Bộ áo giáp có tên hoàng quy, sử dụng gỗ hoàng đàn và mai của yêu thú huyền tức quy.

Gỗ hoàng đàn xếp sau tử đàn hai bậc, cũng là một loại gỗ quý để làm binh khí, áo giáp.

Nó không quá cứng rắn nhưng lại bền chắc vô cùng, gỗ sử dụng làm bộ giáp này ít nhất trên hai trăm tuổi.Huyền tức quy là một yêu thú hệ thủy, thuộc họ rùa.

Là một loại yêu thú hạng trung, năng lực tấn công bình thường nhưng khả năng phòng ngự lại rất đáng nể.

Mai rùa được chia thành các ô nhỏ hình bát giác, rắn chắc hơn cương thiết, lại thêm thiên phú “kiên thủ” khiến cho phòng ngự của nó lọt tốp đầu trong số các yêu thú.Chế tạo một bộ áo giáp chỉ cần một ô hình bát giác trên mai rùa là đủ, lại thêm gỗ hoàng đàn làm phần đệm và phần liên kết.

Vị đại sư chế tạo bộ giáp lại khéo léo khắc một loại trận pháp dẫn dắt đặc thù, vận dụng nguyên tắc thủy sinh mộc, khí từ ngự khí sư truyền vào bộ giáp, thông qua trận pháp sẽ được nhân lên gấp đôi.Đồng nghĩa với việc năng lực phòng ngự cũng sẽ được nhân lên hai lần mà tiêu hao vẫn không đổi.

Hơn nữa thông qua trận pháp có thẻ kích phát một phần thiên phú “kiên thủ” của huyền tức quy.

Đúng là lợi khí cho việc phòng ngự.Bộ áo giáp vốn một kiện linh khí, nhưng do thời gian trôi qua quá lâu, không được sử dụng nên trận pháp trên bộ áo giáp đã có sự thiếu hụt, khiến phẩm cấp của nó rơi xuống bán linh khí.Thông qua sự sửa đổi và bổ sung của một vị chế tác sư của gia tộc, khiến nó có thể kích phát một lần thuật pháp phòng ngự “kiên thủ”, có thể đỡ được một kích toàn lực của cao thủ Hóa thần cảnh.

Muốn sử dụng lại bắt buộc phải do chế tác sư kích hoạt lại trận pháp một lần nữa.Có bộ áo giáp Trần Cảnh nếu gặp phải cao thủ Hóa thần cảnh ít nhất sẽ không bị một chiêu đập chết.

Ngay lập tức mặc bộ áo giáp lên người, bộ áo giáp nhìn có vẻ nặng nề không ngờ khoác lên người lại rất nhẹ, một cảm giác mát mẻ cũng từ bộ giáp truyền ra khiên Trần Cảnh hết sức thoải mái, cái này chính là do thuộc tính thủy của huyền tức quy tạo ra.Lại nhìn về thanh kiếm, đây là một thanh đoản kiếm dìa chừng bảy mươi phân.


Cả thanh kiếm có vẻ được đúc ra từ một khối nguyên liệu duy nhất.

Trên thân kiếm khắc đồ họa của trận pháp, chuôi kiếm khắc ba chữ “ thủy vân kiếm”.Cha cậu nói cây kiếm này là một thanh linh khí được đúc từ một khối hàn thiết, trong quá trình đúc lại thêm vào hơn chục loại hàn ngọc, biến nó trở thành một cây linh khí thuần hệ thủy.

Thuật pháp tương ứng với nó là “ thủy đao trảm” một đòn có thể phá vỡ áo giáp cương khí của của kẻ địch trên một giai.Cũng tương tự như huyền quy giáp, Trần Cảnh cũng chưa có khả năng làm chru hoàn toàn, chỉ có thể kích phát một lần công kích.

Nhưng kể cả không sử dụng được thuật pháp, bản thân thủy vân kiếm cũng là một lợi khí vô song rồi, lưỡi kiếm sắc bén, lấp lóe hàn quang, kiếm vừa ra khỏi vỏ nhiệt độ xung quanh đã giảm đi mấy độ, bị nó chém chúng, chỉ nguyên khí lạnh từ kiếm truyền vào cũng khiến đối thủ nếm đủ.Hai vật này khiến cho sức chiến đấu của Trần Cảnh lại tăng thêm vài thành.

Hiện giờ nếu đấu với những Dị nhân sư sơ cấp, Trần Cảnh cũng tự tin có thể qua lại dưới hai mươi chiêu mà không bại.Trần Cảnh cũng phát hiện thanh thủy vân kiếm đặc biệt phù hợp với phụ khí thuật, cậu chỉ vô tình thử không ngờ lại có thể chủ động truyền khí vào thanh kiếm, uy lực của kiếm lại tăng lên, điều này khiến cha cậu và lão quan gia Trần Quân ở bên cạnh cũng phải ngạc nhiên.Trần Cảnh chưa bước vào cảnh giới Dị nhân sư đã có thể thực hiện được những việc mà chỉ tầng thứ đó mới làm được.

Hai người trong đầu đều có một suy nghĩ.“ Gia tộc họ Trần lại sinh ra một tiểu quái vật rồi”Ngày hôm sau, người đại diện của sáu thế lực tập trung lại để thống nhất một phương án hành động, địa điểm là một tòa cung điện ở trung tâm của thành trì.

Mỗi thế lực có ba mươi lăm người tham gia, hộ vệ đều ở bên ngoài.Trần Cảnh cũng được dẫn đến, nhưng lúc này đã hóa trang khác đi.

Tòa cung điện này có lẽ được sử dụng để tổ chức các sự kiện nên được thiết kế khá rộng rãi, có sức chứa ngàn người.

Lúc này ở giữa tòa cung điện có một chiếc bàn tròn bằng đá lớn, vị trí cũng đã được sếp đặt xong.Người được phép ngồi ở bàn đá lớn đều là những Hiền nhân của các bên.

Những người còn lại thì ngồi ở các hàng ghế sau.


Chủ trì cuộc họp chính là vương gia Lê Lai của hoàng thất, đồng thời cũng là một vị Hiền nhân tam liên cảnh.Trần Cảnh ở hàng ghế thứ hai ngay sau cha cậu, lúc này cậu đang quan sát vị Lê Lai này.

Trong số mười tám vị Hiền nhân ở đây, chỉ có ba người đạt đến tam liên, một là cha cậu Trần Thừa, một là tộc trưởng Nguyễn Kim cậu đã gặp mặt lúc trước, còn lại chính là vị ngồi ở chủ tọa kia.

Lúc này thời gian còn sớm, những thế lực khác còn chưa đến đủ, Trần Cảnh liền tranh thủ quan sát một chút.Chỉ thấy vị này bề ngoài khoảng chừng tám mươi, râu tóc bạc trắng, thân thể cũng gầy gò chứ không tráng kiện, khí tức cũng như có như không, nếu không phải kim quan trên đầu thì không ai nghĩ đây là một vị Hiền nhân.Kim quan của vị này thuần một màu vàng, ba cành nhánh màu nâu nhạt thô to chứng tỏ căn cơ vô cùng hùng hậu, chín chiếc lá màu xanh lục tinh xảo, bề mặt chi chít hoa văn màu trắng, nhưng điểm chú ý nhất chính là ba bông hoa nhỏ ở đầu mỗi cành nhánh.Hoa nhỏ có chín cánh, khá giống hoa sen, thuần một màu trắng, không biết có phải do ảo giác hay không mà khi nhìn vào Trần Cảnh cảm giác ba bông hoa lại như tòa núi nhỏ.

Đang mông lung, một luồng khí nhẹ nhàng đánh thức cậu khỏi sự mơ màng.Ngầng đầu lên thấy cha đang mỉm cười nhìn cậu, trong đầu lại vang lên âm thanh.“ Cảnh nhi, con không lên tập trung nhìn vào những bông hoa đó, chúng có sự huyền diệu của trời đất, cảnh giới của con quá thấp, nhìn lâu dễ dẫn đến u mê,có hại cho tinh thần”Trần cảnh giật mình, không ngờ chỉ nhìn lâu một chút cũng có thể gây nguy hại cho bản thân, điều này khiến cậu lại ý thức được sức mạnh kinh khủng của những vị Hiền nhân này.Ở trên cao, vị Lê Lai dường như cũng cảm giác được gì đó, ánh mắt khẻ đảo một vòng cuối cùng dừng lại trên người Trần Cảnh, nhưng cũng không nhìn lâu liền chuyển ánh mắt đi, trong lòng ông ta không rõ suy nghĩ điều gì.Trần Cảnh lại quan sát hàng ngũ của hoàng thất, chỉ thấy ngồi ở bàn lớn còn có ba vị khác.

Trong đó có một vị cửu diệp, một vị lục diệp và một vị tam căn.

Không ngoại lệ, kim quan của tất cả ba người đều có màu vàng kim.Có vẻ những người trong hoàng thất đều có cùng một công pháp.

Thực ra việc này cũng không khó hiểu, mỗi gia tộc đều có những công pháp, thuật pháp trấn gia.

Mà kim quan có màu sắc, hình dạng thế nào lại phụ thuộc hoàn toàn vào công pháp, thuật pháp.

Kim quan có màu vàng có lẽ do công pháp của hoàng thất mang thuộc tính kim mà thành.Lúc này người của các thế lực khác lại lục tục kéo tới.


Đầu tiên chính là một người quen, chính là vị Nguyễn Kim và những người thuộc gia tộc họ Nguyễn, vị trí của họ kế bên vị trí của họ Trần.

Cha cậu và mọi người đều đứng lên chào hỏi.Những người trong họ Nguyễn cũng đáp lễ, sau đó lần lượt về vị trí của mình.

Nguyễn Kim và hai vị khác cũng tới bàn đá để ngồi.

Dù đều là ngồi hàng đầu tiên của bàn đá, nhưng tộc trưởng và người lãnh đọa mỗi thế lực ghế đều sẽ cao hơn nửa thân ghế so với những vị còn lại.Nguyễn Kim đến ghế ngồi, quay sang cười nói với Trần Thừa cha cậu, hai người vốn tình cảm rất thân thiết.

Nhưng ánh mắt của Nguyễn Kim lại thi thoảng vô tình nhìn về phái Trần Cảnh, ông đã từng gặp Trần Cảnh,khí tức của cậu ông cũng nắm được.Lúc này có vẻ ông đã nhận ra cậu, tuy nhiên cũng không nói ra.

Chỉ tiếp tục thì thầm to nhỏ với cha cậu.

Trần Cảnh cũng có cảm giác, nhưng cậu biết ông ta không có ác ý nên cũng không phản ứng gì.Quan sát kỹ Nguyễn Kim, Trần Cảnh thấy kim quan trên đầu ông không giống của vị Lê Nam kia.

Kim quan thuần một màu xanh lam thay vì màu vàng, ba cành nhánh không ngờ cũng là màu xanh lam, hơn nữa còn thô to hơn so với vị kia.Chín chiếc lá màu trắng lại pha thêm hoa văn màu lam, thỉnh thoảng những hoa văn này lại lóe lên.

Ba đóa hoa cũng có chín cánh nhưng lại có màu vàng kem.

Có kinh nghiệm lúc trước Trần cảnh không dám nhìn lâu.Chuyển tầm nhìn về phía đi hai người đi cùng, đây cũng là hai vị hiền nhân.

Một người trên đầu kim quan có tám chiếc lá, cũng chính là một vị Hiền nhân bát diệp.


Vị còn lại chỉ có ba nhánh, là một Hiền nhân tam căn, cảnh giới còn thấp hơn nhiều so với chú của cậu.Trong tứ đại gia tộc, võ lực của họ Nguyễn tương đối yếu một chút.

Họ chỉ có bốn vị đạt đến Hiền nhân, lần này chỉ có ba người đến đây.

Nhưng do tộc trưởng Nguyễn Kim là một vị tam liên cảnh nên tiếng nói vẫn có trọng lượng không nhỏ.Công pháp họ Nguyễn thiên về hành thủy nên kim quan của mấy vị này đều có màu xanh lam.

Không có sự cương mãnh của người hoàng gia mà thiên về sự mềm mại, uyển chuyển.Thuộc hạ của hai bên cũng đều khá quen thuộc nên vừa ngồi gần liền đã bắt đầu chuyện trò.

Đúng lúc này, một đoàn người tiến vào.

Sự xuất hiện của họ khiến cho tiếng bàn luận của người trong hai gia tộc nhỏ đi, ánh mắt dần chuyển thành chán ghét nhìn về phía chúng.Không cần nói cũng biết kẻ đến là ai, ngoại trừ họ Trịnh thì còn có thể là ai được chứ.

Ánh mắt Trần Thừa và Nguyễn Kim cũng chuyển về phía kẻ đứng đầu.Trần cảnh nhìn đến, dẫn đầu là một vị trung niên chừng năm mươi tuổi, thân thể cao gầy, khuôn mặt lại nhỏ dài, nhất là đôi mắt luôn híp lại, khiến cho người ta có cảm giác âm u.

Trên vai ông ta không ngờ có một con rắn nhỏ màu đen nằm yên lặng.

Người này có lẽ là Trịnh Kiểm, gia chủ đời này của Trịnh gia.Người của họ Trịnh đi về phía đối diện, sau khi ngồi vào chỗ, Trịnh Kiểm khẽ thi lễ với lão vương gia, dù sao ông lão cũng là người có thâm niên nhất ở đây, lại có thực lực tam liên, lại thêm là người của hoàng thất, ba thân phận đè nên dù kiêu ngạo như Trịnh Kiểm cũng phải cho ông lão thể diện.Tầm nhìn của Trịnh Kiểm chuyển về phía Trần Thừa, trong ánh mắt không dấu sự căm hận, cũng kèm theo chút sợ sệt.

Dù sao hắn cũng bị Trần Thừa đánh thương không ít lần.

Sự thù hận có một phần vì mối thù giữa hai gia tộc, nhưng phần lớn lại là do quan hệ cá nhân giữa Trịnh Kiểm và Trần Thừa..

Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện