Thời gian trôi mau, tôi dần dần phát hiện có rất nhiều chuyện xảy ra không giống như tưởng tượng của mình.
Khoảng cách giữa tôi và dì rất gần nhưng lại không thể tiếp xúc nhiều. Chênh lệch cấp bậc, quan hệ cuộc sống khiến tôi nhận ra khoảng cách của tôi và dì ngày càng xa. Sự thân thiết đơn giản trước kia cũng đang dần biến mất.
Mặc dù lòng tôi nhớ dì hằng ngày, nhưng mỗi lần thấy dì, tôi lại thêm hèn nhát. Chẳng biết có phải do có nhiều đồng nghiệp xung quanh hay không nữa. Tôi luôn lo lắng người khác sẽ nhìn tôi với ánh mắt khác thường, đem phiền toái không cần thiết đến cho dì. Vậy nên tôi cũng sẽ giống như bọn họ, tôn kính kêu một tiếng “Lạc tổng”. Còn dì cũng sẽ lịch sự cười với tôi, hoặc là gật đầu một cái, giống như bao người.
Tôi ngày nào cũng như sống trong mộng mị, y hệt cái xác không hồn làm những việc mình không thích cũng không ghét. Lương bổng thế nào cũng chẳng thèm để ý, không so đo, không quan tâm. Tiền chỉ để nuôi sống thể xác, chẳng liên quan gì tới tâm linh. “Mất cảm giác” là từ tôi dùng để hình dung cuộc sống của tôi bấy giờ.
Mỗi khi thấy dì, tôi mới tỉnh táo được chốc lát, thể xác và linh hồn đột nhiên có chút tri giác. Ngơ ngác nhìn thấy bóng dáng bận rộn của dì, tôi hoặc chạy trốn, hoặc chết trân ở đó. Có khi vờ như vô tình gặp được chỉ để sánh bước cùng dì một đoạn ngắn, để nói dăm ba câu lạc đề, vậy thôi đã cảm thấy hạnh phúc vô cùng.
Có lúc tôi hoài nghi dì có phải là một người phụ nữ tình cảm hay không. Tại sao trong mắt dì chỉ có công việc, công việc và công việc! Ngay cả vui chơi giải trí, ăn uống tán gẫu cũng vì mục đích công việc. Đúng là năng lực càng mạnh thì trách nhiệm càng lớn, nhưng dì thật sự cảm thấy hạnh phúc sao? Thỏa mãn sao?
Tuy nhiên, tôi chỉ có thể tự hỏi bản thân mấy vấn đề này thôi, không thể hỏi dì được. Dù tôi có biết dì không hạnh phúc thì tôi có thể làm gì khiến dì hạnh phúc đây? Tôi quá tầm thường, giống như bụi cỏ nhỏ dưới chân dì vậy.
Thời tiết chợt biến, lúc lạnh lúc nóng, tựa như tâm tình con người.
Mới sáng trời còn nắng vàng rực rỡ, chiều đã nổi gió thảm mưa sầu, nhiệt độ lập tức giảm xuống.
Tôi bị cảm lạnh. Mới đầu chỉ ho khan tí xíu, cũng không để ý. Nào ngờ mấy ngày sau, bệnh tình chẳng những không giảm bớt mà còn nặng hơn, ngay hôm sau lại ho ra máu.
Tôi xin nghỉ đến bệnh viện truyền dịch. Nhưng truyền bốn ngày cũng chưa khuyên giảm, ho khan lại chuyển sang viêm phổi. Cuối cùng đành phải nằm viện.
Mấy ngày đó, tôi ăn gì cũng không vô, cả lồng ngực đau đớn khó chịu, cảm giác như muốn chết quách đi cho xong.
Tiểu Chu gọi điện tới hỏi thăm bệnh tình của tôi, nhưng chưa nói quá hai câu, tôi đã thở hổn hển nói hết ra tiếng. Đoán chừng chị bị tôi dọa, rối rít bảo tôi nghỉ ngơi cho thật tốt, liền cúp điện thoại.
Về sau tôi cũng không nhận được thêm điện thoại của ai nữa.
Thật ra tôi nghĩ dì phải biết tôi ngã bệnh xin nghỉ chứ! Dù sao đã qua một tuần rồi mà, nhưng…
Xuất viện, bác sĩ bảo tôi nghỉ ngơi thêm vài ngày nữa.
Tôi im lặng nằm trên giường, chẳng muốn nói gì.
Trong lòng lành lạnh, bắt đầu hiểu ra một chuyện: Có lẽ dì đưa tôi vào công ty để trả lại tôi một món nợ ân tình thôi. Cho dù tôi ho khan tới chết, dì đại khái cũng sẽ không rơi lệ vì tôi.
Tôi rất ghét cảm giác ăn năn hối hận, song cũng chẳng biết nên làm gì để kiên cường.
Nghĩ như vậy, nước mắt lại chảy ra. Tôi đột nhiên cảm thấy cuộc sống này không có ý nghĩa gì cả. Liều mạng để sống gì gì đó chẳng qua chỉ là một giấc mơ hư ảo. Phải chăng con người đến lúc chết mới có thể hiểu ra được?
Tôi tìm hai viên thuốc ngủ nuốt trọng, hy vọng mình đừng nghĩ tới dì nữa, cứ như vậy ngủ thẳng đến ngày mai.
Giữa cơn say ngủ mơ màng, mùi nước hoa mát mẻ thoảng qua.
“Thỏ Con, tỉnh dậy đi! Xem ai tới thăm con nè.” Mẹ đánh thức tôi.
Tôi cố hết sức mở mắt, phát hiện dì Lạc đang đứng ở mép giường. Còn có Tiểu Chu, lãnh đạo ngành, cùng một vài đồng nghiệp.
“Mọi người… sao mọi người lại đến đây?” Tôi thấy mình như đang nằm mơ.
“Nghe Tiểu Chu bảo con nói chuyện không ra hơi làm dì lo muốn chết!” Dì Lạc mỉm cười nói.
“Thỏ Con mau khỏe lại nha!”
…
Mọi người rối rít hỏi thăm tôi.
Dì đứng một bên nhìn tôi, cũng không chen lời vào nói.
Tôi vừa trả lời ứng phó với đồng nghiệp, vừa len lén nhìn dì, chẳng biết cảm giác trong lòng lúc này ra làm sao.
Tại sao dì lại kéo cả công ty đến thăm viếng tôi? Đó là tình cảm gì? Chẳng qua đó chỉ là quan tâm của công ty đối với nhân viên mà thôi, không hơn, phải không?
Tôi hận bản thân đã nghĩ như thế, nhưng ý niệm đó chẳng có cách nào phai mờ. Tôi biết lòng mình đã nảy sinh ác cảm với dì rồi.
Tôi nghỉ ngơi thêm mấy ngày mới đi làm.
Từ đầu đến cuối, dì không hề nhắn tin hay điện thoại cho tôi lần nào, trừ hôm viếng thăm ngắn ngủi đó.
Tôi càng ngày càng tin chắc đó chỉ là phép đối đãi mà thôi.
Thân thể tôi gầy gò đi rất nhiều, đi thang máy cũng say. Lại còn hay ho khan, thở dốc, đồng nghiệp nhìn tôi đồng tình lắc đầu tặc lưỡi, trêu tôi sắp thành Lâm Đại Ngọc (1) rồi.
Tôi bỗng nhiên nhớ khi Lâm Đại Ngọc chết đi, Bảo Ngọc (2) cũng chưa hiểu thấu chân tình của cô.
Có lẽ chẳng ai có thể chịu nổi món nợ ân tình ấy. Nếu muốn sống thoải mái, thà đừng có tình cảm. Trả giá thì sao? Không được đáp lại thì thế nào? Hay chỉ như tảng đá chìm sâu vào vũng bùn?
(1). Lâm Đại Ngọc: tên tự là Tần Tần, là nhân vật hư cấu, một trong bộ ba nhân vật chính trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng, tác giả Tào Tuyết Cầm. Nàng tinh khôn, nói lời bỡn cợt, thường rơi vào tình trạng u uẩn, triền miên trong nghĩ ngợi suy tư, tâm hồn nàng vô cùng nhạy cảm như một sợi tơ đàn mảnh mai, bất kể một giọt mưa thu hay tơ liễu bay đều âm vang một điều bi thương đứt ruột, lại cám cảnh ăn nhờ ở đậu nên tính tình càng thêm sầu bi, cô độc, chuyện gì cũng nghĩ sâu sắc hơn người, thân thể lẫn tâm hồn đều yếu đuối như giọt sương mai là một trong những tính cách thú vị và nổi bật nhất trong Hồng Lâu Mộng.
(2). Giả Bảo Ngọc: xuất thân là một công tử quyền quý trong nhà họ Giả và có những mối tình ngang trái với những cô gái trong gia đình này. Giả Bảo Ngọc khi sinh ra đã ngậm một viên “Thông linh Bảo Ngọc”, là niềm hi vọng của gia đình họ Giả nhưng anh ta là kẻ lười biếng, ghét thi thư. Giả Bảo Ngọc là cậu ấm duy nhất được lui tới và tìm được người tâm đầu ý hợp là Lâm Đại Ngọc. Nhưng mọi người trong gia đình không muốn cuộc hôn nhân này diễn ra. Lâm Đại Ngọc cho rằng Bảo Ngọc không cần thi cử, làm quan và lánh xa công danh phú quý nhưng Bảo Thoa, chị họ, và cũng là một người yêu khác của Bảo Ngọc lại luôn khuyến khích Bảo Ngọc học hành đỗ đạt để lọt vào tầm ngắm của các bậc huynh trưởng trong dòng họ. Lúc ban đầu, Bảo Ngọc còn phân vân trước tình yêu của Bảo Thoa và Đại Ngọc song dần dần, nhận thấy Bảo Thoa chỉ mong ngóng cái danh cái lợi, nên Bảo Ngọc đã hết lòng yêu Đại Ngọc, mong muốn lấy nàng làm vợ. Gia đình họ Giả coi đó là một tai họa và kiên quyết phản đối đôi uyên ương này. Trải qua nhiều biến cố và sóng gió nhưng Bảo Ngọc không lấy được Đại Ngọc nên phẫn uất hộc máu mà chết.
_________________
Khoảng cách giữa tôi và dì rất gần nhưng lại không thể tiếp xúc nhiều. Chênh lệch cấp bậc, quan hệ cuộc sống khiến tôi nhận ra khoảng cách của tôi và dì ngày càng xa. Sự thân thiết đơn giản trước kia cũng đang dần biến mất.
Mặc dù lòng tôi nhớ dì hằng ngày, nhưng mỗi lần thấy dì, tôi lại thêm hèn nhát. Chẳng biết có phải do có nhiều đồng nghiệp xung quanh hay không nữa. Tôi luôn lo lắng người khác sẽ nhìn tôi với ánh mắt khác thường, đem phiền toái không cần thiết đến cho dì. Vậy nên tôi cũng sẽ giống như bọn họ, tôn kính kêu một tiếng “Lạc tổng”. Còn dì cũng sẽ lịch sự cười với tôi, hoặc là gật đầu một cái, giống như bao người.
Tôi ngày nào cũng như sống trong mộng mị, y hệt cái xác không hồn làm những việc mình không thích cũng không ghét. Lương bổng thế nào cũng chẳng thèm để ý, không so đo, không quan tâm. Tiền chỉ để nuôi sống thể xác, chẳng liên quan gì tới tâm linh. “Mất cảm giác” là từ tôi dùng để hình dung cuộc sống của tôi bấy giờ.
Mỗi khi thấy dì, tôi mới tỉnh táo được chốc lát, thể xác và linh hồn đột nhiên có chút tri giác. Ngơ ngác nhìn thấy bóng dáng bận rộn của dì, tôi hoặc chạy trốn, hoặc chết trân ở đó. Có khi vờ như vô tình gặp được chỉ để sánh bước cùng dì một đoạn ngắn, để nói dăm ba câu lạc đề, vậy thôi đã cảm thấy hạnh phúc vô cùng.
Có lúc tôi hoài nghi dì có phải là một người phụ nữ tình cảm hay không. Tại sao trong mắt dì chỉ có công việc, công việc và công việc! Ngay cả vui chơi giải trí, ăn uống tán gẫu cũng vì mục đích công việc. Đúng là năng lực càng mạnh thì trách nhiệm càng lớn, nhưng dì thật sự cảm thấy hạnh phúc sao? Thỏa mãn sao?
Tuy nhiên, tôi chỉ có thể tự hỏi bản thân mấy vấn đề này thôi, không thể hỏi dì được. Dù tôi có biết dì không hạnh phúc thì tôi có thể làm gì khiến dì hạnh phúc đây? Tôi quá tầm thường, giống như bụi cỏ nhỏ dưới chân dì vậy.
Thời tiết chợt biến, lúc lạnh lúc nóng, tựa như tâm tình con người.
Mới sáng trời còn nắng vàng rực rỡ, chiều đã nổi gió thảm mưa sầu, nhiệt độ lập tức giảm xuống.
Tôi bị cảm lạnh. Mới đầu chỉ ho khan tí xíu, cũng không để ý. Nào ngờ mấy ngày sau, bệnh tình chẳng những không giảm bớt mà còn nặng hơn, ngay hôm sau lại ho ra máu.
Tôi xin nghỉ đến bệnh viện truyền dịch. Nhưng truyền bốn ngày cũng chưa khuyên giảm, ho khan lại chuyển sang viêm phổi. Cuối cùng đành phải nằm viện.
Mấy ngày đó, tôi ăn gì cũng không vô, cả lồng ngực đau đớn khó chịu, cảm giác như muốn chết quách đi cho xong.
Tiểu Chu gọi điện tới hỏi thăm bệnh tình của tôi, nhưng chưa nói quá hai câu, tôi đã thở hổn hển nói hết ra tiếng. Đoán chừng chị bị tôi dọa, rối rít bảo tôi nghỉ ngơi cho thật tốt, liền cúp điện thoại.
Về sau tôi cũng không nhận được thêm điện thoại của ai nữa.
Thật ra tôi nghĩ dì phải biết tôi ngã bệnh xin nghỉ chứ! Dù sao đã qua một tuần rồi mà, nhưng…
Xuất viện, bác sĩ bảo tôi nghỉ ngơi thêm vài ngày nữa.
Tôi im lặng nằm trên giường, chẳng muốn nói gì.
Trong lòng lành lạnh, bắt đầu hiểu ra một chuyện: Có lẽ dì đưa tôi vào công ty để trả lại tôi một món nợ ân tình thôi. Cho dù tôi ho khan tới chết, dì đại khái cũng sẽ không rơi lệ vì tôi.
Tôi rất ghét cảm giác ăn năn hối hận, song cũng chẳng biết nên làm gì để kiên cường.
Nghĩ như vậy, nước mắt lại chảy ra. Tôi đột nhiên cảm thấy cuộc sống này không có ý nghĩa gì cả. Liều mạng để sống gì gì đó chẳng qua chỉ là một giấc mơ hư ảo. Phải chăng con người đến lúc chết mới có thể hiểu ra được?
Tôi tìm hai viên thuốc ngủ nuốt trọng, hy vọng mình đừng nghĩ tới dì nữa, cứ như vậy ngủ thẳng đến ngày mai.
Giữa cơn say ngủ mơ màng, mùi nước hoa mát mẻ thoảng qua.
“Thỏ Con, tỉnh dậy đi! Xem ai tới thăm con nè.” Mẹ đánh thức tôi.
Tôi cố hết sức mở mắt, phát hiện dì Lạc đang đứng ở mép giường. Còn có Tiểu Chu, lãnh đạo ngành, cùng một vài đồng nghiệp.
“Mọi người… sao mọi người lại đến đây?” Tôi thấy mình như đang nằm mơ.
“Nghe Tiểu Chu bảo con nói chuyện không ra hơi làm dì lo muốn chết!” Dì Lạc mỉm cười nói.
“Thỏ Con mau khỏe lại nha!”
…
Mọi người rối rít hỏi thăm tôi.
Dì đứng một bên nhìn tôi, cũng không chen lời vào nói.
Tôi vừa trả lời ứng phó với đồng nghiệp, vừa len lén nhìn dì, chẳng biết cảm giác trong lòng lúc này ra làm sao.
Tại sao dì lại kéo cả công ty đến thăm viếng tôi? Đó là tình cảm gì? Chẳng qua đó chỉ là quan tâm của công ty đối với nhân viên mà thôi, không hơn, phải không?
Tôi hận bản thân đã nghĩ như thế, nhưng ý niệm đó chẳng có cách nào phai mờ. Tôi biết lòng mình đã nảy sinh ác cảm với dì rồi.
Tôi nghỉ ngơi thêm mấy ngày mới đi làm.
Từ đầu đến cuối, dì không hề nhắn tin hay điện thoại cho tôi lần nào, trừ hôm viếng thăm ngắn ngủi đó.
Tôi càng ngày càng tin chắc đó chỉ là phép đối đãi mà thôi.
Thân thể tôi gầy gò đi rất nhiều, đi thang máy cũng say. Lại còn hay ho khan, thở dốc, đồng nghiệp nhìn tôi đồng tình lắc đầu tặc lưỡi, trêu tôi sắp thành Lâm Đại Ngọc (1) rồi.
Tôi bỗng nhiên nhớ khi Lâm Đại Ngọc chết đi, Bảo Ngọc (2) cũng chưa hiểu thấu chân tình của cô.
Có lẽ chẳng ai có thể chịu nổi món nợ ân tình ấy. Nếu muốn sống thoải mái, thà đừng có tình cảm. Trả giá thì sao? Không được đáp lại thì thế nào? Hay chỉ như tảng đá chìm sâu vào vũng bùn?
(1). Lâm Đại Ngọc: tên tự là Tần Tần, là nhân vật hư cấu, một trong bộ ba nhân vật chính trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng, tác giả Tào Tuyết Cầm. Nàng tinh khôn, nói lời bỡn cợt, thường rơi vào tình trạng u uẩn, triền miên trong nghĩ ngợi suy tư, tâm hồn nàng vô cùng nhạy cảm như một sợi tơ đàn mảnh mai, bất kể một giọt mưa thu hay tơ liễu bay đều âm vang một điều bi thương đứt ruột, lại cám cảnh ăn nhờ ở đậu nên tính tình càng thêm sầu bi, cô độc, chuyện gì cũng nghĩ sâu sắc hơn người, thân thể lẫn tâm hồn đều yếu đuối như giọt sương mai là một trong những tính cách thú vị và nổi bật nhất trong Hồng Lâu Mộng.
(2). Giả Bảo Ngọc: xuất thân là một công tử quyền quý trong nhà họ Giả và có những mối tình ngang trái với những cô gái trong gia đình này. Giả Bảo Ngọc khi sinh ra đã ngậm một viên “Thông linh Bảo Ngọc”, là niềm hi vọng của gia đình họ Giả nhưng anh ta là kẻ lười biếng, ghét thi thư. Giả Bảo Ngọc là cậu ấm duy nhất được lui tới và tìm được người tâm đầu ý hợp là Lâm Đại Ngọc. Nhưng mọi người trong gia đình không muốn cuộc hôn nhân này diễn ra. Lâm Đại Ngọc cho rằng Bảo Ngọc không cần thi cử, làm quan và lánh xa công danh phú quý nhưng Bảo Thoa, chị họ, và cũng là một người yêu khác của Bảo Ngọc lại luôn khuyến khích Bảo Ngọc học hành đỗ đạt để lọt vào tầm ngắm của các bậc huynh trưởng trong dòng họ. Lúc ban đầu, Bảo Ngọc còn phân vân trước tình yêu của Bảo Thoa và Đại Ngọc song dần dần, nhận thấy Bảo Thoa chỉ mong ngóng cái danh cái lợi, nên Bảo Ngọc đã hết lòng yêu Đại Ngọc, mong muốn lấy nàng làm vợ. Gia đình họ Giả coi đó là một tai họa và kiên quyết phản đối đôi uyên ương này. Trải qua nhiều biến cố và sóng gió nhưng Bảo Ngọc không lấy được Đại Ngọc nên phẫn uất hộc máu mà chết.
_________________
Danh sách chương