Yến Vân Hà tới gặp ân sư là vì chuyện của Trương Chính.

Trương Chính bị bắt mà dựa theo tính cách của Chu Trọng Hoa tất nhiên sẽ viết thư cầu tình. Thế nhưng Chu Trọng Hoa là học sĩ dạy tại Hàn Lâm Viện, trong tay không có chút thực quyền nào. Nếu Nguyên các lão đã không màng mặt mũi bệ hạ mà lấy Trương Chính ra khai đao, cũng sẽ không kiêng kị gì một kẻ như Chu Trọng Hoa. Nếu Chu Trọng Hoa bởi vì chuyện này mà bị định tội, chức viện trưởng bỏ trống thì Nguyên đảng tất nhiên sẽ biến Đông Lâm viện thành nơi đất ấm hấp thu nhân tài của chúng. Bất luận là như thế nào, việc như vậy cũng tuyệt đối không được xảy ra. Ổn định việc triều đình là quan trọng nhất, nếu như có một thế lực lớn mạnh quá mức sẽ khiến toàn bộ thế cục mất đi sự cân bằng. Chỉ là không biết lần này Ngu Khâm đ ến đây là vì có thể định tội dễ dàng hay Thái Hậu cũng không muốn để cho Nguyên đảng đắc ý như vậy.

Chu Trọng Hoa không phải kẻ ngu dốt, ông tự biết lý do mà Yến Vân Hà tới đây: "Trước khi Uyên Chi dâng tấu đã từng gửi gắm phụ mẫu trong nhà cho ta, cũng luôn nhắc rằng nếu hắn gặp chuyện, ta ngàn vạn lần không cần mạo hiểm vì hắn mà cầu tình."

"Nhưng nhân sinh trên đời khó có được bằng hữu chi giao như vậy, ta làm sao có thể trơ mắt nhìn hắn bị giam hãm trong tù không màng được." Chu Trọng Hoa kích động nói.

Yến Vân Hà chỉ chờ ân sư trút tâm sự trong lòng xong mới trầm ổn đáp: "Thầy yên tâm, bệ hạ sẽ không mặc kệ đâu."

Chu Trọng Hoa hé mắt, bình tĩnh nhìn Yến Vân Hà rồi nắm lấy đôi tay hắn: "Có những lời này của con, ta an tâm rồi."

Trước khi rời khỏi Chu phủ, Yến Vân Hà lại nói: "Con biết thầy trong lòng khó chịu, nhưng y thành tâm cầu kiến, lại chịu khổ mà chờ trong đêm đông..."


Chu Trọng Hoa không đợi Yến Vân Hà nói xong đã nói: "Thầy biết rồi."

Hai người đều biết 'y' là đang chỉ ai. Không phải Yến Vân Hà muốn nói giúp Ngu Khâm mà vì hiện tại bọn họ còn chưa rõ được tâm tư của Thái Hậu.

Hắn là người của bệ hạ, Ngu Khâm là người của Thái Hậu. Gặp hắn mà không gặp y chẳng phải là đang đánh vào mặt Thái Hậu hay sao.

Chu Trọng Hoa tự mình tiễn Yến Vân Hà đến đình viện, hắn lại lo nếu ông vẫn tiếp tục tiễn bọn họ sẽ đụng mặt Ngu Khâm nên luôn thỉnh ông dừng bước mà tự mang theo Tống Văn rời phủ.

Ra khỏi Chu phủ, Yến Vân Hà nhìn người đang được tôi tớ mời vào, hai người thoáng gặp qua, hắn nhìn về phía Ngu Khâm mà người nọ lại hững hờ phớt lờ hắn.

Giống hệt như lần đầu gặp gỡ mười năm trước ở Đông Lâm viện.

Tước vị Vĩnh An Hầu có thể được kế thừa, tổ phụ của Yến Vân Hà theo thái tổ khai quốc lập nghiệp tạo được nhiều công lao. Giang sơn chỉ mới ổn định được trăm năm, giặc ngoại xâm lúc nào cũng quấy nhiễu biên giới đều bị quân tướng Đại Tấn đánh đuổi, bình định biên cương. Đến nay tập tước của Vĩnh An Hầu phủ đã sớm chỉ còn lại sự cao quý trên danh nghĩa bởi đã không còn sự anh dũng khi xưa nữa. Huống hồ, quốc thái dân an, văn thần càng được triều đình coi trọng hơn so với võ thần. Khi đó phụ thân Yến Vân Hà còn sống cũng vô cùng đau đầu với việc hắn cứ ra vào tam đại doanh lăn lộn cùng đám quân hộ cả ngày trời. Bởi vì thế ông không màng tới ý nguyện của Yến Vân Hà mà đưa hắn vào Đông Lâm viện.


Yến Vân Hà trong lòng khó chịu đương nhiên không chịu ngoan ngoãn ở trong thư viện mà đọc sách. Thêm với cái tính khí phản nghịch trời sinh, nhanh mồm dẻo miệng, tuy văn chương hắn làm không tốt nhưng phản biện với tiên sinh hoàn toàn không chịu thua một câu chữ nào. Trong thư viện có lệnh cấm việc không quan trọng thì không được ra ngoài vì sợ bọn họ học hành chưa thành đã dính phải không khí rượu chè cầu hoan tại kinh thành. Yến Vân Hà ngày ngày mang theo bọn con cháu thế gia trèo tường ra ngoài, thư viện không cho làm gì bọn hắn sẽ lập tức làm cái đấy.

Phu tử lúc nào cũng tức giận trách phạt kẻ cầm đầu là Yến Vân Hà, hắn lại da dày thịt béo, thước bản, sao chép quy củ, phạt quỳ dưới mặt trời chói chang cũng không thể cản hắn tiếp tục tác oai tác quái.

Thư viện được phân thành sáu học đường, học sinh vừa nhập học đều ở Chính Nghĩa Đường, kết quả khảo hạch mỗi tháng được dùng để thăng đường, cao nhất là thăng đến Suất Tính Đường. Nội dung khảo thí về cơ bản là tứ thư ngũ kinh, Yến Vân Hà là người không có kiên nhẫn đọc sách nhất, kết quả thi đương nhiên không tốt.

Ngày ấy hắn lại bị tiên sinh phạt quỳ, mặt trời chói chang trên cao, Yến Vân Hà ngẩn ngơ nhìn chằm chằm về phía bụi cỏ có con dế mèn bên trong, nghĩ thầm này con dế mèn vóc dáng nho nhỏ, tiếng kêu rất to, bắt về đấu dế có lẽ có thể bách chiến bách thắng.

Liếc mắt đã thấy có người mặc đồng phục học sĩ của Đông Lâm thư viện chậm rãi đi tới. Trang phục học sĩ của Đông Lâm thư viện là áo trắng viền xanh, cực kỳ xấu và nhạt nhẽo, tựa như lo rằng quần áo có một chút tươi đẹp sẽ khiến bọn học sinh càng lơ là việc học tập.

Yến Vân Hà đi đầu việc chỉnh sửa đồng phục, sửa khoan bào* thành tay áo bó, viền xanh thêu thêm chỉ bạc làm cho hoa hòe lòe loẹt, dẫn theo một làn sóng phong trào sửa y phục học sĩ. Mãi cho đến khi thấy Ngu Khâm, Yến Vân Hà mới phát hiện hóa ra đồng phục học sĩ xấu như bao tải cũng có thể đẹp như vậy.

Một cái áo, chỉ có thể được mặc đẹp đến thế mà thôi.


Chỉ nhìn vạt áo theo gió mà lay động theo bước đi của Ngu Khâm, tóc dài dùng dải lụa xanh cột lại, cánh tay trắng sứ cầm quyển sách cổ dày nặng, mặt mày lạnh lùng, dù là giữa hè cũng không thấy chút khô nóng.

Như núi cao sương tuyết, không giống người thường.

Khi y chậm rãi đi đến bên Yến Vân Hà, Yến công tử tự xưng là kiến thức rộng rãi cũng lâm vào suy nghĩ đến xuất thần.

Khắp tâm trí hắn chỉ còn lại bốn chữ to "kinh vi thiên nhân**".

Ngu Khâm phảng phất vẫn chưa nhìn thấy Yến Vân Hà đang quỳ gối trong viện, làm như không thấy, đang muốn lướt qua người này để tiếp tục đi về phía trước đã thấy vạt áo kéo căng. Vạt áo bị túm khiến y phải dừng chân quay đầu nhìn lại, là Yến Vân Hà kéo góc áo của hắn.

Ánh mắt hai người chạm nhau, Yến Vân Hà nhìn cặp mặt đẹp thì đẹp nhưng lại quá bạc tình của Ngu Khâm thì cười ngả ngớn: "Khâm giai nhân, việc gì phải cải trang giả dạng trà trộn vào thư viện?"

Khuôn mặt Ngu Khâm ngưng trọng, nghe hồ ngôn loạn ngữ trong miệng hắn, ánh mắt càng thêm lạnh buốt. Yến Vân Hà cười lười nhác, dứt khoát không quỳ nữa mà ngồi trên mặt đất, lôi kéo áo của y không cho đi. Ngu Khâm thật sự đẹp, nhưng Yến Vân Hà cũng không đến mức không phân rõ được y là nam hay nữ. Hắn thật sự biết rõ, từ dung mạo của đối phương đã đoán ra người này là Ngu Khâm trong lời đồn, là môn sinh đắc ý nhất của vị tiên sinh phạt hắn quỳ gối ở đây nên lúc này mới cố ý trêu chọc, gây phiền toái cho y.

Hắn gọi một tiếng 'Khâm giai nhân', chẳng những gọi ra danh hiệu Ngu mỹ nhân của y, việc này giữa hai người còn trở thành đề tài bàn tán một thời gian dài trong học viện. Tên du thủ du thực ở Chính Nghĩa Đường trêu chọc cái vị nổi danh mẫu mực của Suất Tính Đường làm quan hệ vốn đầy nguy cơ của hai học đường dậu đổ bìm leo. Mà hai người ở tâm điểm dư luận không dừng lại với một lần trở mặt kia.


Có lẽ là bị cái xưng hô 'du thủ du thực' này k1ch thích, cũng có thể là lão phụ thân trong nhà viết thư mắng hắn gây chuyện, sợ rằng trở về sẽ bị đánh gãy chân, Yến Vân Hà từ một tên phản nghịch được chăng hay chớ đã bắt đầu nghiêm túc lật sách ra đọc.

Tuy rằng tứ thư ngũ kinh không thông, cũng may thư viện Đông Lâm còn kiểm tra cưỡi ngựa, bắn cung, võ học. Yến Vân Hà dựa vào mấy môn này được không ít điểm mới thành công thăng đường. Đến nỗi người khác nghị luận sau lưng rằng hắn đầu óc ngu si tứ chi phát triển nhưng hắn cũng lười để ý. Thư viện cũng không có quy định rằng không được đi cái lối tắt này, hắn đứng đầu ở các môn cưỡi ngựa, bắn cung cũng là bản lĩnh của riêng hắn. Thêm việc Yến Vân Hà vốn có tư chất thông minh trời ban, ưa suy một ra ba nên thật nhanh chóng cũng lấy được thành tích ở kì thi văn.

Vì thế nửa năm sau, khi Ngu Khâm đẩy cửa lớn ở học đường ra liền nhìn thấy một vị ngồi bên cửa sổ toàn thân toát ra sự lười nhác, không hề thành thật, không tuân thủ kỷ luật, bại hoại—Yến Vân Hà, giơ tay về phía y cười tủm tỉm mà chào hỏi.

"Đã lâu không gặp nha, Ngu mỹ nhân."

- -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chú thích

- *khoan bào: tay áo rộng

- **kinh vi thiên nhân: mình search từ điển wbw thì là kính tựa người trời, bạn nào biết thì cmt cho mình sửa lại nha.

Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện