.

Lúc này quan sát, thấy Thena, Matheus và Novus đều từ từ nhắm lại mắt, lưng giữ thẳng, tay đặt thế thiền định, rồi cả ba dần dần chăm chú tụng niệm Thanh Tĩnh Kinh.

Ban đầu chỉ là lầm bầm trong miệng, dần dần tiếng tụng niệm vang lớn lên, rồi hòa chung vào nhau, lan tỏa ra không gian.

Minh ở kế bên ba người dường như nhận được sự dẫn dắt, liền nhắm lại mắt, giữ thế thiền định, cũng bắt đầu tụng niệm, nhưng cậu không niệm Thanh Tĩnh Kinh, mà niệm Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh.

“Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời, chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.

Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.

Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm.

Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức, vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý-thức-giới, vô vô-minh, diệc vô vô-minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí, diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố.

Bồ Đề Tát Đỏa y Bát Nhã Ba La Mật Đa cố, tâm vô quái ngại; vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn.

Tam thế chư Phật y Bát Nhã Ba La Mật Đa cố, đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.

Cố tri Bát Nhã Ba La Mật Đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chân thật bất hư.

Cố thuyết Bát Nhã Ba La Mật Đa chú, tức thuyết chú viết:

Gate, Gate, Paragate, Parasamgate, Bodhi Svaha.”

Tiếng niệm của Minh ban đầu nghe xa cách, dần dần hòa vào tiếng tụng niệm của ba người, rồi như tan hòa vào nhau, không còn nghe rõ ràng là tiếng tụng niệm của bản Kinh nào, chỉ có một cảm giác vi diệu lan tỏa, chấn động tinh thần tất cả mọi người.

Nhất là Minh, trong thần thức cậu, dần dần nghe văng vẳng một tiếng nói xa xăm, nghe như đang thuyết Pháp..

Đó là tiếng một người đàn ông nghe có phần cảm giác ‘thân thuộc’ trong lòng nhưng không nghĩ ra được là ai..

Người đó đang dùng một loại ngôn ngữ cậu cũng không biết, nhưng mà nghe vào tai lại có thể hiểu được, giống như trực tiếp truyền thông vào tinh thần cậu vậy.

Nội dung Minh nghe được thâm sâu thế này.

“Ta thường dụng tâm hết lòng dung nhập Trí Huệ Viên Mãn mà nhận thấy ra rằng năm thứ cấu thành một con người, gồm thân xác, cảm nhận, tri giác, tâm vận hành và ý thức; tất cả đều chẳng có một thứ nào thật sự tồn tại, nghĩa là chúng ‘không có tự tánh riêng biệt của mình’, cũng có thể nói là chúng ‘rỗng không bản ngã’.

Ta nhận ra điều này, chẳng biết gọi là gì, có thể tạm gọi ‘Tánh Không’, cũng gọi là ‘Đạo’.

Phải biết,

Thân xác này không thật sự có một ‘bản thể’ ‘tự hữu’ riêng biệt, tất cả đều là các bộ phận nương gá vào nhau mà thành một tổng thể chung, gọi là thân xác, chúng luôn luôn biến đổi.



Cho nên nói Thân Xác chẳng khác ‘Tánh Không’, ‘Tánh Không’ cũng không khác ‘Thân Xác’, bởi lẽ đều chẳng có ‘tự tánh’; cho nên ‘Thân Xác’ cũng chính là ‘Tánh Không’, ‘Tánh Không’ cũng chính là ‘Thân Xác’.

Cảm nhận, tri giác, tâm vận hành và ý thức, cũng đều như vậy.

Không chỉ là vậy,

Mà mọi hiện tượng, vạn vật đều là ‘Không Tự Tánh’ hay còn gọi ‘Tánh Không’, vì ‘Không Tự Tánh’ nên là không có sự sinh ra,vì sinh ra tức là ‘tồn tại một tự tánh riêng biệt’.

Do không có sự sinh ra, thì làm gì có sự chết đi, chúng chỉ là những sự quy ước, chứ không thật sự tồn tại một cái gọi là ‘sinh’ hay một thứ gọi là ‘tử’.

Cho nên những phạm trù đối lập thế gian, như dơ sạch, thêm bớt, có không,.. cũng là không thật sự tồn tại.

Vì lẽ đó, chính cái tạm gọi ‘Tánh Không’, hay ‘Không Tự Tánh’ này, cũng là một sự ‘trống rỗng’, một thứ tạm gọi, chứ không có thật sự một thứ gì gọi là ‘Tánh Không’ thật sự tồn tại.

Vì ‘Không Tự Tánh’ cho nên nói, Đạo không có hình dạng, mà trời đất hình thành; Đạo không có tư tình riêng biệt, mà mặt trời mặt trăng vận hành, có ngày sang đêm luôn luôn; vì Đạo không thật có một ‘Tự Tánh’ riêng biệt, cho nên vạn vật mới được sinh sôi, phát triển..

Thử ngẫm, nếu mọi thứ đều có ‘tự tánh’ riêng biệt của mình, thì vạn vật hiện tượng trên thế giới này đều sẽ vĩnh viễn không thay đổi, sẽ giữ nguyên hình dạng xuất hiện, không bao giờ hoại diệt, cũng không bao giờ được thêm vào, bớt đi, cũng không giờ phát triển, mọi thứ sẽ trơ trơ, và cũng chẳng có một thứ tạm gọi là ‘thế giới’ như bây giờ.

Cho nên, vì hiểu ra cái tạm gọi ‘Tánh Không’ này, nên năm thứ cấu thành con người, không thể tự riêng mình có mặt, nghĩa là không có tự tánh riêng biệt.

Vì vậy sáu căn của con người là Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân và Ý tiếp xúc với thế giới bằng Cái Thấy, Cái nghe, Cái Ngửi, Cái Nếm, Cái Xúc Chạm và Cái Tư Duy, tạo ra sáu loại tương ứng là Hình Ảnh, Âm Thanh, Mùi, Vị, Cảm Thụ và Nhận Thức; cũng đều là không có tự tánh riêng biệt.

Cho nên 12 mắc xích nhân duyên của khổ đau luân chuyển sinh tử, gồm,

Vô Minh phát sinh Hành

Hành phát sinh Thức

Thức phát sinh Tinh Thần và Thể Xác

Tinh Thần và Thể Xác phát sinh Sáu Căn

Sáu Căn phát sinh Tiếp Xúc

Tiếp Xúc phát sinh Cảm Nhận

Cảm Nhận phát sinh Yêu Thích

Yêu Thích phát sinh Chiếm Giữ


Chiếm Giữ phát sinh Chấp Có một thứ là Bản Ngã

‘Chấp Có mộ thứ là bản ngã Bản Ngã’ phát sinh ‘Tin vào có một sự Sinh Ra’

‘Tin vào có một sự Sinh Ra’ phát sinh ‘Tin vào có một sự Già Đi rồi Chết’.

Tất cả mắc xích này đều từ ‘Vô Minh’, cũng còn gọi là ‘Vọng Tâm’, nghĩa là không nhận ra việc tất cả đều ‘Không Có Tự Tánh’, mà thành ra khổ đau sinh tử đổi dời liên tục không ngừng.

Bởi lẽ,

Chúng sinh sở dĩ có ‘Vọng Tâm’ bởi vì bám chấp vạn vật, bám chấp vạn vật thì sinh tham cầu mong muốn, đã sanh tham cầu mong muốn chính là phiền não, phiền não vọng tưởng làm ưu khổ thân tâm, tạo ra vinh nhục đổi dời, nổi trôi sinh tử, đắm chìm bể khổ, không thấy được ‘Đạo’.

Cho nên,

Phải thường quán xét tất cả vạn vật hiện tượng đều ‘không có tự tánh’.

Bên trong xem xét Tâm mình, Tâm không thật có gì để gọi là Tâm; ngoài xem xét Thân mình, Thân không thật có gì để gọi là Thân; ngoài nữa, xem xét Vạn Vật, Vạn Vật không thật có gì để gọi là Vạn Vật.

Xem xét quán chiếu, cả ba đều không có tự tánh, mà còn ‘cái thấy’ cả 3 đều không có tự tánh.

Chính ‘cái thấy’ này cũng là không tự tánh, hệt như ‘Tánh Không’ hay ‘Đạo’, đều không tự tánh vậy.

Phải biết,

Chính vì biết được điều này, nên có thể vượt qua mọi khổ nạn, mà khổ nạn căn bản nhất, tạo ra mọi thứ khổ nạn, chính là hiểu sai lầm bám chấp vào một thứ gọi là ‘bản ngã’ thật sự tồn tại.

Vì nhận ra ‘Tánh Không’ hay tạm gọi là ‘Đạo’ này, nên tâm hết chướng ngại, không còn sợ hãi, đập tan mọi vọng tưởng, mà thường được Thanh Tĩnh.

Thanh Tĩnh như vậy, dần dần nhận ra Chân Đạo, thấy rõ Đạo, hòa nhập cùng Đạo.

Đạo này ‘Ngộ’ mà ‘Tự’ được, được đây cũng là tạm gọi là ‘được’.

Bởi lẽ Đạo không phải ‘cố gắng’ mà được, vì Đạo vốn sẵn trong mỗi người từ ban sơ, đầy đủ, toàn hảo, vẹn toàn, toàn thiện..

Chỉ có ‘vọng tâm’ ‘vô minh’ làm xa rời Chân Đạo, tạo tác khổ đau luân hồi sinh tử..

Cho nên,

Ngộ được Đạo mà thường Thanh Tĩnh, có thể Tâm Truyền Thánh Đạo vậy..”

Những âm thanh mang nội dung ‘thâm sâu’ ‘vi diệu’ này liên tục chấn động tinh thần Minh, tưới tẩm cả người cậu, khiến cho khai mở rộng rãi sự ‘thấu hiểu’ của Minh.


Sự chấn động của Minh cũng lan ra bên ngoài, tác động vào cả ba người Matheus, Thena và Novus đang tụng niệm Thanh Tĩnh Kinh.

Bỗng nhiên như được trợ thêm lực, làm cả ba dần nhập vào sự thấu hiểu của bài Kinh, cũng đem tác dụng của bài Kinh đối với ba người nâng lên một tầm cao mới.

Mà song song đó cũng làm không phải chỉ mỗi tinh thần mà cả pháp nguyên của cả ba cũng được tăng lên theo..

Về phía Minh, ngay sau khi âm thanh thuyết giảng trong thần thức đã tan biến, mà cậu vẫn không kiềm chế được rung động, lần lần xâu chuỗi, ghi nhớ lại trọn vẹn bài Kinh bằng thứ tiếng của mình, cộng với thứ tiếng ‘kỳ lạ’ kia.

Ngay khi cậu ghi nhớ xong, liền một sự xung chấn kịch liệt vang lên trong thần thức, cũng nghe Cấu Trúc thông báo.



[ Ký chủ vừa rơi vào trạng thái Ngộ Đạo, dẫn đến hoàn thành mặt ‘Thế Gian Pháp’ của Bát Nhã Thanh Tĩnh Tâm Kinh ]

[ Bài Kinh đã được cập nhật vào chức năng liên quan ]

[ Đồng thời ký chủ kích hoạt chức năng tương ứng trong Thiên Phú Ẩn Kẻ đi Tìm ]

[ Ký chủ được cộng 100 điểm vào quỹ tích, tương ứng Sinh Mệnh, Thần Thức và Năng Lượng Cấu Trúc ]

[ Tất cả những tác động ảnh hưởng tương quan đã được cập nhật vào Cấu Trúc ]



[ Do tác động của trạng thái Ngộ Đạo và Bản Kinh Văn, kỹ năng bị động Điềm Tĩnh đã được nâng cấp thành kỹ năng bị động Thiền Định ]

[ Ký chủ được cộng 15 điểm vào quỹ tích, tương ứng Sinh Mệnh, Thần Thức và Năng Lượng Cấu Trúc ]

[ Tất cả những tác động ảnh hưởng tương quan đã được cập nhật vào Cấu Trúc ]



[ Do tác động của trạng thái Ngộ Đạo và Bản Kinh Văn, kỹ năng bị động Tiếng Chuông đã được nâng cấp thành kỹ năng bị động Pháp Âm ]

[ Ký chủ được cộng 15 điểm vào quỹ tích, tương ứng Sinh Mệnh, Thần Thức và Năng Lượng Cấu Trúc ]

[ Tất cả những tác động ảnh hưởng tương quan đã được cập nhật vào Cấu Trúc ]


truyện siêu hay :
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện