*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Nam tính, lịch thiệp, ôn hòa, nhã nhặn.
Đó là những ấn tượng đầu tiên của Lý Cẩn Ngôn về Nhâm Ngọ Sơ. Người đàn ông đường hoàng đoan chính này lại vì chống đối điều luật bài xích Trung Hoa mà bị cưỡng chế đuổi khỏi đất Mỹ, vì đủ loại lý do mà bỏ việc về hưu non sau khi ủng hộ khởi nghĩa An Khánh (1) và trở thành Bộ trưởng bộ Tài chính đầu tiên của chính phủ miền Nam?
(1) Khởi nghĩa An Khánh: một trong những cuộc khởi nghĩa vũ trang chống lại triều đình nhà Thanh vào những năm cuối của Thanh triều.
Lý Cẩn Ngôn biết không nên nhìn mặt mà bắt hình dong, nhưng ấn tượng Nhâm Ngọ Sơ để lại cho hắn, quả thật là khác quá xa so với những người thuộc đảng cấp tiến bình thường. Giống như trước mặt các vị là một pho tượng bằng sứ Thanh Hoa (2), nhưng hướng dẫn viên lại cứ khăng khăng bảo đây là một cái đỉnh bằng đồng điếu (3).
(2) Sứ Thanh Hoa khởi đầu được chế tác vào thời Đường, là một trong những sản phẩm sứ cao cấp Trung Quốc, các sản phẩm gốm sứ được vẽ hoa văn trang trí bằng nước men màu xanh lam, thuộc loại sứ men màu. Xem thêm ở ĐÂY.
(3) Đồng điếu, hay có tài liệu gọi là đồng đỏ, đồng vàng, đồng thanh, là một diện rộng các loại hợp kim của đồng, thường với thiếc là chính, đôi khi với một vài nguyên tố khác như phốt pho, mangan, nhôm, silic… Có một số từ điển dùng tên “đồng thanh” để chỉ hợp kim này. “Đồng thanh” xuất phát từ “thanh đồng” (青铜), tên gọi của đồng điếu trong tiếng Trung với nghĩa “đồng màu xanh”, vì người Trung Quốc nhận thấy loại đồng này nếu để lâu ngày thì có màu xanh (bị gỉ đồng).
“Xin chào, tôi là Nhâm Ngọ Sơ.”
“À, xin chào, tôi là Lý Cẩn Ngôn.” Sau hai câu chào hỏi khô khan cứng nhắc, cuối cùng Lý Cẩn Ngôn cũng hoàn hồn: “Ngại quá, Nhâm tiên sinh đã bận trăm công nghìn việc mà còn bị tôi mời tới đây.”
“Không sao cả.” Nhâm Ngọ Sơ đi tới trước ghế sô pha, ngồi xuống, lại nói: “Tôi từng là đồng nghiệp của cha cậu cho nên rất hiểu tính ông ấy, cậu rất giống cha mình.”
Tác phong của Nhâm Ngọ Sơ mang theo một chút ung dung tự tại không giống người thường, hay nói một cách khác chính là “lập dị”. Nhưng mà, cách nói chuyện này ngược lại lại rất hợp với Lý Cẩn Ngôn. Chỉ tiếc là khi ông ta vừa mở miệng, những ấn tượng ôn hòa nhã nhặn lúc trước đều lập tức biến thành mây bay.
“Nguyên nhân Ngôn thiếu gia tìm đến tôi, tôi đã biết được thông qua Bộ trưởng Bạch. Nhưng chẳng hay người trong Liên đoàn Doanh nghiệp muốn gặp tôi là vì lý do gì?”
“Nhâm tiên sinh cứ gọi tôi là Cẩn Ngôn đi, ngài là đồng nghiệp của cha tôi, hiển nhiên cũng là bề trên của tôi.” Lý Cẩn Ngôn tự tay rót cho Nhâm Ngọ Sơ một chén trà: “Cụ thể thì tôi không rõ lắm, nếu Cục trưởng Bạch đã nói với Nhâm tiên sinh về chuyện của Liên đoàn Doanh nghiệp, vậy hẳn đã kể việc tôi bị “không trâu bắt chó đi cày”, được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn rồi nhỉ?”
“Cái này ông ta lại chưa nói.” Nhâm Ngọ Sơ nhướng một bên lông mày đầy hứng thú: “Thế chẳng phải tôi phải gọi Ngôn thiếu gia một tiếng Chủ tịch hay sao? Nếu đã vậy, tôi liền tiện miệng hỏi thăm đôi điều, sau khi Ngân hàng Nhà nước được thành lập, Chủ tịch Liên đoàn Doanh nghiệp định gởi vào đó bao nhiêu tiền để kêu gọi tinh thần ái quốc của thương giới sáu tỉnh Bắc Kỳ?”
Được lắm!
Lý Cẩn Ngôn không nhịn được mà cười khổ. Nghe danh không bằng gặp mặt, vừa nói chuyện mấy câu đã bắt đầu kêu gọi gửi tiền, vị này đúng là chẳng hề khách sáo. Mà kiểu gì thì nhiệm vụ lôi kéo người tới ngân hàng gửi tiền cũng không đến phiên một tổng giám đốc như ông ta đi? Quả nhiên là rất yêu nghề.
Song, Lý Cẩn Ngôn cũng không phải người không biết điều, nếu người một nhà xây dựng Ngân hàng Nhà nước, chắc chắn là phải ủng hộ rồi.
“Nhâm tiên sinh cứ yên tâm, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước mở cửa, Lý Cẩn Ngôn tôi cam đoan sẽ là người đầu tiên tới gửi tiền, biên lai không ít hơn mười vạn đồng bạc, ngài thấy sao?”
“Nhà xưởng dưới tay Ngôn thiếu gia đều là một ngày kiếm cả rổ vàng, mười vạn có phải hơi ít rồi không?” Nhâm Ngọ Sơ cười cười, nâng chén trà lên: “Dù sao thì Ngân hàng Nhà nước cũng do Lâu Thiếu soái chủ trì xây dựng, Ngôn thiếu gia nên mạnh tay một chút, phải không nào?”
Gian thương!
“Hai mươi vạn.” Lý Cẩn Ngôn nghiến răng, chẳng trách vị này có thể làm bạn với Bộ trưởng Triển. Lúc trước Lý nhị lão gia cũng chỉ làm phó cho ông ta, chờ khi ông ta từ chức mới lên thế chỗ. Đích thực là cáo già trong các loại cáo già!
“Ngôn thiếu gia thật hào phóng.”
Lý Cẩn Ngôn càng nghiến răng nghiến lợi mạnh hơn. Hắn cảm thấy đã có thể bắt đầu niệm A di đà Phật thay cho đám người của ông chủ Ngô rồi. Giao thiệp với người này, nếu không nhạy bén linh hoạt một chút thì cứ chờ bị lột da rút gân đi.
“Nhâm tiên sinh, chúng ta nên nói về chuyện của ông chủ Ngô đi thôi?”
“Đương nhiên. Nếu là Ngôn thiếu gia giới thiệu, đương nhiên tôi sẽ gặp. Huống hồ Nhâm Ngọ Sơ tôi đã mong được nhìn thấy ngôi sao sáng của thương giới như ông chủ Ngô từ lâu rồi, lần này cũng coi như hoàn thành tâm nguyện.”
Chẳng biết tại sao Lý Cẩn Ngôn cứ cảm thấy có mấy cái đuôi cáo đang phe phẩy ở sau lưng của Nhâm Ngọ Sơ, hẳn là ảo giác đúng không? Mặc kệ cảm giác này là thật hay giả, hiện giờ Lý Cẩn Ngôn chỉ có thể xác định một điều, chính là đám người ông chủ Ngô gặp bi kịch rồi.
Bàn chuyện với Nhâm Ngọ Sơ xong, xác định thời gian gặp mặt, Lý Cẩn Ngôn liền tiễn chân lão cáo già này, tiếp tục kế hoạch làm việc của mình.
Từ khi Kẻ Xấu Xí ra đời, Lý Cẩn Ngôn không chịu nổi việc Đỗ Duy Nghiêm cứ ba ngày lại tìm tới cửa đến hai lần. Do đó, hắn dứt khoát đặt thêm mười cái máy kéo của Mỹ nữa. Hắn nói với John rằng, năm nay hắn định mua thêm đất để phát triển nông trường. Diện tích canh tác càng nhiều, đương nhiên thiết bị cơ giới càng cần thiết. Trừ máy kéo ra, Lý Cẩn Ngôn còn đặt thêm hai mươi cái xe tải.
John là thương nhân, chỉ cần có tiền, bất kể máy kéo hay là xe tải hắn đều sẽ cung cấp. Chẳng qua hắn thật không ngờ miệng của Lý Cẩn Ngôn lại rộng đến như vậy.
Đối với bất cứ một nhà máy cơ khí Mỹ nào, hai mươi chiếc xe tải với tải trọng hai tấn cũng là một đơn hàng vô cùng cám dỗ. Dựa theo thời gian giao hàng mà Lý Cẩn Ngôn yêu cầu, chỉ có ba đơn vị có năng lực tiếp nhận đơn hàng này, mà trong số đó, có khả năng cạnh tranh nhất chính là một công ty ô tô phổ thông.
Trên thực tế, Lý Cẩn Ngôn rất hy vọng có được một nhà máy chế tạo ô tô của riêng mình. Năng lực hành động của người Hoa Hạ không thua kém bất cứ ai, trong lịch sử, chiếc xe tải đầu tiên của Đông Bắc chính là sản phẩm của một nhà xưởng sản xuất súng cối (4). Nếu có thể lấy được kỹ thuật sản xuất động cơ đốt trong từ tay người Đức, Lý Cẩn Ngôn tin, việc xây dựng một nhà xưởng ô tô của người Hoa Hạ sẽ không còn là lời nói mơ.
(4) Súng cối, hay pháo cối, là một loại trong bốn loại hoả pháo cơ bản của pháo binh (pháo nòng dài, lựu pháo, pháo phản lực và súng cối).Đặc điểm của súng cối là pháo nòng nhẵn không có khương tuyến, quỹ đạo bắn là một hình cầu vồng có góc bắn (góc giữa mặt phẳng ngang và trục nòng pháo) rất lớn (trên 45 độ), quỹ đạo hình cầu vồng dựng đứng hay người ta thường nói là bắn theo kiểu đạn treo. Hình minh họa.
Nhưng ở giai đoạn hiện nay, tự sản xuất phải tính từ từ, máy kéo và ô tô vẫn cứ phải mua của nước ngoài.
John cầm đơn hàng mười chiếc máy kéo và hai mươi chiếc xe tải ra về trong sung sướng. Lý Cẩn Ngôn tiếp tục chống cằm, lập kế hoạch xem tiếp đó nên tiêu tiền ra sao. Mục tiêu của hắn ở thời điểm này chính là phải tiêu thật nhiều tiền, cố gắng mua tất cả những vật tư cùng trang thiết bị cần thiết về trước khi chiến tranh bùng nổ. Đợi đến khi châu Âu có biến, nhà xưởng của các quốc gia đều sẽ chuyển hướng phục vụ cho quân đội nước nhà. Lúc ấy, trừ khi các bên phân rõ thắng bại, nếu không hắn đừng nghĩ đến chuyện tiếp tục tậu máy mua xe.
Nhớ tới Thế chiến thứ nhất, Lý Cẩn Ngôn liền nghĩ đến chiến hào, lưới sắt, súng máy cùng bom.
Có lẽ hắn có thể làm được mũ bảo hiểm. Dù sao thì cũng không cần trải qua giai đoạn đo lường kiểm tra giống ở tương lai, chỉ cần bảo vệ phần đầu khỏi mảnh đạn là được, không phải sao?
Chẳng phải mũ sắt được lấy cảm hứng từ việc một anh lính Pháp đội nồi sắt lên đầu đó sao? Bàn bạc với Đỗ Duy Nghiêm một chút, sau lại nhập một ít máy móc từ Anh và Đức, hẳn là có thể thành lập một nhà xưởng chuyên sản xuất mũ sắt ở trong nhà máy Công nghiệp Quân sự. Như thế, công nhân nhà máy cũng có thể kiếm thêm chút tiền.
Về vấn đề chọn kiểu dáng mũ sắt của Đức, Pháp hay Anh, Lý Cẩn Ngôn sờ sờ cằm, cuối cùng quyết định chọn mẫu mũ của người Anh (5). Tuy không đẹp bằng mũ sắt Đức (6), nhưng lại tiết kiệm vật liệu, theo đó, chi phí cũng bớt đi.
(5) Mũ sắt của binh lính Quân đội Anh trong chiến tranh thế giới thứ hai lại có hình dáng khá đặc biệt, chúng được làm khá bẹt và có vành che rộng, những chiếc mũ này không những giúp người lính có thể che được mảnh đạn mà còn có thể giúp người lính che mưa che nắng rất tốt. Hình minh họa.
(6) Mũ sắt của Đức được thiết kế khá đẹp và bảo vệ được cả đôi tai cho người lính, hai vành tai mũ được làm thấp xuống vừa có tác dụng che tai, vừa giúp che được một phần gáy của người lính. Những chiếc mũ sắt của Đức có trọng lượng lên tới gần 2 kg, người lính có thể thoải mái quăng quật, ngồi lên mà hoàn toàn không sợ mũ bị bẹp hay móp méo. Hình minh họa.
Thịt hộp, mũ sắt, Sulfonamide, hơn nữa còn có Penicillin đang trong quá trình nghiên cứu. Tất cả những thứ này còn không đủ để móc sạch túi đám người châu Âu trong chiến tranh sao?
Nhưng mà Quân đội Hoa Hạ chỉ có xe tăng thôi thì chưa đủ, còn cần phải có một cái máy bay. Ở Thế chiến thứ nhất, phần lớn máy bay được chế tạo bằng gỗ và sợi kim loại, bên ngoài bọc vải bạt quét sơn chống thấm. Lúc những chiếc máy bay này bay ở tầm thấp để tiến hành nhiệm vụ trinh sát, chỉ cần dùng súng trường là có thế bắn rơi. Chủng loại máy bay cũng không nhiều: động cơ lắp ở phía trước gọi là loại kéo, mà lắp ở phía sau thì là loại đẩy. Căn bản không có máy bay ném bom hay các dạng máy bay chiến đấu khác. Muốn lắp một khẩu súng máy ở trên máy bay, trước tiên phải phủ một tầng sắt lá ở trên cánh quạt. Nếu không, chưa bắn tới quân địch thì súng máy đã tự bắn nát cánh quạt của máy bay mình rồi (7). Mãi đến khi người Đức có được gợi ý từ máy bay của Roland Garold – phi công xuất sắc nhất nước Pháp, phát triển thiết bị đo lường và gián đoạn (8), tình trạng này mới được cải biến.
(7) Súng máy lắp trên cánh máy bay hoặc trước mặt phi công. Còn vì sao nó lại bắn nát cánh quạt của máy bay, nhìn vào hình ảnh của máy bay thời ấy sẽ hiểu ạ. Hình minh họa.
(8) Cái này thì chịu:v:v chắc là đo lường tính toán thời điểm bắn đạn sao cho đường đạn không bắn trúng lúc cánh quạt quay tới đi.
Trước Thế chiến, các quốc gia không nhiều có nhiều máy bay. Pháp là nước có nhiều máy bay nhất, thế nhưng số lượng cũng không vượt quá một trăm năm mươi cái. Mà trong Thế chiến thứ nhất, ba nước Đức – Anh – Pháp đều sản xuất được hơn năm vạn chiếc máy bay.
Về năng lực sản xuất, ba quốc gia kể trên đều có biểu hiện vô cùng mạnh mẽ, song những phương diện khác lại trực tiếp bộc lộ sự đơn sơ của máy bay ở thời kỳ này! Trong con mắt người đời sau, những cái máy bay đó thật chẳng khác nào đồ chơi cả. Lái loại máy bay như vậy, đích thực là mang mạng sống ra đùa.
Tuy nhiên, chính loại máy bay ấy đã tạo nên một nhân vật anh hùng vĩnh cửu của phương Tây, Nam Tước Đỏ (9).
(9) Manfred Albrecht Freiherr von Richthofen (2 tháng 5 năm 1892 – 21 tháng 4 năm 1918) là phi công át chủ bài của Không quân Đế quốc Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, biệt danh “Nam tước Đỏ” (Der Rote Baron), nổi tiếng với chiến tích bắn hạ 80 máy bay địch.
Trong con mắt của Lý Cẩn Ngôn, đây là một cơ hội vô cùng tốt. Máy bay chế tạo đơn giản cũng hay, như vậy mới có thể bồi dưỡng kỹ sư và kỹ thuật viên trong thời gian ngắn nhất. Chỉ cần có thể đi trước các quốc gia khác một bước nhỏ thì Quân đội Hoa Hạ đã chiếm được rất nhiều ưu thế rồi. Nhất là sau khi Thế chiến thứ nhất bắt đầu, nếu Nhật Bản còn dám tới cướp Thanh Đảo, Hoa Hạ có thể trực tiếp lái máy bay ném bom xuống tàu chiến của đám Nhật lùn. Dù không thể đánh chìm chiến hạm nhưng vẫn có khả năng nổ chết người, đúng không? Trường hợp nhà máy Công nghiệp Quân sự có thể chế ra bom napan (10) gì gì đó, vậy thì quân Nhật sẽ càng “sướng” đi… Nhưng điều kiện tiên quyết của tất cả những điều này, vẫn là phải có động cơ của người Đức!
(10) Napan là tên gọi của các loại chất lỏng dễ bắt cháy được sử dụng trong chiến tranh, thường là xăng được làm đông đặc. Thực ra, napan là chất làm đặc trong các loại chất lỏng này, loại chất mà khi trộn với xăng sẽ thu được một dạng keo cháy.
Lý Cẩn Ngôn hít sâu một hơi. Bộ trưởng Triển, nhất định ngài phải ra sức giúp đỡ đấy!
Khi Lý tam thiếu gia đang nghĩ cách để tiêu tiền, Sư đoàn 3 trực thuộc Quân đội sáu tỉnh Bắc Kỳ và Lữ đoàn Độc Lập đã đến Liên Sơn Quan. Bàng Thiên Dật – Sư đoàn trưởng Sư đoàn 61 đang đóng tại Liên Sơn Quan tự mình đi ra nghênh đón. Sau một khoảng thời gian nghỉ ngơi và hồi phục ngắn ngủi, rốt cuộc ba đội quân này cũng nhe hàm răng sắc bén, nã pháo nhắm thẳng tới Phượng Thành!
Ngày mùng 10 tháng 2 năm 1913 Dương lịch, tức năm Dân Quốc thứ năm, cũng là ngày mùng năm Tết, đại bác của Quân đội sáu tỉnh Bắc Kỳ bắt đầu nã pháo liên tục ở vùng ngoại ô cách Phượng Thành khoảng hai kilomet. Tuy đã sớm có phòng bị, nhưng việc bị tập kích bằng đạn pháo bất thình lình vẫn khiến một Tiểu đội Nhật đóng quân gần đó bị nổ đến choáng váng mặt mày. Khi còn chưa kịp thể hiện sự anh dũng của quân nhân đế quốc Nhật Bản, bọn chúng đã được đi gặp Thần Amaterasu (11) của mình giữa ánh lửa bập bùng và khói đen cuồn cuộn rồi.
(11) Amaterasu (Thiên Chiếu Đại Thần/Thiên Chiếu Đại Ngự Thần hay Đại Nhật Linh Quý Thần) là một vị thần trong thần thoại Nhật Bản, và một là vị thần quan trọng trong Thần đạo. Amaterasu không chỉ được coi là vị thần của mặt trời, mà còn là vị thần của vũ trụ. Tên gọi Amaterasu có nguồn gốc từ cụm từ amateru, mang ý nghĩa “toả sáng trên thiên đường”.
Nhận được tin tức từ Phượng Thành phát tới, Lãnh sự Nhật Bản Yada liền tới phủ Quân – Chính sáu tỉnh Bắc Kỳ để kháng nghị. Hắn cho rằng Quân đội sáu tỉnh Bắc Kỳ có ý định khơi mào chiến tranh.
Cuối cùng, đáp án mà hắn có được chính là: Quân đội sáu tỉnh Bắc Kỳ đang diễn tập.
Yada nổi nóng. Đạn pháo đang rơi xuống đầu binh lính Nhật Bản đó!
“Phượng Thành là đất của người Hoa, Quân đội sáu tỉnh Bắc Kỳ diễn tập trên sân nhà mình, vì sao đạn pháo lại rơi xuống đầu binh lính quý quốc được,” Triển Trường Thanh cố ý dừng một chút, vờ lộ ra vẻ mặt tiếc nuối: “Chỉ có thể trách bọn họ không may, hoặc là người nã pháo là một lính mới, vẫn còn ngượng tay.”
Yada tức giận đến đỏ mặt tía tai, cuối cùng cũng chỉ có thể bỏ lại một câu “Chắc chắn đế quốc Nhật Bản sẽ không bỏ qua chuyện này!” sao đó hùng hổ rời đi.
Nam tính, lịch thiệp, ôn hòa, nhã nhặn.
Đó là những ấn tượng đầu tiên của Lý Cẩn Ngôn về Nhâm Ngọ Sơ. Người đàn ông đường hoàng đoan chính này lại vì chống đối điều luật bài xích Trung Hoa mà bị cưỡng chế đuổi khỏi đất Mỹ, vì đủ loại lý do mà bỏ việc về hưu non sau khi ủng hộ khởi nghĩa An Khánh (1) và trở thành Bộ trưởng bộ Tài chính đầu tiên của chính phủ miền Nam?
(1) Khởi nghĩa An Khánh: một trong những cuộc khởi nghĩa vũ trang chống lại triều đình nhà Thanh vào những năm cuối của Thanh triều.
Lý Cẩn Ngôn biết không nên nhìn mặt mà bắt hình dong, nhưng ấn tượng Nhâm Ngọ Sơ để lại cho hắn, quả thật là khác quá xa so với những người thuộc đảng cấp tiến bình thường. Giống như trước mặt các vị là một pho tượng bằng sứ Thanh Hoa (2), nhưng hướng dẫn viên lại cứ khăng khăng bảo đây là một cái đỉnh bằng đồng điếu (3).
(2) Sứ Thanh Hoa khởi đầu được chế tác vào thời Đường, là một trong những sản phẩm sứ cao cấp Trung Quốc, các sản phẩm gốm sứ được vẽ hoa văn trang trí bằng nước men màu xanh lam, thuộc loại sứ men màu. Xem thêm ở ĐÂY.
(3) Đồng điếu, hay có tài liệu gọi là đồng đỏ, đồng vàng, đồng thanh, là một diện rộng các loại hợp kim của đồng, thường với thiếc là chính, đôi khi với một vài nguyên tố khác như phốt pho, mangan, nhôm, silic… Có một số từ điển dùng tên “đồng thanh” để chỉ hợp kim này. “Đồng thanh” xuất phát từ “thanh đồng” (青铜), tên gọi của đồng điếu trong tiếng Trung với nghĩa “đồng màu xanh”, vì người Trung Quốc nhận thấy loại đồng này nếu để lâu ngày thì có màu xanh (bị gỉ đồng).
“Xin chào, tôi là Nhâm Ngọ Sơ.”
“À, xin chào, tôi là Lý Cẩn Ngôn.” Sau hai câu chào hỏi khô khan cứng nhắc, cuối cùng Lý Cẩn Ngôn cũng hoàn hồn: “Ngại quá, Nhâm tiên sinh đã bận trăm công nghìn việc mà còn bị tôi mời tới đây.”
“Không sao cả.” Nhâm Ngọ Sơ đi tới trước ghế sô pha, ngồi xuống, lại nói: “Tôi từng là đồng nghiệp của cha cậu cho nên rất hiểu tính ông ấy, cậu rất giống cha mình.”
Tác phong của Nhâm Ngọ Sơ mang theo một chút ung dung tự tại không giống người thường, hay nói một cách khác chính là “lập dị”. Nhưng mà, cách nói chuyện này ngược lại lại rất hợp với Lý Cẩn Ngôn. Chỉ tiếc là khi ông ta vừa mở miệng, những ấn tượng ôn hòa nhã nhặn lúc trước đều lập tức biến thành mây bay.
“Nguyên nhân Ngôn thiếu gia tìm đến tôi, tôi đã biết được thông qua Bộ trưởng Bạch. Nhưng chẳng hay người trong Liên đoàn Doanh nghiệp muốn gặp tôi là vì lý do gì?”
“Nhâm tiên sinh cứ gọi tôi là Cẩn Ngôn đi, ngài là đồng nghiệp của cha tôi, hiển nhiên cũng là bề trên của tôi.” Lý Cẩn Ngôn tự tay rót cho Nhâm Ngọ Sơ một chén trà: “Cụ thể thì tôi không rõ lắm, nếu Cục trưởng Bạch đã nói với Nhâm tiên sinh về chuyện của Liên đoàn Doanh nghiệp, vậy hẳn đã kể việc tôi bị “không trâu bắt chó đi cày”, được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn rồi nhỉ?”
“Cái này ông ta lại chưa nói.” Nhâm Ngọ Sơ nhướng một bên lông mày đầy hứng thú: “Thế chẳng phải tôi phải gọi Ngôn thiếu gia một tiếng Chủ tịch hay sao? Nếu đã vậy, tôi liền tiện miệng hỏi thăm đôi điều, sau khi Ngân hàng Nhà nước được thành lập, Chủ tịch Liên đoàn Doanh nghiệp định gởi vào đó bao nhiêu tiền để kêu gọi tinh thần ái quốc của thương giới sáu tỉnh Bắc Kỳ?”
Được lắm!
Lý Cẩn Ngôn không nhịn được mà cười khổ. Nghe danh không bằng gặp mặt, vừa nói chuyện mấy câu đã bắt đầu kêu gọi gửi tiền, vị này đúng là chẳng hề khách sáo. Mà kiểu gì thì nhiệm vụ lôi kéo người tới ngân hàng gửi tiền cũng không đến phiên một tổng giám đốc như ông ta đi? Quả nhiên là rất yêu nghề.
Song, Lý Cẩn Ngôn cũng không phải người không biết điều, nếu người một nhà xây dựng Ngân hàng Nhà nước, chắc chắn là phải ủng hộ rồi.
“Nhâm tiên sinh cứ yên tâm, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước mở cửa, Lý Cẩn Ngôn tôi cam đoan sẽ là người đầu tiên tới gửi tiền, biên lai không ít hơn mười vạn đồng bạc, ngài thấy sao?”
“Nhà xưởng dưới tay Ngôn thiếu gia đều là một ngày kiếm cả rổ vàng, mười vạn có phải hơi ít rồi không?” Nhâm Ngọ Sơ cười cười, nâng chén trà lên: “Dù sao thì Ngân hàng Nhà nước cũng do Lâu Thiếu soái chủ trì xây dựng, Ngôn thiếu gia nên mạnh tay một chút, phải không nào?”
Gian thương!
“Hai mươi vạn.” Lý Cẩn Ngôn nghiến răng, chẳng trách vị này có thể làm bạn với Bộ trưởng Triển. Lúc trước Lý nhị lão gia cũng chỉ làm phó cho ông ta, chờ khi ông ta từ chức mới lên thế chỗ. Đích thực là cáo già trong các loại cáo già!
“Ngôn thiếu gia thật hào phóng.”
Lý Cẩn Ngôn càng nghiến răng nghiến lợi mạnh hơn. Hắn cảm thấy đã có thể bắt đầu niệm A di đà Phật thay cho đám người của ông chủ Ngô rồi. Giao thiệp với người này, nếu không nhạy bén linh hoạt một chút thì cứ chờ bị lột da rút gân đi.
“Nhâm tiên sinh, chúng ta nên nói về chuyện của ông chủ Ngô đi thôi?”
“Đương nhiên. Nếu là Ngôn thiếu gia giới thiệu, đương nhiên tôi sẽ gặp. Huống hồ Nhâm Ngọ Sơ tôi đã mong được nhìn thấy ngôi sao sáng của thương giới như ông chủ Ngô từ lâu rồi, lần này cũng coi như hoàn thành tâm nguyện.”
Chẳng biết tại sao Lý Cẩn Ngôn cứ cảm thấy có mấy cái đuôi cáo đang phe phẩy ở sau lưng của Nhâm Ngọ Sơ, hẳn là ảo giác đúng không? Mặc kệ cảm giác này là thật hay giả, hiện giờ Lý Cẩn Ngôn chỉ có thể xác định một điều, chính là đám người ông chủ Ngô gặp bi kịch rồi.
Bàn chuyện với Nhâm Ngọ Sơ xong, xác định thời gian gặp mặt, Lý Cẩn Ngôn liền tiễn chân lão cáo già này, tiếp tục kế hoạch làm việc của mình.
Từ khi Kẻ Xấu Xí ra đời, Lý Cẩn Ngôn không chịu nổi việc Đỗ Duy Nghiêm cứ ba ngày lại tìm tới cửa đến hai lần. Do đó, hắn dứt khoát đặt thêm mười cái máy kéo của Mỹ nữa. Hắn nói với John rằng, năm nay hắn định mua thêm đất để phát triển nông trường. Diện tích canh tác càng nhiều, đương nhiên thiết bị cơ giới càng cần thiết. Trừ máy kéo ra, Lý Cẩn Ngôn còn đặt thêm hai mươi cái xe tải.
John là thương nhân, chỉ cần có tiền, bất kể máy kéo hay là xe tải hắn đều sẽ cung cấp. Chẳng qua hắn thật không ngờ miệng của Lý Cẩn Ngôn lại rộng đến như vậy.
Đối với bất cứ một nhà máy cơ khí Mỹ nào, hai mươi chiếc xe tải với tải trọng hai tấn cũng là một đơn hàng vô cùng cám dỗ. Dựa theo thời gian giao hàng mà Lý Cẩn Ngôn yêu cầu, chỉ có ba đơn vị có năng lực tiếp nhận đơn hàng này, mà trong số đó, có khả năng cạnh tranh nhất chính là một công ty ô tô phổ thông.
Trên thực tế, Lý Cẩn Ngôn rất hy vọng có được một nhà máy chế tạo ô tô của riêng mình. Năng lực hành động của người Hoa Hạ không thua kém bất cứ ai, trong lịch sử, chiếc xe tải đầu tiên của Đông Bắc chính là sản phẩm của một nhà xưởng sản xuất súng cối (4). Nếu có thể lấy được kỹ thuật sản xuất động cơ đốt trong từ tay người Đức, Lý Cẩn Ngôn tin, việc xây dựng một nhà xưởng ô tô của người Hoa Hạ sẽ không còn là lời nói mơ.
(4) Súng cối, hay pháo cối, là một loại trong bốn loại hoả pháo cơ bản của pháo binh (pháo nòng dài, lựu pháo, pháo phản lực và súng cối).Đặc điểm của súng cối là pháo nòng nhẵn không có khương tuyến, quỹ đạo bắn là một hình cầu vồng có góc bắn (góc giữa mặt phẳng ngang và trục nòng pháo) rất lớn (trên 45 độ), quỹ đạo hình cầu vồng dựng đứng hay người ta thường nói là bắn theo kiểu đạn treo. Hình minh họa.
Nhưng ở giai đoạn hiện nay, tự sản xuất phải tính từ từ, máy kéo và ô tô vẫn cứ phải mua của nước ngoài.
John cầm đơn hàng mười chiếc máy kéo và hai mươi chiếc xe tải ra về trong sung sướng. Lý Cẩn Ngôn tiếp tục chống cằm, lập kế hoạch xem tiếp đó nên tiêu tiền ra sao. Mục tiêu của hắn ở thời điểm này chính là phải tiêu thật nhiều tiền, cố gắng mua tất cả những vật tư cùng trang thiết bị cần thiết về trước khi chiến tranh bùng nổ. Đợi đến khi châu Âu có biến, nhà xưởng của các quốc gia đều sẽ chuyển hướng phục vụ cho quân đội nước nhà. Lúc ấy, trừ khi các bên phân rõ thắng bại, nếu không hắn đừng nghĩ đến chuyện tiếp tục tậu máy mua xe.
Nhớ tới Thế chiến thứ nhất, Lý Cẩn Ngôn liền nghĩ đến chiến hào, lưới sắt, súng máy cùng bom.
Có lẽ hắn có thể làm được mũ bảo hiểm. Dù sao thì cũng không cần trải qua giai đoạn đo lường kiểm tra giống ở tương lai, chỉ cần bảo vệ phần đầu khỏi mảnh đạn là được, không phải sao?
Chẳng phải mũ sắt được lấy cảm hứng từ việc một anh lính Pháp đội nồi sắt lên đầu đó sao? Bàn bạc với Đỗ Duy Nghiêm một chút, sau lại nhập một ít máy móc từ Anh và Đức, hẳn là có thể thành lập một nhà xưởng chuyên sản xuất mũ sắt ở trong nhà máy Công nghiệp Quân sự. Như thế, công nhân nhà máy cũng có thể kiếm thêm chút tiền.
Về vấn đề chọn kiểu dáng mũ sắt của Đức, Pháp hay Anh, Lý Cẩn Ngôn sờ sờ cằm, cuối cùng quyết định chọn mẫu mũ của người Anh (5). Tuy không đẹp bằng mũ sắt Đức (6), nhưng lại tiết kiệm vật liệu, theo đó, chi phí cũng bớt đi.
(5) Mũ sắt của binh lính Quân đội Anh trong chiến tranh thế giới thứ hai lại có hình dáng khá đặc biệt, chúng được làm khá bẹt và có vành che rộng, những chiếc mũ này không những giúp người lính có thể che được mảnh đạn mà còn có thể giúp người lính che mưa che nắng rất tốt. Hình minh họa.
(6) Mũ sắt của Đức được thiết kế khá đẹp và bảo vệ được cả đôi tai cho người lính, hai vành tai mũ được làm thấp xuống vừa có tác dụng che tai, vừa giúp che được một phần gáy của người lính. Những chiếc mũ sắt của Đức có trọng lượng lên tới gần 2 kg, người lính có thể thoải mái quăng quật, ngồi lên mà hoàn toàn không sợ mũ bị bẹp hay móp méo. Hình minh họa.
Thịt hộp, mũ sắt, Sulfonamide, hơn nữa còn có Penicillin đang trong quá trình nghiên cứu. Tất cả những thứ này còn không đủ để móc sạch túi đám người châu Âu trong chiến tranh sao?
Nhưng mà Quân đội Hoa Hạ chỉ có xe tăng thôi thì chưa đủ, còn cần phải có một cái máy bay. Ở Thế chiến thứ nhất, phần lớn máy bay được chế tạo bằng gỗ và sợi kim loại, bên ngoài bọc vải bạt quét sơn chống thấm. Lúc những chiếc máy bay này bay ở tầm thấp để tiến hành nhiệm vụ trinh sát, chỉ cần dùng súng trường là có thế bắn rơi. Chủng loại máy bay cũng không nhiều: động cơ lắp ở phía trước gọi là loại kéo, mà lắp ở phía sau thì là loại đẩy. Căn bản không có máy bay ném bom hay các dạng máy bay chiến đấu khác. Muốn lắp một khẩu súng máy ở trên máy bay, trước tiên phải phủ một tầng sắt lá ở trên cánh quạt. Nếu không, chưa bắn tới quân địch thì súng máy đã tự bắn nát cánh quạt của máy bay mình rồi (7). Mãi đến khi người Đức có được gợi ý từ máy bay của Roland Garold – phi công xuất sắc nhất nước Pháp, phát triển thiết bị đo lường và gián đoạn (8), tình trạng này mới được cải biến.
(7) Súng máy lắp trên cánh máy bay hoặc trước mặt phi công. Còn vì sao nó lại bắn nát cánh quạt của máy bay, nhìn vào hình ảnh của máy bay thời ấy sẽ hiểu ạ. Hình minh họa.
(8) Cái này thì chịu:v:v chắc là đo lường tính toán thời điểm bắn đạn sao cho đường đạn không bắn trúng lúc cánh quạt quay tới đi.
Trước Thế chiến, các quốc gia không nhiều có nhiều máy bay. Pháp là nước có nhiều máy bay nhất, thế nhưng số lượng cũng không vượt quá một trăm năm mươi cái. Mà trong Thế chiến thứ nhất, ba nước Đức – Anh – Pháp đều sản xuất được hơn năm vạn chiếc máy bay.
Về năng lực sản xuất, ba quốc gia kể trên đều có biểu hiện vô cùng mạnh mẽ, song những phương diện khác lại trực tiếp bộc lộ sự đơn sơ của máy bay ở thời kỳ này! Trong con mắt người đời sau, những cái máy bay đó thật chẳng khác nào đồ chơi cả. Lái loại máy bay như vậy, đích thực là mang mạng sống ra đùa.
Tuy nhiên, chính loại máy bay ấy đã tạo nên một nhân vật anh hùng vĩnh cửu của phương Tây, Nam Tước Đỏ (9).
(9) Manfred Albrecht Freiherr von Richthofen (2 tháng 5 năm 1892 – 21 tháng 4 năm 1918) là phi công át chủ bài của Không quân Đế quốc Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, biệt danh “Nam tước Đỏ” (Der Rote Baron), nổi tiếng với chiến tích bắn hạ 80 máy bay địch.
Trong con mắt của Lý Cẩn Ngôn, đây là một cơ hội vô cùng tốt. Máy bay chế tạo đơn giản cũng hay, như vậy mới có thể bồi dưỡng kỹ sư và kỹ thuật viên trong thời gian ngắn nhất. Chỉ cần có thể đi trước các quốc gia khác một bước nhỏ thì Quân đội Hoa Hạ đã chiếm được rất nhiều ưu thế rồi. Nhất là sau khi Thế chiến thứ nhất bắt đầu, nếu Nhật Bản còn dám tới cướp Thanh Đảo, Hoa Hạ có thể trực tiếp lái máy bay ném bom xuống tàu chiến của đám Nhật lùn. Dù không thể đánh chìm chiến hạm nhưng vẫn có khả năng nổ chết người, đúng không? Trường hợp nhà máy Công nghiệp Quân sự có thể chế ra bom napan (10) gì gì đó, vậy thì quân Nhật sẽ càng “sướng” đi… Nhưng điều kiện tiên quyết của tất cả những điều này, vẫn là phải có động cơ của người Đức!
(10) Napan là tên gọi của các loại chất lỏng dễ bắt cháy được sử dụng trong chiến tranh, thường là xăng được làm đông đặc. Thực ra, napan là chất làm đặc trong các loại chất lỏng này, loại chất mà khi trộn với xăng sẽ thu được một dạng keo cháy.
Lý Cẩn Ngôn hít sâu một hơi. Bộ trưởng Triển, nhất định ngài phải ra sức giúp đỡ đấy!
Khi Lý tam thiếu gia đang nghĩ cách để tiêu tiền, Sư đoàn 3 trực thuộc Quân đội sáu tỉnh Bắc Kỳ và Lữ đoàn Độc Lập đã đến Liên Sơn Quan. Bàng Thiên Dật – Sư đoàn trưởng Sư đoàn 61 đang đóng tại Liên Sơn Quan tự mình đi ra nghênh đón. Sau một khoảng thời gian nghỉ ngơi và hồi phục ngắn ngủi, rốt cuộc ba đội quân này cũng nhe hàm răng sắc bén, nã pháo nhắm thẳng tới Phượng Thành!
Ngày mùng 10 tháng 2 năm 1913 Dương lịch, tức năm Dân Quốc thứ năm, cũng là ngày mùng năm Tết, đại bác của Quân đội sáu tỉnh Bắc Kỳ bắt đầu nã pháo liên tục ở vùng ngoại ô cách Phượng Thành khoảng hai kilomet. Tuy đã sớm có phòng bị, nhưng việc bị tập kích bằng đạn pháo bất thình lình vẫn khiến một Tiểu đội Nhật đóng quân gần đó bị nổ đến choáng váng mặt mày. Khi còn chưa kịp thể hiện sự anh dũng của quân nhân đế quốc Nhật Bản, bọn chúng đã được đi gặp Thần Amaterasu (11) của mình giữa ánh lửa bập bùng và khói đen cuồn cuộn rồi.
(11) Amaterasu (Thiên Chiếu Đại Thần/Thiên Chiếu Đại Ngự Thần hay Đại Nhật Linh Quý Thần) là một vị thần trong thần thoại Nhật Bản, và một là vị thần quan trọng trong Thần đạo. Amaterasu không chỉ được coi là vị thần của mặt trời, mà còn là vị thần của vũ trụ. Tên gọi Amaterasu có nguồn gốc từ cụm từ amateru, mang ý nghĩa “toả sáng trên thiên đường”.
Nhận được tin tức từ Phượng Thành phát tới, Lãnh sự Nhật Bản Yada liền tới phủ Quân – Chính sáu tỉnh Bắc Kỳ để kháng nghị. Hắn cho rằng Quân đội sáu tỉnh Bắc Kỳ có ý định khơi mào chiến tranh.
Cuối cùng, đáp án mà hắn có được chính là: Quân đội sáu tỉnh Bắc Kỳ đang diễn tập.
Yada nổi nóng. Đạn pháo đang rơi xuống đầu binh lính Nhật Bản đó!
“Phượng Thành là đất của người Hoa, Quân đội sáu tỉnh Bắc Kỳ diễn tập trên sân nhà mình, vì sao đạn pháo lại rơi xuống đầu binh lính quý quốc được,” Triển Trường Thanh cố ý dừng một chút, vờ lộ ra vẻ mặt tiếc nuối: “Chỉ có thể trách bọn họ không may, hoặc là người nã pháo là một lính mới, vẫn còn ngượng tay.”
Yada tức giận đến đỏ mặt tía tai, cuối cùng cũng chỉ có thể bỏ lại một câu “Chắc chắn đế quốc Nhật Bản sẽ không bỏ qua chuyện này!” sao đó hùng hổ rời đi.
Danh sách chương