Phía đối diện cửa ra vào của học đường là phòng nghỉ, cũng thiết kế theo kiểu kéo sang một bên. Không gian bên trong khá nhỏ, đặt một chiếc giường đã chiếm mất một nửa diện tích.
Cuối lớp treo đầy tranh do Từ Hiền vẽ, trong đó có một bức được vẽ trên một tấm gỗ dày, cao đến sáu thước, bề ngang ba thước dựng sát mép tường dưới.
Bức họa ấy vẽ lại cảnh Ngô lão tiên sinh ngồi trong lớp giảng bài, xem như là tác phẩm đồ sộ nhất của Từ Hiền rồi.
Đằng sau bức tranh là chỗ nhà kho bỏ hoang đã lâu của Ngô lão tiên sinh, bên trong trống trơn. Lúc lão tiên sinh vừa giao lại học đường cho hắn, cánh cửa nhà kho cũng đã mục nát, sau đó hắn bèn nảy ra ý tưởng dùng một bức tranh lớn để thay thế vào.
Từ Hiền định chờ【Họa Sĩ】lên đến cấp năm lại thay một bức mới, dựa vào trình độ bây giờ hắn có thể nhận thấy nhiều khiếm khuyết trên nó.
Hắn bắt đầu suy nghĩ phương án sửa đổi, vừa để tiêu khiển vừa để giết thời gian chờ học sinh. Từ Hiền quy định, lớp buổi sáng bắt đầu dạy từ giờ Thìn, tức khoảng bảy giờ sáng theo cách nói hiện đại.
Do đồng hồ mà dân trấn sử dụng còn khá thô sơ, thiếu chính xác nên hắn lại du di cho thêm một khắc, ai dám đi trễ sẽ bị phạt đứng suốt giờ học.
Nếu là ở thành, trấn trực thuộc quận, phủ thì sẽ không có chuyện đó, bởi những nơi ấy đều là địa phương phồn hoa, thương nghiệp phát triển, được triều đình thiết lập xây dựng tháp đồng hồ, tính giờ cực kì chính xác.
Nghe nói con em quyền quý ở các đại thành còn mua được phiên bản thu nhỏ của tháp đồng hồ, gọi là đồng hồ cơ học, có thể cầm tay hoặc treo bên hông như ngọc bội, giá trị liên thành.
Nhưng đối với Từ Hiền thì không hiếm lạ gì, hơn nữa hệ thống của hắn cũng có hiển thị giờ giấc, dùng ý niệm là có thể xem được, không cần mang thứ gì cho vướng tay vướng chân.
Tích tắc! Tích tắc!
Từ Hiền nhắm mắt dưỡng thần, trong miệng lẩm bẩm “tích tắc” không ngừng. Hắn nghe được tiếng bước chân của những học trò đã bước vào học đường.
Ngoại trừ những ngày đầu ra thì đến nay Từ Hiền chưa từng gặp ai dám đi trễ. Vậy nên lúc giờ Thìn điểm sang khắc thứ hai, hắn không còn nghe thấy tiếng bước chân nào nữa.
Từ Hiền mở mắt ra, trên mặt giữ nụ cười rất nhẹ, đối diện với toàn thể học trò.
Tất cả học trò đều đứng nghiêm người, sau đó đồng thanh hô: “Tiên sinh sáng sớm tốt lành!”
Đây là cách chào vào lớp mà tiên sinh dạy chúng nó.
Từ Hiền khoanh tay trước bụng, ánh mắt khẽ lướt qua một vòng lớp học rồi khẽ gật đầu: “Buổi sáng tốt lành.”
Bọn học trò đồng loạt ngồi xuống, người cao ngồi bàn dưới, người thấp ngồi bàn trên, chỉnh thể trông khá đồng đều.
Lớp của Từ Hiền có bảy mươi hai học trò, nam nữ đều có. Trừ Lý Tự Thành khá lớn tuổi ra thì đứa lớn nhất cũng chỉ vừa lên mười, đứa nhỏ nhất chừng năm tuổi rưỡi.
Bạch Long Trấn có hơn trăm hộ dân, học đường của hắn có thể nói là tụ hết trẻ con trong trấn lại rồi.
Từ Hiền không điểm danh, dựa vào trí nhớ của mình hắn đã nhớ mặt tất cả từ lần đầu gặp gỡ rồi. Lại ngó lớp một lần, hắn thấy một chỗ bàn học còn trống, liền ôn hòa cất giọng:
“Vương Tiểu Minh hôm nay không đến, có đồng học nào biết nguyên nhân vì sao?”
Bọn nhỏ bốn mắt nhìn nhau, không có ai lên tiếng.
Từ Hiền thấy vậy cũng đành thôi. Vương Tiểu Minh là cháu trai của trưởng trấn, lát nữa hắn đành phải đến nhà trưởng trấn làm rõ xem sao, coi như thăm hỏi phụ huynh.
Hắn cầm lấy phấn viết mấy đề toán lên bảng.
Gọi là đề toán nhưng thực ra là mấy phép nhân chia đơn giản, chủ yếu để kiểm tra đám nhóc này đã thuộc bảng cửu chương mà hắn mới dạy gần đây hay chưa.
Hai chân tàn tật khiến Từ Hiền không thể đứng lên viết đến chỗ quá cao, cũng may học trò trong lớp của hắn cũng đều là trẻ nhỏ, trừ Lý Tự Thành.
Có nghề【Thư Pháp Gia】cấp hai, Từ Hiền dù chỉ dùng phấn viết những con số, nhưng nét đẹp và vận vị ẩn chứa bên trong văn tự vẫn bộc lộ phần nào.
Ký tự để tượng trưng cho số, cho các phép tính cộng trừ nhân chia ở thế giới này cũng gần giống với kiếp trước, nên Từ Hiền không có cơ hội để ‘sáng tạo’ ra chữ số Ả Rập.
Ghi khoảng chừng hai mươi bài toán đơn giản về tính tích, thương lên bảng, Từ Hiền buông phấn xuống. Không đợi có người giơ tay, hắn liền đưa tay chỉ về phía bàn đầu tiên gần cửa:
“Bắt đầu từ bàn thứ nhất, từng người thay phiên lên bảng, tự chọn một bài toán để giải. Mỗi người có năm nhịp thở để điền kết quả, hết thời gian thì chỗ, tới người bàn sau lên.”
Vỗ tay cái bộp, hắn ra hiệu bắt đầu.
Đám học trò lục tục nối đuôi nhau điền kết quả, người xuống kẻ lên không ngừng. Nói là chỉ có năm nhịp thở để điền kết quả, nhưng trước đó lúc hắn viết đề đã có thời gian cho chúng tính toán trước rồi.
Chẳng mấy chốc thì tất cả phép tính đã được giải, không ai làm sai.
Việc này cũng trong dự liệu của Từ Hiền, phần vì học bảng cửu chương thật sự quá đơn giản, phần vì hắn có nghề【Lão Sư】cấp năm làm điểm tựa.
Trừ khi bây giờ hắn bắt đầu dạy vi phân, tích phân gì đó, nếu không thì mấy chương trình học cơ bản này chẳng thể khiến đám nhỏ gặp chút trắc trở nào.
Nhưng Từ Hiền không có ý định như vậy, hắn chỉ muốn dạy mấy thứ đơn giản là đủ rồi, ít nhất để đám nhỏ sau này đi chợ tính tiền không bị sai là được.
Để chúng biết đọc biết viết, biết vài phép toán cơ bản, kể vài câu chuyện ngụ ngôn, uốn nắn tư tưởng đạo đức, bốn tháng nay Từ Hiền chỉ dạy học sinh như thế.
Tứ thư ngũ kinh gì đó càng không nhắc đến một lần.
Hắn lần đầu thi Hương đã đỗ Giải Nguyên, năm sau dễ dàng đạt Hội Nguyên, nếu không gặp phải biến cố thì có khi năm nay đã là Trạng Nguyên, vào cung diện thánh.
Dù vậy thì hắn cũng không có nhu cầu dạy dỗ tú tài khoa cử, Từ Hiền đã nói điều này từ đầu với gia trưởng của bọn nhỏ trong trấn.
Sau khi gọi ngẫu nhiên một vài người trong số những ai chưa lên bảng để kiểm tra thêm, Từ Hiền chuyển sang dạy chữ cho học trò.
Từ Hiền chậm rãi viết một chữ “Chấp” to giữa bảng, từng nét từng nét rõ ràng cho đám học trò thấy được.
Trẻ nhỏ thường sẽ theo bản năng bắt chước bút tích của lão sư, nên Từ Hiền lúc dạy học chưa bao giờ viết ngoáy, cũng không cố ý biểu diễn thư pháp mà chơi rồng bay phượng múa gì đó, mỗi chữ đều trung quy trung củ.
“Đây là chữ chấp, hết thảy mười hai nét ghép lại, nghĩa đơn giản là cầm, giữ thứ gì đó, hoặc là thực hiện một điều gì đó.”
Từ Hiền dùng tay phải đỡ thái dương, tay trái ôm hờ trước bụng, dùng ánh mắt bảy phần đạm mạc, ba phần cổ vũ nhìn xuống lớp học, thái độ khiến người khoan khoái:
“Một chữ chấp có thể ghép được rất nhiều từ, ví dụ như… chấp niệm.”
Nói đến đây, một ánh lửa hiện lên trong đầu, chỉ trong chớp mắt đã bị hắn xua đi. Mặt không đổi sắc, giọng nói ôn hòa của hắn tiếp tục truyền vào tai bọn học trò:
“Có ai còn biết những từ nào, có thể chia sẻ cho mọi người cùng biết.”
Vừa thấy hắn hỏi vậy, dưới lớp liền có học trò trả lời. Chủ yếu là mấy đứa chín, mười tuổi, những đứa nhỏ hơn còn chưa biết nhiều từ.
“Chấp nhận.”
“Chấp nhất.”
“Cố chấp.” var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push(["6f8adab64618480bb109e5dcefadecf7","[yo_page_url]","[width]","[height]"]);
“Tranh chấp”
“Chấp mê bất ngộ.”
Cái cuối là do Lý Tự Thành nói ra, Từ Hiền nghe được nhìn xuống cuối lớp, cho gã ánh mắt tán đồng.
“Đồng học Tự Thành hiểu được nhiều, nói đúng thành ngữ.”
Sau đó lại viết cụm từ “chấp mê bất ngộ” lên bảng cho bọn học trò cùng xem. Vừa viết hắn vừa giảng:
“Nếu các ngươi có nghe qua ‘nhất ý cô hành’, ‘bất tri hối cải’, ‘tự dĩ vi thị’ thì chúng đều là thành ngữ có nghĩa gần với chấp mê bất ngộ…”
Buông phấn xuống, Từ Hiền một tay gác sau đầu, một tay đưa về phía Lý Tự Thành:
“…vậy nếu hiểu được thế nào là chấp mê bất ngộ, thì cũng có thể biết được phần nào ý nghĩa những thành ngữ kia. Giải thích cho mọi người cùng biết, Tự Thành.”
Lý Tự Thành đứng lên, trả lời vanh vách: “Bẩm tiên sinh, chấp mê bất ngộ để chỉ thói xấu của con người, không phân rõ sự vật sự việc nhưng vẫn kiên trì mình không sai, chẳng chịu tỉnh ngộ.”
Phất tay cho gã ngồi xuống, Từ Hiền nhàn nhạt bảo: “Không tệ.” Sau đó cho một vài ví dụ thực tế rồi tiếp tục hỏi còn ai biết từ ghép nào của “chấp” nữa không.
Được tiên sinh khen ngợi, Lý Tự Thành chỉ biết gãi đầu cười khờ.
Lý Tự Thành không phải đến tuổi này mới được đến lớp, lúc còn nhỏ thợ rèn họ Lý đã có cho gã đi học rồi. Đáng tiếc đầu óc của gã quá đần, học mãi cũng không hiểu được gì, Tam Tự Kinh đọc cả năm trời cũng chỉ nhớ: “Nhân chi sơ, tính bổn thiện.”
Qua nhiều năm, thợ rèn họ Lý vốn đã dứt ý nghĩ để Tiểu Ngưu nhà mình đọc sách thánh hiền.
Ngờ đâu nghe được Ngô lão tiên sinh ca ngợi vị Từ tiên sinh mới đến tài cao bát đấu, nên quyết định gửi gắm chút hy vọng cuối cùng, không mong đề dành bảng vàng, chỉ cần con mình biết tri thức, hiểu lễ nghĩa là đủ rồi.
Từ tiên sinh không phụ sự mong đợi, dạy bảo Tiểu Ngưu đâu ra đấy, còn lấy cho gã một cái tên chính thức, thợ rèn họ Lý cuối cùng cũng hả lòng hả dạ.
Có người nói Tiểu Ngưu nhà thợ rèn khai khiếu, nhưng bản thân Lý Tự Thành biết không phải vậy.
Gã biết đầu óc mình vẫn đần như trước đây, chỉ là lời nói của tiên sinh như có ma lực huyền bí nào đó, ngoại trừ một số thứ phức tạp ra, thông thường chỉ cần nghe giảng một hai lần là hiểu.
Lý Tự Thành không rõ vì sao, nhưng cảm thấy hết sức thần kỳ. Cũng bởi vậy mà tiên sinh là đối tượng gã kính trọng không khác gì cha mình.
“Hừ, đồ trâu bự…”
Trong lúc nụ cười khờ khạo vẫn còn trên mặt Lý Tự Thành thì ở bàn trên, một đứa nhóc bất mãn thì thầm. Nó rất ghen tị với việc ‘con trâu bự’ được tiên sinh ưa thích.
‘Ta cũng phải đọc thành ngữ mới được.’
Múp míp mũm mĩm, hai má đầy thịt, Triệu Tiểu Hổ năm nay sáu tuổi rưỡi đứng dậy dõng dạc hô to:
“Một mình ta chấp hết!”
Từ Hiền: “…”
~o0o~
Cuối lớp treo đầy tranh do Từ Hiền vẽ, trong đó có một bức được vẽ trên một tấm gỗ dày, cao đến sáu thước, bề ngang ba thước dựng sát mép tường dưới.
Bức họa ấy vẽ lại cảnh Ngô lão tiên sinh ngồi trong lớp giảng bài, xem như là tác phẩm đồ sộ nhất của Từ Hiền rồi.
Đằng sau bức tranh là chỗ nhà kho bỏ hoang đã lâu của Ngô lão tiên sinh, bên trong trống trơn. Lúc lão tiên sinh vừa giao lại học đường cho hắn, cánh cửa nhà kho cũng đã mục nát, sau đó hắn bèn nảy ra ý tưởng dùng một bức tranh lớn để thay thế vào.
Từ Hiền định chờ【Họa Sĩ】lên đến cấp năm lại thay một bức mới, dựa vào trình độ bây giờ hắn có thể nhận thấy nhiều khiếm khuyết trên nó.
Hắn bắt đầu suy nghĩ phương án sửa đổi, vừa để tiêu khiển vừa để giết thời gian chờ học sinh. Từ Hiền quy định, lớp buổi sáng bắt đầu dạy từ giờ Thìn, tức khoảng bảy giờ sáng theo cách nói hiện đại.
Do đồng hồ mà dân trấn sử dụng còn khá thô sơ, thiếu chính xác nên hắn lại du di cho thêm một khắc, ai dám đi trễ sẽ bị phạt đứng suốt giờ học.
Nếu là ở thành, trấn trực thuộc quận, phủ thì sẽ không có chuyện đó, bởi những nơi ấy đều là địa phương phồn hoa, thương nghiệp phát triển, được triều đình thiết lập xây dựng tháp đồng hồ, tính giờ cực kì chính xác.
Nghe nói con em quyền quý ở các đại thành còn mua được phiên bản thu nhỏ của tháp đồng hồ, gọi là đồng hồ cơ học, có thể cầm tay hoặc treo bên hông như ngọc bội, giá trị liên thành.
Nhưng đối với Từ Hiền thì không hiếm lạ gì, hơn nữa hệ thống của hắn cũng có hiển thị giờ giấc, dùng ý niệm là có thể xem được, không cần mang thứ gì cho vướng tay vướng chân.
Tích tắc! Tích tắc!
Từ Hiền nhắm mắt dưỡng thần, trong miệng lẩm bẩm “tích tắc” không ngừng. Hắn nghe được tiếng bước chân của những học trò đã bước vào học đường.
Ngoại trừ những ngày đầu ra thì đến nay Từ Hiền chưa từng gặp ai dám đi trễ. Vậy nên lúc giờ Thìn điểm sang khắc thứ hai, hắn không còn nghe thấy tiếng bước chân nào nữa.
Từ Hiền mở mắt ra, trên mặt giữ nụ cười rất nhẹ, đối diện với toàn thể học trò.
Tất cả học trò đều đứng nghiêm người, sau đó đồng thanh hô: “Tiên sinh sáng sớm tốt lành!”
Đây là cách chào vào lớp mà tiên sinh dạy chúng nó.
Từ Hiền khoanh tay trước bụng, ánh mắt khẽ lướt qua một vòng lớp học rồi khẽ gật đầu: “Buổi sáng tốt lành.”
Bọn học trò đồng loạt ngồi xuống, người cao ngồi bàn dưới, người thấp ngồi bàn trên, chỉnh thể trông khá đồng đều.
Lớp của Từ Hiền có bảy mươi hai học trò, nam nữ đều có. Trừ Lý Tự Thành khá lớn tuổi ra thì đứa lớn nhất cũng chỉ vừa lên mười, đứa nhỏ nhất chừng năm tuổi rưỡi.
Bạch Long Trấn có hơn trăm hộ dân, học đường của hắn có thể nói là tụ hết trẻ con trong trấn lại rồi.
Từ Hiền không điểm danh, dựa vào trí nhớ của mình hắn đã nhớ mặt tất cả từ lần đầu gặp gỡ rồi. Lại ngó lớp một lần, hắn thấy một chỗ bàn học còn trống, liền ôn hòa cất giọng:
“Vương Tiểu Minh hôm nay không đến, có đồng học nào biết nguyên nhân vì sao?”
Bọn nhỏ bốn mắt nhìn nhau, không có ai lên tiếng.
Từ Hiền thấy vậy cũng đành thôi. Vương Tiểu Minh là cháu trai của trưởng trấn, lát nữa hắn đành phải đến nhà trưởng trấn làm rõ xem sao, coi như thăm hỏi phụ huynh.
Hắn cầm lấy phấn viết mấy đề toán lên bảng.
Gọi là đề toán nhưng thực ra là mấy phép nhân chia đơn giản, chủ yếu để kiểm tra đám nhóc này đã thuộc bảng cửu chương mà hắn mới dạy gần đây hay chưa.
Hai chân tàn tật khiến Từ Hiền không thể đứng lên viết đến chỗ quá cao, cũng may học trò trong lớp của hắn cũng đều là trẻ nhỏ, trừ Lý Tự Thành.
Có nghề【Thư Pháp Gia】cấp hai, Từ Hiền dù chỉ dùng phấn viết những con số, nhưng nét đẹp và vận vị ẩn chứa bên trong văn tự vẫn bộc lộ phần nào.
Ký tự để tượng trưng cho số, cho các phép tính cộng trừ nhân chia ở thế giới này cũng gần giống với kiếp trước, nên Từ Hiền không có cơ hội để ‘sáng tạo’ ra chữ số Ả Rập.
Ghi khoảng chừng hai mươi bài toán đơn giản về tính tích, thương lên bảng, Từ Hiền buông phấn xuống. Không đợi có người giơ tay, hắn liền đưa tay chỉ về phía bàn đầu tiên gần cửa:
“Bắt đầu từ bàn thứ nhất, từng người thay phiên lên bảng, tự chọn một bài toán để giải. Mỗi người có năm nhịp thở để điền kết quả, hết thời gian thì chỗ, tới người bàn sau lên.”
Vỗ tay cái bộp, hắn ra hiệu bắt đầu.
Đám học trò lục tục nối đuôi nhau điền kết quả, người xuống kẻ lên không ngừng. Nói là chỉ có năm nhịp thở để điền kết quả, nhưng trước đó lúc hắn viết đề đã có thời gian cho chúng tính toán trước rồi.
Chẳng mấy chốc thì tất cả phép tính đã được giải, không ai làm sai.
Việc này cũng trong dự liệu của Từ Hiền, phần vì học bảng cửu chương thật sự quá đơn giản, phần vì hắn có nghề【Lão Sư】cấp năm làm điểm tựa.
Trừ khi bây giờ hắn bắt đầu dạy vi phân, tích phân gì đó, nếu không thì mấy chương trình học cơ bản này chẳng thể khiến đám nhỏ gặp chút trắc trở nào.
Nhưng Từ Hiền không có ý định như vậy, hắn chỉ muốn dạy mấy thứ đơn giản là đủ rồi, ít nhất để đám nhỏ sau này đi chợ tính tiền không bị sai là được.
Để chúng biết đọc biết viết, biết vài phép toán cơ bản, kể vài câu chuyện ngụ ngôn, uốn nắn tư tưởng đạo đức, bốn tháng nay Từ Hiền chỉ dạy học sinh như thế.
Tứ thư ngũ kinh gì đó càng không nhắc đến một lần.
Hắn lần đầu thi Hương đã đỗ Giải Nguyên, năm sau dễ dàng đạt Hội Nguyên, nếu không gặp phải biến cố thì có khi năm nay đã là Trạng Nguyên, vào cung diện thánh.
Dù vậy thì hắn cũng không có nhu cầu dạy dỗ tú tài khoa cử, Từ Hiền đã nói điều này từ đầu với gia trưởng của bọn nhỏ trong trấn.
Sau khi gọi ngẫu nhiên một vài người trong số những ai chưa lên bảng để kiểm tra thêm, Từ Hiền chuyển sang dạy chữ cho học trò.
Từ Hiền chậm rãi viết một chữ “Chấp” to giữa bảng, từng nét từng nét rõ ràng cho đám học trò thấy được.
Trẻ nhỏ thường sẽ theo bản năng bắt chước bút tích của lão sư, nên Từ Hiền lúc dạy học chưa bao giờ viết ngoáy, cũng không cố ý biểu diễn thư pháp mà chơi rồng bay phượng múa gì đó, mỗi chữ đều trung quy trung củ.
“Đây là chữ chấp, hết thảy mười hai nét ghép lại, nghĩa đơn giản là cầm, giữ thứ gì đó, hoặc là thực hiện một điều gì đó.”
Từ Hiền dùng tay phải đỡ thái dương, tay trái ôm hờ trước bụng, dùng ánh mắt bảy phần đạm mạc, ba phần cổ vũ nhìn xuống lớp học, thái độ khiến người khoan khoái:
“Một chữ chấp có thể ghép được rất nhiều từ, ví dụ như… chấp niệm.”
Nói đến đây, một ánh lửa hiện lên trong đầu, chỉ trong chớp mắt đã bị hắn xua đi. Mặt không đổi sắc, giọng nói ôn hòa của hắn tiếp tục truyền vào tai bọn học trò:
“Có ai còn biết những từ nào, có thể chia sẻ cho mọi người cùng biết.”
Vừa thấy hắn hỏi vậy, dưới lớp liền có học trò trả lời. Chủ yếu là mấy đứa chín, mười tuổi, những đứa nhỏ hơn còn chưa biết nhiều từ.
“Chấp nhận.”
“Chấp nhất.”
“Cố chấp.” var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push(["6f8adab64618480bb109e5dcefadecf7","[yo_page_url]","[width]","[height]"]);
“Tranh chấp”
“Chấp mê bất ngộ.”
Cái cuối là do Lý Tự Thành nói ra, Từ Hiền nghe được nhìn xuống cuối lớp, cho gã ánh mắt tán đồng.
“Đồng học Tự Thành hiểu được nhiều, nói đúng thành ngữ.”
Sau đó lại viết cụm từ “chấp mê bất ngộ” lên bảng cho bọn học trò cùng xem. Vừa viết hắn vừa giảng:
“Nếu các ngươi có nghe qua ‘nhất ý cô hành’, ‘bất tri hối cải’, ‘tự dĩ vi thị’ thì chúng đều là thành ngữ có nghĩa gần với chấp mê bất ngộ…”
Buông phấn xuống, Từ Hiền một tay gác sau đầu, một tay đưa về phía Lý Tự Thành:
“…vậy nếu hiểu được thế nào là chấp mê bất ngộ, thì cũng có thể biết được phần nào ý nghĩa những thành ngữ kia. Giải thích cho mọi người cùng biết, Tự Thành.”
Lý Tự Thành đứng lên, trả lời vanh vách: “Bẩm tiên sinh, chấp mê bất ngộ để chỉ thói xấu của con người, không phân rõ sự vật sự việc nhưng vẫn kiên trì mình không sai, chẳng chịu tỉnh ngộ.”
Phất tay cho gã ngồi xuống, Từ Hiền nhàn nhạt bảo: “Không tệ.” Sau đó cho một vài ví dụ thực tế rồi tiếp tục hỏi còn ai biết từ ghép nào của “chấp” nữa không.
Được tiên sinh khen ngợi, Lý Tự Thành chỉ biết gãi đầu cười khờ.
Lý Tự Thành không phải đến tuổi này mới được đến lớp, lúc còn nhỏ thợ rèn họ Lý đã có cho gã đi học rồi. Đáng tiếc đầu óc của gã quá đần, học mãi cũng không hiểu được gì, Tam Tự Kinh đọc cả năm trời cũng chỉ nhớ: “Nhân chi sơ, tính bổn thiện.”
Qua nhiều năm, thợ rèn họ Lý vốn đã dứt ý nghĩ để Tiểu Ngưu nhà mình đọc sách thánh hiền.
Ngờ đâu nghe được Ngô lão tiên sinh ca ngợi vị Từ tiên sinh mới đến tài cao bát đấu, nên quyết định gửi gắm chút hy vọng cuối cùng, không mong đề dành bảng vàng, chỉ cần con mình biết tri thức, hiểu lễ nghĩa là đủ rồi.
Từ tiên sinh không phụ sự mong đợi, dạy bảo Tiểu Ngưu đâu ra đấy, còn lấy cho gã một cái tên chính thức, thợ rèn họ Lý cuối cùng cũng hả lòng hả dạ.
Có người nói Tiểu Ngưu nhà thợ rèn khai khiếu, nhưng bản thân Lý Tự Thành biết không phải vậy.
Gã biết đầu óc mình vẫn đần như trước đây, chỉ là lời nói của tiên sinh như có ma lực huyền bí nào đó, ngoại trừ một số thứ phức tạp ra, thông thường chỉ cần nghe giảng một hai lần là hiểu.
Lý Tự Thành không rõ vì sao, nhưng cảm thấy hết sức thần kỳ. Cũng bởi vậy mà tiên sinh là đối tượng gã kính trọng không khác gì cha mình.
“Hừ, đồ trâu bự…”
Trong lúc nụ cười khờ khạo vẫn còn trên mặt Lý Tự Thành thì ở bàn trên, một đứa nhóc bất mãn thì thầm. Nó rất ghen tị với việc ‘con trâu bự’ được tiên sinh ưa thích.
‘Ta cũng phải đọc thành ngữ mới được.’
Múp míp mũm mĩm, hai má đầy thịt, Triệu Tiểu Hổ năm nay sáu tuổi rưỡi đứng dậy dõng dạc hô to:
“Một mình ta chấp hết!”
Từ Hiền: “…”
~o0o~
Danh sách chương