Mâu thuẫn không thể nào xoa dịu giữa Trịnh Tần Mỹ và Trịnh Hiển Văn lần đầu tiên bộc phát rõ rệt.

Từ đó trở đi, có lẽ bà nhận ra cách nghĩ của Trịnh Hiển Văn đã có vấn đề nghiêm trọng, thế là bà thử dùng những cách khác nhau trao đổi với anh ta.

Nhưng Trịnh Hiển Văn đã không còn là đứa trẻ bảy, tám tuổi có thể nghe lời nữa, có lẽ anh ta còn thấy được nhiều điều về nhân tình thế thái hơn cả bà.

Anh ta tin vào mặt độc ác của nhân tính, hiểu tường tận sự mê hoặc của lợi ích, đa số con người đều thích tiền bạc cả, do vậy anh ta không cho rằng mình đang làm gì sai. Nghe những đạo lý phi thực tế mà Trịnh Tần Mỹ kiên nhẫn nói với mình, anh ta chỉ cảm thấy Trịnh Tần Mỹ đã sống lãng phí hơn 30 năm, bà quá ngây thơ, ấu trĩ.

Thật ra hai người rất ít khi tranh cãi kịch liệt, lần nào nghe bà nói chuyện, Trịnh Hiển Văn cũng sẽ bịt tai lại, từ chối trò chuyện với bà. Khi bực bội, thậm chí anh ta còn lười trả lời mấy câu hỏi của bà như “Con có muốn ăn hoa quả không?” hay “Nghỉ hè được về nhà con muốn ăn gì?”…

Vào kỳ nghỉ đông lớp 11, bởi vì đang được nghỉ nên thời gian hai người sống chung với nhau được lâu hơn. Cho dù Trịnh Tần Mỹ cố gắng kiềm chế, nhưng bà vẫn cảm thấy suy sụp trước sự kháng cự bất thường của Trịnh Hiển Văn.

Trong cơn tức giận, bà đã gào lên với Trịnh Hiển Văn, bảo anh ta đi, Trịnh Hiển Văn lập tức đeo balo rời đi, mất tích hơn một tuần liền.

Trịnh Tần Mỹ thừa nhận, bà không thắng nổi, chỉ có thể lựa chọn thỏa hiệp.

Bà như con bạc đi vào ngõ cụt, đầu tư toàn bộ vốn liếng vào Trịnh Hiển Văn, cho dù biết hy vọng chiến thắng rất mong manh, nhưng bà vẫn không muốn từ bỏ.

Bà liên tục rót tiền vào, không mong sẽ nhận được hồi đáp, chỉ mong Trịnh Hiển Văn có thể hồi tâm chuyển ý.

Trong chuyện đối xử với con trai, bà không thể kiên quyết như lúc quyết định rời khỏi Hàn Tùng Sơn.

Trịnh Hiển Văn không chút sợ hãi gì là vì anh ta có thể tới thành phố D tìm Hàn Tùng Sơn.

Ban đầu anh ta còn bịa ra một hai lý do lừa gạt Trịnh Tần Mỹ, về sau anh ta lười tới mức chẳng muốn bịa chuyện gì. Tới lớp 12, thậm chí anh ta còn dám trốn học tới thành phố D tìm Hàn Tùng Sơn.

Lần nào anh ta xuất hiện, Hàn Tùng Sơn cũng tiếp đãi một cách khách sáo, nhưng đa số ông ta đều lấy lý do công việc bận, bảo trợ lý đi cùng anh ta.

Có một lần, Hàn Tùng Sơn đưa anh ta tới một nơi cao cấp ăn cơm, vô tình gặp được một người quen.

Hàn Tùng Sơn và người đó hàn huyên mấy câu, thấy đối phương liên tục liếc nhìn Trịnh Hiển Văn, ông ta bèn cười giới thiệu: “Đây là một người thân ở quê của tôi.”

Trịnh Hiển Văn đứng bên cạnh không nói gì, chỉ gật đầu với đối phương.

Khi người đó rời đi, Hàn Tùng Sơn khoác vai anh ta, ghé vào tai anh ta giải thích, ông ta không ngại việc công bố quan hệ của hai người với bên ngoài, nhưng như vậy sẽ ảnh hưởng tới công ty, dù sao ông ta cũng đã kết hôn và có con với người khác.

Trịnh Hiển Văn cảm thấy tiếc nuối, nhưng vẫn ân cần nói mình hiểu được.

Anh ta biết bây giờ Trịnh Tần Mỹ không hợp làm vợ Hàn Tùng Sơn, khoảng cách giữa hai người họ quá lớn, không thể cùng chung sống, hơn nữa ban đầu người chủ động từ bỏ còn là mẹ anh ta.

Sau khi ra khỏi nhà hàng, Hàn Tùng Sơn lái xe đưa anh ta tới trung tâm thành phố dạo một vòng.

Vì đã được nhìn mấy lần nên cảnh tượng phồn hoa của thành phố lớn không còn khiến anh ta ngạc nhiên như lúc đầu nữa. Thật ra đa số đèn đường, phố xá lộng lẫy đều như nhau.

Xe Hàn Tùng Sơn dừng lại trước ngã tư đông đúc, ông ta chỉ vào màn hình quảng cáo khổng lồ phía đối diện, nói với Trịnh Hiển Văn: “Giữa người với người luôn có sự phân biệt giai cấp, sự bình đẳng của con người chỉ là một lời nói hoa mỹ, có lẽ 100 năm sau, 1000 năm sau mới có thể hiện thực hóa nó được, tóm lại chắc chắn không phải bây giờ. Chỉ cần có giai cấp thì ắt có cao thấp, con phải hiểu mình muốn làm gì.”

Quảng cáo đang phát trên màn hình là quảng cáo tuyên truyền của công ty Hàn Tùng Sơn.

Trịnh Hiển Văn hạ cửa xe xuống, ngẩng đầu nhìn màn hình, một lát sau anh ta lại nhìn dòng người đang đợi đèn đỏ bên đường.

Trong dòng người, một số người đứng ngây ngốc, sững sờ, một số người nắm tay nhau, mệt mỏi tới mức nói không nên lời, còn có người cũng như anh ta, đang nhìn quảng cáo phía đối diện.

“Bố thành công được là vì không cam chịu sự tầm thường.” Lời Hàn Tùng Sơn như mang theo ma lực, ông ta nhìn Trịnh Hiển Văn, mắt lóe lên tia sáng, miệng nở một nụ cười, mắt hơi híp lại: “Khi bố mới tới thành phố D, bố đã nói với bản thân rằng, nếu đây là một trận săn bắt, bố phải đứng ở chỗ con sói đang đặt chân lên vô vàn con cừu kia, khiến con mồi chỉ có thể ngẩng đầu nhìn bố.”

Tham vọng của ông ta khiến người ta hừng hực khí thế, bởi lẽ ông ta là một người thành công.

Trịnh Hiển Văn nghe thấy tiếng tim đập nhanh của mình, tới tận khi Hàn Tùng Sơn đưa anh ta tới cửa nhà ga, anh ta vẫn còn đắm chìm trong sự hào hứng khó lòng thoát nổi.

Trước khi đi, Hàn Tùng Sơn vẫn đưa cho anh ta 500 tệ như mọi lần.

Miệng Trịnh Hiển Văn khô khốc, nói tới đây, anh ta giơ tay sờ vào lớp da chết trên môi, sau đó li3m một cái. Đầu lưỡi nếm được chút vị tanh của máu.

Anh ta bình tĩnh nói: “Có một điều Hàn Tùng Sơn nói không sai, xã hội vốn không công bằng, bởi vì lòng người vốn không thể đo lường được. Tiêu chuẩn của nó luôn nghiêng về một phía.”

Trịnh Tần Mỹ hao tâm tổn sức, đổ bao tiền bạc cho Trịnh Hiển Văn, nhưng anh ta lại luôn nghiêng về phía Hàn Tùng Sơn ở vị trí cao hơn.

Anh ta cảm thấy Hàn Tùng Sơn hào phóng, còn Trịnh Tần Mỹ lại rất bủn xỉn.

Vậy nên Hàn Tùng Sơn đại diện cho sự đúng đắn và tình yêu thương, còn thứ Trịnh Tần Mỹ đại diện là sự cố chấp và thơ ngây.

Thời gian ở cùng Hàn Tùng Sơn khiến anh ta cảm thấy vô cùng vui vẻ. Không còn áp lực học hành, cũng không có gánh nặng kinh tế. Hàn Tùng Sơn chưa bao giờ dùng những chuyện vụn vặt làm phiền anh ta, thậm chí ông ta còn chẳng bận tâm tới nó.

Điều này khiến Trịnh Hiển Văn nảy sinh cảm giác, chỉ cần mình là con trai Hàn Tùng Sơn, bẩm sinh anh ta đã thành công hơn người khác.

Điều này đã lấp đầy lòng hư vinh thiếu vắng hơn mười năm qua của anh ta. Tự tôn bị vứt đi vì cái nghèo hèn ban đầu cũng đã được nhặt về.

Không ai chán ghét niềm vui khi có tiền, Trịnh Hiển Văn không phải người thông minh, khi được ban phát cho niềm vui đó, anh ta chỉ mải mê đắm chìm.

Vốn dĩ thành tích học tập của anh ta đã không tốt, bị Hàn Tùng Sơn ảnh hưởng, anh ta càng không có hứng học hành hơn. Nếu không phải vì phải đối diện với Trịnh Tần Mỹ, có lẽ anh ta còn không muốn thi đại học.

Sau khi có kết quả, không ngoài dự liệu, anh ta không đỗ đại học, chỉ vừa đủ điểm vào cao đẳng.

Trịnh Tần Mỹ vẫn phân vân giữa việc khuyên anh ta ôn thi lại hay điền nguyện vọng vào đơn đăng ký, Trịnh Hiển Văn đã do dự gọi điện hỏi ý kiến Hàn Tùng Sơn.

“Học đại học hay không không phải điều quan trọng nhất, quan trọng là khả năng của mỗi người.” Hàn Tùng Sơn nhẹ nhàng nói: “Bố chỉ coi trọng người có năng lực.”

Thật ra Trịnh Hiển Văn đã có đáp án từ lâu, nhưng khi đó anh ta không nghe ra ý khác trong lời Hàn Tùng Sơn nói, cứ ngỡ ông ta đang khen mình, vậy nên anh ta đã kiên quyết không học đại học.

“Tôi không muốn mười mấy năm đèn sách cuối cùng lại giống mẹ tôi, tìm một công việc ổn định lương mấy nghìn tệ, ngày nào cũng làm trâu làm ngựa cho người ta, sống một cách chật vật. Ngay cả việc mua ít quần áo đắt tiền cho bản thân cũng phải tính toán chi ly, cả đời không được giải thoát. Sống như vậy quá hèn hạ.” Trịnh Hiển Văn nói: “Tôi đã nói như vậy với mẹ tôi, suýt chút khiến bà ấy tức chết.”

Trịnh Hiển Văn không quá tức giận, anh ta chẳng có gì để nổi cáu, bởi vì anh ta đã nhận ra sự ngu ngốc của mình từ lâu.

Sự nhân từ, lương thiện Hàn Tùng Sơn ban phát cho anh ta tựa như một loại m@ túy, hại con người ta tới cùng cực. Chính bởi vì sự ngu ngốc của bản thân mà anh ta đã mua hết những sản phẩm độc hại đó.

Anh ta trêu chọc: “Cô xem Hàn Tùng Sơn thông minh tới nhường nào. Từ trước tới giờ ông ta chưa bao giờ làm ra chuyện khiến tôi chán ghét, cũng không cần chịu trách nhiệm với tôi, một mình sống ung dung tự tại, khiến mẹ tôi và tôi phải tự gánh chịu hậu quả. Còn ông ta vẫn có thể có được sự cảm kích, sùng bái từ tôi.”

Hà Xuyên Châu bảo người mang nước vào, đặt trước mặt Trịnh Hiển Văn.

Anh ta chạm vào cốc, cúi đầu nhìn bóng mình dưới mặt nước, không cầm lên uống ngay.

Sau khi tốt nghiệp cấp ba, Trịnh Hiển Văn đã sống những ngày tháng vui vẻ. Anh ta đắc ý tới quên đi thực tại, vô tình để lộ chuyện mình và Hàn Tùng Sơn liên lạc với nhau.

Đương nhiên cũng có lẽ do anh ta quá kiêu ngạo nên anh ta không thèm che dấu lời nói dối này.

Trịnh Hiển Văn nhớ lại: “Sau khi mẹ tôi biết, bà cảm thấy Hàn Tùng Sơn đã dạy hư tôi, xúi giục tôi không học đại học, thế là bà đã đi tìm Hàn Tùng Sơn cãi nhau một trận to. Tôi biết được tin này liền vội tới đưa bà về, sau khi về tới nhà, tôi và bà ấy đã tranh cãi nảy lửa.”

Trịnh Tần Mỹ chưa bao giờ giận như vậy, nhưng Trịnh Hiển Văn đã không nhớ nội dung tranh cãi khi đó nữa. Anh ta quên đi mọi thứ, trong đầu chỉ toàn tương lai xán lạn của bản thân.

“Tôi nói, người như bà rất mất mặt, mong bà có thể có thể diện một chút, cho dù nguyên nhân là gì, quá khứ thì cứ để nó trôi qua đi, tại sao phải giữ mãi không buông thế…”

Cổ họng Trịnh Hiển Văn khô khốc, nói rồi anh ta quay đầu nhìn sang bên cạnh, dường như người vừa nói không phải anh ta mà là người khác đã thì thầm vào tai anh ta, khiến anh ta cảm thấy bàng hoàng.

“Tóm lại lời khó nghe nào tôi cũng nói ra hết.”

Anh Hoàng và đội trưởng Trương nghiêm túc lắng nghe. Tình tiết tiến triển tới đây, họ cũng thay đổi tư thế ngồi mấy lần, vẻ mặt sầm lại vì không thể chửi người.

Nếu đây là con trai họ, họ sẽ đánh chết nó.

“Chuyện phía sau thì chắc các cô cũng biết rồi.” Trịnh Hiển Văn khép hờ mắt, giọng nói rất trầm thấp, anh ta bưng cốc nước lên, uống một ngụm.

Có lẽ Trịnh Tần Mỹ đã nhìn rõ bộ mặt thật của anh ta, cũng có lẽ vì bà biết anh ta đã vô phương cứu chữa nên từ đó trở đi, bà đã tỉnh táo hơn, không còn quẩn quanh Trịnh Hiển Văn nữa.

Trịnh Hiển Văn cũng không đạt được nhiều lợi ích từ chỗ Hàn Tùng Sơn, Hàn Tùng Sơn viện đủ lý do, bảo anh ta dốc sức làm việc ở thành phố A, tạo nền tảng vững chắc cho bản thân.

Hàn Tùng Sơn là người vô cùng thực tế, ông ta chỉ xem ai có ích với mình, có phải con trai ruột hay không không phải điều quan trọng nhất, dù sao ông ta không chỉ có một người con.

Trịnh Hiển Văn muốn chứng tỏ bản thân với ông ta, như vậy mới có thể có được quyền lợi trong tay ông ta.

Ban đầu Hàn Tùng Sơn phất lên nhờ tài ăn nói, Trịnh Hiển Văn học theo ông ta một khoảng thời gian, anh ta cảm nhận được rõ mình có có tài năng tương tự. Ban đầu anh ta cũng rất thành công, dễ dàng tích góp được một dòng vốn khá lớn.

Nhưng anh ta không chịu được khổ, cũng không hiểu cách phân tích thị trường và vận hành doanh nghiệp. Người khác là vạn sự khởi đầu nan, còn anh ta là ngoại trừ khởi đầu ra, tất cả đều gian nan, chẳng mấy chốc anh ta đã gánh chịu thất bại toàn tập.

Anh ta không cho rằng đó là do lỗi lầm của mình, mà là do tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp anh ta đã tự vạch ra cho bản thân trong vô số lần thử nghiệm. Anh ta khởi nghiệp nhưng không lừa gạt, đa cấp.

Anh ta tự cho rằng mình không thẹn với lòng, nhưng anh ta lại chuộc lợi từ lòng tham của con người, người mất tiền bạc vì sự tham lam cũng không đồng tình với tiêu chuẩn mà anh ta đưa ra.

Trịnh Hiển Văn nghĩ tới điều gì đó, anh ta chợt bật cười, đáng tiếc sự ấm áp chỉ diễn ra trong nháy mắt, khi nụ cười biến mất, khóe môi anh ta trùng xuống, khiến biểu cảm cứng ngắc trở nên vô cùng quái dị: “Lúc đó còn xảy ra một vài chuyện, mẹ tôi vẫn tới chăm sóc tôi. Bà ấy ngốc quá, Hàn Tùng Sơn thì lại không bao giờ xuất hiện.”

Cho dù là vậy, anh ta vẫn đắm chìm trong mộng đẹp Hàn Tùng Sơn vẽ ra cho anh ta.

Anh ta lao thẳng vào cái bẫy được bọc bởi tiền tài lấp lánh, đắm chìm không thoát ra nổi. Anh ta bị Hàn Tùng Sơn lợi dụng, vướng vào vòng lao lý nhưng vẫn chưa tỉnh ra được, mãi cho tới khi Trịnh Tần Mỹ tự sát.
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện