Loay hoay một hồi trong phòng tắm, Trác Hạo không phiền Lục Vũ Thanh mặc đồ cho mình nữa, kéo kéo lên, tạm như mặc xong cái quần. Hơi ẩm trong phòng tắm chưa tan đi, trên mặt gương còn bám một lớp nước mỏng.

Trác Hạo giơ tay chùi sạch, mặt mũi trong gương không quá hốc hác, cắt chỉ cũng lâu rồi. Lúc nằm viện thích quấn kín đầu lại là vì anh không muốn nhìn cái đầu trọc lốc nọ, xế chiều đến phòng khám tháo băng nên bây giờ trên chỗ vết thương có mỗi miếng băng dán, quả trứng ngâm tương cứ vậy lồ lộ ra trước mắt.

“Ai.” Trác Hạo quay mặt sang chỗ khác thở dài, khó coi vãi.

Lục Vũ Thanh đứng ngoài một thôi một hồi, nghe trong phòng tắm không có tiếng động gì lại nhắm tịt mắt tới gõ cửa. Vừa đẩy ra, y đã thấy Trác Hạo đứng trước gương, biểu cảm có vẻ quạu cọ khó chịu.

Quần xiên xiên xẹo xẹo vắt ngang hông, chân Trác Hạo dài thật, bắp chân thon dài thẳng tắp dưới ống quần đùi rộng có phần đẹp đẽ, cơ bắp sau lưng rõ ràng, tỷ lệ cơ thể khá vừa mắt với eo nhỏ và vai cũng không quá rộng. Hơi ẩm trong phòng tắm hun đôi mắt và chóp mũi Trác Hạo đỏ bừng ướt át.

“Mặc áo hộ tôi với.” Trác Hạo chỉ vào cái áo trên máy giặt. Quần anh còn mặc được, chứ áo thì thôi đành chịu.

Lục Vũ Thanh đưa mắt nhìn chiếc áo ngắn tay của Trác Hạo, lại nhìn về tay anh: “Để em tìm đồ cho anh.” Nói đoạn, y quay đầu vào tủ quần áo mình lấy một chiếc sơ mi ra.

Quần áo y hơi lớn hơn cỡ người Trác Hạo, nhưng giờ điều kiện chỉ có thế, anh cũng mặc tạm cho xong.

Thay quần áo tử tế, Trác Hạo nhường phòng tắm cho Lục Vũ Thanh: “Cậu tắm đi, có chỗ nào trong nhà tôi không được vào không?”

Lục Vũ Thanh cười lắc đầu: “Anh Hạo cứ tự nhiên.”

Lần anh tới nhà y thay bóng đèn nhân tiện ăn bữa cơm trước cũng không quan sát kĩ, thứ duy nhất tồn tại trong ấn tượng chỉ có hai chữ “sạch sẽ”.

Căn hộ này hai phòng ngủ một phòng khách, một bên là phòng ngủ, bên còn lại chắc là phòng chứa đồ. Trác Hạo giơ tay đi vào trong, đang đi đến gần tường chợt nhìn thấy một chiếc bảng vẽ. Anh chợt nhớ ra Lục Vũ Thanh học mỹ thuật đây mà.

Tuy y nói anh cứ tự nhiên, anh vẫn liếc nhìn vào phòng tắm, chần chừ giây lát mới mở ra, thấy một tờ giấy vẽ phẳng phiu kẹp bên trong.

Những hiểu biết của Trác Hạo về hội họa rất hạn hẹp, anh chỉ biết mấy bức vẽ truyền thống là phải đóng khung treo trên tường, còn mấy bức phác họa thì cầm cây bút nguệch ngoạc quẹt vài đường, chạm một cái là dính đầy vệt chì. Anh không biết Lục Vũ Thanh giỏi cái nào.

Mùa hè tiết trời ẩm nồng, giấy khổ lớn dễ bị ẩm mốc làm màu loang ra không ít. Thế nhưng vẫn nhìn ra đường nét của một người, dưới góc phải là cái tên hai chữ mà Trác Hạo dễ dàng nhớ được, người yêu cũ tên “Lương Ngân” của Lục Vũ Thanh.

Chữ “Lương Ngân” tương đối phức tạp, mực nhòe nghiêm trọng đến mức nhìn không ra dáng vẻ ban đầu.

*Lương Ngân (梁鄞)

Trác Hạo lật thêm vài tờ nữa, bức vẽ hoa sen này không bị ẩm, số lượng màu cũng nhiều hơn vẽ người, hồng hồng xanh xanh. Mấy tranh cảnh vật này nọ anh coi cũng chẳng hiểu, chỉ biết là trông được hay không vậy thôi.

Thật khó tưởng tượng Lục Vũ Thanh đã đặt bút vẽ giữa khung cảnh thế nào, có lẽ là giữa một chốn thanh tĩnh, yên bình…

“Anh Hạo?” Lục Vũ Thanh tắm xong ra phòng khách lại không thấy Trác Hạo, hóa ra là trong phòng.

Trác Hạo giật thót, luống cuống nhét bản vẽ về chỗ cũ. Lục Vũ Thanh không cho phép anh lục lọi lung tung, bức tranh này còn về mối tình đầu nữa, ít nhiều cũng thấy chột dạ.

Anh dùng được có một tay, làm gì cũng không ra hồn. Bảng vẽ ngược tay, phần đế lệch một cái làm đống giấy kẹp bên trong rơi đầy đất.

“Đụ…” Trác Hạo nhỏ tiếng chửi, chưa kịp ngồi xổm xuống cổ tay đã bị Lục Vũ Thanh nắm lấy.

Trên đầu là giọng nói của Lục Vũ Thanh: “Để em.”

Trác Hạo bứt rứt kì lạ: “Xin lỗi cậu…”

“Không sao mà.” Lục Vũ Thanh vừa thu dọn vừa nói chuyện với anh, còn ngẩng đầu lên nhìn anh mỉm cười: “Cất ở đây lâu quá, em quên hết rồi.”

Giọng điệu của y rất tự nhiên, tâm trạng không vì một hai tờ giấy vẽ mà nổi gió.

Lúc nhặt bức chân dung không ra hình người kia, Lục Vũ Thanh giơ lên nhìn trong chốc lát, sau đó vo lại ném thẳng vào thùng rác.

Vài giây khựng lại là chút hoài niệm về tình yêu đã qua, là từ bỏ không vấn vương, muốn mọi thứ sớm kết thúc.

Hai người ngầm hiểu nhau im lặng, Trác Hạo lên tiếng, thuận miệng hỏi: “Sao cậu không vẽ nữa?”

Con người như Trác Hạo không có trình độ nghệ thuật, không nghiên cứu học thuật, thậm chí trình độ học vấn cũng thấp. Anh ngưỡng mộ nhất những ai đã học xong đại học như Lục Vũ Thanh vậy, khí chất của người đọc sách khác anh nhiều lắm. Như Lục Vũ Thanh dừng chân một lần nơi con phố này là bông sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” vậy.

“Vẽ…” Lục Vũ Thanh cười khổ, “Vẽ tranh không phải công việc đàng hoàng…”

“Hả?” Trác Hạo thắc mắc nhìn y, vẽ tranh không đàng hoàng vậy đám tiểu thương không chí cầu tiến như họ thì gọi là cái loại gì?

Lục Vũ Thanh đỡ bảng vẽ rơi xuống đất, sửa sang giấy tờ rồi đặt về chỗ cũ. Y thuận tay dịch cái ghế qua ý nói Trác Hạo ngồi xuống, mình thì dựa vào cạnh bàn.

“Ba em nói vẽ tranh không phải công việc đàng hoàng, Lương Ngân cũng nói vậy.” Lục Vũ Thanh mân mê đầu ngón tay, hành động không giống người trưởng thành như y sẽ làm.

Người ngoài nhìn vào hẳn ai cũng hâm mộ gia đình của Lục Vũ Thanh. Nhưng cha y, một giáo sư luôn quyết định mọi chuyện trong nhà, mẹ y là người phụ nữ hiền lành nhưng không có chủ kiến, hai chị em y đã lớn lên dưới sự định đoạt của cha như thế.

Sự “định đoạt” ấy bao gồm cả chuyên ngành học, công việc, lẫn đối tượng kết hôn sau này.

Nực cười là, một nhà giáo dạy sách trồng người lại vì áp lực công việc bắt ép con gái học hành cật lực. Vin vào việc không thể học nghề mình thích, đối tượng kết hôn cũng không thể tự do chọn lựa, Lục Dư Lâm cá tính cứng cỏi quyết liệt đã lựa chọn ra khỏi cái nhà đó.

Thuở ấy Lục Vũ Thanh còn nhỏ, không hiểu vì sao chị gái mình lại bỏ nhà đi. Từ nhỏ đến lớn y vẫn theo sự sắp đặt của cha trong mọi việc, cho đến lúc bước vào năm cấp ba, y nhận ra xu hướng tính dục của mình.

Đồng tính luyến ái là một chuyện đáng xấu hổ. Sau khi cha Lục Vũ Thanh biết chuyện, ông đã đưa Lục Vũ Thanh đến bác sĩ tâm thần.

Dạo những năm 90 ấy, đồng tính luyến ái đã không còn là bệnh tâm thần nữa. Thời bấy giờ trong nước cũng hiếm bác sĩ tâm thần, mà chuyện này không thể rêu rao cho cả làng cả xóm nghe được. Cha Lục Vũ Thanh trăn trở ngược xuôi mãi mới tìm được bác sĩ.

Trên bàn là một khối thủy tinh, lòng bàn tay y hơi lạnh: “Khi đó bác sĩ không nói gì về tính hướng cả, ông ấy nói em luôn muốn làm hài lòng người khác. Đến tận bây giờ em vẫn chưa hiểu ông ấy có ý gì.”

Đừng nói là khi ấy, thậm chí ngay cả bây giờ việc đi gặp nhà tâm lý luôn gắn liền với bệnh tâm thần. Lục Vũ Thanh ngày đó chỉ là một đứa trẻ mười lăm, mười sáu tuổi, rõ ràng sức ép tâm lý phải lớn đến mức nào.

Lục Vũ Thanh muốn làm cha mình vừa lòng, nhưng những gì trời sinh, những gì khắc trong từ trong gen không phải y nói đổi là có thể thay đổi.

Sự thất vọng của cha là một cực hình đối với Lục Vũ Thanh, vì dù y có cố gắng đến thế nào đi chăng nữa cũng sẽ không được ông công nhận. Y đã cố gắng làm một đứa trẻ ngoan.

Học tập theo yêu cầu của ba, tính cách khiêm tốn hòa nhã, rõ ràng họ hàng bạn bè ai ai cũng thích cũng khen y, tại sao ba vẫn không thôi than thở?

Sau đó, Lục Dư Lâm biết chuyện, tạm gác đồng tính luyến ái qua một bên, chị hỏi y: “Tiểu Lục, em còn muốn theo nghề vẽ không?”

Quá lâu rồi Lục Vũ Thanh không nghĩ đến chuyện này. Vì cha không thích, y sẽ vứt bỏ sở thích của mình.

“Ba nói…”

Lục Dư Lâm không để y nói hết: “Đừng để ý điều ông ấy nói, em nghĩ thế nào? Nếu tiếp tục vẽ thì sau này có dự định gì không?”

Cứ mải đi theo con đường cha trải sẵn, Lục Vũ Thanh không có mục tiêu, y rất mơ hồ và vô định.

“Em… làm thầy giáo…”

“Muốn vẽ thì tiếp tục vẽ, muốn làm thầy giáo thì học làm thầy.”

Đó là lần đầu tiên Lục Vũ Thanh làm trái ý cha mình. Y thi vào đại học mình muốn, sau đó gặp Lương Ngân. Mối tình đầu cộng thêm thời kỳ phản nghịch đến muộn làm y liên tục khiêu khích uy quyền của ông.

Ông đã nói một câu cực kỳ khó nghe: “Dù mày có vẽ vời hay làm giáo viên cũng không giờ làm ra được trò trống gì! Thành một tên đồng tính luyến ái cũng đừng có mơ kết cục tốt đẹp.”

“Ba em nói đúng, em xem như đã đạt đến mục tiêu rồi, bây giờ nhìn lại cũng chẳng ra trò trống gì. Nếu không nhờ chị, bây giờ cả cái siêu thị em cũng không mở được.” Lục Vũ Thanh tự ti cùng cực, sự nghiệp lẫn tình yêu y đều để vuột mất, như quay ngược về những năm mười lăm mười sáu mù mờ chênh vênh, “Không biết sau này phải làm sao đây…”

Dù điều kiện gia đình có khá khẩm hơn nữa, con người ta ai cũng sẽ có những dồn nén và khổ sở riêng.

Trác Hạo vùi mình trên ghế, ánh mắt dính trên người Lục Vũ Thanh: “Chỉ cần không mang đến gánh nặng cho xã hội là được. Cậu như vậy mà còn mặc cảm thì mấy người kéo nền kinh tế quốc gia đi xuống như tụi tôi như thế nào nữa.”

Lục Vũ Thanh biết Trác Hạo đang an ủi mình, cuộc sống dưới đáy xã hội cũng sống bằng lao động và đôi tay mình, y thì sao?

Trác Hạo như biết được suy nghĩ của Lục Vũ Thanh: “Tôi chỉ mong mình có người chị gái giúp đỡ như cậu. Anh chị em các thứ đấy, chẳng phải là quan hệ những thời điểm thế này sẽ đỡ đần lẫn nhau à.”

Giống như con trai Trác Hữu Quốc. Sau này cậu bé cần gì Trác Hạo sẽ giúp đỡ, vì tình thân máu mủ, và vì cả tình người.

Trác Hạo không biết đả thông tư tưởng suy nghĩ cho người ta thế nào, đá mũi chân lên mắt cá Lục Vũ Thanh: “Cậu cứ bám víu mấy thứ kia không bằng suy tính dự định sau này đi.”

Trác Hạo không dùng tí lực nào, mũi chân quẹt qua chỉ để lại cảm giác nhồn nhột. Lục Vũ Thanh cúi đầu nhìn sàn nhà: “Em không biết…”

“Chị cậu đã nói rồi mà?” Đứa nhỏ này, sao cứ tự dìm mình xuống chỗ bế tắc thế không biết? “Làm những gì cậu muốn làm.”

Chuyện mình muốn làm à…

Lục Vũ Thanh còn chưa nghĩ thử xem mình muốn gì. Trác Hạo cắn răng, trầm giọng hỏi: “Nhà cậu chỉ có một cái giường thôi?”
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện