Văn Dục kinh ngạc nói:
– Ai mà càn rỡ như thế?
Chu Dĩ Đường đứng dậy.
Văn Dục:
– Tiên sinh?
Chu Dĩ Đường cầm thanh đao gãy kia lên quan sát kỹ, thấy đó là một thanh đao mới chưa dùng, lưỡi đao sần sùi, bị ai đó dùng ngoại lực chấn gãy thành mấy đoạn.
Chu Dĩ Đường đột nhiên bật cười, mắng:
– Thứ đòi nợ mất nết, bảo nó vào.
Văn Dục sững sờ, con người Chu Dĩ Đường vui giận không hiện rõ ra ngoài, không hèn mọn với người trên, không kiêu ngạo với kẻ dưới, đúng chuẩn một quân tử khiêm tốn, dù Tào Trọng Côn đích thân tới cửa, Chu Dĩ Đường chắc chắn cũng nói “mời” chứ không phải “bảo”.
Văn Dục đang nghi hoặc thì thân binh đã lui ra, chốc lát sau dẫn tới một cô nương trẻ khoảng 18 tuổi.
Cô nương ấy đứng khuất sáng, tóc dài buộc lại, mặc trang phục gọn, sau lưng đeo chéo một thanh miêu đao kiểu cổ, lúc vào cửa tự nhiên liếc mắt nhìn Văn Dục.
Văn Dục cũng là người tập võ, cực kỳ nhạy cảm với hơi thở người khác, lúc cô ấy vừa vào, ông chưa kịp quan sát tướng mạo đã rùng mình, hơi nghiêng người theo tiềm thức, dồn trọng tâm vào chân trái.
Sau đó ông thấy cô ấy xòe tay về phía Chu Dĩ Đường không chút khách sáo, nói:
– Cha, đao của con đâu?
Văn Dục giật mình, nghe xong câu này mới cẩn thận nhìn kỹ, nhận ra Chu Phỉ.
Lần trước ông gặp Chu Phỉ là trong khách điếm chốn Hành Sơn không ai cai quản, cách bây giờ chẳng qua chỉ một năm mà lại không thể nhận ra nàng nữa.
Không phải đến tuổi 18 nên ngoại hình nàng thay đổi, nếu nhìn kỹ thì mặt mũi vẫn như xưa, vóc dáng cũng không có gì khác, nhưng toàn thân cứ như được thay da đổi thịt.
Văn Dục nhớ, trong khách điếm Tam Xuân ở Hành Sơn, thân thủ của thiếu nữ ấy có thể xem như nổi bật trong những người đồng trang lứa, nhưng trên người vẫn loáng thoáng nét trẻ con, vừa hồ đồ vừa ngây ngô, vì vô tri nên thấy gì cũng tò mò, cũng nóng lòng muốn thử, đến mức bản thân tiếp theo phải đi đâu, làm gì, dường như nàng đều không có chủ ý.
Giờ đây gặp lại, ông cảm thấy nàng đã chân chính trưởng thành, như thanh miêu đao dài nhỏ phía sau nàng, mang một cảm giác lạnh lẽo bình tĩnh, dù ai thấy cũng không thể khinh thường.
Chu Phỉ nói:
– Văn tướng quân, đã lâu không gặp.
– Nhờ phúc.
Văn Dục vội đáp, không hiểu sao cảm thấy mình rất dư thừa, ông sờ mũi nói:
– Đợt trước ở 48 trại không gặp được cô, Chu tiên sinh mong nhớ đã lâu, cuối cùng cô cũng về… ừm gì nhỉ, mọi người trò chuyện nhé, ta ra ngoài làm ít việc.
Nói xong, ông vội vàng bỏ của chạy lấy người.
Chu Dĩ Đường đứng một bên nhìn Chu Phỉ, ông vẫn nội liễm như xưa, mấy năm nay trong chốn triều đường, lại càng trở nên thận trọng.
Nữ nhi hơn bốn năm không gặp đột nhiên từ trên trời rơi xuống mà hình như ông không hề giật mình, không hề xúc động, thậm chí không hỏi nàng lông bông đi đâu.
Ông chỉ hiện chút ý cười trên mặt, sau đó duỗi bàn tay thon gầy trắng xám, đưa ngón tay ra so độ dài khoảng ba tấc, nói với Chu Phỉ:
– Cao thêm chừng này rồi.
Mũi Chu Phỉ cay cay, nàng gượng cười nói:
– Con đâu có mập, thêm bao nhiêu được chứ?
– Sao lại không? Hồi đó con còn chưa cao tới vai cha này.
Chu Dĩ Đường cong khóe mắt, vẫy tay với nàng:
– Tới đây, xem cha mang cho con cái gì nè.
Người xa cách đã lâu, vừa gặp lại, ký ức luôn bị hồn vía bỏ xa một đoạn, không khỏi cảm thấy xa lạ nhau, cần để ký ức năm xưa từ từ đuổi kịp mới có thể tìm về cảm giác cũ.
Nhưng hơn 4 năm, hơn ngàn ngày đêm, Chu Phỉ cảm thấy Chu Dĩ Đường dường như chỉ là xuống núi đi chợ một chuyến mà thôi, tiện tay đem về ít món đồ chơi nhỏ cho nàng chơi, tóc mai nhuốm màu sương chẳng qua chỉ là dọc đường gặp tuyết rơi nên dính phải, phẩy một cái là rơi xuống.
Bước chân Chu Dĩ Đường nhẹ đến mức hoàn toàn không giống “Cam Đường tiên sinh” đi tới lều hành quân giản dị của ông, lấy trên đầu giường ngăn nắp ra một chiếc hộp dài hơn ba thước.
Ông xắn tay áo, hơi vất vả ôm cái hộp dài rất nặng ấy ra:
– Mau xem xem.
Chu Phỉ vội bước lên đón lấy, đặt trên bàn nhỏ bên cạnh.
Trong hộp là một thanh trường đao, thân đao nhỏ dài xinh đẹp, chiều dài xấp xỉ Vọng Xuân Sơn, ngắn hơn thanh miêu đao hơi vướng chân vướng tay kia một chút, vỏ đao làm bằng gỗ chắc hoàn toàn mới, có lẽ được làm sau này, hai đầu có vỏ sắt và da, toàn thân màu đen nhánh nhưng không mất vẻ lộng lẫy, thoạt nhìn không đẹp nhưng tuyệt đối không giản dị.
Nếu nói Vọng Xuân Sơn nội liễm như quân tử trong nhà tranh thì đao này lại hoa lệ như vương hầu trên lưng ngựa, từ đầu đến cuối không có chỗ nào để chê, vứt nó vào núi đao cũng có thể khiến người ta vừa liếc mắt là nhận ra, từ chuôi dài cho tới mũi đao hơi móc ngược đều mang vẻ kiêu ngạo xuất chúng, nhìn lâu khiến người ta sinh lòng kính nể, không nỡ kéo ra.
Trọng lượng của nó vô cùng thuận tay, Chu Phỉ cẩn thận kéo vỏ đao ra, nghe một tiếng vang nhỏ, âm thanh ma sát giữa vỏ và thân đao cực kỳ trong trẻo, lộ ra mũi đao thép được chú trọng và chữ khắc bên trên: “Toái Già”.
Chu Dĩ Đường nói:
– Cha sai người tìm không ít danh đao thượng cổ, nhưng cái thích hợp với con lại ít, nhiều thanh nhìn được xài không được, thanh được giữ gìn hoàn hảo đa phần đều tư chất bình thường, thanh có tư chất không bình thường thì lại gắn với những truyền thuyết chẳng lành. Mãi đến năm ngoái khi cha thấy nó… thanh Toái Già không xuất từ tay danh gia, vì người rèn ra nó chỉ để lại một thanh đao này.
Chu Dĩ Đường từ tốn nói:
– Vị tiền bối đó tên Lữ Nhuận, là một nhân vật cực kỳ nổi tiếng tiền triều, bình sinh có tam tuyệt là văn chương, võ công và y lý. Người bình thường học cả đời cũng học không hết, còn ông ấy lại tinh thông đủ thứ, mới hơn 20 tuổi đã đậu cao bảng nhãn trước thiên tử, võ công lại càng chấn động giang hồ, là chưởng môn kế tục được ngầm định năm xưa. Nhưng khi đó triều đình vô số hôn quân nịnh thần, chướng khí mù mịt, dị tộc nam bắc nhiều lần ngấp nghé Trung Nguyên, thiên tai liên miên, dân chúng lầm than. Vị tiền bối này đã lập lời thề độc, muốn cứu nạn dân khỏi nước sôi lửa bỏng, từ chối hàn lâm, chỉ đeo một hộp thuốc hành tẩu thế gian, nhiều lần theo quân thâm nhập khu vực dịch, hết lòng hết sức, đã cứu vô số tính mạng, là bằng hữu thâm giao với đại tướng đắc lực năm xưa là Triệu Nghị tướng quân.
Chu Phỉ trước nay học hành dốt nát nhưng “Triệu Nghị” thì nàng biết, nàng không rõ lắm chiến tích của ông, chỉ biết ông là một đại anh hùng tiền triều, về sau bị hôn quân hại, dân gian xiết bao tiếc hận nên đã lập cho vị đại anh hùng ấy rất nhiều truyền thuyết thần thoại và đắp tượng bùn cung phụng như Quan nhị gia.
Đương nhiên, chuyện sau khi Triệu Nghị tướng quân chết, con cháu tự lập làm vua, cuối cùng ép hoàng đế nhường ngôi thoái vị, từ đó thay đổi triều đại, thì mọi người không thể nào treo bên mép để nói rồi.
– Về sau hôn quân tái phát bệnh đau đầu, gọi Lữ Nhuận vào cung chữa bệnh. Ngay lúc ông đang ở hoàng thành, Triệu tướng quân bị gian thần dụ giết ở man hoang tây nam. Lữ tiền bối sau khi biết thì bi phẫn không thôi, vốn định vung kiếm vào cung giết hết đám sâu dân mọt nước kia, không ngờ lại nhận được di thư của Triệu Nghị tướng quân dặn ông phải lấy ngàn vạn lê dân bách tính làm trọng, không thể không để ý đại cục mà làm ra chuyện đại nghịch bất đạo, khiến người vô tội rơi vào cảnh loạn lạc lầm than, đồng thời tướng quân còn phó thác gia quyến của mình cho ông. Lữ tiền bối đành đặt cái tôi của một thế ngoại cao nhân xuống, bôn ba vì Triệu gia, đành ứng phó cho có lệ với hôn quân, bảo vệ tính mạng cả nhà Triệu thị, sau đó tinh thần mỏi mệt, trốn vào Đại Dược cốc, không màng thế sự nữa. Nào ngờ tám năm sau, Nam man lại xâm lấn Trung Nguyên, hoàng đế tiền triều bất đắc dĩ phải dùng Triệu gia quân lần nữa, huynh đệ Triệu thị mà năm xưa Lữ tiền bối hao tâm tổn trí bảo vệ đã nắm lấy binh quyền, nhưng kiếm chỉ đế đô…
Chu Phỉ mở to mắt.
Những điển cố lịch sử này trước đây Chu Dĩ Đường từng giảng cho nàng, nhưng Chu Phỉ lúc nhỏ hoàn toàn xem là chuyện cổ tích qua tai này ra tai nọ, bây giờ nghe ông không ngại phiền kể lại lần nữa thì ngoài chút ấn tượng mơ hồ, Chu Phỉ lại đột nhiên cảm thụ được chút ít trong đó, không khỏi hỏi tiếp:
– Sau đó thì sao?
– Sau đó quốc tính đổi sang họ “Triệu”, năm đầu Đại Chiêu chiến tranh liên miên, khắp nơi rung chuyển. Triều đình nhiều lần tới Đại Dược cốc mời Lữ Nhuận xuống núi, nhưng không hiểu sao tính tình của ông đã thay đổi lớn, mê muội cầu tiên vấn đạo, cả ngày làm bạn cùng chu sa dược đỉnh, luyện mấy cái đan dược trời ơi đất hỡi, hành vi cử chỉ làm việc cực hoang đường điên đảo, triều đình đành phẫn nộ rời đi, ngự ban một tấm biển cho Đại Dược cốc và phong Lữ Nhuận làm quốc sư. Có điều ông chưa từng lĩnh chỉ.
Chu Phỉ mơ hồ cảm giác mình từng nghe chuyện này ở đâu đó rồi.
– Lữ Nhuận kỳ tài ngút trời, tinh thông tạp học, đến nay các đại sư đúc kiếm ở Đông Hải đều sử dụng tạp ký đúc do ông biên soạn. Ông hưởng thọ hơn 50 tuổi, có người nói ông chết do trúng độc đan dược, lúc sống ông không thể thấy cảnh tứ hải thanh bình, sau khi chết, các đồ tử đồ tôn của Đại Dược cốc thu dọn di vật cho ông, thấy ông để lại đa phần là các phương thuốc luyện đan hại người nên đành lần lượt phá hủy hết, duy chỉ có thứ này…
Ánh mắt Chu Dĩ Đường dừng trên thanh trường đao lặng lẽ:
– Không ai biết ông đúc khi nào, lúc đó trên vỏ đao đã bám đầy bụi, không biết đã bị vứt xó bao lâu, ánh đao như sương giá khiến người ta nhìn thôi đã thấy lạnh lẽo.
Chu Phỉ cúi đầu nhìn hai chữ “Toái Già” (1) khắc trên thân đao, chợt như qua thân đao này chạm tới linh hồn đau xót mà tuyệt vọng của đấng tiên hiền.
(1) Toái Già: che đậy sự đổ vỡ.
Đời người, ngắn biết bao, tiếc biết bao, bất lực biết bao, trớ trêu tạo hóa biết bao.
Vì lẽ gì lớp trước ngã xuống, lớp sau đứng lên tiếp bước? Vì những kẻ cần mẫn học hỏi, không ngừng nỗ lực và những kẻ không thể thoái thác trách nhiệm mà muôn chết không hối hận.
Chu Dĩ Đường cười nói:
– Cha cảm thấy chắc là con sẽ thích.
Chu Phỉ trầm mặc chốc lát, đẩy vỏ đao Toái Già lên thay thanh miêu đao nàng xài tạm dọc đường, chợt cười nói với Chu Dĩ Đường:
– Cha, cha có gì cứ nói thẳng ra đi, không cần dông dài với con, quành một vòng lớn thế, hết mượn vật gửi lời tới mượn xưa nói nay, nói thật, sau khi cha đi con chưa từng lật qua hai trang sách nữa là, không chắc lần nào cũng có thể nghe hiểu cha đang nói gì đâu.
Chu Dĩ Đường:
– …
Con bé này trừ tướng mạo ra, những chỗ khác thật không giống con ruột ông tí nào.
Chu Phỉ nghĩ ngợi, lại hỏi:
– Cha, nếu cha là Lữ tiền bối, cha sẽ trốn trong Đại Dược cốc luyện mấy thứ đồ chơi như “Quy Dương đan” “Quy Âm đan” gì đó sao?
Chu Dĩ Đường bật cười.
– Trước đây con không hiểu tại sao năm đó cha lại muốn đi, bây giờ con đã biết, trước đây con trách cha nhưng giờ không trách nữa.
Chu Phỉ dừng một chút, lại nói:
– Con… dọc đường gặp được một tiền bối, sau khi ông ấy biết con họ Chu thì bảo con thay ông ấy hỏi cha một câu.
Chu Dĩ Đường:
– Ừm?
Chu Phỉ nói:
– Người đó là một lão hòa thượng, ông ấy hỏi cha: “Dùng lưỡi đao sắc chém giết yêu ma quỷ quái, đợi khi bắt đầu thế thắng, yêu ma cúi đầu, thần binh thu lưỡi đao, lúc này phải cúng tế thứ gì mới có thể dẹp yên những oán giận và mối họa trong lòng những kẻ cúi đầu kia?”
Nụ cười của Chu Dĩ Đường dần tắt.
Chu Phỉ lấy trong bọc phía sau ra một cái túi vải đưa cho ông:
– Lão hòa thượng nói, nếu cha không trả lời được thì bảo con giao cái này cho cha.
Chu Dĩ Đường nhận lấy, không mở ra, nói:
– Thận Độc ấn?
Chu Phỉ giật mình:
– Sao cha biết?
Chu Dĩ Đường bất đắc dĩ nói:
– Người giang hồ ầm ĩ đã đành, Sở Thiên Quyền và Khang vương lại cũng ngang nhiên xuất hiện tại Vĩnh Châu, sau đó bên Khang vương điện hạ im hơi lặng tiếng, Bắc Đẩu Văn Khúc chết không rõ ràng, nếu ngay cả chuyện lớn như vậy mà cha cũng không nghe nói thì không cần mang cái chức rởm này ngồi không ăn bám nữa. Hòa thượng nói với con có pháp hiệu “Đồng Minh” đúng không? Đại sư đó cho cha cái này làm gì?
Thận Độc ấn ở trên người Sở Thiên Quyền đã chết, nhưng lúc đó những người bên cạnh thi thể đại ma đầu – từ Ưng Hà Tòng tới Chu Phỉ – đều không có tinh thần, không hẹn mà cùng quên mất vật quan trọng người người tranh đoạt này. May mà lão hòa thượng Đồng Minh đi khắp nơi tìm tung tích Tạ Doãn tạt qua mới không để Thận Độc ấn rơi vào nơi hoang dã rồi bị thú hoang tha đi làm tổ.
Vẻ mặt Chu Phỉ khó hiểu.
Chu Dĩ Đường mở túi vải ra, quan sát hoa văn sóng nước bên trên, trầm ngâm chốc lát, dường như chợt nghĩ tới điều gì, ông thấp giọng nói:
– Lẽ nào…
Chu Phỉ len lén vểnh tai.
Nhưng Chu Dĩ Đường lại gói kỹ cái ấn, không nói tiếp phần sau, hỏi:
– Ông ấy còn nói gì nữa?
Chu Phỉ kiềm chế tâm ngứa ngáy của mình, nói:
– Ồ, còn nói bảo cha giúp chỉ đường.
Chu Dĩ Đường hơi cau mày.
– Ông ấy bảo con hỏi, Lương Thiệu chôn ở nơi nào.
Nói đến đây, hình như Chu Phỉ sợ Chu Dĩ Đường hiểu lầm lão hòa thượng muốn đào mộ người ta, bèn vội giải thích:
– Là vì một… bằng hữu, huynh ấy trúng một loại kỳ độc, tụi con hết đường xoay sở, Lương… vị đại nhân kia từng có giao tình với Đại Dược cốc, nghe nói rất nhiều di vật của Đại Dược cốc đều ở trong tay ông ấy, cho nên…
– Bằng hữu?
Chu Dĩ Đường nhìn nàng.
Chu Phỉ cúi đầu nghiên cứu mũi giày của mình, gật đầu nói:
– Dạ.
Mặt Chu Dĩ Đường chợt lóe lên ý cười, ông không truy hỏi nữa, chỉ nói:
– Đồng Minh đại sư quá mức câu nệ, đã bảo con tới hỏi mà còn đưa quà làm gì chứ? Lẽ nào cha không nói với con sao?
Chu Phỉ:
– …
Ai cũng bảo Chu Tồn từng bái sư Lương Thiệu, có lẽ Đồng Minh đại sư cũng không ngờ cha nàng khi nghe nói có người muốn đào mộ lão sư mình lại có thể vui vẻ đến vậy.
– Lát nữa cha vẽ bản đồ cho con.
Chu Dĩ Đường tiện tay đưa Thận Độc ấn cho Chu Phỉ, lại nói:
– Cầm cái này về nhà giao cho mẹ con, nói đây là “tính mạng” cha, bảo mẹ con thay cha bảo quản mấy năm.
Chu Phỉ “dạ”, nhận lấy nhưng không nhúc nhích.
Chu Dĩ Đường khó hiểu:
– Sao thế?
Chu Phỉ mân mê viền Thận Độc ấn một vòng, không nhìn thẳng mặt mà ngó trái ngó phải nói:
– Ơ… bọn Lý Thịnh Lý Nghiên đều đợi phía trước, phái con tới mời cha về nhà… ờm… cha cũng lâu chưa về nhà rồi, nhiều năm không gặp…
Chu Dĩ Đường vừa nghe tới “Lý Nghiên” là hiểu:
– Là mấy đứa tụi con không dám về nhà chứ gì?
Chu Phỉ:
– …
– Không có gan về nhà mà sao có gan chạy hử?
Chu Dĩ Đường trừng nàng:
– Đợi đấy, cha dặn dò họ mấy câu đã.
Chu Phỉ thấy ông đi ra ngoài thì cúi đầu cười, liền sau đó nụ cười của nàng dần tắt, nàng sờ thanh Toái Già phía sau.
Đồng Minh lão hòa thượng giao cho nàng ba chuyện, một là tìm điển tịch của Đại Dược cốc tương truyền rơi vào tay Lương Thiệu – quyển “Bách độc kinh” do Lữ Nhuận viết năm xưa.
Hai là thu thập đủ loại thánh vật quý báu tiêu trừ hàn khí.
Ba là tìm một cao thủ nội công tinh thông âm dương nhị khí.
“Bách độc kinh” có lẽ có ít manh mối, nhưng thánh vật tiêu trừ hàn khí là gì thì ngay cả lão hòa thượng cũng không nói được mấy loại, còn cái gọi là “âm dương nhị khí” hoàn toàn là câu chữ trong điển tịch Bồng Lai, rốt cuộc có nghĩa gì thì không ai nói rõ được.
Đồng Minh đại sư bảo nàng chuẩn bị tốt tâm lý dù đi khắp nhân gian, cuối cùng vẫn sẽ không tìm được, kết quả vẫn chỉ là một hồi hư vọng.
Nhưng nàng luôn muốn thử.
Năm xưa khi Chu Dĩ Đường rời 48 trại, nàng cũng nhìn chằm chằm vào cánh cổng núi đóng chặt, từng cảm thấy ông sẽ không bao giờ về nữa, nhưng hôm nay, chẳng phải ông cũng càng gần quê càng lo sợ, quanh quẩn nơi phụ cận Thục Sơn thật lâu, chờ vãn bối như họ cho một nấc thang để đường đường chính chính quay về cùng cố nhân gặp gỡ hay sao?
Dẫu là con đường không có hi vọng, nhưng bản thân sao có thể tự vây khốn mình?
Suy cho cùng lại là một năm xuân về hoa nở rộ.
– Ai mà càn rỡ như thế?
Chu Dĩ Đường đứng dậy.
Văn Dục:
– Tiên sinh?
Chu Dĩ Đường cầm thanh đao gãy kia lên quan sát kỹ, thấy đó là một thanh đao mới chưa dùng, lưỡi đao sần sùi, bị ai đó dùng ngoại lực chấn gãy thành mấy đoạn.
Chu Dĩ Đường đột nhiên bật cười, mắng:
– Thứ đòi nợ mất nết, bảo nó vào.
Văn Dục sững sờ, con người Chu Dĩ Đường vui giận không hiện rõ ra ngoài, không hèn mọn với người trên, không kiêu ngạo với kẻ dưới, đúng chuẩn một quân tử khiêm tốn, dù Tào Trọng Côn đích thân tới cửa, Chu Dĩ Đường chắc chắn cũng nói “mời” chứ không phải “bảo”.
Văn Dục đang nghi hoặc thì thân binh đã lui ra, chốc lát sau dẫn tới một cô nương trẻ khoảng 18 tuổi.
Cô nương ấy đứng khuất sáng, tóc dài buộc lại, mặc trang phục gọn, sau lưng đeo chéo một thanh miêu đao kiểu cổ, lúc vào cửa tự nhiên liếc mắt nhìn Văn Dục.
Văn Dục cũng là người tập võ, cực kỳ nhạy cảm với hơi thở người khác, lúc cô ấy vừa vào, ông chưa kịp quan sát tướng mạo đã rùng mình, hơi nghiêng người theo tiềm thức, dồn trọng tâm vào chân trái.
Sau đó ông thấy cô ấy xòe tay về phía Chu Dĩ Đường không chút khách sáo, nói:
– Cha, đao của con đâu?
Văn Dục giật mình, nghe xong câu này mới cẩn thận nhìn kỹ, nhận ra Chu Phỉ.
Lần trước ông gặp Chu Phỉ là trong khách điếm chốn Hành Sơn không ai cai quản, cách bây giờ chẳng qua chỉ một năm mà lại không thể nhận ra nàng nữa.
Không phải đến tuổi 18 nên ngoại hình nàng thay đổi, nếu nhìn kỹ thì mặt mũi vẫn như xưa, vóc dáng cũng không có gì khác, nhưng toàn thân cứ như được thay da đổi thịt.
Văn Dục nhớ, trong khách điếm Tam Xuân ở Hành Sơn, thân thủ của thiếu nữ ấy có thể xem như nổi bật trong những người đồng trang lứa, nhưng trên người vẫn loáng thoáng nét trẻ con, vừa hồ đồ vừa ngây ngô, vì vô tri nên thấy gì cũng tò mò, cũng nóng lòng muốn thử, đến mức bản thân tiếp theo phải đi đâu, làm gì, dường như nàng đều không có chủ ý.
Giờ đây gặp lại, ông cảm thấy nàng đã chân chính trưởng thành, như thanh miêu đao dài nhỏ phía sau nàng, mang một cảm giác lạnh lẽo bình tĩnh, dù ai thấy cũng không thể khinh thường.
Chu Phỉ nói:
– Văn tướng quân, đã lâu không gặp.
– Nhờ phúc.
Văn Dục vội đáp, không hiểu sao cảm thấy mình rất dư thừa, ông sờ mũi nói:
– Đợt trước ở 48 trại không gặp được cô, Chu tiên sinh mong nhớ đã lâu, cuối cùng cô cũng về… ừm gì nhỉ, mọi người trò chuyện nhé, ta ra ngoài làm ít việc.
Nói xong, ông vội vàng bỏ của chạy lấy người.
Chu Dĩ Đường đứng một bên nhìn Chu Phỉ, ông vẫn nội liễm như xưa, mấy năm nay trong chốn triều đường, lại càng trở nên thận trọng.
Nữ nhi hơn bốn năm không gặp đột nhiên từ trên trời rơi xuống mà hình như ông không hề giật mình, không hề xúc động, thậm chí không hỏi nàng lông bông đi đâu.
Ông chỉ hiện chút ý cười trên mặt, sau đó duỗi bàn tay thon gầy trắng xám, đưa ngón tay ra so độ dài khoảng ba tấc, nói với Chu Phỉ:
– Cao thêm chừng này rồi.
Mũi Chu Phỉ cay cay, nàng gượng cười nói:
– Con đâu có mập, thêm bao nhiêu được chứ?
– Sao lại không? Hồi đó con còn chưa cao tới vai cha này.
Chu Dĩ Đường cong khóe mắt, vẫy tay với nàng:
– Tới đây, xem cha mang cho con cái gì nè.
Người xa cách đã lâu, vừa gặp lại, ký ức luôn bị hồn vía bỏ xa một đoạn, không khỏi cảm thấy xa lạ nhau, cần để ký ức năm xưa từ từ đuổi kịp mới có thể tìm về cảm giác cũ.
Nhưng hơn 4 năm, hơn ngàn ngày đêm, Chu Phỉ cảm thấy Chu Dĩ Đường dường như chỉ là xuống núi đi chợ một chuyến mà thôi, tiện tay đem về ít món đồ chơi nhỏ cho nàng chơi, tóc mai nhuốm màu sương chẳng qua chỉ là dọc đường gặp tuyết rơi nên dính phải, phẩy một cái là rơi xuống.
Bước chân Chu Dĩ Đường nhẹ đến mức hoàn toàn không giống “Cam Đường tiên sinh” đi tới lều hành quân giản dị của ông, lấy trên đầu giường ngăn nắp ra một chiếc hộp dài hơn ba thước.
Ông xắn tay áo, hơi vất vả ôm cái hộp dài rất nặng ấy ra:
– Mau xem xem.
Chu Phỉ vội bước lên đón lấy, đặt trên bàn nhỏ bên cạnh.
Trong hộp là một thanh trường đao, thân đao nhỏ dài xinh đẹp, chiều dài xấp xỉ Vọng Xuân Sơn, ngắn hơn thanh miêu đao hơi vướng chân vướng tay kia một chút, vỏ đao làm bằng gỗ chắc hoàn toàn mới, có lẽ được làm sau này, hai đầu có vỏ sắt và da, toàn thân màu đen nhánh nhưng không mất vẻ lộng lẫy, thoạt nhìn không đẹp nhưng tuyệt đối không giản dị.
Nếu nói Vọng Xuân Sơn nội liễm như quân tử trong nhà tranh thì đao này lại hoa lệ như vương hầu trên lưng ngựa, từ đầu đến cuối không có chỗ nào để chê, vứt nó vào núi đao cũng có thể khiến người ta vừa liếc mắt là nhận ra, từ chuôi dài cho tới mũi đao hơi móc ngược đều mang vẻ kiêu ngạo xuất chúng, nhìn lâu khiến người ta sinh lòng kính nể, không nỡ kéo ra.
Trọng lượng của nó vô cùng thuận tay, Chu Phỉ cẩn thận kéo vỏ đao ra, nghe một tiếng vang nhỏ, âm thanh ma sát giữa vỏ và thân đao cực kỳ trong trẻo, lộ ra mũi đao thép được chú trọng và chữ khắc bên trên: “Toái Già”.
Chu Dĩ Đường nói:
– Cha sai người tìm không ít danh đao thượng cổ, nhưng cái thích hợp với con lại ít, nhiều thanh nhìn được xài không được, thanh được giữ gìn hoàn hảo đa phần đều tư chất bình thường, thanh có tư chất không bình thường thì lại gắn với những truyền thuyết chẳng lành. Mãi đến năm ngoái khi cha thấy nó… thanh Toái Già không xuất từ tay danh gia, vì người rèn ra nó chỉ để lại một thanh đao này.
Chu Dĩ Đường từ tốn nói:
– Vị tiền bối đó tên Lữ Nhuận, là một nhân vật cực kỳ nổi tiếng tiền triều, bình sinh có tam tuyệt là văn chương, võ công và y lý. Người bình thường học cả đời cũng học không hết, còn ông ấy lại tinh thông đủ thứ, mới hơn 20 tuổi đã đậu cao bảng nhãn trước thiên tử, võ công lại càng chấn động giang hồ, là chưởng môn kế tục được ngầm định năm xưa. Nhưng khi đó triều đình vô số hôn quân nịnh thần, chướng khí mù mịt, dị tộc nam bắc nhiều lần ngấp nghé Trung Nguyên, thiên tai liên miên, dân chúng lầm than. Vị tiền bối này đã lập lời thề độc, muốn cứu nạn dân khỏi nước sôi lửa bỏng, từ chối hàn lâm, chỉ đeo một hộp thuốc hành tẩu thế gian, nhiều lần theo quân thâm nhập khu vực dịch, hết lòng hết sức, đã cứu vô số tính mạng, là bằng hữu thâm giao với đại tướng đắc lực năm xưa là Triệu Nghị tướng quân.
Chu Phỉ trước nay học hành dốt nát nhưng “Triệu Nghị” thì nàng biết, nàng không rõ lắm chiến tích của ông, chỉ biết ông là một đại anh hùng tiền triều, về sau bị hôn quân hại, dân gian xiết bao tiếc hận nên đã lập cho vị đại anh hùng ấy rất nhiều truyền thuyết thần thoại và đắp tượng bùn cung phụng như Quan nhị gia.
Đương nhiên, chuyện sau khi Triệu Nghị tướng quân chết, con cháu tự lập làm vua, cuối cùng ép hoàng đế nhường ngôi thoái vị, từ đó thay đổi triều đại, thì mọi người không thể nào treo bên mép để nói rồi.
– Về sau hôn quân tái phát bệnh đau đầu, gọi Lữ Nhuận vào cung chữa bệnh. Ngay lúc ông đang ở hoàng thành, Triệu tướng quân bị gian thần dụ giết ở man hoang tây nam. Lữ tiền bối sau khi biết thì bi phẫn không thôi, vốn định vung kiếm vào cung giết hết đám sâu dân mọt nước kia, không ngờ lại nhận được di thư của Triệu Nghị tướng quân dặn ông phải lấy ngàn vạn lê dân bách tính làm trọng, không thể không để ý đại cục mà làm ra chuyện đại nghịch bất đạo, khiến người vô tội rơi vào cảnh loạn lạc lầm than, đồng thời tướng quân còn phó thác gia quyến của mình cho ông. Lữ tiền bối đành đặt cái tôi của một thế ngoại cao nhân xuống, bôn ba vì Triệu gia, đành ứng phó cho có lệ với hôn quân, bảo vệ tính mạng cả nhà Triệu thị, sau đó tinh thần mỏi mệt, trốn vào Đại Dược cốc, không màng thế sự nữa. Nào ngờ tám năm sau, Nam man lại xâm lấn Trung Nguyên, hoàng đế tiền triều bất đắc dĩ phải dùng Triệu gia quân lần nữa, huynh đệ Triệu thị mà năm xưa Lữ tiền bối hao tâm tổn trí bảo vệ đã nắm lấy binh quyền, nhưng kiếm chỉ đế đô…
Chu Phỉ mở to mắt.
Những điển cố lịch sử này trước đây Chu Dĩ Đường từng giảng cho nàng, nhưng Chu Phỉ lúc nhỏ hoàn toàn xem là chuyện cổ tích qua tai này ra tai nọ, bây giờ nghe ông không ngại phiền kể lại lần nữa thì ngoài chút ấn tượng mơ hồ, Chu Phỉ lại đột nhiên cảm thụ được chút ít trong đó, không khỏi hỏi tiếp:
– Sau đó thì sao?
– Sau đó quốc tính đổi sang họ “Triệu”, năm đầu Đại Chiêu chiến tranh liên miên, khắp nơi rung chuyển. Triều đình nhiều lần tới Đại Dược cốc mời Lữ Nhuận xuống núi, nhưng không hiểu sao tính tình của ông đã thay đổi lớn, mê muội cầu tiên vấn đạo, cả ngày làm bạn cùng chu sa dược đỉnh, luyện mấy cái đan dược trời ơi đất hỡi, hành vi cử chỉ làm việc cực hoang đường điên đảo, triều đình đành phẫn nộ rời đi, ngự ban một tấm biển cho Đại Dược cốc và phong Lữ Nhuận làm quốc sư. Có điều ông chưa từng lĩnh chỉ.
Chu Phỉ mơ hồ cảm giác mình từng nghe chuyện này ở đâu đó rồi.
– Lữ Nhuận kỳ tài ngút trời, tinh thông tạp học, đến nay các đại sư đúc kiếm ở Đông Hải đều sử dụng tạp ký đúc do ông biên soạn. Ông hưởng thọ hơn 50 tuổi, có người nói ông chết do trúng độc đan dược, lúc sống ông không thể thấy cảnh tứ hải thanh bình, sau khi chết, các đồ tử đồ tôn của Đại Dược cốc thu dọn di vật cho ông, thấy ông để lại đa phần là các phương thuốc luyện đan hại người nên đành lần lượt phá hủy hết, duy chỉ có thứ này…
Ánh mắt Chu Dĩ Đường dừng trên thanh trường đao lặng lẽ:
– Không ai biết ông đúc khi nào, lúc đó trên vỏ đao đã bám đầy bụi, không biết đã bị vứt xó bao lâu, ánh đao như sương giá khiến người ta nhìn thôi đã thấy lạnh lẽo.
Chu Phỉ cúi đầu nhìn hai chữ “Toái Già” (1) khắc trên thân đao, chợt như qua thân đao này chạm tới linh hồn đau xót mà tuyệt vọng của đấng tiên hiền.
(1) Toái Già: che đậy sự đổ vỡ.
Đời người, ngắn biết bao, tiếc biết bao, bất lực biết bao, trớ trêu tạo hóa biết bao.
Vì lẽ gì lớp trước ngã xuống, lớp sau đứng lên tiếp bước? Vì những kẻ cần mẫn học hỏi, không ngừng nỗ lực và những kẻ không thể thoái thác trách nhiệm mà muôn chết không hối hận.
Chu Dĩ Đường cười nói:
– Cha cảm thấy chắc là con sẽ thích.
Chu Phỉ trầm mặc chốc lát, đẩy vỏ đao Toái Già lên thay thanh miêu đao nàng xài tạm dọc đường, chợt cười nói với Chu Dĩ Đường:
– Cha, cha có gì cứ nói thẳng ra đi, không cần dông dài với con, quành một vòng lớn thế, hết mượn vật gửi lời tới mượn xưa nói nay, nói thật, sau khi cha đi con chưa từng lật qua hai trang sách nữa là, không chắc lần nào cũng có thể nghe hiểu cha đang nói gì đâu.
Chu Dĩ Đường:
– …
Con bé này trừ tướng mạo ra, những chỗ khác thật không giống con ruột ông tí nào.
Chu Phỉ nghĩ ngợi, lại hỏi:
– Cha, nếu cha là Lữ tiền bối, cha sẽ trốn trong Đại Dược cốc luyện mấy thứ đồ chơi như “Quy Dương đan” “Quy Âm đan” gì đó sao?
Chu Dĩ Đường bật cười.
– Trước đây con không hiểu tại sao năm đó cha lại muốn đi, bây giờ con đã biết, trước đây con trách cha nhưng giờ không trách nữa.
Chu Phỉ dừng một chút, lại nói:
– Con… dọc đường gặp được một tiền bối, sau khi ông ấy biết con họ Chu thì bảo con thay ông ấy hỏi cha một câu.
Chu Dĩ Đường:
– Ừm?
Chu Phỉ nói:
– Người đó là một lão hòa thượng, ông ấy hỏi cha: “Dùng lưỡi đao sắc chém giết yêu ma quỷ quái, đợi khi bắt đầu thế thắng, yêu ma cúi đầu, thần binh thu lưỡi đao, lúc này phải cúng tế thứ gì mới có thể dẹp yên những oán giận và mối họa trong lòng những kẻ cúi đầu kia?”
Nụ cười của Chu Dĩ Đường dần tắt.
Chu Phỉ lấy trong bọc phía sau ra một cái túi vải đưa cho ông:
– Lão hòa thượng nói, nếu cha không trả lời được thì bảo con giao cái này cho cha.
Chu Dĩ Đường nhận lấy, không mở ra, nói:
– Thận Độc ấn?
Chu Phỉ giật mình:
– Sao cha biết?
Chu Dĩ Đường bất đắc dĩ nói:
– Người giang hồ ầm ĩ đã đành, Sở Thiên Quyền và Khang vương lại cũng ngang nhiên xuất hiện tại Vĩnh Châu, sau đó bên Khang vương điện hạ im hơi lặng tiếng, Bắc Đẩu Văn Khúc chết không rõ ràng, nếu ngay cả chuyện lớn như vậy mà cha cũng không nghe nói thì không cần mang cái chức rởm này ngồi không ăn bám nữa. Hòa thượng nói với con có pháp hiệu “Đồng Minh” đúng không? Đại sư đó cho cha cái này làm gì?
Thận Độc ấn ở trên người Sở Thiên Quyền đã chết, nhưng lúc đó những người bên cạnh thi thể đại ma đầu – từ Ưng Hà Tòng tới Chu Phỉ – đều không có tinh thần, không hẹn mà cùng quên mất vật quan trọng người người tranh đoạt này. May mà lão hòa thượng Đồng Minh đi khắp nơi tìm tung tích Tạ Doãn tạt qua mới không để Thận Độc ấn rơi vào nơi hoang dã rồi bị thú hoang tha đi làm tổ.
Vẻ mặt Chu Phỉ khó hiểu.
Chu Dĩ Đường mở túi vải ra, quan sát hoa văn sóng nước bên trên, trầm ngâm chốc lát, dường như chợt nghĩ tới điều gì, ông thấp giọng nói:
– Lẽ nào…
Chu Phỉ len lén vểnh tai.
Nhưng Chu Dĩ Đường lại gói kỹ cái ấn, không nói tiếp phần sau, hỏi:
– Ông ấy còn nói gì nữa?
Chu Phỉ kiềm chế tâm ngứa ngáy của mình, nói:
– Ồ, còn nói bảo cha giúp chỉ đường.
Chu Dĩ Đường hơi cau mày.
– Ông ấy bảo con hỏi, Lương Thiệu chôn ở nơi nào.
Nói đến đây, hình như Chu Phỉ sợ Chu Dĩ Đường hiểu lầm lão hòa thượng muốn đào mộ người ta, bèn vội giải thích:
– Là vì một… bằng hữu, huynh ấy trúng một loại kỳ độc, tụi con hết đường xoay sở, Lương… vị đại nhân kia từng có giao tình với Đại Dược cốc, nghe nói rất nhiều di vật của Đại Dược cốc đều ở trong tay ông ấy, cho nên…
– Bằng hữu?
Chu Dĩ Đường nhìn nàng.
Chu Phỉ cúi đầu nghiên cứu mũi giày của mình, gật đầu nói:
– Dạ.
Mặt Chu Dĩ Đường chợt lóe lên ý cười, ông không truy hỏi nữa, chỉ nói:
– Đồng Minh đại sư quá mức câu nệ, đã bảo con tới hỏi mà còn đưa quà làm gì chứ? Lẽ nào cha không nói với con sao?
Chu Phỉ:
– …
Ai cũng bảo Chu Tồn từng bái sư Lương Thiệu, có lẽ Đồng Minh đại sư cũng không ngờ cha nàng khi nghe nói có người muốn đào mộ lão sư mình lại có thể vui vẻ đến vậy.
– Lát nữa cha vẽ bản đồ cho con.
Chu Dĩ Đường tiện tay đưa Thận Độc ấn cho Chu Phỉ, lại nói:
– Cầm cái này về nhà giao cho mẹ con, nói đây là “tính mạng” cha, bảo mẹ con thay cha bảo quản mấy năm.
Chu Phỉ “dạ”, nhận lấy nhưng không nhúc nhích.
Chu Dĩ Đường khó hiểu:
– Sao thế?
Chu Phỉ mân mê viền Thận Độc ấn một vòng, không nhìn thẳng mặt mà ngó trái ngó phải nói:
– Ơ… bọn Lý Thịnh Lý Nghiên đều đợi phía trước, phái con tới mời cha về nhà… ờm… cha cũng lâu chưa về nhà rồi, nhiều năm không gặp…
Chu Dĩ Đường vừa nghe tới “Lý Nghiên” là hiểu:
– Là mấy đứa tụi con không dám về nhà chứ gì?
Chu Phỉ:
– …
– Không có gan về nhà mà sao có gan chạy hử?
Chu Dĩ Đường trừng nàng:
– Đợi đấy, cha dặn dò họ mấy câu đã.
Chu Phỉ thấy ông đi ra ngoài thì cúi đầu cười, liền sau đó nụ cười của nàng dần tắt, nàng sờ thanh Toái Già phía sau.
Đồng Minh lão hòa thượng giao cho nàng ba chuyện, một là tìm điển tịch của Đại Dược cốc tương truyền rơi vào tay Lương Thiệu – quyển “Bách độc kinh” do Lữ Nhuận viết năm xưa.
Hai là thu thập đủ loại thánh vật quý báu tiêu trừ hàn khí.
Ba là tìm một cao thủ nội công tinh thông âm dương nhị khí.
“Bách độc kinh” có lẽ có ít manh mối, nhưng thánh vật tiêu trừ hàn khí là gì thì ngay cả lão hòa thượng cũng không nói được mấy loại, còn cái gọi là “âm dương nhị khí” hoàn toàn là câu chữ trong điển tịch Bồng Lai, rốt cuộc có nghĩa gì thì không ai nói rõ được.
Đồng Minh đại sư bảo nàng chuẩn bị tốt tâm lý dù đi khắp nhân gian, cuối cùng vẫn sẽ không tìm được, kết quả vẫn chỉ là một hồi hư vọng.
Nhưng nàng luôn muốn thử.
Năm xưa khi Chu Dĩ Đường rời 48 trại, nàng cũng nhìn chằm chằm vào cánh cổng núi đóng chặt, từng cảm thấy ông sẽ không bao giờ về nữa, nhưng hôm nay, chẳng phải ông cũng càng gần quê càng lo sợ, quanh quẩn nơi phụ cận Thục Sơn thật lâu, chờ vãn bối như họ cho một nấc thang để đường đường chính chính quay về cùng cố nhân gặp gỡ hay sao?
Dẫu là con đường không có hi vọng, nhưng bản thân sao có thể tự vây khốn mình?
Suy cho cùng lại là một năm xuân về hoa nở rộ.
Danh sách chương