Không biết có phải do chịu đựng áp lực quá lâu sẽ dễ mắc bệnh tâm lý hay không. Tôi chỉ biết là, mình dần dần trở nên không bình thường.
Ban đêm nằm mơ, thường là khóc đến tỉnh giấc, hoặc giật mình thức giấc. Ban ngày tôi khóa cửa phòng, tập trung tinh thần để thiết kế nhưng hoàn toàn không thành. Tôi trở nên thích sạch sẽ đến lạ kỳ. Mỗi ngày tôi đều quỳ trên sàn nhà lau lau chùi chùi, không bỏ qua bất kỳ ngõ ngách nào, không để bất cứ vật dụng vô ích nào trên bàn, phòng ngủ ngăn nắp sạch sẽ đến nỗi người khác cũng không dám đặt chân vào. Chỉ cần phát hiện đồ vật không đâu vào đó là tôi cảm thấy phiền hà vô cùng, lại bắt đầu quét dọn. Thậm chí có những đồ dùng được vài lần, tôi đều cảm thấy rất dơ bẩn, sẽ vứt đi. Tôi nhìn vào gương ngây người mấy giờ, đến khi tay chân tê cứng. Có khi còn ngồi lẩm bẩm gì đó mà tôi cũng không rõ, đến khi nói ra rồi lại dọa bản thân giật mình…
S kéo tôi đi khám bác sĩ tâm lý. Tôi ngậm miệng không nói một câu. Lòng tôi rõ mình không bị điên, mà có điên cũng chả phải chuyện gì xấu, không chừng có thể quên đi đau khổ. S không thể làm gì khác hơn là thay tôi nói tình huống cho bác sĩ nghe. Bác sĩ kê toa thuốc an thần cho tôi, nói tôi nên nghỉ ngơi nhiều, tránh để áp lực đè nặng.
Mang về cả bao thuốc nhưng tôi chưa hề đụng chúng lấy một lần. Thứ nhất tôi không muốn trở thành con điên đờ đẫn ánh mắt dại dại vì thuốc như trong phim, thứ hai tôi cảm thấy mình không cần. Tuy nhiên lúc bác sĩ nói làm tôi nhận ra một điều, quả thật tôi bị áp lực quá lớn. Mà áp lực này là chính mình gây ra. Cho đến nay, tôi luôn là đứa ép buộc bản thân. Bất kể là ép buộc bản thân không thể hiện tình cảm của mình với dì, hay là ép buộc bản thân quên đi dì. Kỳ thực, tất cả đều chẳng cần thiết, chẳng ý nghĩa. Mặc kệ tôi có làm gì, như thế nào, cũng chả ảnh hưởng đến dì.
Chỉ mình ta tự cứu ta thôi.
Lại bắt đầu đọc “Trang Tử”. Đây là một cuốn sách kì diệu, mỗi lần đọc, đều học hỏi được nhiều thứ khác nhau. Đã quên là ai đã từng nói, văn nhân lúc thất ý, sẽ tìm được một chốn an nhiên trong “Trang Tử”. Mà cần gì phải là văn nhân, một kẻ tầm thường như tôi đây cũng tìm được vòng tay ôm ấp ở đây. Ông luôn thấy cuộc sống con người nhỏ bé, yếu đuối, nhưng tinh thần, tư duy vô cùng lớn, linh hồn tự do và vượt qua cả xác thịt. Chỉ sợ là Trang Tử có thể an ủi được những con người phút chốc yếu lòng. Ông đưa ánh mắt rời xa thế tục đi vào trong cõi siêu việt, đến vũ trụ bao la rộng lớn hoặc là linh hồn hư không. Trước mặt ông, ai cũng sẽ thấy mình quá trần tục, quá nông cạn, quá hèn mọn.
Ban đêm trước khi đi ngủ, tôi niệm hai biến Ban Nhược Ba La Mật Đa Tâm Kinh, rốt cuộc ác mộng cũng dần bớt.
Cuộc sống vẫn tiếp diễn không khác xưa, như chứng chân cho lộ trình tâm lý của tôi.
Rất nhiều người đều hỏi tôi vấn đề này: ”Cậu tin Phật à?” – Thật ra mà nói, tôi sợ trả lời vấn đề này. Mỗi lần hỏi đến, tôi luôn bất an cả nửa ngày. Tôi không biết phải nói như thế nào, rốt cuộc cũng chẳng giải thích song suốt được.
Mà mấu chốt vấn đề là ở từ “tin”, liên quan đến tín ngưỡng.
Tín ngưỡng, đặt lên tôi, thậm chí mỗi người Trung quốc là một tảng đá lớn đè nặng trong lòng. Luôn nói, tín ngưỡng đối với Trung Quốc là mối nguy dân tộc. Lời này ngẫm lại thật ra rất kinh khủng. Con người có thể vì tín ngưỡng mà sống. Người không có tín ngưỡng, khác nào cái xác không hồn?
Vậy tín ngưỡng là gì? Vấn đề thoạt nhìn rất nan giải, nhưng có thể nói, tín ngưỡng chẳng là gì cả.
Đầu tiên, mê tín không phải là tín ngưỡng. Mê tín là vì lợi ích cá nhân, ước cầu mong nhận công danh lợi lộc trước mắt. Ví như thắp hương bái Phật hi vọng cuộc sống hiện tại nhận được phúc lộc thọ hoặc là vì kiếp sau “tu hành” cho số mệnh tốt, thậm chí là vì kiếp trước “chuộc tội” để kiếp này sống an lành. Tất cả những điều này không thể tạo thành tín ngưỡng mà chỉ là trò lừa gạt khoác dưới lớp áo tôn giáo mà thôi, chẳng khác gì hình thức buôn bán thương mại.
Thứ hai, tò mò không phải là tín ngưỡng. Rất nhiều người đọc kinh Thánh, kinh Phật, chỉ vì vẫn còn chưa biết đến nó, lòng hiếu kỳ khiến cho họ cố gắng hiểu rõ những thứ đó. Mặc dù có người vẫn tin vào giáo lý mang đạo lý và nghĩa lý, nhưng điều ấy không thể tạo thành tín ngưỡng. Bởi vì… chẳng khác gì đọc một cuốn tiểu thuyết, hoặc là một cái gì đó tác động đến sự đồng cảm mà thôi.
Vậy hướng về tín ngưỡng có đúng hay sai? Hướng về, tất nhiên sẽ có nhiều loại. Đại để có thể chia thành hai loại. Một là hướng ngoại, không ngừng truy đuổi vật chất. Một là hướng nội, không ngừng tự suy xét bản thân tinh thần. Mạnh Tử nói “thực sắc tính dã”. Cuộc sống hướng đến việc thỏa mãn những nhu cầu cơ bản nhất, một là giàu có, hai là ái tình. Mà hai điều này, một vừa hướng ngoại một vừa hướng nội. Khao khát càng mạnh mẽ, cuộc sống càng sung túc, tình cảm càng kiên định.
Hướng ngoại, sau khi đã đạt được mục đích cũng không vậy mà dừng lại, mục tiêu cuối cùng của con người, là vô hạn. Thỏa mãn rồi thoáng chốc thành trống rỗng. Vui sướng nhanh chóng thành phiền não. Từng bước đi về phía trước, không ngừng vồ hụt. Tại sao lại như vậy? Đó là vì “Tâm vi hành dịch”. Con người luôn có cơ chế thôi thúc mình phải thỏa mãn được nhu cầu cường quyền. Cái giá phải trả chính là trở thành nô lệ của dục vọng, điên cuồng khát khao lấp đầy dục vọng đó. Đây là nguyên do người có tiền lại chẳng vui vẻ gì.
Nội tại, lại khác biệt. Thế giới bên trong cũng là một thế giới vô hạn nhưng tuyệt nhiên trái ngược hoàn toàn với cái trước. Nếu như nói cái trước không ngừng dựng lên những bức tường, như vậy cái sau chính là phá bỏ các bức tường đó. Tôi vẫn luôn tin rằng, nhân chi sơ tính bản ác. Với nhu cầu bên trong, con người phải luôn tẩy trần bản thân, tỉnh thức, giác ngộ tự ngã. Đạo Phật nói đến niết bàn, há chẳng phải là siêu thoát sao? Vậy hướng nội là con đường cuối cùng mà loài người nên hướng về. Tôn giáo chính là một cách để hướng về nội tại như vậy…
Trần gian hư ảo, mọi thứ mờ nhạt, lại tự xưng là tín ngưỡng. Trong mắt tôi, tôi cách nó rất xa, tôi chỉ là khách qua đường lắng nghe những âm thanh thần diệu vang vọng đến, bồi hồi, thấy mình nhỏ bé. Có lẽ vì thế, tôi nói tôi tin Phật?
Ban đêm nằm mơ, thường là khóc đến tỉnh giấc, hoặc giật mình thức giấc. Ban ngày tôi khóa cửa phòng, tập trung tinh thần để thiết kế nhưng hoàn toàn không thành. Tôi trở nên thích sạch sẽ đến lạ kỳ. Mỗi ngày tôi đều quỳ trên sàn nhà lau lau chùi chùi, không bỏ qua bất kỳ ngõ ngách nào, không để bất cứ vật dụng vô ích nào trên bàn, phòng ngủ ngăn nắp sạch sẽ đến nỗi người khác cũng không dám đặt chân vào. Chỉ cần phát hiện đồ vật không đâu vào đó là tôi cảm thấy phiền hà vô cùng, lại bắt đầu quét dọn. Thậm chí có những đồ dùng được vài lần, tôi đều cảm thấy rất dơ bẩn, sẽ vứt đi. Tôi nhìn vào gương ngây người mấy giờ, đến khi tay chân tê cứng. Có khi còn ngồi lẩm bẩm gì đó mà tôi cũng không rõ, đến khi nói ra rồi lại dọa bản thân giật mình…
S kéo tôi đi khám bác sĩ tâm lý. Tôi ngậm miệng không nói một câu. Lòng tôi rõ mình không bị điên, mà có điên cũng chả phải chuyện gì xấu, không chừng có thể quên đi đau khổ. S không thể làm gì khác hơn là thay tôi nói tình huống cho bác sĩ nghe. Bác sĩ kê toa thuốc an thần cho tôi, nói tôi nên nghỉ ngơi nhiều, tránh để áp lực đè nặng.
Mang về cả bao thuốc nhưng tôi chưa hề đụng chúng lấy một lần. Thứ nhất tôi không muốn trở thành con điên đờ đẫn ánh mắt dại dại vì thuốc như trong phim, thứ hai tôi cảm thấy mình không cần. Tuy nhiên lúc bác sĩ nói làm tôi nhận ra một điều, quả thật tôi bị áp lực quá lớn. Mà áp lực này là chính mình gây ra. Cho đến nay, tôi luôn là đứa ép buộc bản thân. Bất kể là ép buộc bản thân không thể hiện tình cảm của mình với dì, hay là ép buộc bản thân quên đi dì. Kỳ thực, tất cả đều chẳng cần thiết, chẳng ý nghĩa. Mặc kệ tôi có làm gì, như thế nào, cũng chả ảnh hưởng đến dì.
Chỉ mình ta tự cứu ta thôi.
Lại bắt đầu đọc “Trang Tử”. Đây là một cuốn sách kì diệu, mỗi lần đọc, đều học hỏi được nhiều thứ khác nhau. Đã quên là ai đã từng nói, văn nhân lúc thất ý, sẽ tìm được một chốn an nhiên trong “Trang Tử”. Mà cần gì phải là văn nhân, một kẻ tầm thường như tôi đây cũng tìm được vòng tay ôm ấp ở đây. Ông luôn thấy cuộc sống con người nhỏ bé, yếu đuối, nhưng tinh thần, tư duy vô cùng lớn, linh hồn tự do và vượt qua cả xác thịt. Chỉ sợ là Trang Tử có thể an ủi được những con người phút chốc yếu lòng. Ông đưa ánh mắt rời xa thế tục đi vào trong cõi siêu việt, đến vũ trụ bao la rộng lớn hoặc là linh hồn hư không. Trước mặt ông, ai cũng sẽ thấy mình quá trần tục, quá nông cạn, quá hèn mọn.
Ban đêm trước khi đi ngủ, tôi niệm hai biến Ban Nhược Ba La Mật Đa Tâm Kinh, rốt cuộc ác mộng cũng dần bớt.
Cuộc sống vẫn tiếp diễn không khác xưa, như chứng chân cho lộ trình tâm lý của tôi.
Rất nhiều người đều hỏi tôi vấn đề này: ”Cậu tin Phật à?” – Thật ra mà nói, tôi sợ trả lời vấn đề này. Mỗi lần hỏi đến, tôi luôn bất an cả nửa ngày. Tôi không biết phải nói như thế nào, rốt cuộc cũng chẳng giải thích song suốt được.
Mà mấu chốt vấn đề là ở từ “tin”, liên quan đến tín ngưỡng.
Tín ngưỡng, đặt lên tôi, thậm chí mỗi người Trung quốc là một tảng đá lớn đè nặng trong lòng. Luôn nói, tín ngưỡng đối với Trung Quốc là mối nguy dân tộc. Lời này ngẫm lại thật ra rất kinh khủng. Con người có thể vì tín ngưỡng mà sống. Người không có tín ngưỡng, khác nào cái xác không hồn?
Vậy tín ngưỡng là gì? Vấn đề thoạt nhìn rất nan giải, nhưng có thể nói, tín ngưỡng chẳng là gì cả.
Đầu tiên, mê tín không phải là tín ngưỡng. Mê tín là vì lợi ích cá nhân, ước cầu mong nhận công danh lợi lộc trước mắt. Ví như thắp hương bái Phật hi vọng cuộc sống hiện tại nhận được phúc lộc thọ hoặc là vì kiếp sau “tu hành” cho số mệnh tốt, thậm chí là vì kiếp trước “chuộc tội” để kiếp này sống an lành. Tất cả những điều này không thể tạo thành tín ngưỡng mà chỉ là trò lừa gạt khoác dưới lớp áo tôn giáo mà thôi, chẳng khác gì hình thức buôn bán thương mại.
Thứ hai, tò mò không phải là tín ngưỡng. Rất nhiều người đọc kinh Thánh, kinh Phật, chỉ vì vẫn còn chưa biết đến nó, lòng hiếu kỳ khiến cho họ cố gắng hiểu rõ những thứ đó. Mặc dù có người vẫn tin vào giáo lý mang đạo lý và nghĩa lý, nhưng điều ấy không thể tạo thành tín ngưỡng. Bởi vì… chẳng khác gì đọc một cuốn tiểu thuyết, hoặc là một cái gì đó tác động đến sự đồng cảm mà thôi.
Vậy hướng về tín ngưỡng có đúng hay sai? Hướng về, tất nhiên sẽ có nhiều loại. Đại để có thể chia thành hai loại. Một là hướng ngoại, không ngừng truy đuổi vật chất. Một là hướng nội, không ngừng tự suy xét bản thân tinh thần. Mạnh Tử nói “thực sắc tính dã”. Cuộc sống hướng đến việc thỏa mãn những nhu cầu cơ bản nhất, một là giàu có, hai là ái tình. Mà hai điều này, một vừa hướng ngoại một vừa hướng nội. Khao khát càng mạnh mẽ, cuộc sống càng sung túc, tình cảm càng kiên định.
Hướng ngoại, sau khi đã đạt được mục đích cũng không vậy mà dừng lại, mục tiêu cuối cùng của con người, là vô hạn. Thỏa mãn rồi thoáng chốc thành trống rỗng. Vui sướng nhanh chóng thành phiền não. Từng bước đi về phía trước, không ngừng vồ hụt. Tại sao lại như vậy? Đó là vì “Tâm vi hành dịch”. Con người luôn có cơ chế thôi thúc mình phải thỏa mãn được nhu cầu cường quyền. Cái giá phải trả chính là trở thành nô lệ của dục vọng, điên cuồng khát khao lấp đầy dục vọng đó. Đây là nguyên do người có tiền lại chẳng vui vẻ gì.
Nội tại, lại khác biệt. Thế giới bên trong cũng là một thế giới vô hạn nhưng tuyệt nhiên trái ngược hoàn toàn với cái trước. Nếu như nói cái trước không ngừng dựng lên những bức tường, như vậy cái sau chính là phá bỏ các bức tường đó. Tôi vẫn luôn tin rằng, nhân chi sơ tính bản ác. Với nhu cầu bên trong, con người phải luôn tẩy trần bản thân, tỉnh thức, giác ngộ tự ngã. Đạo Phật nói đến niết bàn, há chẳng phải là siêu thoát sao? Vậy hướng nội là con đường cuối cùng mà loài người nên hướng về. Tôn giáo chính là một cách để hướng về nội tại như vậy…
Trần gian hư ảo, mọi thứ mờ nhạt, lại tự xưng là tín ngưỡng. Trong mắt tôi, tôi cách nó rất xa, tôi chỉ là khách qua đường lắng nghe những âm thanh thần diệu vang vọng đến, bồi hồi, thấy mình nhỏ bé. Có lẽ vì thế, tôi nói tôi tin Phật?
Danh sách chương