ngay mũi thuyền.
Ngu Quốc chia thời gian làm 12 canh giờ: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi đối ứng trong với 24 giờ trong trí nhớ của Lý Ngang.
Giờ khắc này, vang vọng cả thành Y Châu là tiếng chuông, là đạo viện Hạo Thiên gõ vang. Và tất cả phải rung chuông đồng trong nhà của mình vào giờ Thìn chính (8 giờ sáng) và giờ Tuất chính (8 giờ tối).
Về phần tại sao?
Trăm ngàn năm qua, Hạo Thiên giáo bao trùm trong phạm vi thiên hạ khắp nơi, các nơi đều như thế, thời gian dài, liền không ai đi hỏi.
Nghe nói, tựa hồ, giống như...
Mỗi ngày bền lòng vững dạ vang lên tiếng chuông, ngoại trừ báo giờ bên ngoài, còn có công năng khác là khu trục yêu tà.
Bất quá thế giới này, thật sự có yêu ma tồn tại sao?
Lý Ngang thoáng thu lại nụ cười, thu hồi lá liễu, yên lặng bước nhanh hơn.
Nếu như thật có yêu tà, vậy hắn thức tỉnh kí ức ở một thế giới khác, có hay không bị nhận định là tà ma?
Danh sách chương