*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Phần 1: Bạn cũ cõi trần
Chương 1: Người trở về
“ Hắn cảm giác mình thật sự đã ngủ say rất nhiều năm.”
Dịch: Erale
Beta: Cúc kiên cường, Chúi
Anh Văn nói với tôi, anh ấy là một kẻ nửa sống nửa chết. Mỗi lần nhắm mắt, qua vài năm sẽ lại bò ra khỏi cổng Vô Tướng[1].
[1] Cổng tam quan là một loại cổng có ba lối đi thường thấy ở chùa chiền. Bao gồm cửa vô tướng, cửa vô tác ở hai bên và cửa không ở giữa. Cửa không và cửa vô tướng luôn đóng chặt, chỉ có thể đi qua cửa vô tác. Vô tướng là thấy mọi sự đều hư giả, gợi lên suy nghĩ tiêu cực cho con người.
Tiết thanh minh năm 1921, tôi nhớ rõ hôm đó bầu trời ở Thiên Tân Vệ đổ cơn mưa lớn. Đó là lần thứ 11 anh ấy bước ra khỏi cổng vô tướng, cả người toàn là máu. Tôi tới đỡ anh, thật sự nhịn không được hỏi một câu.
Tôi bảo anh tội gì phải vậy, đi cũng đi rồi, sao cứ phải sống lại làm gì, có phải không buông bỏ được người nào đó không?
Tính anhấy chẳng dễ chịu gì cho cam hệt như đồn đãi. Anh không để ý tới tôi mà xoay người bước đi. Một lúc sau mới quay đầu hỏi tôi có gì để ăn không?
Sau này tôi lật xem mấy quyển sách cũ mới biết, phán quan một đời giữ mình công bằng liêm chính, tu hành là không vấn vương, không ngại ngần, không đánh mất chân tâm. Câu hỏi hôm đó của tôi đúng là thừa thãi, chắc do xem nhiều tiểu thuyết quá.
Tiết cốc vũ[2] năm nay tôi vẫn tự tay đốt cho anh hai chậu tiền vàng và thắp bảy nén hương, dáng vẻ của anh chẳng hề thay đổi, giống hệt như lúc tôi đón anh năm đó.
[2] cốc vũ – một trong 24 tiết trong một năm, vào khoảng 19, 20 hay 21 tháng tư.
Mai trắng phía sau núi đã nở được ba cành, không biết lần này anh ấy ngủ thêm bao nhiêu năm.
Ngày 25 tháng 4 năm 1995, mưa rào.
Thẩm Kiều ở Tây An
***
“25 năm.”
“Sao cơ?” Tài xế lớn giọng theo bản năng.
Tiết thanh minh năm nay, Ninh Châu cũng đổ mưa xối xả. Lúc xe taxi chạy ra khỏi núi Tướng Quân trời đã tối mịt, chương trình phát thanh giao thông nhắc nhở “ngày mưa trơn trượt, chú ý đường phía trước” lần thứ n, tài xế không nhịn được nhìn người ngồi đằng sau.
Hắn đón được hai vị khách một già một trẻ vô cùng quái gở.
Đứa bé trai thì gầy gò khoảng chừng sáu bảy tuổi nhưng lại mặc một chiếc áo thun rộng thùng thình. Hình như nó vừa té sml nên ướt sũng ướt sượt từ đầu tới chân, nửa bùn nửa nước mưa. Trước khi lên xe tài xế đưa cho nó một chiếc khăn bông, nó cũng chẳng thèm nói cám ơn.
Nói đúng hơn là nó chưa từng mở miệng, mãi tới vừa rồi mới nhè ra một câu. Giọng nói vừa trầm vừa lạnh chứ không non nớt bập bẹ như trẻ nhỏ.
Tài xế tưởng mình nghe nhầm bèn hỏi lại lần nữa: “Anh bạn nhỏ, cháu vừa mới nói à?”
Cậu bạn nhỏ không trả lời chỉ nhìn hắn. Đôi mắt nhìn thẳng vào kính chiếu hậu, con ngươi to tròn đen kịt.
Tài xế nói tiếp: “Tiếng loa phát thanh ban nãy ồn quá chú nghe không rõ, chỉ nghe thấy hai lăm hay là năm năm gì đó.”
Cậu bạn nhỏ vẫn im lìm không nói gì.
Tài xế cười gượng hai tiếng: “Anh bạn nhỏ?”
Cái miệng của anh bạn nhỏ như thể bị người ta khóa mất.
Cuối cùng ông lão ngồi bên cạnh không nhịn nổi, cười nói: “Thằng bé ban nãy trả lời tôi.”
Tài xế nghe xong liền lẩm bẩm, “Ông cũng vừa nói chuyện ấy hở? Tôi phát hiện vào núi một chuyến mà tai tôi như bị nghễnh ngãng hay sao ý.”
“Không phải.” Ông lão xoay chiếc nhẫn cũ trên ngón trỏ, ngón tay nhăn nheo miết hai chữ “Thẩm Kiều” trên mặt nhẫn, ông nói: “Ban nãy không nói, là hỏi từ lúc trước.”
Tài xế “ồ” lên.
Hắn ta không biết “trước đó” là trước của bao lâu, nếu không đã chẳng “ồ” nổi nữa.
Có rất nhiều lời đồn đãi về khu vực núi Tướng Quân, ngày thường làm gì có ai muốn tới đây. Chả qua đợt này hắn làm ăn sa sút cho nên mới nghe tiếng gọi xe “ting ting” đã vội nhận chuyến luôn, chốt đơn rồi mới thấy hối hận.
Vùng này không có đèn đường, chỉ có ánh huỳnh quang yếu ớt từ hàng rào phòng hộ ven đường hắt ra. Mưa rào xối xả, bóng cây hai bên đường đung đưa nghiêng ngả giống như mớ tóc bù xù của kẻ vừa đi đánh trận về vậy.
Thỉnh thoảng nhìn kính chiếu hậu một cái, hắn lại cảm thấy mặt mũi hai người ngồi phía sau trắng bệch như tờ giấy.
Tài xế vừa lẩm bẩm trấn an bản thân thần hồn nát thần tính vừa nổi da gà da vịt, hắn hết cách đành xoa dịu nỗi sợ hãi bằng việc tán dóc, ai ngờ càng nói càng hoảng….
Hắn hỏi ông lão ngồi phía sau: “Thời tiết xấu như này sao còn chạy vào núi làm gì ạ? Chỗ này khó gọi được xe lắm.”
Gương mặt ông lão hiền từ nhìn đứa bé bên cạnh nói: “Khó thì khó nhưng chẳng có cách nào khác, tôi phải tới đón nó.”
Tài xế: “….ồ.”
Hắn không dám hỏi vì sao một đứa bé lại ở trong núi đợi người tới đón, bèn đổi câu khác: “Mưa lớn quá, gần đây nhiệt độ hạ thấp, trẻ nhỏ mặc thế có sợ lạnh không? Hay là tôi bật điều hòa nhé?”
Ông lão vẫn cười cười lắc đầu nói: “Nó không bị lạnh đâu.”
Tài xế: “….Ồ.”
Chắc chắn “Không bị lạnh” là đồng nghĩa với “Không lạnh”. Mới nghĩ thế thôi mà mồ hôi mẹ mồ hôi con đã thi nhau chảy xuống rồi.
Hắn lúng túng chà tay lên quần sau đó liếc qua kính chiếu hậu, tỏ vẻ cởi mở nói: “Thằng nhỏ nhà ông xinh trai quá, da dẻ cũng trắng trẻo nữa…..”
Trắng đến mức xanh xao.
“ …..Bao nhiêu tuổi thế, chắc là đi học rồi nhỉ?”
Thằng nhóc đang ngồi cúi đầu phía sau rốt cuộc không chịu nổi nữa ngẩng mặt lên nhìn chòng chọc tài xế qua kính chiếu hậu vài giây, bụng kêu ọt ọt.
Vệt nước theo lọn tóc đen nhánh nhỏ giọt xuống, nó liếm đôi môi khô nứt nẻ nói: “Chạy nhanh lên, tôi đói bụng.”
Giọng nói đó hiển nhiên là của thanh niên, vừa trầm vừa lạnh.
Không biết tài xế lại tưởng tượng ra cái gì, sợ suýt són đái, kể từ lúc đó im như thóc.
Cuối cùng không ai biết xe chạy đến phủ Danh Hoa như thế nào, dù sao thì lộ trình 45 phút bình thường cũng bị rút gọn còn non nửa tiếng.
Phủ Danh Hoa là khu biệt thự được xây dựng sớm nhất ở Ninh Châu, trước đây rất đắt hàng, vì bên cạnh có xây dựng cả khu vui chơi và công viên đầm lầy. Nào ngờ khu vui chơi xây được ba năm đột nhiên bỏ hoang, công viên đầm lầy cũng mất chỗ dựa. Phủ Danh Hoa gặp xui xẻo theo, từ một nơi mọi người tranh giành thành vùng đất không ai hỏi thăm.
Đắt thì đắt thật nhưng hoang cũng chẳng kém.
Cửa Bắc tiểu khu thường được sử dụng, ông lão lại dặn dừng xe ở cửa Tây cho ông ta xuống trước.
Tài xế ngồi trên ghế lái không chịu nổi nữa, hắn chỉ cần dịch người thò đầu ra nhìn một chút là có thể phát hiện động tác của ông lão rất kỳ quái, cảm giác tay chân chuyển động vô cùng cứng ngắc, khuỷu tay luôn giơ cao như bị cái gì đó móc vào mới có thể cử động.
Ông lão vụng về đặt cán ô lên vai, thò tay vào túi áo rút ra một mảnh giấy bạc châm lửa đốt.
Giấy bạc co lại trong nháy mắt biến thành tro vụn, đốm lửa lập lòe, loáng thoáng nhìn thấy hai chữ —–Văn Thời.
Ông lão lúc này mới vẫy tay với người trong xe nói: “Cánh cửa này có thể qua được rồi.”
Khi Văn Thời bước ra khỏi xe đã không còn giữ vóc dáng đứa trẻ nữa mà là một thiếu niên tầm 15,16 tuổi. Bộ quần áo rộng thùng thình lúc nãy trở nên khá vừa vặn, chỉ có ống quần vẫn hơi dài.
Hắn không quan tâm duỗi tay cầm ô trên vai ông lão. Chiếc ô màu đen nghiêng nhẹ che chắn mưa lạnh hắt tới, hắn hất cằm nói với ông lão: “Tôi không biết đường, đi theo cậu vậy.”
Đây là lần thứ 12 hắn ra khỏi cổng vô tướng, lần nào cũng phải có người dẫn đường.
Thẩm Kiều đón hắn hai lần, lần đầu là khi mới 18 tuổi, cậu mặc mã quái [3] bằng vải tơ, đầu đội mũ quả dưa, vừa đến đã gọi một tiếng “anh Văn”, sau đó hỏi hắn một loạt câu hỏi vô cùng ngớ ngẩn.
[3] một dạng áo khoác bên ngoài của nam giới tộc Mãn Thanh, áo cổ tròn, ống tay cửa hẹp, thường là xẻ giữa, cài nút thắt, ống tay áo hình chữ U.
Lần này Thẩm Kiều nhìn chả khác nào ông nội hắn, trước mặt người ngoài không thể gọi “anh Văn” được nữa, không cẩn thận sẽ dọa chết người mất.
Nhưng mà cho dù cẩn thận thì vẫn dọa cho tài xế kia sợ gần chết.
Lúc bước qua cửa lớn, góc đông bắc của tiểu khu vang lên một hồi kèn Xô-na.
Tục ngữ có câu, tiếng kèn là tiếng dẫn người đi. Tài xế xe taxi bị hai tiếng kèn kia thổi cho tỉnh táo, hắn đạp mạnh chân ga lao vụt đi trong màn mưa, chớp mắt đã không thấy bóng dáng.
Văn Thời bấy giờ mới thu lại tầm mắt liếm liếm môi. Cứ thế mấy phút trôi qua, hắn cao lớn hơn rất nhiều, ống quần dồn xuống mắt cá chân trở nên phẳng phiu, hiển nhiên đã biến thành một chàng thanh niên.
“Anh đói bụng lắm rồi hả?” Thẩm Kiều hỏi.
“Cậu đoán xem?”
“Tiếc quá.” Ông lão lặng lẽ thở dài.
“Sao thế?”
“Lần này anh phải tự tìm đồ ăn rồi.”
Văn Thời theo sau cậu vòng qua vườn hoa, dọc theo lối nhỏ đi về phía đông. Còn chưa kịp hỏi cậu vì sao đã nghe thấy tiếng kèn trống vang trời.
Mưa vẫn nặng hạt, hơi ẩm dày đặc, trong không khí kèm theo mùi tàn tro của tiền giấy. Người bình thường không phân biệt được nhưng Văn Thời lại khác, mùi này rất quen thuộc, là mùi của nhà họ Thẩm.
“Em dẫn một đứa bé tới thay ca.” Thẩm Kiều nhìn thoáng qua biệt thự trước mặt nói “Thằng bé do một tay em nuôi lớn, khá giống em ngày trước, năm nay 18 tuổi, trừ việc hơi nhát gan một chút thì cũng không tệ.”
Văn Thời: “……”
Hắn nhịn không được hỏi: “Cậu nhận một thằng quỷ nhát chết về làm việc?”
Thẩm Kiều cũng không nhịn nổi: “Lúc em nuôi nó làm sao mà ngờ được nó nhát gan thế.”
Văn Thời: “Cậu đúng là tuyệt vời ghê nhỉ.”
Thẩm Kiều: “Đừng khen, em ngại.”
Văn Thời: “……”
May cho Thẩm Kiều lớn tuổi rồi nên không thể đánh. Văn Thời trưng bộ mặt khắm nghĩ thầm.
Thẩm Kiều lại nhìn thoáng qua biệt thự, thấy một nam sinh mặc áo tang vải sô bước ra khỏi cửa, cuối cùng cũng yên lòng.
Cậu chắp tay gập người vái lạy Văn Thời nói: “Anh Văn, Thẩm Kiều may mắn được quen biết anh nhiều năm, đến lúc em phải đi rồi, tạm biệt.”
Cậu nghĩ nghĩ bổ sung: “Sớm ngày giải thoát.”
Vừa dứt lời cơ thể còng lưng già nua đổ ập xuống. Ông lão đầu tóc bạc phơ biến mất, trên đất chỉ còn bộ quần áo cậu vừa mặc lúc nãy. Nơi cổ áo rơi ra vài cành hoa mai trắng được buộc bằng chỉ trắng, chẳng mấy chốc bị nước mưa xối ướt.
Tiếng kèn Xô-na vang lên, gốc cây hoang dại mất đi sức sống.
Văn Thời lập tức hoảng loạn, hắn nhận ra giấc ngủ này của mình đã kéo dài rất nhiều năm…..
Hắn nghiêng dù cản lại hạt mưa bắn lên nhành mai trắng buộc chỉ, sau đó khom lưng nhặt quần áo lên đứng bần thần mãi. Tận đến khi nghe thấy tiếng bước chân đến gần mới ngước mắt nhìn.
Nam sinh mặc đồ tang kia tiến về phía hắn. Nhìn tuổi tác có lẽ là thằng nhóc thay ca mà Thẩm Kiều nói.
Con người Văn Thời tính cách chẳng ra gì, trải qua nhiều năm như vậy vẫn không thích tiếp xúc với người sống. Hắn cầm quần áo, hạ mắt nhìn nam sinh lùn hơn mình gần một cái đầu, tỏ vẻ thờ ơ lạnh nhạt chết cũng không mở mồm, đồng thời âm thầm đặt cho cậu một biệt danh “Chú lùn”.
Chú lùn kia dừng lại ở trước mặt hắn, mắt to trừng mắt nhỏ nửa ngày, cuối cùng nhận ra nếu mình không mở mồm thì bọn họ sẽ tiếp tục đứng đến mai mất.
“Em biết anh.” Chú lùn nói.
“Ờ.”
“Ông bảo sau này do em tiếp quản, hai ta phải sống chung.” Chú lùn lại nói.
“Ừm.”
“Nhưng em không có tiền.”
Nghe đến đây Văn Thời phản ứng dữ dội. Hắn hết sức kinh hoàng.
Mấy năm qua hắn để lại không ít đồ tốt cho Thẩm Kiều, đương nhiên mấy thứ đồ tốt đó không phải là vàng bạc châu báu trong miệng người thường, mà là một số thứ đặc biệt khác, là đồ vật chỉ lưu hành trong đám người bọn họ thôi.
Cũng giống như đốt vàng mã cho linh quan[4] hay cung phụng hương khói cho tiên quan, công đức linh vật cho thông phán ở nhân gian. Có rất nhiều loại, cao thì là linh khí tỏa ra từ tiên đài phật đường, thấp thì là sát khí thu được từ đám yêu ma quỷ quái, hữu hình vô hình không thể nói rõ trong chốc lát.
[4] Linh quan là thần hộ pháp được tôn sùng nhất trong Đạo giáo, đạo giáo có 500 linh quan, nổi tiếng nhất và đứng đầu là ‘Vương Linh Quan’ ở Trấn Ma điện, trảm yêu trừ ma khắp bốn phương. (Nguồn Baidu)
Tóm lại Văn Thời chết đi sống lại nhiều năm như vậy cũng tích góp được kha khá đưa cho Thẩm Kiều, tùy tiện lấy một chút đến chỗ chuyên môn đổi cũng có thể sống một cuộc sống của kẻ giàu sang. Kiểu gì mà lại không có tiền???
“Không thể nào.” Văn Thời thốt ra một câu dài hơn, “Thẩm Kiều không nói cho cậu biết rằng tôi có để lại đồ à?”
“Nói rồi, chất đầy dưới tầng hầm ấy, dùng đủ loại đồ khác nhau để ngụy trang, sắp xếp gọn gàng ngăn nắp lắm.” Chú lùn im lặng mấy giây, “Nhưng mất hết rồi.”
“Là sao?”
Chú lùn im re một lát nói: “Tại vì chi này chẳng còn ai.”
Thật ra đến tận bây giờ cậu vẫn không hiểu bản thân phải tiếp quản cái gì, chỉ biết Thẩm Kiều nuôi mình khôn lớn nên bảo cậu làm gì cậu cũng đồng ý hết.
Để giúp bản thân hiểu rõ hơn cậu đã xem toàn bộ sách cổ trong nhà, trong sách có nhắc: Vạn vật luôn luôn thay đổi, bất kể cảm xúc nào cũng là khổ đau, chúng sinh đấu đá lẫn nhau, ngẫu nhiên xuất hiện một người trong sạch, gọi là phán quan.
Nói theo cách khác, chúng sinh lầm than lo âu quá nhiều, trên người nhiều ít đều có đủ loại hận, ghét, đố kỵ. Nhìn từ đằng xa sương đen quấn quanh thân, quấn càng nhiều thì càng dễ xuất hiện chuyện rắc rối.
Phán quan chính là người được mời tới để phân rõ phải trái, đương nhiên người như vậy bắt buộc phải công bằng trong sạch.
Thẩm Kiều hay nói mình sạch sẽ, nhưng cậu ta ngoại trừ sạch sẽ ra thì chả được nước đéo gì, hoàn toàn không ghi nổi tên lên sổ ghi chép, cũng chẳng thể nối dõi dòng này.
Cái gọi là phán quan được truyền xuống từ đời ông tổ, người tài ba nhiều vô kể, năm dài tháng rộng phân tách thành đủ phe nhánh, quan hệ có gần có xa, dần dần chẳng còn liên hệ với nhau nữa.
Con cháu học trò nhà mình không thể coi thành của nhà người khác được.
Cho nên…..
“Ông vừa đi, mạch này cũng đứt.” Chú lùn cúi đầu, trông vô cùng suy sụp.
Châm ngôn có câu ‘người đi trà lạnh’, điều này được thể hiện rõ nhất trên người linh quan, tiên quan và phán quan. Dòng dõi vừa đứt đoạn, phong tước của chi này lập tức dừng lại theo, thế nên số linh vật, gia sản tích góp được cũng tan theo mây gió.
Văn Thời đứng chết lặng tiếp nhận thông tin, sau đó khá đau đầu.
Chú lùn không nhận ra, chỉ suy sụp hỏi hắn một câu: “Thế anh còn tiền không?”
Văn Thời trưng vẻ mặt lạnh lùng: “Không có.”
Chết đi chết lại mấy lần rồi, có cái rắm tao thì có.
“Em cũng đoán thế.” Chú lùn thở dài, “Ngày tháng sau này của chúng ta sẽ khổ lắm đây.”
Văn Thời vừa nghe vậy hơi bực bội.
Cái khác không nói, việc không có tiền khiến hắn khá lo lắng, hắn bắt đầu cảm thấy không muốn sống nữa rồi đấy.
Hình như chú lùn hiểu được tâm trạng của hắn, chần chừ một hồi bổ sung: “Ây… để giảm thiểu áp lực nên em đã đăng tin hai căn phòng trống lên mạng rồi.”
Văn Thời đã chết từ đời thuở nào rồi, hắn không hiểu “đăng tin lên mạng” là gì cho lắm, chỉ ừ hử một tiếng biểu thị thắc mắc.
Chú lùn quơ quơ điện thoại của mình giải thích: “Rao thuê phòng ý.”
Phần 1: Bạn cũ cõi trần
Chương 1: Người trở về
“ Hắn cảm giác mình thật sự đã ngủ say rất nhiều năm.”
Dịch: Erale
Beta: Cúc kiên cường, Chúi
Anh Văn nói với tôi, anh ấy là một kẻ nửa sống nửa chết. Mỗi lần nhắm mắt, qua vài năm sẽ lại bò ra khỏi cổng Vô Tướng[1].
[1] Cổng tam quan là một loại cổng có ba lối đi thường thấy ở chùa chiền. Bao gồm cửa vô tướng, cửa vô tác ở hai bên và cửa không ở giữa. Cửa không và cửa vô tướng luôn đóng chặt, chỉ có thể đi qua cửa vô tác. Vô tướng là thấy mọi sự đều hư giả, gợi lên suy nghĩ tiêu cực cho con người.
Tiết thanh minh năm 1921, tôi nhớ rõ hôm đó bầu trời ở Thiên Tân Vệ đổ cơn mưa lớn. Đó là lần thứ 11 anh ấy bước ra khỏi cổng vô tướng, cả người toàn là máu. Tôi tới đỡ anh, thật sự nhịn không được hỏi một câu.
Tôi bảo anh tội gì phải vậy, đi cũng đi rồi, sao cứ phải sống lại làm gì, có phải không buông bỏ được người nào đó không?
Tính anhấy chẳng dễ chịu gì cho cam hệt như đồn đãi. Anh không để ý tới tôi mà xoay người bước đi. Một lúc sau mới quay đầu hỏi tôi có gì để ăn không?
Sau này tôi lật xem mấy quyển sách cũ mới biết, phán quan một đời giữ mình công bằng liêm chính, tu hành là không vấn vương, không ngại ngần, không đánh mất chân tâm. Câu hỏi hôm đó của tôi đúng là thừa thãi, chắc do xem nhiều tiểu thuyết quá.
Tiết cốc vũ[2] năm nay tôi vẫn tự tay đốt cho anh hai chậu tiền vàng và thắp bảy nén hương, dáng vẻ của anh chẳng hề thay đổi, giống hệt như lúc tôi đón anh năm đó.
[2] cốc vũ – một trong 24 tiết trong một năm, vào khoảng 19, 20 hay 21 tháng tư.
Mai trắng phía sau núi đã nở được ba cành, không biết lần này anh ấy ngủ thêm bao nhiêu năm.
Ngày 25 tháng 4 năm 1995, mưa rào.
Thẩm Kiều ở Tây An
***
“25 năm.”
“Sao cơ?” Tài xế lớn giọng theo bản năng.
Tiết thanh minh năm nay, Ninh Châu cũng đổ mưa xối xả. Lúc xe taxi chạy ra khỏi núi Tướng Quân trời đã tối mịt, chương trình phát thanh giao thông nhắc nhở “ngày mưa trơn trượt, chú ý đường phía trước” lần thứ n, tài xế không nhịn được nhìn người ngồi đằng sau.
Hắn đón được hai vị khách một già một trẻ vô cùng quái gở.
Đứa bé trai thì gầy gò khoảng chừng sáu bảy tuổi nhưng lại mặc một chiếc áo thun rộng thùng thình. Hình như nó vừa té sml nên ướt sũng ướt sượt từ đầu tới chân, nửa bùn nửa nước mưa. Trước khi lên xe tài xế đưa cho nó một chiếc khăn bông, nó cũng chẳng thèm nói cám ơn.
Nói đúng hơn là nó chưa từng mở miệng, mãi tới vừa rồi mới nhè ra một câu. Giọng nói vừa trầm vừa lạnh chứ không non nớt bập bẹ như trẻ nhỏ.
Tài xế tưởng mình nghe nhầm bèn hỏi lại lần nữa: “Anh bạn nhỏ, cháu vừa mới nói à?”
Cậu bạn nhỏ không trả lời chỉ nhìn hắn. Đôi mắt nhìn thẳng vào kính chiếu hậu, con ngươi to tròn đen kịt.
Tài xế nói tiếp: “Tiếng loa phát thanh ban nãy ồn quá chú nghe không rõ, chỉ nghe thấy hai lăm hay là năm năm gì đó.”
Cậu bạn nhỏ vẫn im lìm không nói gì.
Tài xế cười gượng hai tiếng: “Anh bạn nhỏ?”
Cái miệng của anh bạn nhỏ như thể bị người ta khóa mất.
Cuối cùng ông lão ngồi bên cạnh không nhịn nổi, cười nói: “Thằng bé ban nãy trả lời tôi.”
Tài xế nghe xong liền lẩm bẩm, “Ông cũng vừa nói chuyện ấy hở? Tôi phát hiện vào núi một chuyến mà tai tôi như bị nghễnh ngãng hay sao ý.”
“Không phải.” Ông lão xoay chiếc nhẫn cũ trên ngón trỏ, ngón tay nhăn nheo miết hai chữ “Thẩm Kiều” trên mặt nhẫn, ông nói: “Ban nãy không nói, là hỏi từ lúc trước.”
Tài xế “ồ” lên.
Hắn ta không biết “trước đó” là trước của bao lâu, nếu không đã chẳng “ồ” nổi nữa.
Có rất nhiều lời đồn đãi về khu vực núi Tướng Quân, ngày thường làm gì có ai muốn tới đây. Chả qua đợt này hắn làm ăn sa sút cho nên mới nghe tiếng gọi xe “ting ting” đã vội nhận chuyến luôn, chốt đơn rồi mới thấy hối hận.
Vùng này không có đèn đường, chỉ có ánh huỳnh quang yếu ớt từ hàng rào phòng hộ ven đường hắt ra. Mưa rào xối xả, bóng cây hai bên đường đung đưa nghiêng ngả giống như mớ tóc bù xù của kẻ vừa đi đánh trận về vậy.
Thỉnh thoảng nhìn kính chiếu hậu một cái, hắn lại cảm thấy mặt mũi hai người ngồi phía sau trắng bệch như tờ giấy.
Tài xế vừa lẩm bẩm trấn an bản thân thần hồn nát thần tính vừa nổi da gà da vịt, hắn hết cách đành xoa dịu nỗi sợ hãi bằng việc tán dóc, ai ngờ càng nói càng hoảng….
Hắn hỏi ông lão ngồi phía sau: “Thời tiết xấu như này sao còn chạy vào núi làm gì ạ? Chỗ này khó gọi được xe lắm.”
Gương mặt ông lão hiền từ nhìn đứa bé bên cạnh nói: “Khó thì khó nhưng chẳng có cách nào khác, tôi phải tới đón nó.”
Tài xế: “….ồ.”
Hắn không dám hỏi vì sao một đứa bé lại ở trong núi đợi người tới đón, bèn đổi câu khác: “Mưa lớn quá, gần đây nhiệt độ hạ thấp, trẻ nhỏ mặc thế có sợ lạnh không? Hay là tôi bật điều hòa nhé?”
Ông lão vẫn cười cười lắc đầu nói: “Nó không bị lạnh đâu.”
Tài xế: “….Ồ.”
Chắc chắn “Không bị lạnh” là đồng nghĩa với “Không lạnh”. Mới nghĩ thế thôi mà mồ hôi mẹ mồ hôi con đã thi nhau chảy xuống rồi.
Hắn lúng túng chà tay lên quần sau đó liếc qua kính chiếu hậu, tỏ vẻ cởi mở nói: “Thằng nhỏ nhà ông xinh trai quá, da dẻ cũng trắng trẻo nữa…..”
Trắng đến mức xanh xao.
“ …..Bao nhiêu tuổi thế, chắc là đi học rồi nhỉ?”
Thằng nhóc đang ngồi cúi đầu phía sau rốt cuộc không chịu nổi nữa ngẩng mặt lên nhìn chòng chọc tài xế qua kính chiếu hậu vài giây, bụng kêu ọt ọt.
Vệt nước theo lọn tóc đen nhánh nhỏ giọt xuống, nó liếm đôi môi khô nứt nẻ nói: “Chạy nhanh lên, tôi đói bụng.”
Giọng nói đó hiển nhiên là của thanh niên, vừa trầm vừa lạnh.
Không biết tài xế lại tưởng tượng ra cái gì, sợ suýt són đái, kể từ lúc đó im như thóc.
Cuối cùng không ai biết xe chạy đến phủ Danh Hoa như thế nào, dù sao thì lộ trình 45 phút bình thường cũng bị rút gọn còn non nửa tiếng.
Phủ Danh Hoa là khu biệt thự được xây dựng sớm nhất ở Ninh Châu, trước đây rất đắt hàng, vì bên cạnh có xây dựng cả khu vui chơi và công viên đầm lầy. Nào ngờ khu vui chơi xây được ba năm đột nhiên bỏ hoang, công viên đầm lầy cũng mất chỗ dựa. Phủ Danh Hoa gặp xui xẻo theo, từ một nơi mọi người tranh giành thành vùng đất không ai hỏi thăm.
Đắt thì đắt thật nhưng hoang cũng chẳng kém.
Cửa Bắc tiểu khu thường được sử dụng, ông lão lại dặn dừng xe ở cửa Tây cho ông ta xuống trước.
Tài xế ngồi trên ghế lái không chịu nổi nữa, hắn chỉ cần dịch người thò đầu ra nhìn một chút là có thể phát hiện động tác của ông lão rất kỳ quái, cảm giác tay chân chuyển động vô cùng cứng ngắc, khuỷu tay luôn giơ cao như bị cái gì đó móc vào mới có thể cử động.
Ông lão vụng về đặt cán ô lên vai, thò tay vào túi áo rút ra một mảnh giấy bạc châm lửa đốt.
Giấy bạc co lại trong nháy mắt biến thành tro vụn, đốm lửa lập lòe, loáng thoáng nhìn thấy hai chữ —–Văn Thời.
Ông lão lúc này mới vẫy tay với người trong xe nói: “Cánh cửa này có thể qua được rồi.”
Khi Văn Thời bước ra khỏi xe đã không còn giữ vóc dáng đứa trẻ nữa mà là một thiếu niên tầm 15,16 tuổi. Bộ quần áo rộng thùng thình lúc nãy trở nên khá vừa vặn, chỉ có ống quần vẫn hơi dài.
Hắn không quan tâm duỗi tay cầm ô trên vai ông lão. Chiếc ô màu đen nghiêng nhẹ che chắn mưa lạnh hắt tới, hắn hất cằm nói với ông lão: “Tôi không biết đường, đi theo cậu vậy.”
Đây là lần thứ 12 hắn ra khỏi cổng vô tướng, lần nào cũng phải có người dẫn đường.
Thẩm Kiều đón hắn hai lần, lần đầu là khi mới 18 tuổi, cậu mặc mã quái [3] bằng vải tơ, đầu đội mũ quả dưa, vừa đến đã gọi một tiếng “anh Văn”, sau đó hỏi hắn một loạt câu hỏi vô cùng ngớ ngẩn.
[3] một dạng áo khoác bên ngoài của nam giới tộc Mãn Thanh, áo cổ tròn, ống tay cửa hẹp, thường là xẻ giữa, cài nút thắt, ống tay áo hình chữ U.
Lần này Thẩm Kiều nhìn chả khác nào ông nội hắn, trước mặt người ngoài không thể gọi “anh Văn” được nữa, không cẩn thận sẽ dọa chết người mất.
Nhưng mà cho dù cẩn thận thì vẫn dọa cho tài xế kia sợ gần chết.
Lúc bước qua cửa lớn, góc đông bắc của tiểu khu vang lên một hồi kèn Xô-na.
Tục ngữ có câu, tiếng kèn là tiếng dẫn người đi. Tài xế xe taxi bị hai tiếng kèn kia thổi cho tỉnh táo, hắn đạp mạnh chân ga lao vụt đi trong màn mưa, chớp mắt đã không thấy bóng dáng.
Văn Thời bấy giờ mới thu lại tầm mắt liếm liếm môi. Cứ thế mấy phút trôi qua, hắn cao lớn hơn rất nhiều, ống quần dồn xuống mắt cá chân trở nên phẳng phiu, hiển nhiên đã biến thành một chàng thanh niên.
“Anh đói bụng lắm rồi hả?” Thẩm Kiều hỏi.
“Cậu đoán xem?”
“Tiếc quá.” Ông lão lặng lẽ thở dài.
“Sao thế?”
“Lần này anh phải tự tìm đồ ăn rồi.”
Văn Thời theo sau cậu vòng qua vườn hoa, dọc theo lối nhỏ đi về phía đông. Còn chưa kịp hỏi cậu vì sao đã nghe thấy tiếng kèn trống vang trời.
Mưa vẫn nặng hạt, hơi ẩm dày đặc, trong không khí kèm theo mùi tàn tro của tiền giấy. Người bình thường không phân biệt được nhưng Văn Thời lại khác, mùi này rất quen thuộc, là mùi của nhà họ Thẩm.
“Em dẫn một đứa bé tới thay ca.” Thẩm Kiều nhìn thoáng qua biệt thự trước mặt nói “Thằng bé do một tay em nuôi lớn, khá giống em ngày trước, năm nay 18 tuổi, trừ việc hơi nhát gan một chút thì cũng không tệ.”
Văn Thời: “……”
Hắn nhịn không được hỏi: “Cậu nhận một thằng quỷ nhát chết về làm việc?”
Thẩm Kiều cũng không nhịn nổi: “Lúc em nuôi nó làm sao mà ngờ được nó nhát gan thế.”
Văn Thời: “Cậu đúng là tuyệt vời ghê nhỉ.”
Thẩm Kiều: “Đừng khen, em ngại.”
Văn Thời: “……”
May cho Thẩm Kiều lớn tuổi rồi nên không thể đánh. Văn Thời trưng bộ mặt khắm nghĩ thầm.
Thẩm Kiều lại nhìn thoáng qua biệt thự, thấy một nam sinh mặc áo tang vải sô bước ra khỏi cửa, cuối cùng cũng yên lòng.
Cậu chắp tay gập người vái lạy Văn Thời nói: “Anh Văn, Thẩm Kiều may mắn được quen biết anh nhiều năm, đến lúc em phải đi rồi, tạm biệt.”
Cậu nghĩ nghĩ bổ sung: “Sớm ngày giải thoát.”
Vừa dứt lời cơ thể còng lưng già nua đổ ập xuống. Ông lão đầu tóc bạc phơ biến mất, trên đất chỉ còn bộ quần áo cậu vừa mặc lúc nãy. Nơi cổ áo rơi ra vài cành hoa mai trắng được buộc bằng chỉ trắng, chẳng mấy chốc bị nước mưa xối ướt.
Tiếng kèn Xô-na vang lên, gốc cây hoang dại mất đi sức sống.
Văn Thời lập tức hoảng loạn, hắn nhận ra giấc ngủ này của mình đã kéo dài rất nhiều năm…..
Hắn nghiêng dù cản lại hạt mưa bắn lên nhành mai trắng buộc chỉ, sau đó khom lưng nhặt quần áo lên đứng bần thần mãi. Tận đến khi nghe thấy tiếng bước chân đến gần mới ngước mắt nhìn.
Nam sinh mặc đồ tang kia tiến về phía hắn. Nhìn tuổi tác có lẽ là thằng nhóc thay ca mà Thẩm Kiều nói.
Con người Văn Thời tính cách chẳng ra gì, trải qua nhiều năm như vậy vẫn không thích tiếp xúc với người sống. Hắn cầm quần áo, hạ mắt nhìn nam sinh lùn hơn mình gần một cái đầu, tỏ vẻ thờ ơ lạnh nhạt chết cũng không mở mồm, đồng thời âm thầm đặt cho cậu một biệt danh “Chú lùn”.
Chú lùn kia dừng lại ở trước mặt hắn, mắt to trừng mắt nhỏ nửa ngày, cuối cùng nhận ra nếu mình không mở mồm thì bọn họ sẽ tiếp tục đứng đến mai mất.
“Em biết anh.” Chú lùn nói.
“Ờ.”
“Ông bảo sau này do em tiếp quản, hai ta phải sống chung.” Chú lùn lại nói.
“Ừm.”
“Nhưng em không có tiền.”
Nghe đến đây Văn Thời phản ứng dữ dội. Hắn hết sức kinh hoàng.
Mấy năm qua hắn để lại không ít đồ tốt cho Thẩm Kiều, đương nhiên mấy thứ đồ tốt đó không phải là vàng bạc châu báu trong miệng người thường, mà là một số thứ đặc biệt khác, là đồ vật chỉ lưu hành trong đám người bọn họ thôi.
Cũng giống như đốt vàng mã cho linh quan[4] hay cung phụng hương khói cho tiên quan, công đức linh vật cho thông phán ở nhân gian. Có rất nhiều loại, cao thì là linh khí tỏa ra từ tiên đài phật đường, thấp thì là sát khí thu được từ đám yêu ma quỷ quái, hữu hình vô hình không thể nói rõ trong chốc lát.
[4] Linh quan là thần hộ pháp được tôn sùng nhất trong Đạo giáo, đạo giáo có 500 linh quan, nổi tiếng nhất và đứng đầu là ‘Vương Linh Quan’ ở Trấn Ma điện, trảm yêu trừ ma khắp bốn phương. (Nguồn Baidu)
Tóm lại Văn Thời chết đi sống lại nhiều năm như vậy cũng tích góp được kha khá đưa cho Thẩm Kiều, tùy tiện lấy một chút đến chỗ chuyên môn đổi cũng có thể sống một cuộc sống của kẻ giàu sang. Kiểu gì mà lại không có tiền???
“Không thể nào.” Văn Thời thốt ra một câu dài hơn, “Thẩm Kiều không nói cho cậu biết rằng tôi có để lại đồ à?”
“Nói rồi, chất đầy dưới tầng hầm ấy, dùng đủ loại đồ khác nhau để ngụy trang, sắp xếp gọn gàng ngăn nắp lắm.” Chú lùn im lặng mấy giây, “Nhưng mất hết rồi.”
“Là sao?”
Chú lùn im re một lát nói: “Tại vì chi này chẳng còn ai.”
Thật ra đến tận bây giờ cậu vẫn không hiểu bản thân phải tiếp quản cái gì, chỉ biết Thẩm Kiều nuôi mình khôn lớn nên bảo cậu làm gì cậu cũng đồng ý hết.
Để giúp bản thân hiểu rõ hơn cậu đã xem toàn bộ sách cổ trong nhà, trong sách có nhắc: Vạn vật luôn luôn thay đổi, bất kể cảm xúc nào cũng là khổ đau, chúng sinh đấu đá lẫn nhau, ngẫu nhiên xuất hiện một người trong sạch, gọi là phán quan.
Nói theo cách khác, chúng sinh lầm than lo âu quá nhiều, trên người nhiều ít đều có đủ loại hận, ghét, đố kỵ. Nhìn từ đằng xa sương đen quấn quanh thân, quấn càng nhiều thì càng dễ xuất hiện chuyện rắc rối.
Phán quan chính là người được mời tới để phân rõ phải trái, đương nhiên người như vậy bắt buộc phải công bằng trong sạch.
Thẩm Kiều hay nói mình sạch sẽ, nhưng cậu ta ngoại trừ sạch sẽ ra thì chả được nước đéo gì, hoàn toàn không ghi nổi tên lên sổ ghi chép, cũng chẳng thể nối dõi dòng này.
Cái gọi là phán quan được truyền xuống từ đời ông tổ, người tài ba nhiều vô kể, năm dài tháng rộng phân tách thành đủ phe nhánh, quan hệ có gần có xa, dần dần chẳng còn liên hệ với nhau nữa.
Con cháu học trò nhà mình không thể coi thành của nhà người khác được.
Cho nên…..
“Ông vừa đi, mạch này cũng đứt.” Chú lùn cúi đầu, trông vô cùng suy sụp.
Châm ngôn có câu ‘người đi trà lạnh’, điều này được thể hiện rõ nhất trên người linh quan, tiên quan và phán quan. Dòng dõi vừa đứt đoạn, phong tước của chi này lập tức dừng lại theo, thế nên số linh vật, gia sản tích góp được cũng tan theo mây gió.
Văn Thời đứng chết lặng tiếp nhận thông tin, sau đó khá đau đầu.
Chú lùn không nhận ra, chỉ suy sụp hỏi hắn một câu: “Thế anh còn tiền không?”
Văn Thời trưng vẻ mặt lạnh lùng: “Không có.”
Chết đi chết lại mấy lần rồi, có cái rắm tao thì có.
“Em cũng đoán thế.” Chú lùn thở dài, “Ngày tháng sau này của chúng ta sẽ khổ lắm đây.”
Văn Thời vừa nghe vậy hơi bực bội.
Cái khác không nói, việc không có tiền khiến hắn khá lo lắng, hắn bắt đầu cảm thấy không muốn sống nữa rồi đấy.
Hình như chú lùn hiểu được tâm trạng của hắn, chần chừ một hồi bổ sung: “Ây… để giảm thiểu áp lực nên em đã đăng tin hai căn phòng trống lên mạng rồi.”
Văn Thời đã chết từ đời thuở nào rồi, hắn không hiểu “đăng tin lên mạng” là gì cho lắm, chỉ ừ hử một tiếng biểu thị thắc mắc.
Chú lùn quơ quơ điện thoại của mình giải thích: “Rao thuê phòng ý.”
Danh sách chương