Cố thị là một người yêu hoa nên hoa viên của phủ Bác Vọng hầu không chỉ có ở một nơi.
Như Ý biết rằng Mạnh Nguyên là “khách quý” ở trong phủ nên không dám thất lễ với nàng. Thoạt đầu Như Ý định đưa nàng đến bên cạnh hồ sen ở lối cửa thứ tư. Đây là nơi tuyệt đẹp để thưởng hoa hóng mát.
Mạnh Nguyên cũng không muốn gặp phiền phức, hơn nữa nàng sợ tổ thái phu nhân và mẫu thân mình nói chuyện không hợp nhau sẽ tan rã trong không vui nên nàng ngồi ở gần cửa chờ đợi và để dễ bề lui thân.
Vì vậy, nàng chỉ ngắm hoa cỏ dưới hành lang gấp khúc trong viện Tam Tư đường phía tây bắc cho tiện.
Như Ý sợ Mạnh Nguyên cảm thấy nhàm chán nên chỉ vào mấy chậu trước mặt và giới thiệu với nàng: “Đây là ngọc tú cầu, còn đây là hoa hồ điệp. Ở đây còn có những bông hoa chỉ mới chớm nụ như ngọc lựu tịnh đế này, là giống mà năm xưa lão Hầu gia tìm thấy ở Tây Vực, cả Phụng Kinh này chỉ phủ của nô tì mới có thôi ạ...”
Mạnh Nguyên xúc động, trong lòng càng thêm bùi ngùi. Sao nàng có thể không nhận ra được cơ chứ?
Chính viện nơi nàng ở lúc đầu từng vô cùng rực rỡ, bốn mùa luôn xanh tốt. Ngoài những loài hoa yên lăng mà Mộ Hoài bỏ một số tiền lớn để cấy ghép ra thì những cây còn lại đều do Cố thị phái người chọn lựa. Vì ngọc lựu tịnh đế này có ý nghĩa tốt lành nên vào ngày diễn ra hôn sự của nàng, khắp hỉ phòng cũng được đặt vài chậu để đón khách.
Mọi người trong Tây phủ đều ghen tị đến đỏ cả mắt. Đâu ai ngờ rằng phu nhân Cố thị sẽ nâng đỡ một tiểu bối bị ép thành hôn như vậy.
Ngẫm thấy, nàng có tài đức gì chứ, không những được phu quân săn sóc mà còn được bề trên yêu quý. Thật sự là phúc phận tu mấy kiếp mới được.
Mới vừa rồi còn hoài nghi Mộ Hoài “sủng ái” nàng là do có dụng ý khác nhưng giờ nàng đã bình tâm suy nghĩ lại thật kỹ.
Mình có gì đáng để Mộ Hoài mưu toan đâu? Những người khác có thể sẽ làm trò, nhưng bảo Mộ Hoài có tâm ý vụng về giả vờ giả vịt đi lừa ai đó, vậy trừ khi nước trong hồ Kim Minh khô cạn, tiếng chuông trong Lạc Lâm tự ngơi nghỉ thì may ra.
Đừng nói mình chỉ là một nữ quyến khuê trung hết sức bình thường mà dù cho có là phủ Thừa Bình hầu thì e rằng cũng không thể lọt vào mắt của Mộ Hoài được.
Song nếu nói Mộ Hoài thật lòng thật dạ đối xử với nàng thì Mạnh Nguyên lại càng không thể nghĩ ra nguyên do.
Xét về ngoại hình, bàn về gia thế và về khả năng tất yếu về chuyện hai người phải kết hôn thì hẳn Mộ Hoài sẽ không thể vừa gặp đã thương được đâu nhỉ?
Nếu nàng thật sự có bản lĩnh mê hoặc, vậy vừa nãy Mộ Hoài sẽ không đến mức chỉ gật đầu rồi bỏ đi.
Biết rõ hai bên gia đình đang bàn chuyện hôn sự nhưng Mộ Hoài lại không có ý định chuyện trò với nhạc gia. Điều này đủ để cho thấy chàng dự tính sẽ “giải quyết việc chung” cho việc này rồi.
Thấy Mạnh Nguyên không hào hứng, Như Ý tưởng nàng bất mãn việc mình gây ồn ào nên chỉ im lặng đứng dưới bậc thềm. Tuy vậy, lúc này Như Ý lại vô tình phát hiện có một người đang đứng bên cửa sổ lầu các ở chính viện phía bắc và nhìn chằm chằm về phía nàng ấy và cô nương Mạnh gia.
Nhìn kỹ lại, Như Ý nhận ra ấy là Mộ Hoài đã đổi sang y phục thường ngày.
Như Ý không kìm được bèn lẩm bẩm: “Hầu gia?”
*
Mộ Hoài đang đứng bên cạnh cửa sổ lầu các của chính viện.
Chéo về phía trước là một góc viện của Cố thị, xung quanh được bao bọc bởi hành lang chạm trổ và sơn vẽ. Trên khung cửa được trang trí bằng những nhánh dây leo hoan hỉ đằng, đi thẳng vào là tám bức tranh hoa sen dát vàng từng do các cao tăng của Lạc Lâm tự khai quang.
Trong những ngày hè nóng nực, có khi Mộ Hoài xử lý xong công vụ ở thư phòng tại lầu dưới, chàng sẽ đứng đây nhìn Trương bà tử và những người hầu đi đi lại lại. Bọn họ sẽ chuyển những cây cảnh đã khô héo đi và thay thành những cây tươi tốt khác.
Thỉnh thoảng tổ mẫu sẽ đích thân đến, tay cầm theo cây kéo tỉa cành màu đỏ cắt sửa nhành hoa. Thấy Mộ Hoài đứng trên lầu lặng lẽ ngắm nhìn, bà sẽ cười nói: “Muốn xem thì cứ thoải mái xuống đây, uổng cho bây giờ con là Hầu gia cơ đấy, càng sống càng thụt lùi rồi...”
Mọi người trong nhà, đến triều đình và dân gian, ai nghe thấy danh hiệu Mộ Thái tuế của chàng đều sợ mất mật, song chỉ có tổ mẫu mới nói chuyện với Mộ Hoài bằng giọng điệu yêu chiều như vậy.
Dường như Mộ Hoài quay trở lại thời mình còn cha và anh, dù cho lúc đó bướng bỉnh ra sao, gây rắc rối lớn thế nào thì đều có tổ mẫu che chở cho chàng.
Đến tận bây giờ, chàng trở thành nam đinh duy nhất trong nhà. Vậy nên để bảo vệ Hầu phủ, bảo vệ một nhà tổ mẫu được bình yên và êm ấm thì dẫu cho Mộ Hoài có vào núi đao biển lửa, nhận bao nhiêu chỉ trích cũng chẳng hề gì.
Thế nhưng, trong những giấc mơ gần đây lại có điềm báo chẳng lành. Những cành hoa ở Tam Tư đường đều lụi tàn hết cả, thêm Kim Ô vệ cầm binh khí sáng lóa xô đẩy đuổi người hầu của mình ra ngoài cổng.
Cảnh tượng này quá đỗi chân thật, tới khi Mộ Hoài tỉnh giấc mà vẫn còn cảm thấy nổi giận đùng đùng.
...
Hôm nay khi đến căn phòng gác mái này vì thật ra chàng không quá nhiều công vụ cần xử lý. Vốn dĩ Mộ Hoài đang đợi sai vặt của mình là Hàn Tinh chuẩn bị sẵn mọi thứ để ra ngoài, sau đó chàng sẽ đến chào tổ mẫu rồi phải đi xa nhà một chuyến.
Bỗng chốc Mộ Hoài thoáng nhìn thấy một đoạn áo tơ xanh biếc như bầu trời ở dưới hành lang. Một thiếu nữ mắt ngọc mày ngài đang ló người ra, ngón tay nhẹ nhàng v.uốt ve những nụ hoa hồ điệp mới chớm nở, thế nhưng gương mặt lại tỏ ra ngơ ngác khiến Mộ Hoài không khỏi cảm thấy như đã từng quen biết.
Đúng rồi, chàng nhớ lại đã gặp nàng ở cửa Tam Tư đường, là Bát cô nương Mạnh gia.
Nói cách khác, đấy là đích thê chính thất mà Mộ Hoài chàng sắp cầu hôn.
Người được chọn làm thê này, Mộ Hoài khó thể nói chàng hài lòng bao nhiêu nhưng cũng không tồi. Ít nhất trong lúc nhạy cảm khi các hoàng tử đều đang ngo ngoe rục rịch này, thì Mạnh gia đã thích hợp lắm rồi.
Bằng không Hoàng đế sẽ không công khai ban thưởng ngọc bích tiền triều, ý là ông ta vẫn muốn dùng chàng đây mà.
Nếu bắt buộc phải cưới, vậy khi lấy nhau về chàng sẽ đối xử tốt với nàng, nhờ nàng trong nhà làm tròn bổn phận thê tử, còn ra ngoài thì phải biết cách đối đáp với đám mệnh phụ bụng dạ khó lường kia. Nếu hiện giờ nàng không kham nổi thì chọn thêm vài nữ sử có năng lực, miễn nàng có thể giữ yên nhà cửa là được.
Nghĩ vậy, Mộ Hoài giơ tay lên toan đóng cửa sổ lại.
Bị người khác nhìn thấy, chỉ sợ họ sẽ tưởng rằng chàng là bi.ến thái.
Đột nhiên, nàng khẽ giơ ống tay áo lên để lộ cánh tay ngọc trắng như ngó sen, bên trên đeo một chiếc vòng tay mã não đỏ sẫm xen kẽ hạt vàng, tỏa sáng lấp lánh dưới ánh mặt trời.
Mộ Hoài bất chợt hoảng hốt.
Trong giấc mơ, hình như chàng cũng thấy một chiếc váy xanh hệt như vậy. Nàng ngồi trên một chiếc ghế đẩu thấp và nhặt ra một chậu mớ rau dại mới hái trên núi, đoạn ngoái đầu cười với chàng: “Lục lang, tối nay ta sẽ nấu món vằn thắn với lá hương thung cho chàng nhé. Đảm bảo chàng ăn rồi lại muốn ăn nữa...”
Chàng thực sự không thể nhớ rõ khuôn mặt của phụ nhân đó, nhưng khi nàng ấy đưa tay lên lau mồ hôi, trên cổ tay gầy guộc nọ cũng có một chiếc vòng mã não đỏ thẫm như vậy...
Điều này thật sự trùng hợp quá rồi...
Mộ Hoài toan nhìn kỹ hơn nhưng người dưới hành lang đã rụt người lại, còn Như Ý khom người xuống.
Vì khoảng cách xa nên hai bên không tài nào vấn an được. Mộ Hoài vờ che mặt ho khan, nhác thấy người mặc áo xanh đã đứng dậy và men theo hiên hành lang bước trở về.
Bất giác Mộ Hoài lại nở một nụ cười mê ly.
Nếu rảnh rỗi, chàng sẽ sai đầy tớ đi dò thám xem rốt cuộc Bát cô nương Mạnh gia nọ có biết làm vằn thắn không.
*
Cố thị và Nghê thị đã đạt được sự thống nhất. Những chuyện còn lại họ không vội vàng quyết định ngay.
Những gia tộc lớn bàn chuyện hôn sự, sẽ là một trò cười nếu họ thật sự thảo luận ngay tại sảnh về chuyện nhà bà ra bao nhiêu sính lễ hay nhà tôi xứng được bao nhiêu hồi môn.
Sau khi mượn cớ đi thưởng hoa, việc còn lại đó là vừa ngắm cảnh vừa dự tiệc ở nhà thủy tạ phía đông Tam Tư Đường.
Phù thị không xuất hiện nữa, không biết tự thấy mình đã mất thể diện trước mặt vãn bối, hay không muốn gặp người khác, hay đã bị Cố thị ràng buộc không cho phép đến.
Nghê thị và Mạnh Nguyên cũng không hỏi. Trong phòng, mọi người nâng ly cạn chén. Ngay cả Mạnh Nguyên cũng phá lệ uống một chén rượu mai tử cho Cố thị. Cố thị, với gương mặt ửng hồng, kéo tay Mạnh Nguyên không buông, còn bảo không cho nàng về Mạnh phủ.
Mặc kệ là có phải diễn hay không thì tất cả những người xung quanh đều nhìn rõ. Họ thầm biết vài tháng nữa e rằng người quản lý nhà cửa sắp phải thay đổi rồi.
Khi hoàng hôn sắp xuống, dù Cố thị không nỡ nhưng phải tiễn hai mẹ con Nghê thị và Mạnh Nguyên ra về. An ma ma ở bên cạnh khuyên nhủ: “Mười ngày nữa là đại thọ của ngài. Đến hôm đó, ngài có thể gặp lại Nghê thị và Nguyên tỷ nhi rồi. Tạm chia tay vài ngày thôi, ngài hãy tích góp phúc phận cho ngày sau đi ạ.”
Lúc này, Cố thị mới bịn rịn chia tay.
Mạnh Nguyên đã uống rượu nên trên đường về cứ nửa ngủ nửa tỉnh tựa vào Nghê thị. Trên đỉnh đầu nàng vang lên giọng nói hiền hậu của mẫu thân.
“Con gái của mẹ à, mẹ thấy vị tổ thái phu nhân Mộ gia này thật lòng và chân thành với con lắm. Nếu sau này mẫu thân bảo con làm cháu ngoan của bà ấy thì con có bằng lòng không?”
Như Ý biết rằng Mạnh Nguyên là “khách quý” ở trong phủ nên không dám thất lễ với nàng. Thoạt đầu Như Ý định đưa nàng đến bên cạnh hồ sen ở lối cửa thứ tư. Đây là nơi tuyệt đẹp để thưởng hoa hóng mát.
Mạnh Nguyên cũng không muốn gặp phiền phức, hơn nữa nàng sợ tổ thái phu nhân và mẫu thân mình nói chuyện không hợp nhau sẽ tan rã trong không vui nên nàng ngồi ở gần cửa chờ đợi và để dễ bề lui thân.
Vì vậy, nàng chỉ ngắm hoa cỏ dưới hành lang gấp khúc trong viện Tam Tư đường phía tây bắc cho tiện.
Như Ý sợ Mạnh Nguyên cảm thấy nhàm chán nên chỉ vào mấy chậu trước mặt và giới thiệu với nàng: “Đây là ngọc tú cầu, còn đây là hoa hồ điệp. Ở đây còn có những bông hoa chỉ mới chớm nụ như ngọc lựu tịnh đế này, là giống mà năm xưa lão Hầu gia tìm thấy ở Tây Vực, cả Phụng Kinh này chỉ phủ của nô tì mới có thôi ạ...”
Mạnh Nguyên xúc động, trong lòng càng thêm bùi ngùi. Sao nàng có thể không nhận ra được cơ chứ?
Chính viện nơi nàng ở lúc đầu từng vô cùng rực rỡ, bốn mùa luôn xanh tốt. Ngoài những loài hoa yên lăng mà Mộ Hoài bỏ một số tiền lớn để cấy ghép ra thì những cây còn lại đều do Cố thị phái người chọn lựa. Vì ngọc lựu tịnh đế này có ý nghĩa tốt lành nên vào ngày diễn ra hôn sự của nàng, khắp hỉ phòng cũng được đặt vài chậu để đón khách.
Mọi người trong Tây phủ đều ghen tị đến đỏ cả mắt. Đâu ai ngờ rằng phu nhân Cố thị sẽ nâng đỡ một tiểu bối bị ép thành hôn như vậy.
Ngẫm thấy, nàng có tài đức gì chứ, không những được phu quân săn sóc mà còn được bề trên yêu quý. Thật sự là phúc phận tu mấy kiếp mới được.
Mới vừa rồi còn hoài nghi Mộ Hoài “sủng ái” nàng là do có dụng ý khác nhưng giờ nàng đã bình tâm suy nghĩ lại thật kỹ.
Mình có gì đáng để Mộ Hoài mưu toan đâu? Những người khác có thể sẽ làm trò, nhưng bảo Mộ Hoài có tâm ý vụng về giả vờ giả vịt đi lừa ai đó, vậy trừ khi nước trong hồ Kim Minh khô cạn, tiếng chuông trong Lạc Lâm tự ngơi nghỉ thì may ra.
Đừng nói mình chỉ là một nữ quyến khuê trung hết sức bình thường mà dù cho có là phủ Thừa Bình hầu thì e rằng cũng không thể lọt vào mắt của Mộ Hoài được.
Song nếu nói Mộ Hoài thật lòng thật dạ đối xử với nàng thì Mạnh Nguyên lại càng không thể nghĩ ra nguyên do.
Xét về ngoại hình, bàn về gia thế và về khả năng tất yếu về chuyện hai người phải kết hôn thì hẳn Mộ Hoài sẽ không thể vừa gặp đã thương được đâu nhỉ?
Nếu nàng thật sự có bản lĩnh mê hoặc, vậy vừa nãy Mộ Hoài sẽ không đến mức chỉ gật đầu rồi bỏ đi.
Biết rõ hai bên gia đình đang bàn chuyện hôn sự nhưng Mộ Hoài lại không có ý định chuyện trò với nhạc gia. Điều này đủ để cho thấy chàng dự tính sẽ “giải quyết việc chung” cho việc này rồi.
Thấy Mạnh Nguyên không hào hứng, Như Ý tưởng nàng bất mãn việc mình gây ồn ào nên chỉ im lặng đứng dưới bậc thềm. Tuy vậy, lúc này Như Ý lại vô tình phát hiện có một người đang đứng bên cửa sổ lầu các ở chính viện phía bắc và nhìn chằm chằm về phía nàng ấy và cô nương Mạnh gia.
Nhìn kỹ lại, Như Ý nhận ra ấy là Mộ Hoài đã đổi sang y phục thường ngày.
Như Ý không kìm được bèn lẩm bẩm: “Hầu gia?”
*
Mộ Hoài đang đứng bên cạnh cửa sổ lầu các của chính viện.
Chéo về phía trước là một góc viện của Cố thị, xung quanh được bao bọc bởi hành lang chạm trổ và sơn vẽ. Trên khung cửa được trang trí bằng những nhánh dây leo hoan hỉ đằng, đi thẳng vào là tám bức tranh hoa sen dát vàng từng do các cao tăng của Lạc Lâm tự khai quang.
Trong những ngày hè nóng nực, có khi Mộ Hoài xử lý xong công vụ ở thư phòng tại lầu dưới, chàng sẽ đứng đây nhìn Trương bà tử và những người hầu đi đi lại lại. Bọn họ sẽ chuyển những cây cảnh đã khô héo đi và thay thành những cây tươi tốt khác.
Thỉnh thoảng tổ mẫu sẽ đích thân đến, tay cầm theo cây kéo tỉa cành màu đỏ cắt sửa nhành hoa. Thấy Mộ Hoài đứng trên lầu lặng lẽ ngắm nhìn, bà sẽ cười nói: “Muốn xem thì cứ thoải mái xuống đây, uổng cho bây giờ con là Hầu gia cơ đấy, càng sống càng thụt lùi rồi...”
Mọi người trong nhà, đến triều đình và dân gian, ai nghe thấy danh hiệu Mộ Thái tuế của chàng đều sợ mất mật, song chỉ có tổ mẫu mới nói chuyện với Mộ Hoài bằng giọng điệu yêu chiều như vậy.
Dường như Mộ Hoài quay trở lại thời mình còn cha và anh, dù cho lúc đó bướng bỉnh ra sao, gây rắc rối lớn thế nào thì đều có tổ mẫu che chở cho chàng.
Đến tận bây giờ, chàng trở thành nam đinh duy nhất trong nhà. Vậy nên để bảo vệ Hầu phủ, bảo vệ một nhà tổ mẫu được bình yên và êm ấm thì dẫu cho Mộ Hoài có vào núi đao biển lửa, nhận bao nhiêu chỉ trích cũng chẳng hề gì.
Thế nhưng, trong những giấc mơ gần đây lại có điềm báo chẳng lành. Những cành hoa ở Tam Tư đường đều lụi tàn hết cả, thêm Kim Ô vệ cầm binh khí sáng lóa xô đẩy đuổi người hầu của mình ra ngoài cổng.
Cảnh tượng này quá đỗi chân thật, tới khi Mộ Hoài tỉnh giấc mà vẫn còn cảm thấy nổi giận đùng đùng.
...
Hôm nay khi đến căn phòng gác mái này vì thật ra chàng không quá nhiều công vụ cần xử lý. Vốn dĩ Mộ Hoài đang đợi sai vặt của mình là Hàn Tinh chuẩn bị sẵn mọi thứ để ra ngoài, sau đó chàng sẽ đến chào tổ mẫu rồi phải đi xa nhà một chuyến.
Bỗng chốc Mộ Hoài thoáng nhìn thấy một đoạn áo tơ xanh biếc như bầu trời ở dưới hành lang. Một thiếu nữ mắt ngọc mày ngài đang ló người ra, ngón tay nhẹ nhàng v.uốt ve những nụ hoa hồ điệp mới chớm nở, thế nhưng gương mặt lại tỏ ra ngơ ngác khiến Mộ Hoài không khỏi cảm thấy như đã từng quen biết.
Đúng rồi, chàng nhớ lại đã gặp nàng ở cửa Tam Tư đường, là Bát cô nương Mạnh gia.
Nói cách khác, đấy là đích thê chính thất mà Mộ Hoài chàng sắp cầu hôn.
Người được chọn làm thê này, Mộ Hoài khó thể nói chàng hài lòng bao nhiêu nhưng cũng không tồi. Ít nhất trong lúc nhạy cảm khi các hoàng tử đều đang ngo ngoe rục rịch này, thì Mạnh gia đã thích hợp lắm rồi.
Bằng không Hoàng đế sẽ không công khai ban thưởng ngọc bích tiền triều, ý là ông ta vẫn muốn dùng chàng đây mà.
Nếu bắt buộc phải cưới, vậy khi lấy nhau về chàng sẽ đối xử tốt với nàng, nhờ nàng trong nhà làm tròn bổn phận thê tử, còn ra ngoài thì phải biết cách đối đáp với đám mệnh phụ bụng dạ khó lường kia. Nếu hiện giờ nàng không kham nổi thì chọn thêm vài nữ sử có năng lực, miễn nàng có thể giữ yên nhà cửa là được.
Nghĩ vậy, Mộ Hoài giơ tay lên toan đóng cửa sổ lại.
Bị người khác nhìn thấy, chỉ sợ họ sẽ tưởng rằng chàng là bi.ến thái.
Đột nhiên, nàng khẽ giơ ống tay áo lên để lộ cánh tay ngọc trắng như ngó sen, bên trên đeo một chiếc vòng tay mã não đỏ sẫm xen kẽ hạt vàng, tỏa sáng lấp lánh dưới ánh mặt trời.
Mộ Hoài bất chợt hoảng hốt.
Trong giấc mơ, hình như chàng cũng thấy một chiếc váy xanh hệt như vậy. Nàng ngồi trên một chiếc ghế đẩu thấp và nhặt ra một chậu mớ rau dại mới hái trên núi, đoạn ngoái đầu cười với chàng: “Lục lang, tối nay ta sẽ nấu món vằn thắn với lá hương thung cho chàng nhé. Đảm bảo chàng ăn rồi lại muốn ăn nữa...”
Chàng thực sự không thể nhớ rõ khuôn mặt của phụ nhân đó, nhưng khi nàng ấy đưa tay lên lau mồ hôi, trên cổ tay gầy guộc nọ cũng có một chiếc vòng mã não đỏ thẫm như vậy...
Điều này thật sự trùng hợp quá rồi...
Mộ Hoài toan nhìn kỹ hơn nhưng người dưới hành lang đã rụt người lại, còn Như Ý khom người xuống.
Vì khoảng cách xa nên hai bên không tài nào vấn an được. Mộ Hoài vờ che mặt ho khan, nhác thấy người mặc áo xanh đã đứng dậy và men theo hiên hành lang bước trở về.
Bất giác Mộ Hoài lại nở một nụ cười mê ly.
Nếu rảnh rỗi, chàng sẽ sai đầy tớ đi dò thám xem rốt cuộc Bát cô nương Mạnh gia nọ có biết làm vằn thắn không.
*
Cố thị và Nghê thị đã đạt được sự thống nhất. Những chuyện còn lại họ không vội vàng quyết định ngay.
Những gia tộc lớn bàn chuyện hôn sự, sẽ là một trò cười nếu họ thật sự thảo luận ngay tại sảnh về chuyện nhà bà ra bao nhiêu sính lễ hay nhà tôi xứng được bao nhiêu hồi môn.
Sau khi mượn cớ đi thưởng hoa, việc còn lại đó là vừa ngắm cảnh vừa dự tiệc ở nhà thủy tạ phía đông Tam Tư Đường.
Phù thị không xuất hiện nữa, không biết tự thấy mình đã mất thể diện trước mặt vãn bối, hay không muốn gặp người khác, hay đã bị Cố thị ràng buộc không cho phép đến.
Nghê thị và Mạnh Nguyên cũng không hỏi. Trong phòng, mọi người nâng ly cạn chén. Ngay cả Mạnh Nguyên cũng phá lệ uống một chén rượu mai tử cho Cố thị. Cố thị, với gương mặt ửng hồng, kéo tay Mạnh Nguyên không buông, còn bảo không cho nàng về Mạnh phủ.
Mặc kệ là có phải diễn hay không thì tất cả những người xung quanh đều nhìn rõ. Họ thầm biết vài tháng nữa e rằng người quản lý nhà cửa sắp phải thay đổi rồi.
Khi hoàng hôn sắp xuống, dù Cố thị không nỡ nhưng phải tiễn hai mẹ con Nghê thị và Mạnh Nguyên ra về. An ma ma ở bên cạnh khuyên nhủ: “Mười ngày nữa là đại thọ của ngài. Đến hôm đó, ngài có thể gặp lại Nghê thị và Nguyên tỷ nhi rồi. Tạm chia tay vài ngày thôi, ngài hãy tích góp phúc phận cho ngày sau đi ạ.”
Lúc này, Cố thị mới bịn rịn chia tay.
Mạnh Nguyên đã uống rượu nên trên đường về cứ nửa ngủ nửa tỉnh tựa vào Nghê thị. Trên đỉnh đầu nàng vang lên giọng nói hiền hậu của mẫu thân.
“Con gái của mẹ à, mẹ thấy vị tổ thái phu nhân Mộ gia này thật lòng và chân thành với con lắm. Nếu sau này mẫu thân bảo con làm cháu ngoan của bà ấy thì con có bằng lòng không?”
Danh sách chương